Giáo án Hóa học 8 kỳ II

Tiết 54 LUYỆN TẬP

1.Mục tiêu bài học

a) Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về thành phần hoá học của nước và tính chất hoá học của nước

b) Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng nhận biết kiến thức

- Kĩ năng làm bài tập hoá học

- Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận.

c) Thái độ: Giáo dục HS yêu thích bộ môn

2. Chuẩn bị của Gv & HS

a) Chuẩn bị của Gv:

 - Bảng phụ ghi các dạng bài tập

 - Phiếu học tập

b) Chuẩn bị của HS: Ôn tập bài nước các bài tập tính theo PTHH , CTHH

3. Phương pháp dạy học

 - Thảo luận giảng giải

 - Vấn đáp – tìm tòi

4. Tiến trình bài giảng

a) ổn định tổ chức:1p

b) Kiểm tra bài cũ: Không lồng ghép vào tiết luyện tập

 

doc91 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 524 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 8 kỳ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a = mCu + mCuO dư = 6,4 + 4 = 10,4g. d) Củng cố - luyện tập:2p GV yêu cầu hs Nhắc lại những nội dung chính của bài e ) Hướng dẫn học bài ở nhà : 1p - Bài tập về nhà 1,2, 3, 4, 5, 6 - Chuẩn bị bài thực hành 5. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 51 Bài 35 BÀI THỰC HÀNH SỐ 5 - Ngày soạn: 23 /2/2018 - Ngày dạy: 27/2/2018 - Sỹ số HS: 25 - HS vắng 1. Mục đích yêu cầu a) Kiến thức: *Kiến thức chung: - Thí nghiệm điều chế hidro từ dung dịch HCl và Zn ( hoặc Fe, Mg, Al ...) Đốt cháy khí hidro trong không khí .thu khí hidro bằng cách đẩy không khí . - Thí nghiệm chứng minh hidro khử được CuO. * Kiến thức trọng tâm: Biết tiến hành thí nghiệm điều chế hidro , thử tính chất khử của hidro trong phòng thí nghiệm. b) Kỹ năng: - Lắp dụng cụ điều chế khí hidro , thu khí hidro bằng phương pháp đẩy không khí . - Thực hiện thí nghiệm cho hidro khử CuO. - Quan sát thí nghiệm nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng. - Viết phương trình hoá học điều chế hidro và phương trình hoá học của phản ứng giữa CuO và Hidro. - Biết cách tiến hành thí nghiệm an toàn , có hiệu quả. Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... c) Tư tưởng : GD HS tính cẩn thận say mê học tập 2. Chuẩn bị của GV & HS a) Chuẩn bị của Gv: Chuẩn bị đủ 5 bộ thí nghiệm bao gồm: Đèn cồn, ống nghiệm có nhánh, có ônga dẫn. Giá sắt, kẹp gỗ, ống thủy tinh hình V. ống nghiệm: 2 chiếc Hóa chất: Zn, HCl, P, Cu b) Chuẩn bị của HS: Đọc và nghiên cứu trước bài học 3. Phương pháp dạy học Thực hành + Đàm thoại 4. Tiến trình giờ dạy a. ổn định tổ chức .1p b.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra c. Bài mới: Hoạt động 1: Công tác chuẩn bị: 3p Kiểm tra dụng cụ hóa chất của các nhóm Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm: 25ph ? Hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hidro trong PTN ? Hãy viết PTHH điều chế hidro từ Zn và HCl? Hs lên bảng viết PTHH GV: Hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ ? Làm cách nào để biết được H2 đã tinh khiết HS các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn Cho một ít Zn vào ống nghiệm, cho tiếp 1- 3 ml HCl vào ống nghiệm. ? Quan sát hiện tượng, nêu nhận