Giáo án Hóa học 8 - Tiết 19 Bài 13: Phản ứng hóa học

- Yêu cầu HS nhớ lại TN: lưu huỳnh + sắt. Hỏi:

+ Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh đã xảy ra hiện tượng gì?

+ Quan sát H2.6sgk, phản ứng: Zn + HCl có hiện tượng gì?

+ Vậy em có nhận xét gì qua 2 phản ứng trên?

 + Chất mới sinh ra có tính chất giống hay khác so với chất ban đầu?

+ Vậy dựa vào đâu để có thể nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra?

- Yêu cầu HS nhớ lại phản ứng phân hủy đường, cho biết màu sắc chất phản ứng và sản phẩm?

- Yêu cầu HS nhận xét về trạng thái của chất phản ứng và sản phầm của PƯHH giữa Fe + S ?

 

doc2 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 19 Bài 13: Phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:21 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy: 25 tháng 10 năm 2010 Lớp dạy:8a4, 8a3 Tiết 19 – Tuần 10 Bài 13: PHẢN ỨNG HÓA HỌC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết được các điều kiện để có phản ứng hóa học. - Biết các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hóa học có xảy ra không. 2. Kỹ năng: Tiếp tục củng cố cách viết phương trình chữ, khả năng phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học. II. Moät soá vaán ñeà caàn löu yù : 1.Chuaån bò - GVCB: Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất - HSCB: Ôn tập kiến thức về phản ứng hóa học. 2.Troïng taâm:Bieát caùc daáu hieäu nhaän bieát coù phaûn öùng hoùa hoïc xaûy ra 3.Phöông phaùp: vaán ñaùp, ñaøm thoaïi, thöïc haønh thí nghieäm III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp(1’) Kiểm tra bài cũ:(7’) Thế nào là phản ứng hóa học. Viết phương trình chữ của phản ứng: + Nhôm phản ứng với khí oxi tạo ra nhôm oxit. + Than cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbonic. Nêu diễn biến của phản ứng hóa học hiđro tác dụng với oxi sinh ra nước. Khi nào phản ứng hóa học xảy ra? Mở bài: Chúng ta đã biết được những điều kiện để PƯHH xảy ra, vậy làm thế nào để nhận biết được có PƯHH xảy ra?(1’) Các hoạt động: a. Hoạt động 1: (15’)I. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG - Yêu cầu HS nhớ lại TN: lưu huỳnh + sắt. Hỏi: + Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh đã xảy ra hiện tượng gì? + Quan sát H2.6sgk, phản ứng: Zn + HCl có hiện tượng gì? + Vậy em có nhận xét gì qua 2 phản ứng trên? + Chất mới sinh ra có tính chất giống hay khác so với chất ban đầu? + Vậy dựa vào đâu để có thể nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra? - Yêu cầu HS nhớ lại phản ứng phân hủy đường, cho biết màu sắc chất phản ứng và sản phẩm? - Yêu cầu HS nhận xét về trạng thái của chất phản ứng và sản phầm của PƯHH giữa Fe + S ? - Hỏi: Khi cho vôi bột vàonước có hiện tượng gì? Có PƯHH xảy ra không? - Khi đốt nến cháy thì có hiện tượng như thế nào? - Yêu cầu HS rút ra kết luận. → Hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám là sắt (II) sunfua. → Có hiện tượng sủi bọt khí do sinh ra khí hiđro. → Chất ban đầu đã bị biến đổi sinh ra chất mới. → Có tính chất khác so với chất ban đầu. → Có xuất hiện chất mới có tính chất khác so với chất ban đầu. → Đường màu trắng bị phân hủy thành than màu đen và H2O → Fe + S ở dạng bột, sau phản ứng sinh ra chất rắn. → Vôi bột tan trong nước. Có phản ứng hóa học xảy ra. → Nến tỏa nhiệt và phát sáng. → Vậy còn có thể dựa vào màu sắc, tính tan, trạng thái và sự tỏa nhiệt để nhận biết PƯHH xảy ra - Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác so với chất phản ứng. - Có thể dựa vào một số dấu hiệu khác: + Màu sắc + Tính tan + Sự tỏa nhiệt và phát sáng b. Hoạt động 2: II. Luyên tập – củng cố:(20’) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG - Treo bảng phụ bài tập 1, gọi HS đọc. - Gọi 2 HS lên bảng viết. - Gọi HS đọc đề bài tập 5sgk, hướng dẫn và cho HS lên bảng làm. - Yêu cầu HS xác định chất phản ứng và sản phẩm của phản ứng trên. - Gọi HS đọc đề bài tập 6.sgk - Gọi HS giải thích, nếu HS giải thích không được thì GV hướng dẫn HS giải thích. - GV nhận xét, sửa chữa, và cho điểm HS làm tốt. - Đọc và ghi đề vào vở Magie + Axit clohiđric → Magieclorua + Khí hiđro - HS lên bảng làm bài tập 5 + Chất p.ư: axit clohiđric và canxi cacbonat + Sản phẩm: Canxiclorua, nước và cacbon đioxit - HS trả lời: a) + Đập nhỏ than: tăng bề mặt tiếp xúc với chất khí + Châm que: tăng nhiệt độ + Quạt: cung cấp oxi b) PTPƯ bằng chữ: Than + Oxi → Cacbonđioxit Bài tập 1: Cho kim loại Magie tác dụng với axit clohiđric tạo ra magieclorua và khí hiđro. Viết PTPƯ chữ của phản ứng trên. PT: Magie + Axit clohiđric → Magieclorua + Khí hiđro Bài tập 5/50sgk: - Dấu hiệu nhận niết PƯHH xảy ra là: có hiện tượng sủi bọt ở vỏ quả trứng. - PTPƯ chữ: Axit clohiđric+ Canxicacbonat →Canxiclorua + Cacbonđioxit + nước Bài tập 6/51sgk: a) - Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với không khí. - Dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than - Quạt mạnh: để thêm đủ khí oxi. b) PTPƯ bằng chữ: Than + Khí Oxi → Cacbonđioxit IV. DẶN DÒ: (1’) - Học bài - Làm các bài tập 5,6 trang 51 sgk vào vở bài tập. - Đọc bài đọc thêm - Xem bài thực hành. [ RÚT KINH NGHIỆM:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 19_Bai 13_Phan ung hoa hoc(tt).doc