Giáo án Hóa học 8 - Tiết 11 đến 14

Bài 10: HÓA TRỊ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- HS hiểu được thế nào là hóa trị và biết cách xác định hóa trị của một nguyên tố

- Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp

- Biết và vận dụng được nguyên tắc về hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết CTHH và tính hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.

3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.

II. CHUẨN BỊ

- GV: Hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS nghiên cứu. Bảng phụ

- HS: Đọc trước bài ở nhà

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

1. Ổn định lớp:(1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (7’)

- HS1: Viết công thức tổng quát của đơn chất, hợp chất. cho ví dụ

- GV: Công thức hóa học chung của đơn chất là: Ax. Vd: Cu, Zn, Fe, H2, O2, C, S, P.

CTHH chung của hợp chất là AxBy hoặc AxByCz. Vd: NaCl, H2O, CuSO4, HCl, CO2

 

 

 

 

 

- HS2: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học. Làm bài tập 2/33 (câu a, b)

- GV: BT2/33: Nêu ý nghĩa của CTHH:

a) khí clo (Cl2 ): - Khí clo do nguyên tố clo cấu tạo nên

 - Có 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử

 - PTK (Cl2) = 35,5 x 2 = 71 (đ.v.C)

b) kẽm clorua (ZnCl2): - Kẽm clorua do 2 nguyên tố kẽm và clo cấu tạo nên

 - Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử clo trong phân tử

 - PTK (ZnCl2) = 65 + 35,5 x 2 = 136 (đ.v.C)

