Tuần: 08 Tiết: 16
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN HÓA 8
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Chương 1: Chất – nguyên tử - phân tử
+ Chất
+ Nguyên tử
+ Nguyên tố hóa học
+ Đơn chất và họp chất – phân tử
+ Công thức hóa học
+ Hóa trị
b. Kĩ năng:
Phân biệt Đơn chất, hợp chất; nguyên tử và phân tử
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của chất
Tính hóa trị của nguyên tố
c. Thái độ
a). Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
b). Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra .
2. Chuẩn bị
a, Chuẩn bị của HS: nội dung kiến thức từ đầu học kỳ
8 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 15 và 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy : ...............
Tuần: 08 - Tiết: 15
Bài 11: BÀI LUYỆN TẬP 2
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Ôn tập về công thức của đơn chất và hợp chất
- Củng cố về cách lập CTHH, cách tính phân tử khối của chất
- Củng cố bài tập xác định hóa trị của nguyên tố.
b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học.
c. Thái độ: Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi viết công thức hóa học, xác định hóa trị và giáo dục thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.
2. CHẨN BỊ :
- GVCB: Hệ thống câu hỏi, bài tập và bài giải. Bảng phụ
- HSCB: Ôn lại kiến thức về CTHH, ý nghĩa của CTHH, hóa trị.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra bài cũ: (7’)
Hãy lập CTHH của Al (III) với O (II); Ca (II) với NO3
Nêu quy tắc hóa trị
Xác định hóa trị của Fe, Zn, P trong hợp chất: Fe2O3; ZnO; P2O5
ĐA: - Al2O3, Ca(NO3)2
- Quy tắc hóa trị: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
- Fe (III), Zn (II), P (V)
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ :(10’)
- Yêu cầu Hs nhắc lại :
+ Công thức chung của đơn chất và hợp chất.
+ Hóa trị là gì?
+ Quy tắc hóa trị?
+ Quy tắc hóa trị được vận dụng để làm những lọai bài tập nào?
+ TD 1: Tính hóa trị của F trong CTHH:
III b?
AlF3
+ TD 2: Tính hóa trị của Fe trong CTHH: a? II
Fe2(SO4)3
II II
+ TD 3: Lập CTHH: CuxOy
III I
+TD 4: Lập CTHH: Fex(NO3)y
- Nhắc lại:
→+ CT đơn chất: Ax
+ Hợp chất: AxBy hoặc AxByCz
→ Là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
→ Trong CTHH, tích chỉ số và hóa trị nguyên tố này = tích chỉ số và hóa trị nguyên tố kia.
→ + Tính hóa trị của nguyên tố
+ Lập CTHH
→ ADQTHT: 1 x III = 3 x b
→
Vậy hóa trị của F là: I
→ ADQTHT: 2 x a = 3 x 2
→ a = 3x2/2 = 3
→ Vậy Fe có hóa trị III
→ x . II = y . II
→
Chọn: x = 1, y = 1
→ CTHH: CuO
→ x . III = y . I
→
Chọn : x = 1, y = 3
→ CTHH: Fe(NO3)3
I. Kiến thức cần nhớ
SGK
Hoạt động 2: Bài tập:(26’)
- GV đưa ra các bài tập gọi HS lên bảng làm và cho điểm HS là tốt, đồng thời động viên những HS làm chua được cố gắng hơn.
- Bài tập 4/41sgk:
1) Lập CTHH và tính phân tử khối của các hợp chất:
a. K (I) và Cl (I)
b. K (I) và SO4 (II)
c. Ba (II) và Cl (I)
d. Ba (II) và SO4 (II)
e. Al (III) và Cl (I)
f. Al (III) và SO4 (II)
2) Tính phân tử khối của những hợp chất trên?
Bài tập:
- GV treo bảng phụ bài tập sau:
Cho các CTHH sau: AlCl4 , Al(NO3)3 , Al2O3 , Al3(SO4)2 , Al(OH)2. Hãy cho biết CTHH nào đúng? CTHH nào sai? Tại sao và sửa lại cho đúng?
- Gọi HS lên bảng làm bài tập
+ Bài tập 1/41sgk: Tính hóa trị của Cu, Si, P, Fe trong CTHH: Cu(OH)2, PCl5, SiO2, Fe(NO3)3
- HD HS AD QTHT. Tính nhẩm:
a b
AxBy
+ Bài tập 2/41sgk: Cho CTHH: XO, YH3. Hãy chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y
A. XY3 B. X3Y
C. X2Y3 D. X3Y2
E. XY
+ Bài tập 3/41sgk: Theo CT Fe2O3 thì Fe có hóa trị mấy? Chon CTHH đúng của hợp chất gồm có: Fe và SO4. Chọn câu trả lời đúng sgk.