xét? ? viết PTHH xảy ra? GV: Hướng dẫn lắp dụng cụ như hình vẽ ? Để thu khí hidro bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm phải để như thế nào? tại sao? ? Còn thu bằng cách đẩy nước thí ống nghiệm phải để như thế nào? HS các nhóm làm thí nghiệm ? Quan sát và nêu hiện tượng thí nghiệm ? Viết PTHH xảy ra? GV: Hướng dẫn HS các nhóm lắp dụng cụ như hình vẽ GV: Treo bảng phu ghi các bước tiến hành thí nghiệm: - Cho một ít CuO vào ống dẫn , lắp vào ống dẫn cho khí H2 đi qua. - Đun nóng CuO trên ngọn lửa đèn cồn ? Quan sát màu sắc của CuO biến đổi như thế nào? ? Nêu nhận xét của các hiênh tượng xảy ra? ? Viết PTHH? Thí nghiệm 1: Điều chế H2 từ Zn và HCl. Đốt cháy hidro trong không khí Thí nghiệm 2: Thu khí hidro bằng cách đẩy không khí và đẩy nước: Thí nghiệm 3: Hidro khử đồng II oxit d) Công việc cuối buổi thực hành: 15p 1. Thu dọn phòng thực hành , lau chùi rửa dụng cụ. 2. Làm tường trình thí nghiệm theo mẫu: STT Tên thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm PTHH 1 2 3 e) Hướng dẫn học bài ở nhà .1p - Hoàn thành bảng tường trình - Ôn lại kiến thức giờ sau kiểm tra 1 tiết. 5. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 52 Bài 36 NƯỚC Ngày soạn: 2 /3/2018. Ngày dạy: 05/3/2018. Sỹ số HS: 25. HS vắng: 1. Mục đích yêu cầu a)Kiến thức: * Kiến thức chung: Học sinh nắm được: - Thành phần định tính và định lượng của nứơc * Kiến thức trọng tâm: Thành phần khối lượng của các nguyên tố H , O trong nước b) Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm phân tích và tổng hợp nước , rút ra được nhận xét về thanh phần của nước. - Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... c) Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. - Biết được nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm 2. Chuẩn bị của GV & HS a) Chuẩn bị của GV: Bảng nhóm, phiếu học tập. Dụng cụ: Điện phân nước bằng dòng điện, tranh vẽ: Tổng hợp nước. Hóa chất: Nước cất. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và nghiên cứu trước bài học 3. Phương pháp dạy học Thảo luận + Trực quan + Đàm thoại 4. Tiến trình gi¶ng dạy: a) ổn định tổ chức : ( 1p) b) Kiểm tra bài cũ: Không Giới thiệu bài ( 1p): Theo sgk c) Bài mới: Hoạt động của Gv & HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: 15p GV: Lắp thiết bị điện phân, làm thí nghiệm điện phân nước. HS: Quan sát thí nghiệm và nhận xét. ? Nêu các hiện tượng thí nghiệm khi có dòng điện một chiều chạy qua? Hai điện cực xuất hiện nhiều bọt khí. ? Tại sao cực âm sinh ra H2 , cực dương sinh ra O2 ? Hãy so sánh thể tích sinh ra ở hai điện cực? ? Hãy viết PTHH? Hoạt động 2: 15p GV: Mô tả lại quá trình tổng hợp nước ? Khi đốt hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện có hiện tượng gì? ?Mực nước trong ống nghiệm dâng lên có đầy ống không vậy các khí H2 và O2 có phản ứng hết không? ? Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại có hiện tượng gì? vậy khí dư là khí nào? ? Tỷ số hóa hợp về khối lượng giữa H2 và O2? ? Thành phần % về khối lượng của oxi và hidro trong nước? GV: kết luận về sự tổng hợp nước. Giả sử: 1 mol O2 phản ứng hết . nH2 = 2mol mH2 = 2. 