Giáo án Hóa học 8 - Tiết 1 đến 6

Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1:

TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT

TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- HS nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.

- Theo dõi sự nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về tính chất này giữa các chất.

- Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp 2 chất.

b. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng thực hành thí nghiệm: Biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm, các thao tác làm thí nghiệm đơn giản.

c. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, an tòan khi làm TN và ý thức say mê môn học.

2. CHUẨN BỊ :

- GVCB: + Tranh phóng to

 + Hóa chất: bột lưu hùynh, parafin

 + Dụng cụ: giá gỗ, 3cái ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, phểu, giấy lọc, đũa thủy tinh, đèn cồn, 2 cái kẹp gỗ, 2 cái nhiệt kế

- HSCB: 2 chậu nước, hỗn hợp muối ăn và cát

3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

g) Ổn định lớp:1’

h) Kiểm tra bài cũ:7’

- HS1: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hộp? Lấy ví dụ.

- GV: Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác. VD: Sắt, nhôm, đồng

 Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.VD: nước muối, nuớc chanh

- HS2: Nêu nguyên tắc tách chất ra khỏi hỗn hợp?

- GV: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp

 

doc20 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 1 đến 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
→ gọi HS trả lời: 1) Hóa học là gì? 2) Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? 3) Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học? TL: 1) Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. 2) Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. 3) Học tốt môn Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học. e) Dặn dò : 2’ Học bài. Xem trước bài 2: “ CHẤT” f) Rút kinh nghiệm Ngày soạn: ................ Ngày dạy : ................ Tuần: 01 - Tiết: 02 Bài 2 : CHẤT (t1) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp HS phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. - Biết được ở đâu có vật thể thì ở đó có chất và vật thể được cấu tạo từ các chất. - Biết được tính chất của chất và việc hiểu tính chất của chất sẽ rất có lợi với chúng ta b. Kỹ năng: - Rèn cho HS kỹ năng: quan sát, tìm tòi, sử dụng dụng cụ đo, làm thí nghiệm đơn giản,... để nhận biết được tính chất của chất. c. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức học tập và yêu thích, hứng thú đối với bộ môn Hóa học. 2. CHẨN BỊ : - GV: + Hóa chất: rượu etylic, nước cất, bột sắt, muối ăn + Dụng cụ: cốc thủy tinh, nhiệt kế, đũa thủy tinh, chén sứ - HS: đọc trước bài ở nhà 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: 1’ Kiểm tra bài cũ:3’ - HS1: Hóa học là gì? Hóa học có vai trò như thế nào trong cuộc sống chúng ta? GV: Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi các chất và ứng dụng của chúng. Hóa học có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta. - HS2: Để học tốt môn Hóa học các em cần phải làm gì? GV: nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học. Baøi môùi: Bài mở đầu đã cho biết: Môn Hóa học nghiên cứu về chất, cùng sự biến đổi của chất. Vậy chất là gì, chất có ở đâu và có những tính chất nào? Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về chất. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Chất có ở đâu? 10’ - Đặt vấn đề: Các em hãy quan sát quanh ta, tất cả những gì thấy được, kể cả bản thân cơ thể của chúng ta đó đều là những vật thể. - Đặt câu hỏi: + Vậy em hãy kể tên một số vật thể ở xung quanh chúng ta? + Các vật thể xung quanh ta được chia làm 2 loại chính. Em hãy nghiên cứu sgk và cho biết đó là 2 loại vật thể nào? + Vậy em hãy phân loại những ví dụ ở trên thành 2 loại chính đó? - GV nhận xét, bổ sung - Treo bảng phụ bài tập. Hướng dẫn HS làm mẫu 1 ví dụ. - Yâu cầu HS thảo luận hoàn thành bài tập. - Gọi đại diện 2 nhóm lên điền, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, hòan thành kiến thức trong bảng. - Lắng nghe và kết hợp nghiên cứu thông tin sách giáo khoa - Trả lời: → Cơ thể người, động vật, cây cối, bàn, ghế, bảng, phấn, tập, sách, viết, thước, compa, nhà ở, trường học, tủ, giường, sông, suối, thác, biển, hồ, ao, đất, đá, cát. → Có 2 loại vật thể chính: + Vật thể tự nhiên + Vật thể nhân tạo Vật thể → I. Chất có ở đâu? Chất có ở mọi nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Vật thể nhân tạo Vật thể tự nhiên Vd: Người, Động vật, Cây cối, Đất đá, Sông, biển Thác, suối, ... Vd: bàn ghế, Tập sách, Viết thước, Nhà cửa,Trường học,Tủ, giường - Thảo luận hoàn thành bài tập - Đại diện nhóm điền trên bảng phụ - Lắng nghe và sữa bài Tên gọi Vật thể Chất cấu tạo nên vật thể Tự nhiên Nhân tạo 1. Thân cây mía x Nước, ường, enlulozơ 2. Không khí x O2, CO2, N2, 3. Ấm nước x Nhôm 4. Bàn ghế x Gỗ, chất dẻo, nhôm 5. Tập, sách x Giấy (xenlulozơ) 6. Cuốc, xẻng x Sắt 7. Xô, chậu x Nhựa, nhôm 8. Sông, suối x Nước, đất, đá, - Hỏi: Qua các ví dụ ta vừa xét, em thấy “ Chất có ở đâu?” → Chất có trong mọi vật thể - Rút ra kết luận Hoạt động 2:Tính chất của chất: 22’ - Thông báo: mỗi chất đều có tính chất nhất định của nó. Gồm có 2 loại tính chất, đó là: + Tính chất vật lý + Tính chất hóa học - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk cho biết: + Những tính chất nào được gọi là tính chất vật lý? + Những tính chất như thế nào gọi là tính chất hóa học? - Đặt vấn đề: Vậy phải làm thế náo để biết được tính chất của chất? - Trưng bày lọ nước cất cho HS quan sát. Yêu cầu HS cho biết trạng thái, nhiệt độ sôi của nước cất và thể tích của nước cất. - Vậy dựa vào đâu mà các em thấy được điều đó? - Tại sao biết được nước cất sôi ở 100oC ? - Giảng giải: + Sở dĩ ta biết được điều đó là vì ta dùng 1 loại dụng cụ đo, đó là nhiệt kế (GV đưa cho HS quan sát nhiệt kế). Hướng dẫn: ta đun sôi nước và nhúng nhiệt kế vào nước đang sôi sẽ xác định được nhiệt độ sôi của chất. + Còn thể tích: ta đo thể tích của nước bằng cốc co chia vạch. + Để biết được khối lượng riêng thì tính toán theo công thức - Vậy còn tính tan trong nước, tính dẫn nhiệt, dẫn điện thì ta nhận biết bằng cách nào? Thử lấy 1 ví dụ cụ thể? → Đó là những cách để nhận biết tính chất vật lý, còn tính chất hóa học thì đều phải làm thí nghiệm mới nhận biết được. - Vậy em hãy cho biết có những cách nào để xác định tính chất của chất? - Đưa 2 lọ nước mất nhãn : 1 lọ đứng nước cất, 1 lọ đựng rượu → Yêu cầu HS phân biệt 2 chất này. - Gợi ý: Để phân biệt được 2 chất này, ta cần phải dựa vào tính chất tính chất khác nhau của 2 chất. Vậy đó là tính nào? - Hướng dẫn HS: Lấy một ít ở mỗi lọ cho vào chén sứ rồi đốt. - Hỏi: Như vậy tại sao chúng ta cần phải biết được tính chất của chất? - Thuyết trình: +1 số người không hiểu CO2 không duy trì sự cháy đồng thời nặng hơn không khí, nên đã xuống vét bùn ở đáy giếng sâu mà không đề phòng nên đã gây hậu quả đáng tiếc + Biết H2SO4 đặc là chất làm bỏng, cháy da thịt, quần áo cần tránh xa + Ngòai ra biết được tính chất của chất còn giúp ta biết cách ứng dụng chất trong đời sống và sản xuất. - Lắng nghe - Nghiên cứu thông tin sgk và trả lời: → Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêng. → Khả năng biến đổi chất này thành chất khác. → Nước cất ở trạng thái lỏng, không màu, sôi ở 100oC. → Thông qua quan sát → Ta dùng dụng cụ đo - Theo dõi, lắng nghe → Bằng cách làm thí nghiệm Vd: cho đường vào nước khuấy nhẹ, đướng sẽ tan trong nước. Cho nhôm vào trong nước, nhôm sẽ không tan. Vd: Tính dẫn