- Yêu cầu HS tự đọc TN sgk.
- Biểu diễn TN cho HS quan sát:
TN: Lấy 0,5 g KMnO4 chia làm 3 phần cho vào ống nghiệm:
+ Phần 1 (ống nghiệm 1): Cho nước vào → Quan sát hiện tượng?
+ Phần 2 (ống nghiệm 2): đun nóng ống nghiệm và đưa que đóm vào. Quan sát hiện tượng?
Tiếp tục đun. → Hiện tượng?
Sau đó đổ nước vào.
- Hỏi: + Tại sao tàn que đóm bùng cháy?
+ Tại sao khi que đóm bùng cháy ta vẫn tiếp tục đun?
+ Tại sao cháy 1 lúc thì que đóm không cháy nữa, ta ngừng đun?
+ Trong những quá trình trên, quá trình nào là hiện tượng vật lý, quá trình nào là hiện tượng hóa học?
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 20 Bài 14: Bài thực hành 3: Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:08 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: 15,17 tháng 10 năm 2009
Lớp dạy:8a1,8a3,8a2
Tiết 20 – Tuần 10
Bài 14: BÀI THỰC HÀNH 3:
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học
- HS nhận biết được dấu hiệu của PƯHH xảy ra
2. Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
3. Thái độ:
Giáo dục cho HS tính cẩn thận, nghiêm túc khi thực hành, thí nghiệm và khi tiếp xúc với hóa chất.
II. CHẨN BỊ :
- GVCB: Dụng cụ: Ống thủy tinh, ống nghiệm, đèn cồn, giá thí nghiệm.
Hóa chất: KMnO4, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2
- HSCB: Ôn tập kiến thức về dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp(1’)
Kiểm tra bài cũ(7’)
Làm thế nào để nhận biết được PƯHH xảy ra?
Cho axit clohiđric tác dụng với kẽm sinh ra kẽm clorua và giải phóng ra khí hiđro. Hãy viết PTPƯ chữ và cho biết dấu hiệu nào để nhận biết phan ứng trên xảy ra?
Mở bài: Để phân biệt rõ hơn về hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học, phân biệt các dấu hiệu có PƯHH xảy ra → Bài 14(1’)
Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: I(7’). Thí nghiệm 1:Hòa tan và đun nóng KmnO4 (thuốc tím)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Yêu cầu HS tự đọc TN sgk.
- Biểu diễn TN cho HS quan sát:
TN: Lấy 0,5 g KMnO4 chia làm 3 phần cho vào ống nghiệm:
+ Phần 1 (ống nghiệm 1): Cho nước vào → Quan sát hiện tượng?
+ Phần 2 (ống nghiệm 2): đun nóng ống nghiệm và đưa que đóm vào. Quan sát hiện tượng?
Tiếp tục đun. → Hiện tượng?
Sau đó đổ nước vào.
- Hỏi: + Tại sao tàn que đóm bùng cháy?
+ Tại sao khi que đóm bùng cháy ta vẫn tiếp tục đun?
+ Tại sao cháy 1 lúc thì que đóm không cháy nữa, ta ngừng đun?
+ Trong những quá trình trên, quá trình nào là hiện tượng vật lý, quá trình nào là hiện tượng hóa học?
- Đọc thí nghiệm.
- Quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn và ghi lại hiện tượng.
→ KMnO4 tan hoàn toàn tạo thành dd màu tím.
→ Que đóm bùng cháy
→ Que đóm tắt, sản phẩm là 1 chất rắn.
→ Chất rắn tan 1 phần
→ Do phản ứng sinh ra khí oxi
→ Vì phản ứng chưa xảy ra hoàn toàn.
→ Vì phản ứng đã xảy ra hoàn toàn, không còn oxi sinh ra nữa.
→ + HTVL: quá trình hòa tan KMnO4 ở ống nghiệm 1.
+ HTHH: đun KMnO4 ở ống nghiệm 2 có sinh ra chất khác.
+ HTVL: Hòa tan chất rắn sau phản ứng ở ống nghiệm 2.
- Hiện tượng:
+ Ống nghiệm 1: Thuốc tím tan hoàn toàn tạo dd màu tím.
+ Ống nghiệm 2: Đun nóng thuốc tím sinh ra khí oxi làm que đóm bùng cháy.
b. Hoạt động 2: II. Thí nghệm 2: Thực hiện phản ứng với canxi hiđroxit(7’)
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG
- Biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát.
- Tiến hành thí nghiệm: Lấy 4 ống nghiệm:
+ Ống nghiệm 1, 2: Đựng nước
+ Ống nghiệm 3, 4: đựng nước vôi trong ( Ca(OH)2 )
- Gọi 2 HS thổi hơi vào 2 ống nghiệm 1, 3 → quan sát và nhận xét?
- Trong ống nghiệm 1, 2: trường hợp nào có PƯHH xảy ra? Giải thích?
- Tiếp tục thí nghiệm: Nhỏ 5-10 giọt Na2CO3 vào ống nghiệm 2 đựng nước và ống nghiệm 4 đựng Ca(OH)2. Quan sát hiện tượng?
- Vậy ở ống nghiệm nào có PƯHH xảy ra? Dấu hiệu?
- Quan sát thí nghiệm GV biểu diễn và nhận xét hiện tượng.
→ + Ống nghiệm 1: Không có hiện tượng gì.
+ Ống nghiệm 3: Nước bị đục.
→ Ống nghiệm 3 có PƯHH. Vì có hiện tượng xuất hiện chất mới làm nước vôi vẫn đục.
→ + Ống nghiệm 2: không có hiện tượng
+ Ống nghiệm 4: Có tạo thành chất rắn không tan (nước đục)
→ Ống nghiệm 4. Vì có xuất hiện chất mới là nước vôi đục.
Nhận xét:
- Ống nghiệm đựng nước không có hiện tượng gì.
- Ống nghiệm đựng nước vôi trong bị vẫn đục. Vì có chất rắn không tan tạo thành.
IV. TƯỜNG TRÌNH: (20’)
Hướng dẫn HS viết viết PTPƯ (bằng chữ) xảy ra trong những thí nghiệm trên:
- PT: Thuốc tím (Kalipemanganat) khi đun nóng sinh ra Kalimanganat, manganđioxit và khí oxi. to
Kalipemanganat → Kalimanganat + Manganđioxit + Khí oxi
- PT: Nước vôi trong (Canxihiđroxit) bị khí cacbonic làm đục do tạo thành chất rắn không tan là canxicacbonat và nước.
Canxihiđroxit + Khí cacbonic → Canxicacbonat + Nước
- PT: Nước vôi trong (Canxihiđroxit) tác dụng với dd natricacbonat sinh ra canxicacbonat và natrihiđroxit.
Canxihiđroxit + Natricacbonat → Canxicacbonat + Natrihiđroxit
V. DẶN DÒ(1’)
- Làm bài tường trình.
- Đọc bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng.
[ RÚT KINH NGHIỆM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 20_Bai 14_Bai thuc hanh 3.doc