- HS3: Làm bài tập 3/34

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 682 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 11 đến 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: 10/9/12 Tiết 11 Ngày dạy: 17/9/12. Lớp dạy: 85 20/9/12. Lớp dạy: 84 BÀI LUYỆN TẬP 1 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống lại những kiến thức về các khái niệm cơ bản: chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố hóa học, phân tử. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân biệt chất, vật thể; tách chất - Kỹ năng giải một số bài tập về xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học, biết cách vận dụng lý thuyết vào thực tế. II. CHẨN BỊ : - GV: Bảng phụ; hệ thống những kiến thức cơ bản của chương Cách giải bài tập sgk,1 số bài tập nâng cao - HS: Ôn lại các khái niệm cơ bản đã học từ bài 2 – 6. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp:1’ Kiểm tra bìa cũ Bài mới: HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ:10’ - Treo sơ đồ lên bảng - Nhắc lại một số kiến thức trọng tâm. + Vật thể cấu tạo từ đâu? + Chất tạo nên từ đâu? + Có mấy loại chất? + Thế nào là đơn chất? + Thế nào là hợp chất? - Gọi HS đọc thông tin sgk - Đặt ra hệ thống câu hỏi, gọi HS lần lượt trả lời: + Nguyên tử là gì? + Nguyên tử có cấu tạo như thế nào? + Hạt nhân có cấu tạo như thế nào? + Nguyên tố hóa học là gì? + Nguyên tử khối là gì? + Phân tử là gì? + Phân tử khối là gì? - Nhận xét - Quan sát sơ đồ - Ghi nhớ những kiến thức trọng tâm. → Vật thể tạo nên từ chất → Chất tạo nên từ nguyên tử → Có 2 loại: đơn chất, hợp chất → Là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học. → Là những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. - Đọc thông tin - Trả lời: → Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. → Gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi 1 hay nhiều lớp e mang điện tích âm. → gồm hạt proto (p, +) và hạt nơtron (n, không mang điện) → là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p → Là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon → Là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. → Là khối lượng phân tử đựơc tính bằng đ.v.C I. Kiến thức cần nhớ: 1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các khái niệm: 2. Tổng kết về chất, nguyên tử và phân tử: Hoạt động 2: Bài tập:30’ - Gọi 1 HS làm bài tập 1 sgk/31 a) Phân biệt đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, chất? b) Tách riêng từng chất trong hỗn hợp: bột sắt, nhô, mùn gỗ. Bài tập 2 sgk/31 - Treo sơ đồ cấu tạo nguyên tử Mg. - Gọi 2 HS làm 2 câu a, b - Nhận xét và đưa đáp án đúng. Bài tập 3/31: - Gọi 1 HS đọc bài tập 3 và 1 HS lên bảng làm. Bài tập 4/31sgk: - Gọi 1 HS đọc và làm bài tập. Bài tập 5/31: - Gọi HS đọc đề. - HD HS: câu sau gồm 2 ý: + Ý 1: nước cất là 1 hợp chất + Ý 2: vì nước cất sôi đúng ở 100oC ? Ý nào đúng, ý nào sai? ? Có thể sửa ý 1 hoặc ý 2 lại được không? Sửa như thế nào? - Lên bảng làm bài tập 1: a) + Vật thể tự nhiên: thân cây + Vật thể nhân tạo: chậu + Chất: chất dẻo, nhôm, xenlulozơ b) Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp Cho hỗn hợp còn lại vào nước: Nhôm nặng hơn nước nên chìm xuống đáy, còn gỗ nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt. Ta vớt gỗ lên và lọc sắt ra ta thu được 2 chất còn lại. Làm