2 = 4g mO2 = 1. 32 = 32g mH2 4 1 = = mO2 32 8 %H = . 100% = 11,1% %O = .100% = 88,9% Hoạt động 3:6p GV: Đưa hệ thống câu hỏi lên bảng phụ ? nước là hợp chất được tạo bởi những nguyên tố nào? ? Tỷ lệ hóa hợp giữa H2 và O2 về thể tích là bao nhiêu? về khối lượng là bao nhiêu? ? Rút ra công thức hóa học của nước? I. Thành phần hóa học của nước 1. Thí nghiệm: a. Thí nghiệm: SGK b. Nhận xét: Khi có dòng điện một chiều chạy qua nước bị phân hủy thành H2 và O2 - Thể tích khí hidro bằng 2 lần thể tích oxi 2H2O t H2 + O2 2. Sự tổng hợp nước: - Khi đốt bằng tia lửa điện hidro và oxi hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích 2:1 2H2 + O2 tia lửa điện 2H2O 3. Kết luận: - Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là H2 và O2 - Tỷ lệ hóa hợp giữa hidro và oxi về thể tích là 2: 1. Về khối lượng là 1:8 - CTHH: H2O d) Củng cố - luyện tập: 7p 1. Tính thể tích khí hidro và oxi ở ĐKTC cần tác dụng với nhau để tạo ra 7,2g nước. 2. Đốt cháy hỗn hợp khí gồm 1,12l H2 và 1,68l O2 (ĐKTC). Tính khối lượng nước tạo thành khi phản ứng kết thúc. e) Hướng dẫn học bài ở nhà : 1p - Đọc bài đọc thêm - BTVN: 1, 2, 3, 4 - Đọc phần tiếp theo 5. Rút kinh nghiệm .................................................................................................................................. Tiết 53 Bài 36 NƯỚC ( tiếp) - Ngày soạn: 02 /3/2018 - Ngày dạy: 06/3/2018. Sỹ số HS: 25. HS vắng: 1. Mục đích yêu cầu a) Kiến thức: * Kiến thức chung: Học sinh nắm được: - Tính chất của nứớc : Nước hoà tan được nhiều chất , nước phản ứng được với nhiều chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na , Ca .. ) Oxit baro ( CaO, Na2O...) , Oxit axit ( P2O5...) - Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất sự ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước , Sử dụng tiét kiệm nước sạch . * Kiến thức trọng tâm: - Tính chất hoá học của nuớc. - Sử dụng tiết kiệm nước , bảo vệ nước không bị ô nhiễm. b) Kỹ năng: - Viét được phương trình hoá học của nước với một số kim loại( Na , Ca .. ) Oxit baro ( CaO, Na2O...) , Oxit axit ( P2O5...) - Biết sử dụng quỳ tím để nhận biết được một số dung dịch axit ba zo cụ thể. - Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... c) Tư tưởng: - Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. - Biết được nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm 2. Chuẩn bị của GV & HS a) Chuẩn bị của GV: Cốc thủy tinh loại 250 ml: 2 cái; phễu, ống nghiệm,lọ thủy tinh nút nhám đã thu sẵn khí O2, môi sắt Hóa chất: Quì tím, Na, H2O, CaO, P đỏ. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và nghiên cứu trước bài học 3. Phương pháp dạy học Thảo luận + Trực quan + Đàm thoại 4. Tiến trình giờ dạy a) ổn định tổ chức:1p b) Kiểm tra bài cũ: 7p 1. Nêu thành phần hóa học của nước. 2. Làm bài tập số 3,4 SGK * Mở bài: Giới thiệu bài: Theo sgk c) Bài mới: Hoạt động của Gv & HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: 6p GV: Yêu cầu HS quan sát cốc nước ? Hãy nêu tính chất vật lý của nước? Hoạt động 2: 20 GV: Làm thí nghiệm mẫu. - Nhúng quì tím vào cốc