điện: như H.13 sgk trang 8 - HS trả lời và ghi vào vở → Tính cháy: + Rượu cháy được + Nước không cháy được - Nhận biết: + Chất lỏng cháy được là rượu + Chất lỏng không cháy là nước - Trả lời và ghi vào vở II. Tính chất của chất 1. Mỗi chất có những tính chất nhất định - Tính chất vật lý gồm: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêngcủa chất - Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất này thành chất khác. Vd: khả năng bị phân hủy hoặc tính cháy → Để biết được tính chất của chất ta phải: + Quan sát + Dùng dụng cụ đo + Làm thí nghiệm 2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì? - Giúp phân biệt được chất này với chất khác - Biết cách ứng dụng chất - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. d.Cuûng coá: 7’ - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa - GV đưa ra một số câu hỏi → gọi HS trả lời: 1) Chất có ở đâu? Lấy ví dụ một vài vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo. 2) Hãy trình bày tính chất của chất. 3) Biết được tính chất của chất thì có lợi ích gì? TL: 1) Chất có ở mọi nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất. Vật thể tự nhiên. Vd: Người, Động vật, Cây cối, Đất đá, Sông, biển, Thác, suối Vật thể nhân tạo. Vd: bàn ghế, Tập sách, Viết,thước, Nhà , Trường học, Tủ, giường 2)- Tính chất vật lý gồm: Trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, khối lượng riêngcủa chất - Tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất này thành chất khác. 3) - Giúp phân biệt được chất này với chất khác - Biết cách ứng dụng chất - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. e. Daën doø: 2’ - Học bài thuộc bài - Làm bài tập 4, 5, 6 sgk trang 11 - Xem tiếp phần III : “ Chất tinh khiết” f. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............. Tuần: 02 - Tiết: 03 Bài 2 : CHẤT (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp - Biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không. - Biết dựa vào những tính chất khác nhau của chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp b. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng: quan sát, tìm tòi, làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm mới và một số thao tác thí nghiệm đơn giản. c. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập và say mê, hứng thú đối với bộ môn Hóa học. 2. CHẨN BỊ : - GV: + Tranh H1.4a sgk phóng to + Hóa chất: nước cất, muối ăn, nước khoáng + Dụng cụ: cốc thủy tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giá sắt, kẹp gỗ - HS: đọc trước bài ở nhà 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : a. Ổn định lớp: 1’ b. Kiểm tra bài cũ: 4’ - HS1: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu được tính chất của chất có lợi ích gì? - GV: Để biết được tính chất của chất ta phải: Quan sát, Dùng dụng cụ đo, Làm thí nghiệm Việc hiểu được tính chất của chất có lợi ích: + Giúp phân biệt được chất này với chất khác + Biết cách ứng dụng chất + Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất. c. Baøi môùi 1’ : Chất như thế nào thì được gọi là chất tinh khiết? còn hỗn hợp là gì?1’ HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Chất tinh khiết : 17’ - Hướng dẫn HS quan sát 2 lọ nước khoáng và nước cất. Và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk rút ra nhận xét. - GV biểu điễn tn: Lấy 2 tấm kính: +Tấm 1: nhỏ 1 giọt nước cất +Tấm 2: nhỏ 1giọt nước suối àSau đó đem đun nóng 2 tấm kính này trên ngọn lửa đèn cồnđể nứơc từ từ bay hơi. - Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng. - Thông báo: Nước cất là nước tinh khiết, nước khoáng là hỗn hợp. - Lấy 1 vd khác: 1 lọ muối và 1 lọ đường (không có lẫn chất khác). + Nếu để 2 lọ này riêng biệt nhau thì muối và đường là chất tinh khiết. + Nếu trộn lẫn vào nhau thì chúng là hỗn hợp. → Qua 