Giáo án Hóa học 8 tiết 37: Luyện tập

Câu 17: Trong phản ứng hoá học, hạt vi mô nào được bảo toàn?

A. Hạt phân tử

B. Hạt nguyên tử

C. Cả hai loại hạt trên

D. Không loại hạt nào được

Câu 18: Hiện tượng nào sau đâychứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra?

A. Từ màu này chuyển sang màu khác

B. Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng

C. Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi

D. Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi

Câu 19: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ?

A. Tăng

B. Giảm

C. Không thay đổi

D. Không thể biết

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 tiết 37: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 Ngày soạn: 13/12/2018 LUYỆN TẬP Mục tiêu K iến thức - Ôn tập những kiến HS đã được học trong chương 1 và chương 2 Kĩ năng - Giúp HS rèn luyện kĩ năng làm bài tập tự luận và trắc nghiệm Thái độ - Giúp HS có hứng thú, say mê bộ môn Hóa học, ham học hỏi và tìm tòi kiến thức, xây dựng các cách giải mới cho các bài đã học. Chuẩn bị GV:Chuẩn bị bài tập trong chương 1 và 2 HS: Ôn tập những kiến thức đã học trong chương 1 và 2 Tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong bài 3. Bài mới GV: Đưa ra hệ thống câu hỏi và bài tập. Yêu cầu học sinh làm bài tập HS: Làmbài tập Câu 1: Chất có ở đâu? Câu 2: Nêu cấu tạo của nguyên tử Câu 3: Nêu khái niệm đơn chất và hợp chất Câu 4: Phát biểu quy tắc hóa trị. Bài 5 Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II. 1.CaO                  2.SO3                   3.Fe2O3         4. CuO        5.Cr2O3 6.MnO2               7.Cu2O                 8.HgO          9.NO2          10.FeO 11.PbO2              12.MgO               13.NO           14.ZnO       15.PbO 16.BaO               17.Al2O3              18.N2O          19.CO         20.K2O 21.Li2O               22.N2O3               23.Hg2O        24.P2O3       25.Mn2O7    26.SnO2              27.Cl2O7             28.SiO2 Bài 6: Dựa vào hóa trị của PO4 trong H3PO4 hãy tính hóa trị của Al trong AlPO4và của Fe trong Fe3(PO4)2. Bài 7 Lập CTHH cho các hợp chất: a. Cu(II)  và Cl               b. Al và NO3                   c. Ca và PO4 d. NH4 (I) và SO4           e. Mg và O                    g. Fe( III ) và SO4 Bài 8: Lập CTHH cho các hợp chất sau: a.Na (I) và S(II) b. Fe(III) và Cl(I) c.Cu(II) và N(III) d. N(V) và O(II) e.Al(III) và S(II) Bài 9 Lập CTHH của các hợp chất: 1. Al và PO4                            2. Na và SO4                 3. Fe (II) và Cl  4. K và SO3                             5. Na và Cl                     6.Na và PO4       7. Mg và CO3                         8. Hg (II) và NO3             9. Zn và Br  10.Ba và HCO3(I)                 11.K và H2PO4(I)              12.Na và HSO4(I) Bài 10 Cho CTHH XH và YO. Lập CTHH của X và Y. Bài 11 Xét các CTHH: X2SO4; H2Y; Z(NO3)3; (NH4)3T. Biết hóa trị của SO4 là II, NO3(I), NH4 (I). Viết CTHH của hợp chất gồm: a) X và H          b) Z và SO4           c) T và H              d) X và Y e) X và T          f) Y và Z                g) Z và T. Bài 12 Cho 2 chất có CTHH là A2S và B2O3. CTHH của hợp chất tạo bởi A và B là gì? Câu 13: Hiện tượng nào là hiện tượng hoá học trong các hiện tương thiên nhiên sau đây ? Sáng sớm, khi mặt trời mọc sương mù tan dần Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ và rơi xuống tạo ra mưa Nạn cháy rừng tạo khói đen dày đặc gây ô nhiễm môi trường Khi mưa giông thường có sấm sét Câu 14: Trong các thí nghiệm sau đây với một chất, thí nghiêm nào có sự biến đổi hoá học? Hoà tan một ít chất rắn màu trắng vào nước lọc để loại bỏ các chất bẩn không tan được dung dịch Đun nóng dung dịch, nước chuyển thành hơi, thu được chất rắn ở dạng hạt màu trắng Mang các hạt chất rắn nghiền được bột màu trắng Nung bột màu trắng này, màu trắng không đổi nhưng thoát ra một chất khí có thể làm đục nước vôi trong Câu 15: Lái xe sau khi uống rượu thường gây tai nạn nghiêm trọng. Cảnh sát giao thông có thể phát hiện sự vi phạm này bằng một dụng cụ phân tích hơi thở. Theo em thì dụng cụ phân tích hơi thở được đo là do: Rượu làm hơi thở nóng nên máy đo được Rượu làm hơi thở gây biến đổi hoá học nên máy ghi nhận được Rượu làm hơi thở khô hơn nên máy máy ghi độ ẩm thay đổi Rượu gây tiết nhiều nước bọt nên máy biết được Câu 16: Dấu hiệu nào giúp ta có khẳng định có phản ứng hoá học xảy ra? Có chất kết tủa( chất không tan) Có chất khí thoát ra( sủi bọt) Có sự thay đổi màu sắc Một trong số các dấu hiệu trên Câu 17: Trong phản ứng hoá học, hạt vi mô nào được bảo toàn? Hạt phân tử Hạt nguyên tử Cả hai loại hạt trên Không loại hạt nào được Câu 18: Hiện tượng nào sau đâychứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra? Từ màu này chuyển sang màu khác Từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng Từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái hơi Từ trạng rắn chuyển sang trạng thái hơi Câu 19: Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị gỉ. Hỏi khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước khi gỉ? Tăng Giảm Không thay đổi Không thể biết Câu 20: Trong một phản ứng hoá học, các chất phản ứng và chất tạo thành phải chứa cùng: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố Số nguyên tử trong mỗi chất Số phân tử trong mỗi chất Số nguyên tố tạo ra chất Câu 21: Hiđro và oxi tác dụng với nhau tạo thành nước. Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng? 2H + O -> H2O H2 + O -> H2O H2 + O2 -> 2H2O 2H2 + O2 -> 2H2O Câu 22: Khí nitơ và khí hiđro tác dụng với nhau tạo khí amoniac(NH3). Phương trình hoá học ở phương án nào dưới đây đã viết đúng? N + 3H -> NH3 N2 + H2 -> NH3 N2 + H2 ->2NH3 N2 + 3H2 ->2NH3 Câu 23: Phương trình hoá học nào dưới đây biểu diễn đúng phản ứng cháy của rượu etylic tạo ra khí cacbon và nước. C2H5OH + O2 -> CO2 + H2O C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O C2H5OH + O2 -> CO2 + 3H2O C2H5OH + 3O2 -> CO2 + 6H2O Câu 24: Đốt cháy khí amoniac (NH3) trong khí oxi O2 thu được khí nitơ oxit(NO) và nước. Phương trình phản ứng nào sau đây viết đúng? NH3 + O2 -> NO + H2O 2NH3 + O2 -> 2NO + 3H2O 4NH3 + O2 -> 4NO + 6H2O 4NH3 + 5O2 -> 4NO + 6H2O Câu 25: Đốt photpho(P) trong khí oxi(O2) thu được điphotphopentaoxit (P2O5). Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? 2P + 5O2 -> P2O5 2P + O2 -> P2O5 2P + 5O2 -> 2P2O5 4P + 5O2 -> 2P2O5 Câu 26: Đốt cháy quặng pirit sắt(FeS2) thu được sắt (III) oxit Fe2O3 và khí sunfuarơ SO2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2 FeS2 + O2 -> Fe2O3 + 2SO2 2FeS2 + O2 -> Fe2O3 + SO2 4FeS2 +11 O2 ->2 Fe2O3 + 8SO2 Câu 27: Cho natri(Na) tác dụng với H2O thu được xút( NaOH) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? Na + H2O -> NaOH + H2 2Na + H2O -> 2NaOH + H2 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2 3Na + 3H2O -> 3NaOH + 3H2 Câu 28: Cho nhôm (Al tác dụng với axit sunfuaric(H2SO4) thu được muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3) và khí H2. Phương trình phản ứng nào sau đây đã viết đúng? Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2 2Al + H2SO4 -> Al2(SO4)3 + H2 Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 2Al + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2 4. Củng cố Câu 1: Câu nào sau đây dúng? Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phá vỡ Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử bị phá vỡ Trong phản ứng hoá học, liên kết trong các phân tử không bị phá vỡ Trong phản ứng hoá học các phân tử được bảo toàn Câu 2: Các câu sau, câu nào sai? Trong phản ứng hóa học, khi chất biến đổi làm các nguyên tử bị biến đổi Trong phương trình hoá học, cần đặt hệ số thích hợp vào công thức của các chất sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế đều bằng nhau Trong phản ứng hoá học, biết tổng khối lượng của các chất phản ứng ta biết được tổng khối lượng các sản phẩm Trong phản ứng hoá học, màu sắc của các chất có thẻ bị thay đổi Câu 3: Các câu sau, câu nào sai? Trong phản ứng hoá học các nguyên tử được bảo toàn, không tự nhien sinh ra hoặc mất đi Trong phản ứng hoá học, các nguyên tử bị phân chia Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phân chia Trong phản ứng hoá học, các phân tử bị phá vỡ Câu 4: Khối lượng cácbon đã cháy là 4,5kg và khối lượng O2 đã phản ứng là 12kg. Khối lượng CO2 tạo ra là: A. 16,2kg B. 16.3kg C. 16,4kg D.16,5kg Câu 5: Khối lượng C đã cháy là 3kg và khối lượng CO2 thu được là 11kg. Khối lượng O2 đã phản ứng là: A. 8,0kg B. 8,2kg C. 8,3kg D.8,4kg 5. Dặn dò - Học lại kiến thức chương 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12510280.doc
Tài liệu liên quan