nước. - Cho một mẩu natri vào cốc nước. Nhúng quì vào dd sau phản ứng HS quan sát và nêu nhận xét các hiện tượng xảy ra. GV: giới thiệu sản phẩm tạo thành là NaOH. Viết PTHH xảy ra? GV: Ngoài Na nướpc còn có khả năng tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường như K, Ca, Ba HS đọc phần kết luận. GV: Làm thí nghiệm - Cho một cục vôi nhỏ vào cốc thủy tinh - Rót ít nước vào vôi sống ? Hãy quan sát hiện tượng GV: nhúng giấy quì vào dd ? Hãy nhận xét hiện tượng quan sát được ? Vậy chất nào tạo thành và có CTHH như thế nào?(Dựa vào hóa trị của OH và Ca) ? Hãy viết PTHH GV: Thông báo nước còn tác dụng vớiNa2O, BaO, K2O HS đọc kết luận trong SGK GV: Tổng kết lại. GV: Tiến hành làm thí nghiệm - Đốt P đỏ trong không khí đưa nhanh vào lọ đựng oxi. Rót một ít nước vào lọ lắc đều. - Nhúng giấy quì vào dd ? Giấy quì biến đổi như thế nào? GV: Hợp chất trên thuộc loại axit có CTHH là H3PO4 ? Hãy viết PTHH xảy ra GV: thông báo còn có nhiều oxit axit có khả năng tác dụng với nước như SO2, SO3tạo ra axit tương ứng HS đọc kết luận trong SGK Hoạt động 3: 5p HS: Thảo luận theo nhóm ? Nước có vai trò trong đời sống như thế nào? ? Chúng ta cần phải làm gì để chống nguồn nước bị ô nhiễm? Các nhóm báo cáo.Các nhóm khác bổ sung GV: Chốt kiến thức I . TÝnh chất của nước 1. Tính chất vật lý: - Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, d = 1g/cm3 (40C) - Nước có thể hòa tan được nhiều chất lỏng, rắn, khí. 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với kim loại: * Thí nghiệm sgk * hiện tượng:Na nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. Na tan dần có khí H2 bay ra 2Na + 2H2O -> 2NaOH )+ H2 - ở nhiệt độ thường nước có thể tác dụng được với một số kim loại : Na, Ca, Ba Tạo thành dd bazơ. b. Tác dụng với một số oxit bazơ: * Thí nghiệm : sgk * Hiện tượng :Có hơi nước bốc lên, CaO rắn chuyển thành chất nhão là vôi tôi- Canxihidroxit. Dung dịch làm quỳ tím hoá xanh. * PTHH. CaO + H2O -> Ca(OH)2 Kết luận: - Hợp chất tạo ra do oxit bazơ tác dụng với nước thuộc loại bazơ. - Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh. c. Tác dụng với một số oxit axit: P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4 - Hợp chất tạo ra do oxit axit tác dụng với nước thuộc loại axit. - Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ. II.Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm: Sgk d) Củng cố - luyện tập: 6p 1. Hoàn thành các PTHH khi cho nước lần lượt tác dụng với K, Na2O, SO3, CaO, SO2 2. Để có một dd chứa 16g NaOH cần phải lấy bao nhiêu gam Na2O cho tác dụng với nước. e) Hướng dẫn về nhà. 1p - BTVN: 1, 5 - Đọc trước bài 35 5. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 54 LUYỆN TẬP - Ngày soạn: 9 /3/2018 - Ngày dạy: 12/3/2018. Sỹ số HS: 25. HS vắng:............................ 