- Cho HS đọc sgk và yêu cầu HS dựa vào sgk nêu dịnh nghĩa phản ứng hóa học.
- Giảng giải: Trong 1 PƯHH thì phải có chất ban đầu bị biến dổi và chất mới được tạo thành.
+ Vậy chất ban đầu bị biến đổi được gọi là gì?
+ Chất mới sinh ra được gọi là gì?
- Yêu cầu HS đọc lại Bài tập 2a/47sgk
- Hướng dẫn HS viết PTPƯ chữ: Khi viết PTPƯ thì: viết tên các chất phản ứng trước → Tên các sản phẩm sau (ở giữa có dấu →)
- Nhấn mạnh với HS: dấu (+) ở trước phản ứng có nghĩa là: “phản ứng với, tác dụng với”; dấu → : “tạo ra, tạo thành”.
- Hướng dẫn HS viết PTPƯ đun nóng đường.
+ Chất tham gia PƯ là chất nào?
+ Sản phẩm là chất nào?
- Giảng: Phản ứng mà chỉ có 1 chất tham gia phản ứng thì khống đọc dấu (→) là tạo thành nữa mà đọc là “phân hủy”, dấu (+) phía sau phản ứng đọc là “và”.
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 18 Bài 13: Phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy:22 tháng 10 năm 2010
Lớp dạy:8a4,8a3 Tiết 18 – Tuần 9
Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được phản ứng hóa học là một quá trình biến đổi chất này thành chất khác.
- Biết được bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ. Qua việc viết được phương trình chữ, HS phân biệt được các chất tham gia phản ứng và tạo thành 1 phản ứng hóa học.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.
II .Moät soá vaán ñeà caàn löu yù
1.Phöông phaùp:laøm thí nghieäm, vaán ñaùp, thuyeát trình, quan saùt
2.Chuaån bò:
- GVCB: Tranh vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra phân tử nước.
- HSCB: Đọc bài ở nhà.
3.Troïng taâm:phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác
Biết bàn chất của phản ứng hóa học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra bài cũ:(7’)
Thế nào là hiện tượng vật lý? Lấy ví dụ.
Thế nào là hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ.
Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học?
Mở bài(1’)
Các em đã biết, chất có thể bị biến đổi thành chất khác. Quá trình đó gọi là gì, trong đó có gì thay đổi, khi nào thì xảy ra, dựa vào đâu mà biết được? Những nội dung này, hôm nay chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu.
Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: I. Định nghĩa:(10’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Cho HS đọc sgk và yêu cầu HS dựa vào sgk nêu dịnh nghĩa phản ứng hóa học.
- Giảng giải: Trong 1 PƯHH thì phải có chất ban đầu bị biến dổi và chất mới được tạo thành.
+ Vậy chất ban đầu bị biến đổi được gọi là gì?
+ Chất mới sinh ra được gọi là gì?
- Yêu cầu HS đọc lại Bài tập 2a/47sgk
- Hướng dẫn HS viết PTPƯ chữ: Khi viết PTPƯ thì: viết tên các chất phản ứng trước → Tên các sản phẩm sau (ở giữa có dấu →)
- Nhấn mạnh với HS: dấu (+) ở trước phản ứng có nghĩa là: “phản ứng với, tác dụng với”; dấu → : “tạo ra, tạo thành”.
- Hướng dẫn HS viết PTPƯ đun nóng đường.
+ Chất tham gia PƯ là chất nào?
+ Sản phẩm là chất nào?
- Giảng: Phản ứng mà chỉ có 1 chất tham gia phản ứng thì khống đọc dấu (→) là tạo thành nữa mà đọc là “phân hủy”, dấu (+) phía sau phản ứng đọc là “và”.
- Thông báo: Trong PƯ phân hủy, trong quá trình phản ứng, lượng chất pản ứng giảm dần, lượng sản phẩm tăng dần.
- Yêu cầu HS đọc phản ứng:
Kẽm + Axit clohiđric → Khí hiđro + Kẽm clorua
- Viết PƯ chữ của PƯ: khí hiđro phản ứng với khí oxi sinh ra nước
- Đọc sgk và nêu được định nghĩa phản ứng hóa học.
→ gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia)
→ gọi là sản phẩm ( hay chất tạo thành)
- Lưu huỳnh tác dụng với oxi tạo ra lưu huỳnh đioxit
- Viết PTPƯ:
Lưu huỳnh + Oxi → Lưu huỳnh đioxit.
to
- Đường → Than + Nước
- Đường phân hủy thành than và nước.
- Đọc là:
→ Kẽm tác dụng với axit clohiđric tạo thành khí hiđro và kẽm clorua.
