Cho biết: Hình vẽ nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS cho biết về cách biến đổi qua từng giai đoạn cụ thể.
+ Nước đá tan ra thì tạo thành nước ở thể nào?
+ Nước lỏng khi đun sôi thì tạo thành nước ở thể gì? Quá trình này gọi là gì?
+ Muốn nước lỏng thành nước đá thì phải qua quá trình nào?
+ Muốn hơi nước chuyển về nước lỏng thì phải qua quá trình nào?
- GV nhận xét và giảng giải
- Đặt câu hỏi:
+ Nước lỏng, nước đá, hơi nước cỏ phải là nước không?
+ Vậy: Trong các quá trình trên, có sự thay đổi về trạng thái và chất hay không?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm: Hòa tan muối ăn vào trong nước, sau đó đun nóng hỗn hợp muối ăn và nước.
- Yêu cầu HS ghi sơ đồ quá trình biến đổi và nhận xét sự biến đổi trạng thái và chất.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 17 Bài 12: Sự biến đổi chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy: 18 tháng 10 năm 2010
Lớp dạy:8a4, 8a3 Tiết 17 – Tuần 9
CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Hiện tượng vật lý là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác
Hiện tượng hóa học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng thí nghiệm, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
Phân biệt được hiện tượng vật lý và các hiện tượng hóa học
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận khi thực hành thí nghiệm, cẩn thận khi tiếp xúc với hóa chất và giáo dục thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.
II .Moät soá vaán ñeà caàn löu yù
1.Phöông phaùp:laøm thí nghieäm, vaán ñaùp, thuyeát trình, quan saùt
2.Chuaån bò:
- GVCB: Chuẩn bị dụng cụ hóa chất làm thí nghiệm: đun nước muối, đốt cháy đường
+ Hóa chất: Bột sắt, bột lưu hùynh, đường, muối ăn, nước cất
+ Dụng cụ: Đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, ống nghiệm, cốc và chậu thủy tinh
- HSCB: Xem các thí nghiệm trước ở nhà.
3.Troïng taâm:khái niệm về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
Phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp:(1’)
Mở bài: (1’)
Như chúng ta thấy trong cuộc sống, các chất luôn tác dụng với nhau (hay còn gọi là phản ứng). Chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về những phản ứng của các chất. Trước hết cần xem với chất có thể xảy ra những biến đổi gì, thuộc loại hiện tượng nào?
Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: I. Hiện tượng vật lý :(15’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ H2.1sgk
Cho biết: Hình vẽ nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS cho biết về cách biến đổi qua từng giai đoạn cụ thể.
+ Nước đá tan ra thì tạo thành nước ở thể nào?
+ Nước lỏng khi đun sôi thì tạo thành nước ở thể gì? Quá trình này gọi là gì?
+ Muốn nước lỏng thành nước đá thì phải qua quá trình nào?
+ Muốn hơi nước chuyển về nước lỏng thì phải qua quá trình nào?
- GV nhận xét và giảng giải
- Đặt câu hỏi:
+ Nước lỏng, nước đá, hơi nước cỏ phải là nước không?
+ Vậy: Trong các quá trình trên, có sự thay đổi về trạng thái và chất hay không?
- Hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm: Hòa tan muối ăn vào trong nước, sau đó đun nóng hỗn hợp muối ăn và nước.
- Yêu cầu HS ghi sơ đồ quá trình biến đổi và nhận xét sự biến đổi trạng thái và chất.
→ Các quá trình biến đổi như trên gọi là hiện tượng vật lý.
- Yêu cầu HS rút ra khái niệm hiện trượng vật lý.
- Quan sát hình vẽ và trả lời
Nước Nước Nước
(rắn) (lỏng) (khí)
- Trả lời:
chảy
→ Nước đá Nước lỏng
Bay hơi
→ Nước lỏng Hơi nước
đông đặc
→ Nước lỏng Nước đá
ngưng tụ
→ Hơi nước Nước lỏng
→ Tất cả đều là nước
→ Trong các quá trình trên, có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất.
- Tìm hiểu và ghi lại sơ đồ:
hòa tan vào nước
to
Muối ăn Nước muối
(rắn) (lỏng)
→ Có sự biến đổi về trạng thái nhưng không có sự biến đổi về chất.
- Rút ra kết luận.