1.Mục tiêu bài học a) Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về thành phần hoá học của nước và tính chất hoá học của nước b) Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết kiến thức - Kĩ năng làm bài tập hoá học - Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... c) Thái độ: Giáo dục HS yêu thích bộ môn 2. Chuẩn bị của Gv & HS a) Chuẩn bị của Gv: - Bảng phụ ghi các dạng bài tập - Phiếu học tập b) Chuẩn bị của HS: Ôn tập bài nước các bài tập tính theo PTHH , CTHH 3. Phương pháp dạy học - Thảo luận giảng giải - Vấn đáp – tìm tòi 4. Tiến trình bài giảng a) ổn định tổ chức:1p b) Kiểm tra bài cũ: Không lồng ghép vào tiết luyện tập c) Bài mới: Hoạt động của Gv & HS Nội dung kiến thức Gv yêu cầu HS. Nêu thành phần hóa học của nước? HS trình bày HS khác nhận xét bổ xung kiến thức. Gv chốt kiến thức. Gv yêu cầu HS Nêu tính chất vật lí của nước. HS trình bày HS khác nhận xét bổ xung kiến thức. Gv chốt kiến thức. Nước có những tính chất hoá học gì? Gv Yêu cầu HS lên viết PTHH minh hoạ HS viết PTHH. GV đưa bảng phụ các dạng bài tập Bài tập 1. Nước hoà tan được dãy chất nào cho dưới đây. A. CuSO4 , NaCl, Na2CO3 , BaSO4 B. NaNO3 , KCl , Al2O3 ,FeCl2 C. MgCl2 , NaNO3, K2SO4, AgCl D. NaNO3, CuSO4, BaCl2 , FeCl3 Bài tập 2 Cho các kim loại sau: Fe,Na,Ba,Cu,Mg,K, Ca, Ag,Pb,Al. Số kim loại tác dụng với nước( ở nhiệt độ thường ) là: 3, B.4 , C.5, D.6 GV hướng dẫn HS làm BT Bài tập 3 Hoàn thành các PTHH sau: a) CuO + .-> Cu + . b) Mg + HCl -> .+.. c) Ca(OH)2 + .-> CaCO3 +. d) .+ H2SO4 -> .+Al2(SO)4 Bài tập 4.Cho 5,4 g Al vào dung dịch H2SO4 loãng có chứa 39,2 gam H2SO4. Tính thể tích khí hiđro thu được ở ĐKTC. Gv hướng dẫn HS - Tính số mol của Al , H2SO4 - Viết PTHH GV - Dựa vào số mol và Theo PT ta thấy số mol của Al tác dụng hết còn số mol của H2SO4 dư. -> Ta tính số mol của H2 theo chất tác dụng hết. - Tính số mol của H2 - Tính VH2 I.Kiến thức cần nhớ(15P): 1. Thành phần của nước: - Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là H2 và O2 - Tỷ lệ hóa hợp giữa hidro và oxi về thể tích là 2: 1. Về khối lượng là 1:8 - CTHH: H2O 2. Tính chất của nước a) Tính chất vật lí. - Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 1000C, hóa rắn ở 00C, d = 1g/cm3 (40C) - Nước có thể hòa tan được nhiều chất lỏng, rắn, khí. b) Tính chất hoá học + Tác dụng với KL 2Na + 2H2O -> 2NaOH )+ H + Tác dụng với oxit baro CaO + H2O -> Ca(OH)2 + Tác dụng với oxit axit P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4 II. Bài tập(25p). Bài tập 1. ý D đúng Bài tập 2 ý B đúng Bài tập 3 Hoàn thành các PTHH : a) CuO + H2 -> Cu + H2O b) Mg + HCl -> MgCl2+H2 c) Ca(OH)2 + CO2-> CaCO3 +H2O d)2 Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3+ 3H2 Bài tập 4 nAl = 0,2 mol nH2SO4 = 0,3mol 2 Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3+ 3H2 Theo PT nH2 = 3/2nAl = 3/2 . 0,2= 0.3 mol -> VH2 = 0,3.22.4 = 6,72 (lit) d) Củng cố , luyện tập: 3p Gv nhác lại kiến thức bài luyện tập e) Hướng dẫn về nhà: 1p - Học bài làm bài tập theo Sgk - Bài tập trong vở bài tập - Đọc trước bài 35 . Axit – Baro – muối 5. Rút kinh nghiệm tiết giảng:.................................................................. Tiết 55 Bài 37 AXIT- BAZƠ - MUỐI - Ngày soạn: 9 /3/2018 - Ngày dạy: 13/3/2018 - Sỹ số HS: 25 - HS vắng: 1. Mục tiêu bài hoc a) Kiến thức: *Kiến thức chung Biết được : - Định nghĩa axit, bazơ theo thành phần phân tử . - Cách gọi tên