Giáo án Hóa học 8 - Tiết 39 đến 41

Tuần: 20 - Tiết: 40

Bài 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI (tiếp theo)

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức: Giúp HS biết được một số tính chất hóa học của oxi

b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết được PTHH của oxi với một số đơn chất và hợp chất

c. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học và cẩn thận khi giải bài toán theo PTHH.

2. CHẨN BỊ :

- GV: + Dụng cụ: Lọ thủy tinh, Muôi múc hóa chất, Đèn cồn

+ Hóa chất: Khí oxi thu sẵn trong lọ thủy tinh, 1 đoạn dây sắt nhỏ, 1 mẫu than

- HS: Ôn lại phần tính chất của oxi tác dụng với phi kim và đọc trước phần tiếp theo

 

doc7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 39 đến 41, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............. Ngày dạy : .............. Tuần: 20 - Tiết: 39 CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ Bài 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: HS nắm được: - Trong điều kiện thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. - Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim, và hợp chất. Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi chỉ có hóa trị II. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết được PTHH của oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt và kỹ năng nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt 1 số chất trong khí oxi. c. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học và cẩn thận khi tiếp xúc hóa chất. 2. CHẨN BỊ : - GV: + Dụng cụ: Lọ thủy tinh, Muôi múc hóa chất, Đèn cồn + Hóa chất: Khí oxi thu sẵn trong 2 lọ thủy tinh, Bột lưu hùynh, Photpho đỏ - HS: đọc trước bài ở nhà 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: KTBC: Bài mới: * Mở bài: Ta đã biết trong không khí có rất nhiều khí oxi. Vậy khí oxi có những tính chất nào và ứng dụng ra sao trong đời sống và sản xuất?(1’) HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GB Hoạt động 1: Tính chất vật lý(15’) - Giới thiệu: Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất. Trong tự nhiên tồn tại dưới 2 dạng: đơn chất và hợp chất. + Kí hiệu hóa học của oxi ? + CT phân tử như thế nào? + Ngtử khối là bao nhiêu? + Phân tử khối là bao nhiêu? - Cho HS quan sát lọ đựng khí oxi đã thu sẵn → Yêu cầu HS nhận xét : trạng thái, màu sắc, mùi vị của khí oxi. - Thông báo: Ở 20oC có thể hòa tan được 31ml khí oxi trong 1 lít nước. Trong khi đó, 700lit khí amoniac có thể tan được trong 1 lit nước. →Vậy khả năng tan trong nước của khí oxi như thế nào? - Hỏi: Oxi nặng hay nhẹ hơn không khí? - Giới thiệu: + Oxi hóa lỏng ở : -183oC + Oxi lỏng có màu xanh nhạt - Yêu cầu HS nêu kết luận về tính chất vật lý của oxi. - Lắng nghe → KHHH: O → CTPT: O2 → NTK: 16 → PTK: 32 → Oxi ở trang thái khí, không màu, không mùi, không vị. → Khí oxi tan rất ít trong nước → = >1 → Vậy Oxi nặng hơn không khí - Lắng nghe - Rút ra kết luận - Kí hiệu hóa học: O - CT hóa học: O2 - Nguyên tử khối: 16 - Phân tử khối: 32 I. Tính chất vật lý: - Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị. - Khí oxi ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Oxi hóa lỏng ở -183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt. Hoạt động 2: Tính chất hóa học:(20’) 1. Tác dụng với Phi kim: a. Với lưu huỳnh: - Thu sẵn khí oxi vào trong lọ - Gọi 1HS đọc thí nghiệm sgk - GV biểu diễn thí nghiệm “Lưu huỳnh tác dụng với oxi” cho học sinh quan sát. - Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và so sánh hiện tượng khi đốt S ngoài không khí và trong lọ oxi. - Gọi 1-2 HS viết PTHH. b. Với Photpho: - Gọi 1 HS đọc thí nghiệm sgk - GV biểu diễn thí nghiệm P cháy trong khí