- Quan sát:
Nước Nước Nước
(rắn) (lỏng) (khí)
- Nhận xét: Không có sự biến đổi chất.
Muối ăn Nước muối
(rắn) (lỏng)
- Nhận xét: Không có sự biến đổi chất.
ò Kết luận: Khi chất bị biến đổi nhưng vẫn còn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lý.
b. Hoạt động 2: II. Hiện tượng hóa học (20’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
ò Thí nghiệm 1: GV biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát, ghi lại hiện tượng xảy ra.
- Lấy 1 ít bột sắt và bột lưu huỳnh cho vào chén sứ trộn đều.
→ Hỏi: Màu sắc sủa chất có thay đổi không? Thay đổi như thế nào?
- Chia hỗn hợp làm 2 phần:
+ Phần 1: đưa nam châm lại gần hỗn hợp.
→ Hỏi: Em thấy hiện tượng gì xảy ra?
→ Vậy Fe và S sau TN về bản chất có khác gì so với ban đầu không?
+ Phần 2: Đổ hỗn hợp vào ống nghiệm, đun nóng.
→ Yêu cầu HS cho biết hiện tượng?
+ Đưa nam châm lại gần chất màu xám đó. → Hiện tượng ntn?
- GV thông báo: Sau thí nghiệm ở phần 2, Fe và S không còn như ban đầu mà đã tạo thành chất mới, đó là sắt (II) sunfua, chính là do Fe phản ứng với S tạo ra.
- Yêu cầu HS rút ra KL.
→ Vậy đây có phải là hiện tượng vật lý không?
ò Thí nghiệm 2:
- GV biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát.
- Cho đường vào ống nghiệm, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
- Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng
- Thông báo: vậy khi đun nóng đường đã chuyển thành than và hơi nước.
→ Vậy quá trình này có phải là hiện tượng vật lý không? Tại sao?
→ Những quá trình này là hiện tượng hóa học. Vậy thế nào là hiệng tượng hóa học?
- Hỏi: Muốn phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ta dựa vào dấu hiệu nào?
- Nhận xét và chốt lại nội dung trọng tâm.
ò Thí nghiệm 1: HS đọc thí nghiệm sgk và quan sát thí nghiệm GV biểu diễn và nhận xét hiện tượng xảy ra.
Bột Fe + Bột S
(màu đen) (màu vàng)
→ Màu vàng của S và màu đen của Fe đã trộn lẫn vào nhau.
→ Sắt bị nam châm hút ra khỏi hỗn hợp.
→ Không có sự thay đổi
→ Hỗn hợp sau khi đun nóng tạo thành chất rắn màu xám.
→ Không bị nam hút.
→ Có sự biến đổi chất
→ Không phải.
ò Thí nghiệm 2:
- Đọc thí ngiệm sgk và quan sát thí nghiệm do Gv biểu diễn, quan sát và nhận xét hiện tượng.
→ Đường màu trắng chuyển thành màu đen (đó là than) và trên thành ống nghiệm có những giọt nước đọng lại.
→ Không phải hiện tượng vật lý. Vì có sự tạo thành chất mới.
→ Là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất mới.
→ Dựa vào dấu hiệu có hay không có sự tạo thành chất mới.
ò Thí nghiệm 1:
đun nóng
Bột Fe + Bột S
Sắt (II) sunfua (FeS)
- Nhận xét: Có sự biến đổi chất.
ò Thí nghiệm 2:
đun
Đường Than+Nước
- Nhận xét: Có sự biến đổi chất.
ò Kết luận: Khi chất bị biến đổi có tạo ra chất khác, gọi là hiện tượng hóa học.
IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ:(7’)
Hỏi: 1. Thế nào là hiện tượng vật lý? Thế nào là hiện tượng hóa học?
2. Dấu hiệu nào để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
3. Làm bài tập 2 và 3/47 sgk
Bài tập 3/47sgk:
- Khi đốt nến, nến chảy lỏng thấm vào bấc. → HTVL
- Sau đó, nến lỏng chuyển thành nến hơi. → HTVL
- Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí CO2 và H2O hơi → HTHH
V. DẶN DÒ: (1’)
- Học bài
- Làm các bài tập 1, 2, 3 trang 47 sgk vào vở bài tập.
- Đọc bài 13: Phản ứng hóa học.
[ RÚT KINH NGHIỆM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 17_Bai 12_Su bien doi chat.doc