axit, bazơ. - Phân loại axit, bazơ. * Kiến thức trọng tâm: - Định nghĩa axit, bazơ. - Cách gọi tên axit, bazơ. - Phân loại axit, bazơ. b) Kỹ năng: - Phân loại được axit, bazơ theo thành phần hoá học cụ thể - Viết được CTHH của một số axit, bazơ khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit. - Đọc được tên một số axit, bazơ theo thành phần hoá học cụ thể và ngược lại. - Phân biệt được một số dung dịch axit, bazơ cụ thể bằng giấy quì tím - Tính được khối lượng một số axit, ba zo muối tạo thành trong phản ứng. - Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... c) Thái độ tình cảm: Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. 2. Chuẩn bị của Gv & HS a) Chuẩn bị của GV: - Bảng nhóm, bảng phụ. - Các công thức hóa học ghi trên miếng bìa để tổ chức trò chơi. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và tìm hiểu trước bài học. 3. Phương pháp dạy học: Thảo luận + Trực quan + Đàm thoại 4. Tiến trình giờ dạy a) ổn định tổ chức: 1p b) Kiểm tra bài cũ: 7p 1. Nêu tính chất hóa học của nước .Viết các PTHH minh họa? 2. Nêu các khái niệm oxit, công thức chung , phân loại axit. Giới thiệu bài sgk- 126 c) Bài mới: Hoạt động của Gv & HS Nội dung kiến thức ? Lấy ví dụ một số axit thường gặp HCl, H2SO4, HNO3. ? Nhận xét điểm giống và khác nhau trong thành phần các axit trên? ? Hãy nêu định nghĩa axit? GV chốt kiến thức GV : Nếu KH gốc axit là A, hóa trị là n ? Hãy viết công thức chumg của axit HS lên viết GV chỉnh sửa GV: Đưa ra một số VD về axit có oxi và axit có oxi ? Có thể chia axit làm mấy loại GV: Hướng dẫn HS làm quen với các axit trong bảng phụ lục 2. GV: Hướng dẫn cách đọc bằng cách nêu qui luật ? Hãy đọc tên các axit: HCl, HBr, H2S Cách đọc: chuyển đuôi hidric thành đuôi ua ? Hãy đọc tên các axit HNO3, H2CO3, H3PO4 ? Hãy đọc tên H2CO3 GV: Giới thiệu các gốc axit tương ứng với các axit Cách đọc: Gốc axit chuyển đuôi ic thành đuôi at Đọc tên: = SO4 , - NO3, = PO4 ? Em hãy lấy ví dụ 3 bazơ mà em biết? ? Em hãy nhận xét thành phần phân tử của các bazơ trên? ? Tại sao trong thành phần của bazơ chỉ có một nguyên tử kim loại? ? Số nhóm OH được xác định như thế nào? ? Em hãy viết công thức chung của bazơ? GV: Đưa qui luật đọc tên. ? Hãy đọc tên các bazơ sau: NaOH, Fe(OH)2 , Fe(OH)3, Al(OH)3, Ca(OH)2 GV: Thuyết trình về phần phân loại bazơ GV: Hướng dẫn HS sử dụng phần bảng tính tan I . Axit(14p) 1. Khái niệm: VD: HCl, HNO3, H3PO4, H2SO4 Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử H liên kết gốc axit. Các nguyên tử H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại. 2. Công thức hóa học: HnA Trong đó :A là các gốc axit n là chỉ số của nguyên tố H ( n = 1. 2, 3...) 3. Phân loại: + axit có oxi: HNO3, H2SO4 + Axit không có oxi: H2S. HCl. 4.Tên gọi: - Axit không có oxi: Tên axit: Axit + tên phi kim + hidric - Axit có oxi: + Axit có nhiều nguyên tử oxi: Tên axit: axit + tên phi kim + ic + Axit có ít nguyên tử oxi: Tên axit: axit + tên phi kim + ơ II. Bazơ(14p) 1. Khái niệm: VD: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3 - Phân tử bazơ gồm 1 ngytên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiêu nhóm OH 2. Công thức hóa học: M(OH)n Trong đó : M là các nguyên tố KL n là chỉ số ( n= 1,2,3...) 