→ Khí hiđro + Khí oxi → Nước
Quá trình biến đổi chất này thành chất khác gọi là PƯHH.
- Chất ban đầu gọi là chất tham gia phản ứng.
- Chất mới sinh ra gọi là sản phẩm hay chất tạo thành.
Vd:Lưu huỳnh + Khí oxi
→ Lưu huỳnh đioxit
Sơ đồ:
Tên chất pư → Tên sản phẩm
Vd: to
- Đường → Than + Nước
b. Hoạt động 2: II. Diễn biến của phản ứng hóa học:(10’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Treo sơ đồ H2.5
- Yêu cầu HS quan sát H2.5: Sơ đồ tượng trưng cho PƯHH giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước.
- Đặt câu hỏi:
+ Trước phản ứng (hình a) có những phân tử nào? Có các nguyên tử nào liên kết với nhau ?
+ Ở hình b, các nguyên tử nào liên kết với nhau? So sánh số nguyên tử H và O ở hình a và b?
+ Sau phản ứng c có các phân tử nào? Các nguyên tử nào liên kết với nhau?
- Yêu cầu HS so sánh chất tham gia (H. a) và sản phẩm (H. c) về:
+ Số nguyên tử H và O ở a và c có thay đổi không?
+ Liên kết trong phân tử ở hình a và c có gì khác?
- Vậy nguyên tử được bảo tòan.
- Yêu cầu HS từ những điều trên hãy rút ra kết luận về bản chất của PƯHH.
- Quan sát hình
- Trả lời:
→ + Trước phản ứng có 2 phân tử H2 và 1 phân tử O2.
+ Có 2H lk →1phân tử H2.
+Có 2O lk → 1phân tử O2.
→ Không có nguyên tử nào liên kết với nhau.
→ Số nguyên tử H và O ở a và b là như nhau.
→ Có 2 phân tử H2O tạo thành
→ Có 1O:2H
→ Số nguyên tử H, O không thay đổi.
→ Liên kết giữa các nguyên tử có sự thay đổi.
- Rút ra kết luận
Trong các PƯHH, có sự thay đổi về liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến thành phân tử khác.
c. Hoạt động 3: III. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra:(10’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- GV biểu diễn thí nghiệm: Zn+HCl, yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng phản ứng.
(Chú ý: Khi cho Zn+HCl, khi Zn tiếp xúc với HCl thì pư bắt đầu xảy ra)
→ Vậy qua TN này, ta thấy muốn cho phản ứng xảy ra ta cần có những điều kiện gì?
- Thông báo: Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dể dàng và nhanh hơn (vd: các chất dạng bột p.ư nhanh hơn dạng lá)
- Đặt vấn đề:
+ Nếu để than trong không khí, than có tự bốc cháy không?
+ Muốn phân hủy đường thành than thì làm thế nào?
→ Rút ra kết luận?
(chú ý: 1 số p.ư không cần đun nóng)
- Liên hệ: Khi làm cơm rượu, cần phải có điều kiện gì?
+ Vậy men rượu đóng vai trò gì trong quá trình này?
→ Kết luận?
(Vd thêm: Khi ăn thức ăn →thức ăn vào hệ tiêu hóa bị enzim biến đổi: enzim là chất xúc tác)
- Quan sát kỹ TN GV biểu diễn và nêu hiện tượng phản ứng:
+ Có sủi bọt khí
+ Miếng Zn nhỏ dần
→ Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau.
→ Không thể
→ Đun nóng đến 1 nhiệt độ thích hợp
→ ĐK: Cung cấp nhiệt độ thích hợp
→ Cần có men rượu
→ Là chất xúc tác
→ Một số p.ư muốn xảy ra phải có chất xúc tác.
- Các chất tham gia phản ứng phải tiếp xúc với nhau
- Một số phản ứng, cần đun nóng đến 1 nhiệt độ thích hợp
- Một số p.ư muốn xảy ra phải có chất xúc tác
IV. CỦNG CỐ - ĐÁNH GIÁ(4’)
- GV đặt câu hỏi, gọi HS trả lời:
1. Phản ứng hóa họa là gì? Viết sơ đồ chung của PƯHH.
2. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra?
3. HD HS làm bài tập:
Bài tập 4/50sgk: “Trước khi cháy chất parafin ở thể rắn, còn khi cháy ở thể hơi. Các phân tử parafin phản ứng với các phân tử khí oxi”.
V. DẶN DÒ: (1’)
- Học bài
- Làm các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 50 sgk vào vở bài tập.
- Đọc bài 13: Phản ứng hóa học (tiếp theo)
[ RÚT KINH NGHIỆM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 18_Bai 13_Phan ung hoa hoc.doc