2 vd trên, em hãy cho biết: thế nào là chất tinh khiết, thế nào là hỗn hợp? - Hỏi: Vậy theo em, nước biển, nước sông, suối, ao, hồ là nước tinh khiết hay hỗn hợp? - Giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên thành nước cất. - Thông báo: Nước tinh khiết có tosôi =100oC, tonc=0oC, D=1g/cm3 Còn nước tự nhiên thì giá trị này sẽ thay đổi tùy vào lượng các chất khác lẫn vào nhiều hay ít. - Hỏi: vậy theo em, chất tinh khiết và hỗn hợp có những tính chất nhất định không? - Nhận xét, bổ sung. - Q.sát và thấy: nước khoáng và nước cất đều là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi và không vị. Cả 2 đều uống được. Nhưng nước cất có thể làm thí nghiệm, còn nước khoáng thì không. → HS thấy được: + Tấm kính 1: Không có vết cặn + Tấm kính 2: Có vết cặn - Lắng nghe + Chất tinh khiết: chì gồm 1 chất, không lẫn chất khác + Hỗn hợp: gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau → Là hỗn hợp. Vì thành phần của chúng ngoài nước còn lẫn nhiều chất tan khác. - Lắng nghe → Chỉ có chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. III. Chất tinh khiết: 1. Chất tinh khiết và hỗn hợp: - Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác - Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau - Chất tinh khiết có tính chất vật lý và tính chất hóa học nhất định - Hỗn hợp có tính chất thay đổi phụ thuộc vào thành phần hỗn hợp. Hoạt động 2: Tách chất ra khỏi hỗn hợp : 10’ - GV lấy 1 cốc nước và cho 1 muỗng muối vào, khuấy tan. → Ta được hỗn hợp nước muối. Vậy ta muốn thu lại muối như ban đầu thì làm thế nào? - Giải thích thêm: tính chất vất lý của nước và muối khác nhau: tosôi của nước : 100oC tosôi của muối : 1450oC Khi đun sôi hỗn hợp tới 100oC thì nước bay hết, còn muối sẽ kết tinh lại. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm tìm cách tách hỗn hợp: Bột nhôm và bột sắt trộn lẫn nhau ra khỏi hỗn hợp. - Hỏi: Qua 2 thí nghiệm trên, em hãy cho biết nguyên tắc tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. - Giới thiệu: Sau này chúng ta còn có thể dựa vào tính chất HH để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp - Suy nghĩ và tìm ra phương pháp: →Ta sẽ đun nóng hỗn hợp nước muối→ nuớc sôi bay hơi đi hết→ muối lắng đọng lại→ ta thu lại được muối. - Nghiên cứu thêm thông tin sgk và về nhà tự làm thí nghiệm. → Cho thỏi nam châm vào hỗn hợp. Sắt bị nam châm hút khỏi hợp chất vì tạo được lực hút với nam châm, còn nhôm thì không. Ta có thể tách nhôm và sắt khỏi nhau - Rút ra kết luận 2. Tách chất ra khỏi hỗn hợp Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp. d. Củng cố: 10’ - Gọi 1-2 HS đọc ghi nhớ sách giáo khoa trang 11 - GV đưa ra một số câu hỏi → gọi HS trả lời: 1) Thế nào là chất tinh khiết? lấy vd. 2) Thế nào là hỗn hợp? Lấy vd. 3) Nêu nguyên tắc tách một chất ra khỏi hỗn hợp. 4) Hãy tách hỗn hợp đường và cát ra khỏi nhau. ( Gợi ý: dựa vào tính tan) TL: 1) Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác. VD: Sắt, nhôm, đồng 2) Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. VD: nước muối, nuớc chanh 3) Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp 4) Cho hỗn hợp đó vào nứơc khuấy đều đến khi đường tan hết. Lọc hỗn hợp bằng giấy lọc ta thu được cát trên giấy lọc còn đường ở trong hỗn hợp. e. Dặn dò : 2’ - Học bài thuộc bài - Làm bài tập 6, 7, 8 sgk trang 11 vào vở bài tập. - Đọc bài thực hành. - Chuẩn bị: 2 chấu nước, cát và muối ăn. f. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............. Tuần:02 - Tiết: 04 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Theo dõi sự nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về tính chất này giữa các chất. - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp 2 chất. b. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng thực hành thí nghiệm: Biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm, các thao tác làm thí nghiệm đơn giản. c. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, an tòan khi làm TN và ý thức say mê môn học. 2. CHUẨN BỊ : - GVCB: + Tranh phóng to + Hóa chất: bột lưu hùynh, parafin + Dụng cụ: giá gỗ, 3cái ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, phểu, giấy lọc, đũa thủy tinh, đèn cồn, 2 cái kẹp gỗ, 2 cái nhiệt kế - HSCB: 2 chậu nước, hỗn hợp muối ăn và cát 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp:1’ Kiểm tra bài cũ:7’ - HS1: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hộp? Lấy ví dụ. - GV: Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác. VD: Sắt, nhôm, đồng Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.VD: nước muối, nuớc chanh - HS2: Nêu nguyên tắc tách chất ra khỏi hỗn hợp? - GV: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp c. Baøi môùi: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Một số quy tắc an tòan và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ TN: 10’ - Yêu cầu HS mở tr154 sgk - Giới thiệu một số quy tắc an tòan trong phòng thí nghiệm. - Treo tranh: cách sử dụng hóa chất và hướng dẫn HS quan sát. - Yêu cầu HS nghiên cứu sgk kết hợp với qsát hình: Hãy rút ra những điểm lưu ý khi sử dụng hóa chất. - Nhận xét, bổ sung và cho HS ghi. - Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản và cách sử dụng chúng. Đồng thời cho HS quan sát một số dụng cụ thật mà GV đã chuẩn bị - Làm theo hướng dẫn - Theo dõi kết hợp với mục I trang 154 sgk - Quan sát tranh kết hợp với sgk - Trả lời câu hỏi theo thông tin sgk - Ghi bài vào vở - Làm quen với một số dụng cụ đơn giản như: + Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, + kẹp gỗ, phểu, giá sắt, + cốc thủy tinh, đủa thủy tinh, + môi múc hóa chất, + lọ thủy tinh, bình thủy tinh, + ống đong hình trụ, + cối sứ, chày sứ, đèn cồn, I. Một số quy tắc an tòan và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ TN 1. Một số quy tắc an toàn trong phòng TN: (sgk trang 154) 2. Cách sử dụng hóa chất: - Không được dùng tay trực tiếp cầm hóa chất - Không tự tiện đổ hóa chất này vào hóa chất khác - Không đổ hóa chất dùng thừa vào lọ (bình) chứa ban đầu - Không dùng hóa chất khi không biết rõ chất đó - Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất. Hoạt động 2: Tiến hành TN: 24’ - Trước khi tiến hành thí nghiệm, GV nhắc nhở HS: Quan sát kỹ hiện tượng xảy ra và kết quả của thí nghiệm để viết bài tường trình. * Thí nghiệm 1: - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: + Đặt 2 ống nghiệm có chứa bột lưu huỳnh và parafin vào cốc nước. + Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. + Đặt đứng nhiệt kế vào 2 ống nghiệm → Yêu cầu HS chú ý nhiệt độ ghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy. - Sau khi thí nghiệm kết thúc, yêu cầu HS nêu những hiện tượng đã quan sát được và hỏi: + Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? - Vậy qua thí nghiệm, em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất? * Thí nghiệm 2: - Huớng dẫn HS làm thí nghiệm: + Cho vào cốc thủy tinh khoảng 3gam hỗn hợp muối ăn và cát + Rót vào cốc khoảng 5ml nước cất + Khuấy đều để muối ăn tan hết + Gấp giấy lọc đặt vào phễu + Đặt phễu vào ống nghiệm và rót từ từ nước muối vào phễu theo đũa thủy tinh → Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng - Tiếp tục hướng dẫn HS: + Dùng kẹp gỗ kẹp khỏang 1/3 ống nghiệm (từ miệng xuống) + Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn (Æ Chú ý: Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở đáy ống, vừa đun vừa lắc nhẹ. Và phải hướng ống nghiệm về phía không có người) - Hỏi: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu? - Nhắc nhở HS rửa sạch dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành - Chú ý theo dõi và quan sát nhân xét hiện tượng - Theo dõi thí nghiệm và rút ra nhận xét → + Parafin sôi ở to = 42oC + Khi nước sôi ở 100oC thì lưu hùynh chưa nóng chảy + Vậy lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy cao hơn 100oC → Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau HS làm thí nghiệm - Nhận xét: + Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dd trong suốt + Cát không tan trong nước nên được giữ lại trên mặt giấy lọc. - Theo dõi và quan sát, nhận xét - Rút ra kết luận II. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh: - Nhận xét: + Parafin sôi ở to=42oC + tonc của lưu huỳnh cao hơn 100oC - Kết luận: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. 2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. - Nhận xét: + Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dd trong suốt + Cát không tan trong nước nên được giữ lại trên mặt giấy lọc. - Kết luận: Chất rắn thu được là muối sạch (tinh khiết) không còn lẫn cát. d. Củng cố: (2’) -HS1: Nêu nguyên tắc tách hỗn hợp muối và cát ra khỏi hỗn hợp? - GV: dựa vào tính tan - Hướng đẫn HS viết bài tường trình e. Dặn dò: 1’ - HS về nhà hoàn thành bài tường trình và trả lời 2 câu hỏi sgk trang 13 - Đọc trước bài 4: “Nguyên tử” f. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............. Tuần: 03 - Tiết: 05 Bài 4: NGUYÊN TỬ 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS nắm được khái niệm nguyên tử và biết được nguyên tử tạo ra mọi chất. - Hiểu được sơ đồ cấu tạo nguyên tử. - Nắm được đặc điểm của hạt nhân nguyên tử. - Nắm được cấu tạo và đặc điểm của hạt nhân nguyên tử. - Biết được electron luôn chuyển động và xếp thành từng lớp. b. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, nghiên cứu thông tin, hình vẽ tìm ra kiến thức. c. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học. 2. CHẨN BỊ : - GV: Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử: Hiđro, Heli, Cacbon, Nhôm, Oxi, Natri, Canxi Bảng phụ - HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: KTBC Bài mới: Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như vật thể nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và chúng ta sẽ được biết qua bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Nguyên tử là gì: - GV nhắc lại một số kiến thức cũ: + Mọi vật thể tự nhiên đều gồm có các chất. + Mọi vật thể nhân tạo đều làm ra từ chất. Tức là có chất mới có vật thể. ? Vậy thì các chất từ đâu mà có? Các chất được tạo ra từ đâu? - Nhận xét, bổ sung: Các chất được tạo ra từng những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, những hạt này được gọi là nguyên tử. - Đặt câu hỏi: Vậy nguyên tử là gì? (Gỉai thích: trung hòa về điện: Tổng điện tích âm của các hạt electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương hạt nhân) - Hỏi: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? - Thông báo: Electron: k/h: e, điện tích nhỏ nhất (-1), khối lượng vô cùng nhỏ (9,1095.10-28 g) - Lắng nghe GV giảng, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi: → Các chất được tạo ra từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. - Trả lời và ghi vào vở: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. → Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. - Ghi nhớ 1. Nguyên tử là gì: - Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. Nguyên tử gồm: + Hạt nhân mang điện tích dương + Vỏ: được tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. - Electron: K/h: e + Điện tích: (–) +me=9,1095 x 10-28g Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và cho biết: + Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào? + Hạt proton và hạt nơtron có ký hiệu là gì và điện tích là bao nhiêu? - Giới thiệu về nguyên tử cùng loại: là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân (hay điện tích hạt nhân) nhưng không căn cứ vào số nơtron. (vd: , , ) - Treo hình vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử H, O, Na lên bảng →hướng dẫn HS quan sát và nhận biết được proton trong hạt nhân và electron. Vd: H: p = 1, e = 1 O: p = 8, e = 8 Na: p = 11, e = 11 →? Em có nhận xét gì về số p và e trong nguyên tử? - Yêu cầu HS so sánh khối lượng của p, n, e ? (Gợi ý: Nếu coi mp=1 thì me = 0,0005) → mnguyên tử mhạt nhân - Đọc thông tin sgk và trả lời: → Hạt nhân ngtử được cấu tạo bởi 2 loại hạt: hạt proton và hạt nơtron. → Hạt proton: k/h: p (+) Hạt nơtron: k/h: n (không mang điện) - Lắng nghe GV giảng HS quan sát và nhận biết được proton trong hạt nhân và electron. → Vì nguyên tử trung hoà về điện nên: số p = số e → p và n có khối lượng gần bằng nhau. Còn e thì có khối lượng rất bé. 2. Hạt nhân nguyên tử - Hạt nhân ngtử được cấu tạo bởi 2 loại hạt: hạt proton và hạt nơtron. - Hạt proton: k/h: p + Điện tích:(+) +mp=1,6726.10-24g - Hạt nơtron: k/h: n + không mang điện +mn=1,6784.10-24g - Các ngtử có cùng số proton trong hạt nhân gọi là ngtử cùng loại. - Trong mỗi ngtử: số p=số e - Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng ngtử. Hoạt động 3: Lớp electron: - Thông báo: Trong ngtử electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định. - Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ các nguyên tử trong sgk. - Treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng sgk nhưng không điền sẵn các chỉ số. - Hướng dẫn HS cách xác định số p, n, e, lớp e của 1 số nguyên tử. - Yêu cầu các nhóm tương tự như vậy thảo luận làm bài tập 5 sgk tr.16 - Gọi đại diên nhóm nêu đáp án. - Giải thích thêm: Để tạo ra được chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau. Nhờ đâu mà các ngtử có thể liên kết được với nhau? Chính là nhờ những e, cụ thể hơn là nhưng e lớp ngoài cùng. Ä Bài tập: Hãy điền vào ô trống trong bảng sau: (Treo bảng phụ ) - Lắng nghe và theo dõi sgk - Nắm được đâu là p, n, e, số lớp e, và e lớp ngoài cùng. - Quan sát theo dõi sự hướng dẫn của GV - Thảo luận chỉ ra số p, e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của He, C, Al, Ca. - Đại diện nhóm điền lên bảng phụ. 3. Lớp electron: Trong nguyên tử electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định. Nguyên tử Số p trong hạt nhân Số e trong nguyên tử Số lớp e Số e lớp ngoài cùng Nhôm 13 13 3 3 Cacbon 6 6 2 4 Silic 14 14 3 4 Heli 2 2 1 2 - Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 (sgk tr.42) để tra tên từng loại ngtử. - Gọi 1 HS lên bảng làm ví dụ theo các câu gợi ý sau: + Nguyên tử có 13e, vậy số p bằng bao nhiêu? + Tra bảng 1 tr. 42 sgk: tên loại nguyên tử có 13p là gì? - Ta đã biết: + Số e lớp 1 tối đa là 2 + Số e lớp 2 tối đa là 8 → Vậy nguyên tử Nhôm có mấy lớp e và số e lớp ngoài cùng là bao nhiêu? - Yêu cầu các nhóm thảo luận điền các thông tin còn lại. - Gọi các nhóm lên trình bày → GV nhận xét. - Lắng nghe và làm bài điền vào bảng → Số p = số e → số p = 13 (điền vào bảng) → Nguyên tử Nhôm → Có 3 lớp e: + Lớp 1: có 2e + Lớp 2 : có 8e + Lớp 3: có 3e - Thảo luận làm bài - các nhóm lên trình bày - Tự sữa chữa vào vở. d. Củng cố: - HS1: Nguyên tử là gì? - GV: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện. - HS1: Ngtử được cấu tạo bởi những hạt nào? Hãy nói tên điện tích của những hạt đó - GV: Nguyên tử gồm: - Hạt proton: Điện tích:(+) - Hạt nơtron: không mang điện - Electron: Điện tích: (–) - HS1: Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau? - GV: Chính là nhờ những e, cụ thể hơn là nhưng e lớp ngoài cùng. e. Dặn dò: - Học bài như những nội dung đã ghi và xem lại các ví dụ. - Đọc bài đọc thêm. - Làm bài tập 1 → 7 sgk trang 15, 16 - Đọ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 1_Bai 1_Mo dau mon Hoa hoc.doc
Tài liệu liên quan