3. Tên gọi: Tên bazơ: tên kim loại + hidôxxit ( Nếu kim loại nhiều hóa trị đọc kèm hóa trị) 4. Phân loại: - Bazơ tan: ( Kiềm) NaOH, KOH, Ca(OH)2 - Bazơ không tan: Fe(OH)2, Mg(OH)2 d) Củng cố - luyện tập: 8p Hoàn thành bảng sau: Nhóm 1,2: Nguyên tố CT của oxit Tên gọi CT của bazơ Tên gọi Na Ca Fe (II) Fe (III) Al Nhóm 3, 4: Nguyên tố CT của oxit Tên gọi CT của axit Tên gọi S (VI) P (V) C (IV) S ( IV) N ( V) Các nhóm lên hoàn thành vào bảng e) Hưỡng dẫn học bài ở nhà.1p - BTVN: 1, 2, 3, 4, 5. - Đọc và chuẩn bị trước phần tiếp theo. 5. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Xác nhận của tổ chuyên môn: ........................................................................................ ........................................................................................ Tiết 56 Bài 37 AXIT- BAZƠ - MUỐI ( tiếp) - Ngày soạn: 18 /3/2017 - Ngày dạy: 22/3/2017 - Sỹ số HS: 17 - HS vắng: 1. Mục tiêu bài hoc a) Kiến thức: *Kiến thức chung: Biết được : - Định nghĩa muối theo thành phần phân tử . - Cách gọi tên muối. - Phân loại muối . * Kiến thức trọng tâm: - Định nghĩa muối - Cách gọi tên muối - Phân loại muối b) Kỹ năng: - Phân loại được muối theo thành phần hoá học cụ thể - Viết được CTHH của một số muối khi biết hoá trị của kim loại và gốc axit. - Đọc được tên một số muối theo thành phần hoá học cụ thể và ngược lại. - Tính được khối lượng một số axit, ba zo muối tạo thành trong phản ứng. c) Thái độ tình cảm Giáo dục lòng yêu môn hóa, tính cẩn thận. d) Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... 2. Chuẩn bị của Gv & HS a) Chuẩn bị của GV: - Bảng nhóm, bảng phụ. Các công thức hóa học ghi trên miếng bìa để tổ chức trò chơi. b) Chuẩn bị của HS: Đọc và tìm hiểu trước bài học. 3. Phương pháp dạy học: Thảo luận + Trực quan + Đàm thoại 4. Tiến trình bài giảng a) ổn định tổ chức: b) Kiểm tra bài cũ: (8’) 1. Em hãy viết công thức chung của oxit, axit, bazơ 2. Chữa bài tập 2 * MB: ( 1’ ) Giới thiệu bài : SGK c) Bài mới: Hoạt động của Gv & HS Nội dung kiến thức GV yêu cầu HS ? Hãy viết một số công thức muối mà em biết? ? Hãy nêu nhận xét về thành phần của muối GV: So sánh với thành phần của axit, bazơ để thấy được sự khác nhau của 3 hợp chất. ? Hãy nêu định nghĩa của muối ? Hãy giải thích công thức chung của muối? GV: Giải thích qui luật gọi tên ? Hãy đọc tên các muối sau: NaCl, BaSO4, AgNO3, Al2(SO4)3, FeCl2, FeCl3 GV: Hướng dẫn đọc tên muối axit ? Hãy đọc tên các muối sau: KHSO4, Na2HSO4, NaH2PO4, Mg(HCO3)2 GV: Thuyết trình về sự phân loại axit HS đọc phần thông tin trong SGK III. Muối (24p) 1. Khái niệm: VD: Al2(SO4)3, NaCl, CaCO3.... Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. 