bài tập và chữa vào vở. a) Theo đề cho: hợp chất nặng hơn H2 3 lần mà PTK(H2) = 2 → PTK của hợp chất = 31 x PTK(H2) =31 x 2 = 62 đvC b) Hợp chất gồm: 1O và 2X PTK h.chất = 16+2X = 62 đvC → Vậy X là Natri (Na) - Nhớ lại những kiến thức đã học hoàn thành bài tập 4. - Đọc đề - HS suy nghĩ làm bài → Cả 2 ý đều đúng nhưng ý 2 không giải thích cho ý 1. - Có thể + Sửa ý 1: Nước cất là nước tinh khiết + Sửa ý 2: Vì nước cất được tạo nên từ 2 nguyên tố H và O. II. Bài tập: Bài tập 1: a) + Vật thể tự nhiên: thân cây + Vật thể nhân tạo: chậu + Chất: chất dẻo, nhôm, xenlulozơ b) Dùng nam châm hút sắt ra khỏi hỗn hợp. Cho hỗn hợp còn lại vào nước: Nhôm nặng hơn nước nên chìm xuống đáy, còn gỗ nhẹ hơn nước nên nổi lên mặt. Ta vớt gỗ lên và lọc sắt ra ta thu được 2 chất còn lại. Bài tập 2: a) Số p = 12 Số e = 12 Số lớp e = 3 Số e ngoài cùng = 2 b) + Giống: -lớp 1: có 2e -lớp 2: có 8e -lớp ngoài: có 2e + Khác: Ca Mg P =20 p =12 e =20 e =20 số lớp e =3 sl e =3 Bài tập 3/31: (bài giải ở HĐHS) Bài tập 4: a) Ng.tố hóa học Hợp chất b) Phân tử Liên kết với nhau Đơn chất c) Đơn chất Ng.tố hóa học d) Hợp chất Phân tử Liên kết với nhau e) Chất Nguyên tử Đơn chất Bài tập 5: “Nước cất là 1 hợp chất, vì nước cất sôi ở 100oC” → Phương án D đúng - Sửa ý 1: Nước cất là nước tinh khiết - Sửa ý 2: Vì nước cất được tạo nên từ 2 nguyên tố H và O. 4. Củng cố:3’ Bài tập: Phân tử 1 hợp chất gồm 1 nguyên tử của nguyên tố X liên kết với 4 nguyên tử hiđro và nặng bằng nguyên tử oxi. a) Tính NTK của X, cho biết tên, KHHH của X. b) Tính % về khối lượng của nguyên tố X trong hợp chất. Giải: a) Theo đề bài: + Hợp chất gồm: 1X và 4H → PTK của HC = X + 4x1 (1) + PTK của HC = NTK của O = 16 đvC (2) Vậy từ (1) và (2) ta có: X + 4 = 16 đvC → X = 16 – 4 = 12 đvC Vậy X là nguyên tố Cacbon b) % về khối lượng của C trong hợp chất là: 4. Dặn dò:1’ - Làm hoàn chỉnh các bài tập vào vở bài tập. - Ôn lại định nghĩa: Đơn chất, hợp chất, phân tử. - Xem trước bài 9 : “CÔNG THỨC HÓA HỌC” IV/ RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------- Tuần 6 Ngày soạn: 10/9/12 Tiết 12 Ngày dạy: 20/9/12. Lớp dạy: 85 21/9/12. Lớp dạy: 84 Bài 9: CÔNG THỨC HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS biết được công thức hóa học dùng để biểu diễn chất, gồm 1 KHHH (đơn chất) hay 2, 3 KHHH (hợp chất) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu. - Biết cách viết CTHH khi biết kí hiệu (hoặc tên nguyên tố) và số thứ tự của mỗi nguyên tố có trong phân tử của chất - Biết ý nghĩa của CTHH và áp dụng để làm các bài tập. 2. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng và viết KHHH của nguyên tố và tính phân tử khối của chất. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học. II. Chuẩn bị: - GV: Tranh vẽ mô hình tượng trưng mẫu: kim loại đồng, khí hiđro, khí oxi, nước, nước, muối ăn - HS: Ôn lại các khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp:1’ KTBC Bài mới: Bài hôm trước đã cho biết chất được cấu tạo nên từ nguyên tố. Đơn chất được cấu tạo nên từ một nguyên tố, còn hợpchất từ 2 nguyên tố trở lên. Như vậy, dùng các kí hiệu của nguyên tố ta có thề viết thành công thức hóa học để biểu diễn chất. Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta biết cách ghi và ý nghĩa của công thức hóa học. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1: Công thức hóa học của đơn chất:10’ - Yêu cầu HS + Nhắc lại định nghĩa đơn chất? → Vậy theo em nghĩ trong CTHH của đơn chất có bao nhiêu KHHH? + Em hãy kể 1 đơn chất? - GV ghi: Cu, H, O... - Yêu cầu HS quan sát lại mô hình tượng trưng mẫu đồng, hiđro, oxi (H1.10, H1.11). Cho biết: Số nguyên tử trong một phân tử ở mỗi mẫu đơn chất trên? - GV giảng và viết lên bảng: + Mẫu đồng hạt hợp thành là nguyên tử đồng nên CTHH là Cu + Mẫu hiđro và oxi: hạt hợp thành gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau nên CTHH là: H2, O2 - Hướng dẫn HS đưa ra CTHH chung của đơn chất là: Ax - Thông báo: + Đối với KL và 1 số PK (C, S, P, Si) hạt hợp thành là là nguyên tử nên x=1 (CTHH chung : A) + Đối với PK, thường là 2 nguyên tử liên kết với nhau nên x=2 (CTHH chung: A2) - Gọi HS viết CTHH của: Nhôm, bạc, nitơ, clo, sắt, kẽm, lưu huỳnh, photpho. → Đơn chất là những chất được cấu tạo từ 1 nguyên tố hóa học. → Đơn chất được cấu tạo từ 1 nguyên tố hóa học nên CTHH của đơn chất chỉ có 1 KHHH. → Vd: đồng, hiđro, oxi.... → Mẫu đồng: hạt hợp thành là nguyên tử đồng + Mẫu hiđro và oxi: hạt hợp thành gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau. - Ghi nhớ CTHH chung của đơn chất là Ax - Giải thích ý nghĩa của A, x Al, Ag, N2, Cl2, Fe, Zn, S, P I. Công thức hóa học của đơn chất: Công thức hóa học chung của đơn chất là: Ax Trong đó: + A: KHHH của nguyên tố + x: chỉ số (hay số nguyên tử có trong phân tử) Vd: Cu, Zn, Fe, H2, O2, C, S, P.... Hoạt động 2: Công thức hóa học của hợp chất :10’ - Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa của hợp chất. - Vậy: theo em nghĩ CTHH của hợp chất có mấy KHHH? - Vậy giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là A, B, C... và số nguyên tử mỗi nguyên tố lần lượt là x, y, z ... → Em có thể đưa ra CTHH chung của hợp chất như thế nào? - Em hãy nêu 1 vài hợp chất? - Em hãy quan sát lại hình mẫu nước, muối ăn (H1.12, H1.13), cho biết: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất nước và muối ăn? → Vậy CTHH chúng được viết như thế nào? - Treo bảng phụ Bài tập: Viết CTHH của: a) Khí Metan, biết trong phân tử có: 1C và 4H b) Sắt (II) oxit, biết trong phân tử có 1Fe và 1O c) Khí nitơ, biết trong phân tử có 2 nguyên tử nitơ d) Khí ozon, biết trong phân tử có 3 nguyên tử oxi Trong những chất trên chất trên chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? → Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố hóa học trở lên. → Có từ 2 KHHH trở lên → CTHH chung của hợp chất là AxBy hoặc AxByCz → Vd: nước, muối ăn... → Mẫu nước gồm: 2H và 1O → Mẫu muối ăn gồm: 1Na, 1Cl → CTHH: nước: H2O muối ăn: NaCl → CH4 →FeO → N2 → O3 → Đơn chất: N2, O3 Hợp chất: CH4, FeO II. Công thức hóa học của hợp chất CTHH chung của hợp chất là AxBy hoặc AxByCz Trong đó: + A, B, C...: KHHH của các nguyên tố + x, y, z...: Chỉ số (số nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất) Vd: NaCl, H2O, CuSO4, HCl, CO2 Hoạt động 3: Ý nghĩa của công thức hóa học :15’ - Yêu cầu HS tự đọc thông tin sgk và cho biết: Các CTHH trên cho chúng ta biết điều gì? - Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của CTHH qua 2 ví dụ sgk. - Cho ví dụ khác: Nêu ý nghĩa của CTHH: H2SO4 (axit sunfuric)? - Nhắc nhỡ HS 1 số lưu ý khi viết CTHH (sgk tr.33) - Nghiên cứu sgk trả lời - Làm được ví dụ → CT H2SO4 cho