- GV nhận xét, sửa chữa và cho điểm HS.
- Lên bảng làm bài tập, HS khác theo dõi nhận xét
- Bài tập 4/41sgk:
1) Lập CTHH:
a. KxCly
→ x . I = y . I
→ Chọn: x = 1; y = 1
→ CTHH: KCl
b. Giải tương tự câu a: K2SO4
c. BaCl2
d. BaSO4
e. AlCl3
f. Al2(SO4)3
2) PTK =
+ PTK KCl = 39+35,5 = 74,5
+ PTK K2SO4
= 39 x 2 + 32 + 16 x 4 = 174
+ PTK BaCl2 = 137 + 35,5 x 2
= 208
+ PTK BaSO4= 137+ 32 +16x4
= 233
+ PTK AlCl3 = 27 + 35,5 x 3
= 133,5
+ PTK Al2(SO4)3
= 27x2 + (32+16x4)x3 = 342
- HS suy nghĩa và làm bài:
→ CT đúng: Al2O3; Al(NO3)3
→ CT sai: AlCl4 , Al(OH)2 , Al3(SO4)2 , Al(OH)2. Vì không đúng theo quy tắc hóa trị.
→ Sửa lại: AlCl3 , Al2(SO4)3 , Al(OH)3
- Làm bài tập:
a) a? I
Cu(OH)2
AD: 1 x a = 2 x I
→
Vậy Cu trong CT Cu(OH)2 có hóa trị II.
b) Trong CT PCl5: P hóa trị V
c) Trong CT SiO2: Si hóa trị IV
d) Trong CT Fe(NO3)3: Fe (III)
→ Trong CT XO: X hóa trị II
Trong CT YH3: Y hóa trị III
Vậy CTHH của XY là: X3Y2
→ Vậy câu D đúng.
→ Trong CT Fe2O3 thì Fe (III)
CT của Fe và SO4: Fe2(SO4)3
Câu D đúng
II. Bài tập
- Bài tập 4/41sgk:
1) Lập CTHH:
a. KCl
b. K2SO4
c. BaCl2
d. BaSO4
e. AlCl3
f. Al2(SO4)3
Bài tập:
- CT đúng: Al2O3; Al(NO3)3
- CT sai: AlCl4, Al(OH)2, Al3(SO4)2 , Al(OH)2. Vì không đúng theo quy tắc hóa trị
- Sửa lại: AlCl3, Al2(SO4)3,Al(OH)3
Bài tập 1/41sgk:
a)Trong Cu(OH)2 Cu có hóa trị II.
b) Trong CT PCl5: P hóa trị V
c) Trong CT SiO2: Si hóa trị IV
d) Trong CT Fe(NO3)3: Fe (III)
Bài tập 2/41sgk:
Câu D đúng
Bài tập 3/41sgk:
Trong CT Fe2O3 thì Fe có hóa trị III.
CT của Fe và SO4 là: Fe2(SO4)3
→ Vậy câu D đúng
d. Củng cố
e. Dặn dò:1’
- Ôn tập các khái niệm: chất tinh khiết, hỗn hợp, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, phân tử, nguyên tố hóa học, hóa trị.
- Các bài tập:+ Lập CTHH của 1 chất dựa vào hóa trị
+ Tính hóa trị của 1 nguyên tố
+ Tính phân tử khối của 1 chất
- Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
f. Rút kinh nghiệm
-----------------------------------------
Ngày soạn: ...........
Ngày dạy : ............
Tuần: 08 Tiết: 16
KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN HÓA 8
1. Mục tiêu
a. Kiến thức:
- Chương 1: Chất – nguyên tử - phân tử
+ Chất
+ Nguyên tử
+ Nguyên tố hóa học
+ Đơn chất và họp chất – phân tử
+ Công thức hóa học
+ Hóa trị
b. Kĩ năng:
Phân biệt Đơn chất, hợp chất; nguyên tử và phân tử
Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của chất
Tính hóa trị của nguyên tố
c. Thái độ
a). Xây dựng lòng tin và tính quyết đoán của học sinh khi giải quyết vấn đề.
b). Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc khi làm bài kiểm tra .