2. Công thức hóa học: AxBy Trong đó A là các nguyên tố Kl B là các gốc axit x,y là chỉ số của A,B 3. Tên gọi: Tên muối : Tên kim loại( Kèm hóa trị đối với kim loại nhiều hóa trị) + tên gốc axit 4. Phân loại: a. Muối trung hòa: là muối trong gốc axit không có nguyên tử hidro thay thế bằng nguyên tử kim loại. b. Muối axit: là muối trong gốa axit còn nguyên tử hidro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. * Kết luận chung : SGK d) Củng cố - luyện tập: 11’ 1. Lập công thức hóa học của muối sau: - Natri cacbonat - Magie nitơrat - Sắt II clorua - Nhôm sunfat - Bari photphat - Canxi cacbonat 2. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các chất sau chỉ dùng quỳ tím: HCl, NaOH, KCl. e) Hướng dẫn về nhà. 1’ - Học bài theo câu hỏi SGK - Đọc trước bài học tiếp theo. 5 . Rút kinh nghiệm tiết giảng:............................................................................. Tiết 57- Bài 38 BÀI LUYỆN TẬP 7 - Ngày soạn: 18 /3/2017 - Ngày dạy: 25/3/2017 - Sỹ số HS: 20 - HS vắng 1.Mục tiêu bài học a) Kiến thức - Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về thành phần hoá học của nước và tính chất hoá học của nó. - Hiểu định nghĩa, cách phân loại và gọi tên của axit, bazơ, muối, oxit. b) Kĩ năng - Vận dụng kiến thức để làm bài tập tổng hợp. - Rèn phương pháp học tập môn hoá và ngôn ngữ hoá học. c) Thái độ: Cẩn thận trong tính toán. d) Năng lực cần hình thành: Hình thành tư duy phân tích, tổng hợp, suy luận... 2. Chuẩn bị của Gv và Hs a) Chuẩn bị của GV: Giáo án , hệ thống câu hỏi và bài tập. b) Chuẩn bị của HS: Học bài ôn tập kiến thức đã học về:thành phần và tính chất của nước .Định nghĩa , công thức , phân loại , cách gọi tên axit , bazơ , muối. 3 .Phương pháp dạy học: Thực hành – tính toán , giải quyết vấn đề , nhóm. 4.Tiến trình dạy học a) Ổn định tổ chức b) Kiểm tra bài cũ (lồng vào bài mới ) * Vào bài(2’): Để củng cố lại kiến thức đã học về : Thành phần và tính chất của nước .Định nghĩa , công thức , phân loại , cách gọi tên axit , bazơ , muối=> Chúng ta cùng nhau đi học bài luyện tập. c) Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính *Hoạt động 1:Tìm hểu kiến thức cần nhớ. GV: Phát phiếu học tập và phân nhóm=> Cho học sinh thảo luận nhóm theo nội dung sau: + N1: Thành phần và tính chất hoá học của nước. + N2: Công thức hoá học, định nghĩa, tên gọi của axit và bazơ. + N3: Công thức hoá học, định nghĩa, tên gọi của oxit và muối. + N4: Cách giải bài tập tính theo PTHH HS:Thảo luận nhóm theo nội dung giáo viên phân công.(sgk - 118) GV:Cho các nhóm báo cáo kết quả HS:Đại diện báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ(10P) 1.Thành phần và tính chất của nước (H2O) - Thành phần hoá học của nước là: Gồm hai nguyên tố là : H và O. - Tính chất: + Tác dụng với kim loại -> bazơ và giải phóng H2. 2K + 2H2O ® 2KOH + H2­ + Tác dụng với oxit bazơ -> dung dịch Bazơ. K2O + H2O ® 2KOH + Tác dụng với oxit axit -> dung dịch Axit SO3 + H2O ® H2SO4 2. Các bước làm bài toán tính theo PTHH. - Bước 1: Chuyển đổi số liệu. - Bước 2: Viết PTHH. - Bước 3: Rút tỉ lệ theo PTHH. - Bước 4: Tính kết quả theo yêu cầu. 3. Định nghĩa ,công thức và phân loại của oxit , axit , bazơ và muối. Đặc đểm Oxit Axit Bazơ Muối Định nghĩa Gồm PK và KL kết hợp với Oxi. Gồm H và gốc axit . Gồm KL và nhóm OH. Gồm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an KHTN 7 20182019_12406858.doc
Tài liệu liên quan