biết: + Axit sunfuric do 3 nguyên tố: H, S, O tạo nên + Có 2 nguyên tử H, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O trong phân tử + Phân tử khối của H2SO4 = 2 x 1 + 32 + 16 x 4 = 98 (đ.v.C) III. Ý nghĩa của công thức hóa học CTHH của một chất cho biết: - Nguyên tố nào tạo ra chất. - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất. - Phân tử khối của chất. vd: (sgk) 4. Củng cố: 7’ - Gọi 1HS đọc ghi nhớ sgk - Gọi HS1: làm bài tập 1/33: - GV: 1. Nguyên tố hóa học 4. Nguyên tố hóa học 2. Kí hiệu hóa học 5. Kí hiệu hóa học 3. Hợp chất 6. Nguyên tử của nguyên tố đó 7. Phân tử - Gọi HS: làm bài tập 4/34: - GV: a) 5Cu: nghĩa là 5 nguyên tử đồng 2NaCl: 2 phân tử natri clorua 3CaCO3: 3 phân tử canxicacbonat b) 3 phân tử oxi: viết là 3O2 6 phân tử canxi oxit: 6CaO 5 phân tử đồng sunfat: 5CuSO4 5.Dặn dò:1’ - Học bài, Làm các bài tập 1→ 5 tr.33,34 sgk vào vở bài tập. - Đọc mục “đọc thêm” sgk., Xem trước bài 10 : “Hóa trị” IV/ RÚT KINH NGHIỆM : --------------------------------------- Tuần 7 Ngày soạn: 15/9/12 Tiết 13 Ngày dạy: 24/9/12. Lớp dạy: 85 27/9/12. Lớp dạy: 84 Bài 10: HÓA TRỊ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được thế nào là hóa trị và biết cách xác định hóa trị của một nguyên tố - Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp - Biết và vận dụng được nguyên tắc về hóa trị trong hợp chất hai nguyên tố 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết CTHH và tính hóa trị của nguyên tố trong hợp chất. 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học. II. CHUẨN BỊ - GV: Hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS nghiên cứu. Bảng phụ - HS: Đọc trước bài ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - HS1: Viết công thức tổng quát của đơn chất, hợp chất. cho ví dụ - GV: Công thức hóa học chung của đơn chất là: Ax. Vd: Cu, Zn, Fe, H2, O2, C, S, P.... CTHH chung của hợp chất là AxBy hoặc AxByCz. Vd: NaCl, H2O, CuSO4, HCl, CO2 - HS2: Nêu ý nghĩa của công thức hóa học. Làm bài tập 2/33 (câu a, b) - GV: BT2/33: Nêu ý nghĩa của CTHH: a) khí clo (Cl2 ): - Khí clo do nguyên tố clo cấu tạo nên - Có 2 nguyên tử Cl trong 1 phân tử - PTK (Cl2) = 35,5 x 2 = 71 (đ.v.C) b) kẽm clorua (ZnCl2): - Kẽm clorua do 2 nguyên tố kẽm và clo cấu tạo nên - Có 1 nguyên tử Zn và 2 nguyên tử clo trong phân tử - PTK (ZnCl2) = 65 + 35,5 x 2 = 136 (đ.v.C) - HS3: Làm bài tập 3/34 - GV: BT3/34: CTHH và PTK của những hợp chất: Tên hợp chất CTHH PTK (đ.v.C) Canxioxit CaO 40 + 16 = 56 Amoniac NH3 14 + 3x1 = 17 Đồng sunfat CuSO4 64 + 32 + 4x16 = 160 3. Bài mới: Như đã biết, nguyên tử có khả năng liên kết với nhau. Hóa trĩ là con số biểu thị khả năng đó, biết được hóa trị ta sẽ hiểu được và viết đúng được, cũng như lập được công thức hóa học của hợp chất.(1’) HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Hóa trị của nguyên tố được xác định bằng cách nào:(15’) - Cho HS đọc thông tin sgk - Thuyết trình: Người ta quy ước gán cho H hóa trị I. Một ngtử ngtố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu. (ÄChú ý: Hóa trị được biểu diễn bằng chữ số La mã) Vd: Ta có: HCl, H2O, NH3 - Yêu cầu HS: xác định hóa trị của clo, oxi, nitơ trong hợp chất và giải thích? - Thông báo: Hóa trị của oxi được xác định bằng 2 đơn vị (nghĩa là oxi có hóa trị II). - Hỏi: Ngòai cách xác định hóa trị bằng cách