O2 cho HS q/sát. - Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng: + Đốt P trên ngọn lửa đèn cồn thì có hiện tượng gì? + Đưa P dang cháy vào lọ đựng oxi ? + Có hiện tượng gì trên thành lọ sau khi phản ứng kết thúc? và cho nước vào thì như thế nào? - Cho biết: chất bột màu trắng đó là P2O5 (điphotpho pentaoxit) - Gọi 1-2 HS viết phương trình hóa học xảy ra. - GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. - Đọc thí nghiệm sgk - Quan sát thí nghiệm do GV biểu diễn to - quan sát và nhận xét các hiện tượng xảy ra: → S cháy trong lọ oxi mạnh hơn, mãnh liệt hơn cháy trong không khí. S + O2 → SO2 - Đọc thí nghiệm sgk và quan sát thí nghiệm do Gv biểu diễn. - Nhận xét hiện tượng qua sự gợi ý → P cháy với ngọn lửa sáng → P cháy mạnh hơn và có khói trắng sinh ra , do trong lọ có nhiều oxi hơn → Có chất bột màu trắng bám trên thành lọ. Cho nước vào thì chất bột trắng tan ra. to → PTHH: 4P + 5O2 → 2P2O5 II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với Phi kim: a. Với lưu huỳnh: - Thí nghiệm: (sgk) to - Nhận xét: S cháy trong oxi mãnh liệt với ngọn lửa màu xanh. PTHH: S + O2 → SO2 Khí sunfurơ Lưu huỳnh đioxit b. Với Photpho: - Thí nghiệm: (sgk) - Nhận xét: P cháy trong lọ khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột – đó là P2O5. to PTHH: 4P + 5O2 → 2P2O5 Điphotphopentaoxit d. Củng cố(8’) GV đặt câu hỏi và gọi HS trả lời: Oxi có những tính chất vật lý nào? Viết phương trình hóa học của oxi với những chất sau: S, C, P, H2. Giải: 1) - Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị. - Khí oxi ít tan trong nước và nặng hơn không khí. - Oxi hóa lỏng ở -183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt. 2) a. S + O2 → SO2 (Lưu huỳnh đi oxit) b. C + O2 → CO2 (Cacbon đioxit) c. 4P + 5O2 → 2P2O5 (Điphotpho pentaoxit) d. 2H2 + O2 → 2H2O (Nước) e. Dặn dò(1’) - Học bài - Làm bài tập 4 và 6 sgk trang 84 - Xem trước phần tiếp theo của bài. f. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: . . . . ----------------------------- Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............. Tuần: 20 - Tiết: 40 Bài 24 : TÍNH CHẤT CỦA OXI (tiếp theo) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: Giúp HS biết được một số tính chất hóa học của oxi b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết được PTHH của oxi với một số đơn chất và hợp chất c. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học và cẩn thận khi giải bài toán theo PTHH. 2. CHẨN BỊ : GV: + Dụng cụ: Lọ thủy tinh, Muôi múc hóa chất, Đèn cồn + Hóa chất: Khí oxi thu sẵn trong lọ thủy tinh, 1 đoạn dây sắt nhỏ, 1 mẫu than HS: Ôn lại phần tính chất của oxi tác dụng với phi kim và đọc trước phần tiếp theo 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : a. Ổn định lớp:(1’) b. Kiểm tra bài cũ: (7’) - HS1: Nêu tính chất vật lý của khí oxi? - GV: + Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị. + Khí oxi ít tan trong nước và nặng hơn không khí. + Oxi hóa lỏng ở -183oC, oxi lỏng có màu xanh nhạt. - HS2: Trình bày tính chất hóa học của oxi tác dụng với S, P và viết PTHH? - GV: + S cháy trong oxi mãnh liệt với ngọn lửa màu xanh: S + O2 → SO2 + P cháy trong lọ khí oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột – đó là P2O5: 4P + 5O2 → 2P2O5 c. Bài mới: * Mở bài (1’) :Tiết trước chúng ta đã biết được oxi có thể tác dụng với một số phi kim ở nhiệt độ cao. Vậy oxi có tác dụng được với kim loại và hợp chất hay không? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về tính chất hóa học của oxi. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GB Hoạt động 1: Tác dụng với kim lọai:(20’) - GV biểu diễn thí nghiệm cho HS quan sát. - Yêu cầu HS quan sát nhận xét hiện tượng xảy ra - Gợi ý nhận xét hiện tượng: + Lấy 1 đoạn dây sắt đưa vào lọ chứa oxi → Có dấu hiệu phản ứng hóa học xảy ra không? + Quấn vào đầu dây sắt 1 mẫu than gỗ, đốt cho than và dây sắt nóng đỏ rồi đưa vào lọ đựng oxi. → Hiện tượng xảy ra như thế nào? + Hãy giải thích: Vì sao phải quấn thêm mẫu than gỗ vào dây sắt? - Thông báo: Các hạt nhỏ màu nâu sinh ra là Oxit sắt từ (CTHH: Fe3O4 do sự kết hợp của Fe2O3 và FeO tạo thành) - Gọi 1-2 HS viết PTHH - GV nhận xét - Đọc TN sgk và quan sát TN GV biểu diễn - nhận xét, giải thích hiện tượng xảy ra. → Không có dấu hiệu PƯHH xảy ra → Sắt cháy mạnh sáng chói , không có ngọn lửa, không có khói và tạo ra các hạt nhỏ, nóng chảy, màu nâu. → Để cung cấp đủ nhiệt cho sắt cháy. - Lắng nghe to - PTHH: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 2. Tác dụng với kim lọai: - Thí nghiệm: (sgk) - Nhận xét: Sắt cháy trong khí oxi mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói và tạo ra các hạt nhỏ màu nâu – đó là oxit sắt từ (Fe3O4). to PTHH: 3Fe+2O2→ Fe3O4 Hoạt động 2: Tác dụng với hợp chất:(10’) - Thông báo: Các hiện tượng thường gặp trong đời sống như: Chất khí được hóa lỏng trong bình gas, trong bật lửa, chất khí trong túi bioga cháy trong không khí tạo ra khí CO2 và hơi nước, đồng thời tỏa nhiều nhiệt. - HD HS viết PTPƯ: Khí metan phản ứng với oxi. - Lắng nghe và ghi nhớ. to -PTPƯ: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O 3. Tác dụng với hợp chất: to -PTHH: CH4+ 2O2 → CO2 + H2O d. Củng cố:(5’) GV cho HS làm 1 số bài tập: Bài tập: Em hãy viết PTHH giữa khí oxi với các chất: đồng, cacbon, nhôm, natri, magie Giải: PTHH: 1) 2Cu + O2 → 2CuO 4) 4Na + O2 → 2Na2O 2) C + O2 → CO2 5) 2Mg + O2 → 2MgO 3) 4Al + 3O2 → 2Al2O3 Bài tập 1/84sgk: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Khí oxi là đơn chất phi kim rất hoạt động. Oxi có thể phản ứng với nhiều phi kim, kim loại và hợp chất. Bài tập 3/84sgk: PTHH: 2C4H10 + 13O2 " 8CO2 + 10H2 Bài tập 4/84sgk: Tóm tắt Giải mp = 12,4 g a) P hay O2 dư Tính ndư. b) a)Số mol photpho là: Số mol oxi là: PTPƯ: 4P + 5O2 " 2P2O5 4mol 5mol 2mol 0,4mol" 0,5mol " 0,2mol Theo PTPƯ thì: Nhưng theo đề bài cho thì Vậy Photpho phản ứng hết, chất còn dư là oxi Số mol oxi dư là : b)Chất tạo thành là P2O5 Ta có: Vậy khối lượng P2O5 sinh ra là: e. Dặn dò:(1’) - Học bài. Làm bài tập 3, 4, 6 sgk trang 84 - Xem trước phần tiếp theo của bài. f. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ---------------------------------- Ngày soạn: .............. Ngày dạy : .............. Tuần:21 - Tiết: 41 Bài 25 : SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Giúp HS hiểu được khái niệm sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp và phản ứng tỏa nhiệt. - Biết được những ứng dụng của khí oxi. b. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng viết được PTHH của oxi với một số đơn chất và hợp chất c. Thái độ: Giáo dục HS ý thức yêu thích môn học và cẩn thận khi giải bài toán theo PTHH. 2. CHẨN BỊ : GV: Trang ảnh ứng dụng của khí oxi; Bảng phụ HS: Ôn lại phần tính chất của oxi 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: GV: Nêu tính chất hóa học của khí oxi. Viết PTPƯ minh họa. HS: Tác dung với phi kim: 4P + 5O2 " 2P2O5 Tác dụng với kim lọai: 3Fe + 2O2 → Fe3O4 Tác dụng với hợp chất: CH4+ 2O2 → CO2 + H2O c. Bài mới: * Mở bài: Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về những khái niệm liên quan đến khí oxi. Đó là sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp và ứng dụng của oxi. Vậy thế nào là sự oxi hóa? Phản ứng hóa hợp là gì? Và oxi có những ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất? Những nội dung này chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GB