Hoạt động 1: Bằng cách nào có thể biết được kí A nặng hay nhẹ hơn khí B? (20’)
- Đặt vấn đề:
+ Nếu người ta bơm khí H2 vào quả bóng thì quả bóng thì quả bóng bay lên.
+ Nếu bơm khí oxi vào quả bóng thì quả bóng sẽ rơi xuống đất.
→ Tại sao vậy?
- Để biết được khí này nặng (nhẹ) hơn khí kia và nặng (nhẹ) hơn bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí.
+ Em hãy đưa ra công thức tính tỷ khối chất khí A so với khí B?
+ Từ công thức tính dA/B, rút ra công thức tính khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.
+ Giải thích các kí hệu của công thức trên.
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 29 Bài 20: Tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...........
Ngày dạy : ...........
Tuần:15- Tiết: 29
Bài 20: TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS biết cách xác định tỷ khối của khí A đối với khí B và biết cách xác định tỷ khối của một chất khí đối với không khí.
b. Kỹ năng:
- Biết cách vận dụng các công thức thức tính tỷ khối để làm các bài toán hóa học có liên quan đến tỷ khối của chất khí.
c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức yêu thích môn học .
2. CHẨN BỊ :
- GVCB: Bảng phụ
- HSCB: đọc trước bài.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
a. Ổn định lớp:(1’)
b. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- HS1: Viết công thức chuyển đổi giữa thể tích chất khí và số mol chất.
Áp dụng: Tính thể tích (đktc) của:
a) 0,125 mol khí CO2 b) 0,75 mol NO2
- GV:
a) 0,125 mol khí CO2 : V = 0,125 x 22,4 = 2,8 lit
b) 0,75 mol NO2 : V = 0,75 x 22,4 = 16,8 lit
Mở bài: (1’)
Để biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia và bao nhiêu lần? → Bài 20: Tỷ khối của chất khí.
c. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Bằng cách nào có thể biết được kí A nặng hay nhẹ hơn khí B? (20’)
- Đặt vấn đề:
+ Nếu người ta bơm khí H2 vào quả bóng thì quả bóng thì quả bóng bay lên.
+ Nếu bơm khí oxi vào quả bóng thì quả bóng sẽ rơi xuống đất.
→ Tại sao vậy?
- Để biết được khí này nặng (nhẹ) hơn khí kia và nặng (nhẹ) hơn bao nhiêu lần ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí.
+ Em hãy đưa ra công thức tính tỷ khối chất khí A so với khí B?
+ Từ công thức tính dA/B, rút ra công thức tính khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.
+ Giải thích các kí hệu của công thức trên.
- Ví dụ 1:
a) Trong không khí gồm 2 khí chính là khí N2 và O2. Vậy khí N2 nặng hay nhẹ hơn so với khí O2 bao nhiêu lần.
b) Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần?
- Ví dụ 2 : Chất khí A có tỉ khối đối với khí O2 là 1,375. Hãy xác định khối lượng mol của khí A.
→ Vì khí H2 nhẹ hơn không khí, khí O2 nặng hơn không khí.
→
→ MA = dA/B x MB
MB =
→ + : Tỷ khối của khí A so với khí B
+ MA: K.lương mol của A
+ MB: K.lượng mol của B
- HS làm bài tập áp dụng:
→=0,875
Vậy khí N2 nhẹ hơn khí O2 0,875 lần.
→ = 22
Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.
→
= 1,375 x 32 = 44 (g)
I. Bằng cách nào có thể biết được kí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
- Ta có:
→ MA = dA/B x MB
→ MB =
- Trong đó:
+ : Tỷ khối của khí A so với khí B
+ MA: Khối lượng mol của A
+ MB: Khối lượng mol của B
- Ví dụ 1:
a) Khí N2 so với khí O2
→
= 0,875
Vậy khí N2 nhẹ hơn khí O2 0,875 lần.
b) Khí CO2 so với khí H2
= 22
Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.
- Ví dụ 2 : Chất khí A có tỉ khối đối với khí O2 là 1,375. Hãy xác định khối lượng mol của khí A.
→
= 1,375 x 32 = 44 (g
Hoạt động 2: Vận dụng : Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?(10’)
- Từ công thức:
- Hỏi: Nếu khí B là không khí thì ta sẽ có công thức như thế nào?
- Giải thích: Thành phần của không khí gồm hỗn hợp khí N2 và O2. Trong không khí, N2 chiếm khoảng 80% và O2 chiếm khoảng 20% theo thể tích. Do đó:
Mkk = (28 x 0,8) + (32 x 0,2)
= 29 (gam)
- Vậy → dA/kk = ?
→ MA = ?
- Đưa ra các bài tập:
1) Khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
2) Khí A có tỷ khối so với không khí là 2,207. Hãy xác định khối lượng mol của khí A.
→
→
→
→ =
→
= 2,207 x 29= 64,003 (g)
II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
Ta có:
→
Trong đó:
+ dA/kk: tỷ khối của khí A đối với không khí
+ MA: khối lượng mol của khí A
Ví dụ:
1) Khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
== 2,44
2) Khí A có tỷ khối so với không khí là 2,207. Hãy xác định khối lượng mol của khí A.
→
= 2,207 x 29
= 64,003 (g)
d. Củng cố : (6’)
- Hỏi: Vì sao trong tự nhiên khí CO2 thường tích tụ ở đáy giếng hay đáy hang sâu?
- ĐA: Vì khí CO2 nặng hơn không khí: 1,517
- Bài tập: Hợp chất A có tỷ khối so với khí hiđro là 17. Hãy cho biết 5,6lít khí A (ở đktc) có khối lượng là bao nhiêu gam?
Giải
Số mol khí A là:
Khối lượng mol của khí A là: = 17 x 2 = 34 (g)
Vậy khối lượng của khí A là: mA = nA x mA = 0,25 x 34 = 8,5 (g)
- ĐA: → Tóm tắt
VA = 5,6 (l)
mA = ? (g)
e. Dặn dò: (2’)
- Học bài
- Làm các bài tập 1, 2, 3 sgk vào vở bài tập.
- Xem trước Bài 21: “Tính theo công thức hóa học”
f. Rút kinh nghiệm :
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 29_Bai 20_Ti khoi cua chat khi14-15.doc