dựa vào nguyên tử H. Người ta còn có thể xác định bằng cách nào nữa không? - Đưa ra các ví dụ như sgk: Na2O, CaO, CO2. - Yêu cầu HS: xác định hóa trị của Na, Ca, C? - Treo bảng phụ bài tập 1 và gọi HS lên bảng làm: Hãy xác định hóa trị của lưu huỳnh, kẽm, bạc trong các hợp chất: SO2, ZnO, Ag2O? - Treo bảng phụ bài tập 2 và gọi HS lên làm: Cho các công thức hóa học: H2SO4, HNO3, H2CO3, H3PO4,. Hãy xác định hóa trị của các nhóm: SO4, NO3, PO4. - Ta có: CTHH của nước là H2O hay có thể viết HOH. Vậy nhóm (OH) có hóa trị là bao nhiêu? - Hướng dẫn HS xem bảng 2,1 sgk tr.43 và yêu cầu HS học thuộc. _ Vậy hóa trị là gì? - Đọc thông tin sgk - Lắng nghe và ghi nhớ: H được gán cho hóa trị I + Trong HCl: Clo co hóa trị I. Vì chỉ có 1 ngtử clo liên kết với 1 ngtử hiđro. + Trong NH3: Nitơ có hóa trị III. Vì ngtử nitơ liên kết với 3H. + Trong H2O: Oxi có hóa trị II Vì 1O liên kết với 2H. → Còn có thể xác định bằng cách dựa vào khả năng liên kết của oxi. → Na: I Ca: II C: IV → + Trong SO2: S có hóa trị IV. Vì 1S liên kết với 2O. + Trong ZnO: Zn có hóa trị II. Vì 1Zn liên kết với 1O. + Trong Ag2O: Ag có hóa trị I. Vì 2Ag liên kết với 1O. → (SO4): hóa trị II (CO3): hóa trị II (NO3): hóa trị I (PO4): hóa trị III → (OH): hóa trị I Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. I. Hóa trị của nguyên tố được xác định bằng cách nào 1. Cách xác định: ? Qui ước: H có hóa trị I O có hóa trị II Một ngtử ngtố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì nói nguyên tố đó có hóa trị bấy nhiêu Vd: + Trong HCl: Clo có hóa trị I + Trong CaO: Canxi có hóa trị II + Trong CH4: C có hóa trị IV ôHóa trị của các nhóm: + (SO4): hóa trị II + (CO3): hóa trị II + (NO3): hóa trị I + (PO4): hóa trị I + (OH): hóa trị I 2) Kết luận: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Hoạt động 2: Quy tắc hóa trị (17’) 1. Quy tắc: - Yêu cầu HS nhắc lại CTHH của hợp chất gồm 2 nguyên tố. - Giả sử nguyên tố A có hóa trị a nguyên tố B có hóa trị b a b ghi: AxBy Ta sẽ có: a . x và b . y - tìm mối quan hệ giữa giữa 2 tích này: - Treo bảng phụ bài tập, yêu cầu HS hoàn thành. a b AxBy A . x b . y II II FeO I II H2O III II Al2O3 II I Mg(OH)2 IV I CH4 - Quan sát bảng trên em có nhận xét gì về 2 tích: a.x và b.y? - Đó cũng chính là biểu thức của quy tắc hóa trị. → Vậy nhìn vào biểu thức đó, em hãy phát biểu quy tắc hóa trị? ( Ä Lưu ý: chỉ số của nguyên tố này là hóa trị của nguyên tố kia. a b AxBy Nghĩa là: x = b, y = a 2. Vận dụng: a. Tính hóa trị của nguyên tố: - Đưa ra bài tập, hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm: + Bài tập 1: Tính hóa trị của Si trong hợp chất SiO2, biết Oxi có hóa trị II. + Bài tập 2: Tính hóa trị của Cl trong hợp chất CuCl2 biết Cu có hóa trị II. + Bài tập 3: Hãy tính nhẩm xem hóa trị của các ngtố trong các hợp chất sau là bao nhiêu: FeCl3,Na2O, N2O5, Zn(OH)2 - GV chữa và cho HS ghi vào vở. → AxBy - Nghiên cứu vd sgk - Trao đổi, thảo luận hòan thành bảng a b AxBy a . x b . y II II FeO II x 1 II x 1 I II H2O I x 2 II x 1 III II Al2O3 III x 2 II x 3 II I Mg(OH)2 II x 1 I x 2 IV I CH4 IVx1 I x 4 → a . x = b . y → Trong CTHH, tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. → Gọi hóa trị của Si là a Ta có CTC: a II SiO2 Áp dụng quy tắc hóa trị: x . a = y . b → 1 x a = 2 x II → a = IV Vậy hóa trị của Si trong hợp chất