Hoạt động 1: Sự oxi hóa: - Cho HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi sgk: + Hãy nêu 2 PƯHH trong đó khí oxi tác dụng với đơn chất và hợp chất. - Những PƯHH của các chất vừa kể trên với khí oxi được gọi là sự oxi hóa. "Vậy thế nào là sự oxi hóa? - Y/cầu HS lấy 1 vài VD sự oxi hóa xảy ra trong đ/sống thực tiễn - Nhận xét, hoàn thiện kiến thức. - Trả lời câu hỏi sgk to -PTPƯ: to CH4 + 2O2 "CO2 + H2O 3Fe + 2O2 " Fe3O4 " Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất. " + Khung cửa sắt bị gỉ sét + Soong, chão bị ra ten + Cuốc, xẻng, hay đinh sắt bị gỉ sét I. Sự oxi hoá - Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với một chất - Chất đó có thể là đơn chất hay hợp chất Vd: Sắt để lâu ngày trong không khí bị gỉ sét. Hoạt động 2: Phản ứng hóa hợp: - Viết những PTPƯ ở bảng sgk trang 85 lên bảng. - Y/cầu HS q/sát và nhận xét về: + số lượng chất tham gia phản ứng trong những phản ứng trên? + số lượng sản phẩm trong những phản ứng trên? - Các phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp. " Vậy thế nào là phản ứng hóa hợp? - Giới thiệu về pư tỏa nhiệt: Ở nhiệt độ thường, các PƯHH đó hầu như không xảy ra, nhưng chỉ cần nâng nhiệt độ để khơi mào pư lúc đầu, các chất sẽ cháy đồng thời tỏa ra nhiều nhiệt. Những pư này được gọi là pư tỏa nhiệt. - Hỏi: Vì sao người ta khuyên: trong những nhà máy không nên để những giẻ lau xăng dầu chất chồng lên nhau? - Treo bảng phụ bài tập, Gọi 1 vài HS lên bảng hòan thành: Hoàn thành những phương trình phản ứng sau: a) Mg + ? " MgS b) ? + O2 " Al2O3 c) CaCO3 " CaO + CO2 d) ? + Cl2 " CuCl2 e) Fe2O3 + H2 "Fe + H2O f)4Fe(OH)2+2H2O+O2"Fe(OH)3 Trong những phản ứng trên, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp ? Vì sao? -GV nhận xét, sữa chữa. - Quan sát - Nhận xét: + Số chất tham gia phản ứng là 2 hoặc 3; + Số sản phẩm là 1. " Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu. - Lắng nghe " Vì những giẻ lau này tẩm nhiều xăng dầu chất chồng sẽ tỏa ra nhiệt và xảy ra sự oxi hóa sẽ tự bốc cháy gây ảnh hưởng đến tài sản, của cải, sinh mạng người dân " Hoàn thành a) Mg + S " MgS b) 4Al + 3O2 " 2Al2O3 c) CaCO3 " CaO + CO2 d) Cu + Cl2 " CuCl2 e) Fe2O3+3H2 "2Fe +3H2O f)4Fe(OH)2+2H2O+O2"4Fe(OH)3 " Phản ứng hóa hợp là : a, b, d, f. Vì những phản ứng có 2 hoặc 3 chất tham gia phản ứng sinh ra chỉ 1 sản phẩm. - Viết vào vở. II. Phản ứng hóa hợp: - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu. to - PTPƯ: 4P+ 5O2 "2P2O5 to CaO +H2O " Ca(OH)2 Hoạt động 3: II. Ứng dụng của oxi: - Yêu cầu HS: Hãy kể ra những ứng dụng của khí oxi mà em biết trong đời sống. - Cho HS nghiên cứu H4.4sgk. Qua đó hãy kể những ứng dụng của khí oxi? - Oxi có ứng dụng trong hô hấp và đốt nhiên liệu. "+Phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng + Phi công, bệnh nhân cần tiếp hơi + Đèn xì oxi-axetilen + Thợ lặn dùng oxi để thở + Trong trong công nghệ luyện gang, thép II. Ứng dụng của oxi: Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật và để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. d. Củng cố -Gọi HS làm bài tập 1 trang 87: Điền từ thích hợp vào khảng trống: a) Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa b) Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu c) Khí oxi cần cho sự hô hấp của người, động vật và cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. - Gọi HS làm bài tập 2 trang 87: Lập PTPƯHH: 1) Mg + S " MgS 3) Fe + S " FeS 2) Zn + S " ZnS 4) 2Al + 3S " Al2S3 e. Dặn dò: - Học bài - Làm bài tập 1,2,3,4 trang 87/sgk - Đọc mục “Em có biết” sgk trang 87 - Xem trước bài 26 f. Rút kinh nghiệm :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 39_Bai 24_Tinh chat cua khi oxi.doc