2. Chuẩn bị
a, Chuẩn bị của HS: nội dung kiến thức từ đầu học kỳ
b, Chuẩn bị của GV:
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Nội dung
Mức độ nhận thức
Cộng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chất
- Nhận biết vật thể và chất
Số câu
Số điểm
Câu 1
1,0 điểm
(100 % )
1 câu
1điểm
(10%)
Nguyên tố hóa học
Xác định nguyên tố hóa học dựa vào nguyên tử khối
Số câu
Số điểm
Câu 3
2 điểm
(100%)
1 câu
2 điểm
(20%)
Đơn chất và hợp chất – phân tử
Nêu được KN đơn chất và hợp chất
Phân biệt được đơn chất và hợp chất
Số câu
Số điểm
Câu 4a
2 điểm
(67%)
Câu 4b
1 điểm
(33%)
1 câu
3 điểm (30%)
Hoá trị
Nêu được khái niệm hoá trị
Tìm hóa trị của nguyên tố
Lập công thức hoá học của hợp chất dựa vào hoá trị
Số câu
Số điểm
Câu 2a
1 điểm
(25%)
Câu 2b
1 điểm
(25%)
Câu 5
2 điểm
(50 %)
2 câu
4 điểm
(40%)
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2 câu
4 điểm
(40 %)
1 câu
2 điểm
(20 %)
2 câu
4 điểm
(40 %)
5 câu
10 điểm
(100%)
B. ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1: (1 điểm)
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các từ in đậm dưới đây:
a) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
b) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su
Câu 2: (2 điểm)
a) Hoá trị là gì?
b) Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2S; NH3; NO3; N2O5
Cho biết : H hóa trị (I) và O hóa trị (II)
Câu 3: (2 điểm)
Nguyên tử A nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của A và cho biết A thuộc nguyên tố nào ? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Câu 4: (3 điểm)
a) Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?
b) Hãy phân loại chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong số các chất sau: CaO, H2O, H2, O2, Na2O, NH3 , CuSO4, Cl2, S, P?
Câu 5: (2 điểm)
Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất gồm: Cu (II) và Cl (I)
Cho biết Nguyên tử khối của Nitơ (N) = 14 đvC, Silic (Si) = 28 đvC, Cacbon (C) = 12 đvC, sắt (Fe) = 56 đvC, đồng (Cu) = 64 đvC, clo (Cl)= 35,5 đvC
C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Biểu điểm
1
a) Vật thể là dây điện, chất là đồng và chất dẻo.
b) Vật thể là xe đạp, chất là sắt, nhôm, cao su...
0,5 đ
0,5 đ
2
a) Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
b) H2S --> S (II)
NH3 --> N (III)
NO3 --> N (VI)
N2O5 --> N (V)
1,0 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
3
Nguyên tử khối A = 2 x Nguyên tử khối N = 2. 14 = 28 đvC
à A là nguyên tố Silic, kí hiệu hóa học Si
1,0 đ
1,0 đ
4
a) Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học
Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên.
b) Đơn chất gồm H2 , O2 , Cl2 , S, P
Hợp chất gồm CaO, H2O, Na2O, NH3 , CuSO4
1,0 đ
1,0 đ
0,5 đ
0,5 đ
5
* Công thức chung: CuxCly
Áp dụng quy tắc hoá trị ta có: II . x = I . y
Chuyển đổi: x/y = I/II
Chọn x = 1, y = 2
Công thức hóa học: CuCl2
* Phân tử khối của CuCl2 = 64 + 35,5 . 2 = 64 + 71 = 135 đvC
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
1,0 đ
3. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC
Ổn định lớp
Tổ chức kiểm tra
GV: phát bài kiểm tra cho HS làm bài và theo dõi HS làm bài.
HS: nghiêm túc làm bài
- Hết giờ GV thu bài
Dặn dò
Rút kinh nghiệm
Hoï vaø teân : ... KIEÅM TRA VIEÁT
LÔÙP : 8/ MOÂN : HOAÙ – KHOÁI 8
Thôøi gian : 45 phuùt
Ñieåm
Lôøi pheâ
ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (1 điểm)
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các từ in đậm dưới đây:
a) Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.
b) Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su
Câu 2: (2 điểm)
a) Hoá trị là gì?
b) Xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2S; NH3; NO3; N2O5
Cho biết : H hóa trị (I) và O hóa trị (II)
Câu 3: (2 điểm)
Nguyên tử A nặng gấp hai lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối của A và cho biết A thuộc nguyên tố nào ? Viết kí hiệu hóa học của nguyên tố đó.
Câu 4: (3 điểm)
a) Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?
b) Hãy phân loại chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất trong số các chất sau: CaO, H2O, H2, O2, Na2O, NH3 , CuSO4, Cl2, S, P?
Câu 5: (2 điểm)
Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của hợp chất gồm: Cu (II) và Cl (I)
Cho biết Nguyên tử khối của Nitơ (N) = 14 đvC, Silic (Si) = 28 đvC, Cacbon (C) = 12 đvC, sắt (Fe) = 56 đvC, đồng (Cu) = 64 đvC, clo (Cl)= 35,5 đvC
BÀI LÀM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 15 va 16- Kiem tra viet 1.doc