SiO2 là IV → Gọi hóa trị của Cl là b Ta có CTC: II b CuCl2 Áp dụng quy tắc hóa trị: x . a = y . b → 1 x II = 2 x b → b = 2/II = I Vậy hóa trị của Cl trong hợp chất CuCl2 là I. à III I I II IV II II I FeCl3, Na2O, N2O5, Zn(OH)2 II. Quy tắc hóa trị 1. Quy tắc - Công thức chung: a b AxBy Ta có: x . a = y . b - Quy tắc hóa trị: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Biểu thức: x . a = y . b III II - Vd1: Al2O3 Ta có: 2 . III = 3 . II II I - Vd2: Ca(OH)2 Ta có: 1 . II = 2 . I 2. Vận dụng: a. Tính hóa trị của nguyên tố: + Bài tập 1: Tính hóa trị của Si trong hợp chất SiO2, biết Oxi có hóa trị II. Giải: → Gọi hóa trị của Si là a a II Ta có CTC: SiO2 Áp dụng quy tắc hóa trị: x . a = y . b → 1 . a = 2 . II → a = IV Vậy hóa trị của Si trong hợp chất SiO2 là IV. + Bài tập 2: Hãy tính nhẫm xem hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau là bao nhiêu: FeCl3, Na2O, N2O5, Zn(OH)2 Giải: III I I II V II II I FeCl3,Na2O,N2O5,Zn(OH)2 4. CỦNG CỐ (5’) - HS1: Hóa trị là gì? Nêu quy tắc hóa trị? Viết biểu thức quy tắc hóa trị? - GV: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Quy tắc hóa trị: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Biểu thức: x . a = y . b - HS2: làm bài tập 2a/37: Xác định hóa trị của các nguyên tố: - GV: a) KH: K có hóa trị I H2S: S có hóa trị II CH4: C có hóa trị IV (Vì H có hóa trị I) - HS3: làm bài tập 2b/37: Xác định hóa trị của các nguyên tố: - GV: b) FeO: Fe có hóa trị II Ag2O: Ag có hóa trị I SiO2: Si có hóa trị IV(Vì O có hóa trị II) - HS4 làm bài tập 3b/37: I II - GV: CTHH: K2SO4: Theo quy tắc hóa trị: 2 x I = 1 x II 5. DẶN DÒ: (1’) - Học bài. Học bảng 1-2 trang 42-43 sgk - Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 tr.37 sgk vào vở bài tập. - Đọc trước phần 2b. IV/ RÚT KINH NGHIỆM : 84: 85: --------------------------------------- Tuần 7 Ngày soạn: 15/9/12 Tiết 14 Ngày dạy: 27/9/12. Lớp dạy: 85 28/9/12. Lớp dạy: 84 Bài 10: HÓA TRỊ ( tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết lập CTHH của hợp chất (dựa vào hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử). 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập CTHH của chất và tính hóa trị của ngtố hoặc nhóm ngtử 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học. II. CHUẨN BỊ: - GVCB: Hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS nghiên cứu, bài tập.Bảng phụ - HSCB: Ôn lại bài hóa trị tiết trước và đọc trước bài ở nhà III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp:(1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (7’) - HS1: Hóa trị là gì? Nêu quy tắc hóa trị? Viết biểu thức quy tắc hóa trị? - GV: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. Quy tắc hóa trị: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. Biểu thức: x . a = y . b - HS2: Tính hóa trị của Al trong hợp chất AlCl3, biết Cl có hóa trị I? - GV: Al có hoá trị III 3. Bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về cách tính hóa trị của một nguyên tố. Hôm nay ch1ng ta sẽ tìm hiểu về cách lập CTHH của hợp chất theo hóa trị.(1’) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1 : Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị :(10’) - Treo bảng phụ có viết thí dụ 1 sgk tr.36 - Hướng dẫn HS về thí dụ 1. TD: Lập CTHH của hợp chất được cấu tạo bởi Na (I)& SO4 (II) Viết CTHH chung AD quy tắc hóa trị Chuyển thành tỷ lệ Viết CTHH của hợp chất → Vậy để lập CTHH của hợp chất, ta cần phải có mấy bước? - Nhận xét và cho HS ghi bài. I II → CTC: Nax(SO4)y → Theo quy tắc hóa trị: . a = . b . I = . II → Chuyển thành tỉ lệ: Chọn: = 2; = 1 → CTHH : Na2SO4 → Cần có 4 bước: Viết CTHH chung, AD quy tac hóa trị, chuyển thành tỷ lệ, viết CTHH của hợp chất. b. Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị Các bước để lập CTHH: 1) Viết công thức chung dạng: a b AxBy 2) Viết biểu thức quy tắc hóa trị: . a = . b 3) Chuyển thành tỷ lệ : Chọn: x = b = b’ y = a = a’ 4) Viết CTHH của hợp chất. Hoạt động 2: Bài tập áp dụng:(20’) - Đưa ra cac bài tập và gọi HS lên bảng làm - Gv hướng dẫn để HS nắm vững các bước lập CTHH Bài tập 1: Lập CTHH của hợp chất được cấu tạo bởi photpho có hóa trị V và oxi hóa trị II. Bài tập 2: Lập CTHH của hợp chất được tạo bởi nhôm (III) và SO4 (II). - Hướng dẫn HS kỹ năng lập CTHH nhanh và chính xác : hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại (chỉ số của các nguyên tố phải là con số được tối giản) Bài tập 3: Lập CTHH của các hợp chất gồm: a) Na (I) và S (II) b) Fe (III) và OH (I) c) Ca (II) và O (II) d) S (VI) và O (II) - GV sữa chữa và uốn nắn cho HS - Làm bài tập theo sự hướng dẫn của GV V II 1) CTHH chung: PxOy 2) Theo QTHT: x . V = y . II 3) Chuyển thành tỉ lệ: →Chọn: x = 5, y = 2 4) CTHH của hợp chất: P2O5 III II 1) CTHH chung: Alx(SO4)y 2) Theo QTHT: x . III = y . II 3) Chuyển thành tỉ lệ: → Chọn : x = 3, y = 2 4) CTHH: Al2(SO4)3 - Chú ý và ghi nhớ - Giải: → Na2S → Fe(OH)3 → CaO → SO3 II. Bài tập áp dụng Bài tập 1: ở hoạt động GV Giải: V II 1)CTHH : PxOy 2) Theo QTHT: x . V = y . II 3)Chuyển thành tỉ lệ →Chọn: x =5, y = 2 4) CTHH của hợp chất: P2O5 Bài tập 2: ở hoạt động GV Giải: III II 1) CTC: Alx(SO4)y 2) Theo QTHT: x . III = y . II 3)Chuyển thành tỉ lệ Chọn : x = 3, y = 2 4)CTHH: Al2(SO4)3 Ä Lưu ý: hóa trị của nguyên tố này sẽ là chỉ số của nguyên tố kia và ngược lại (chỉ số của các nguyên tố phải là con số được tối giản) 4. CỦNG CỐ :(5’) - HS1: Nêu các bước lập CTHH của hợp chất? a b - GV: 1) Viết công thức chung dạng: AxBy 2) Viết biểu thức quy tắc hóa trị: . a = . b 3) Chuyển thành tỷ lệ : Chọn: x = b = b’, y = a = a’ 4) Viết CTHH của hợp chất. - Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài 5/38: a) Lập CTHH: P(III) và H C(IV) và S(II) Fe(III) và O(II) B1: CTHH dạng chung: III I PxHy IV II CxSy III II FexOy B2: Theo quy tắc hóa trị x . II = y . I x . IV = y . II x . III = y . II B3: Chuyển thành tỉ lệ B4: CTHH của hợp chất PH3 CS2 Fe2O3 b) Lập CTHH Na(I) ; (OH) Cu(II);SO4(II) Ca(II); NO3(I) B1: CTHH dạng chung: I I NaxOHy II II Cux(SO4)y II I Cax(NO3)y B2: Theo quy tắc hóa trị x . I = y . I X . II = y . II x . II = y . I B3: Chuyển thành tỉ lệ B4: CTHH của hợp chất NaOH CuSO4 Ca(NO3)2 Bài 7/38: CTHH phù hợp với hóa trị IV của Nitơ là: NO2 Bài 8/38: a) Hóa trị của Ba là (II), PO4 là (III) b) CTHH đúng là: Ba3(PO4)2 vì theo quy tắc hóa trị: 3 x II = 2 x III 5. DẶN DÒ: (1’) - Học bài. Học bảng 1-2 trang 42-43 sgk - Làm các bài tập 5, 6, 7, 8 tr.38 sgk vào vở bài tập. - Đọc bài đọc thêm - Ôn lại toàn bộ bài 10 và làm các bài tập ở bài luyện tập. IV/ RÚT KINH NGHIỆM : 84: 85:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHOA 8 3 COT TU TIET 11-14.doc