Tuần : 21
Tiết PTCT : 41 Chương 4: Oxi - Không Khí
Bài 25: SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP –
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. Mục tiêu cần đạt:
1) Kiến thức:
- Học sinh hiểu được sự oxi hoá là gì, viết được phản ứng minh hoạ.
- Học sinh biết phản ứng hoá hợp là gì, cho được ví dụ minh hoạ và nhận ra được PỨHH
- Biết được những ứng dụng quan trọng của oxi trong thực tế ( hô hấp và đốt nhiên liệu)
2) Kỹ năng:
- Viết được phương trình hoá học thể hiện sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường
4) Nội dung tích hợp: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của Oxi
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV: CB bảng phụ ghi sự oxi hoá và phản ứng hoá hợp, tranh vẽ ứng dụng của Oxi.
2. HS: CB trước nội dung theo SGK.
9 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 504 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 tiết 39 đến 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 8A1- Ngày soạn: 1 /1/2019. Ngày dạy: /1/2019.
Tuần : 20
Tiết PTCT : 39
Chương 4: Oxi - Không Khí
Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI
I. Mục tiêu cần đạt:
1) Kiến thức: HS biết được:
Trong điều kiện thường về nhiệt độ vá áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều phi kim, nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hoá trị II.
2) Kỹ năng:
Viết được phương trình hoá học của oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt
Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường không khí và cây xanh.
4) Nội dung tích hợp: Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
II. Phương pháp : Nêu và giải quyết vấn đề, thực hành thí nghiệm, trực quan, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV : CB 1 bộ thí nghiệm thử tính chất khí Oxi.
2. HS : CB trước nội dung theo SGK.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động ( 10'):
1.1/ Ổn định tổ chức lớp(1’):
1.2/ Kiểm tra bài (7’):
Câu 1: Hãy nêu các bước giải bài toán tính theo công thức hóa học.
Câu 2: Làm bài tập 2 SGK
1.3/ Chuyển ý sang bài mới(2’): Chúng ta đã kết thúc chương trình học kỷ 1 với những kiến thức đại cương về những vấn đề cơ bản của hoá học, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu những vần đề cụ thể vầ chất. Chào mừng các em đến với chương IV OXI – KHÔNG KHÍ.
2/ Hoạt động hình thành kiến thức (25’):
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1: Tính chất vật lý:
GV kiểm tra và phát các mâm dụng cụ hoá chất cho các nhóm học sinh
GV phát phiếu học tập cho học sinh, hướng dẫn HS nghiên cứu tính chất vật lý của Oxi thông qua quan sát lọ Oxi và trả lời các câu hỏi.
GV yêu cầu các nhóm phát biểu.
GV đặt vấn đề: Khí oxi ít tan trong nước như thế thì làm sao các loài sinh vật trong nước vẫn sống được. Các em phải làm gì để bảo vệ các loài sinh vật biển
- GV nhận xét chung và kết luận.
HS chia nhóm và nhận dụng cụ hoá chất thí nghiệm.
Học sinh tiến hành nghiên cứu tính chất vật lý của oxi theo nhóm theo yêu cầu của phiếu học tập kết hợp quan sát lọ khí oxi và đọc SGK.
Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
HS trả lời được: do các loài thực vật thủy sinh tạo ra khí oxi cho sinh vật hô hấp. Vì vậy mình cần bảo vệ sinh vật biển, không khai thác bừa bãi
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung ( nếu thiếu )
I. Tính chất vật lý:
Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
O2
18’
Hoạt động 2: Tính chất hoá học:
GV tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm 1 đốt lưu huỳnh và tiến hành thí nghiệm biểu diễn.
GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm và rút ra kết luận sau thí nghiệm theo yêu cầu của phiếu học tập.
GV nhận xét và đánh giá hoạt động của HS sau đó kết luận.
Tương tự thí nghiệm 1 GV hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm 2 và thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát.
GV yêu cầu HS tiến hành. Trong quá trình HS tiến hành thní nghiệm GV lưu ý học sinh lấy ít P và quan tâm so sánh sự cháy của P trong KK và Trong lọ Oxi.
GV nhận xét và bổ sung các vấn đề còn thiếu(Nếu có)
* GV nhận xét chung về 2 thí nghiệm ( Được và chưa được) kết luận sơ bộ về tính chất hoá học của Oxi.
GV đặt vấn đề: Khí SO2 được tạo ra nhiều sẽ gây nên những tác hại gì? Cần làm gì để hạn chế tạo ra khí SO2 ngoài không khí?
HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm 1 và quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV.
Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm, theo dõi và ghi nhận.
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và nêu nhận xét, rút kết luận và viết PTHH
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm 2 và quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV.
Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm, theo dõi và ghi nhận.
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và nêu nhận xét, rút kết luận và viết PTHH.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi và ghi nhận để rút kinh nghiệm cho thí nghiệm 3.
HS trả lời được: SO2 tạo ra nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường, tạo mưa axit, ảnh hưởng các công trìnhVì vậy chúng ta cần phải xử lí khí thải, trồng nhiều cây xanh để không khí trong lành
II. Tính chất hoá học:
1. Tác dụng với phi kim
a. Tác dụng với Lưu huỳnh:
- Ở nhiệt độ thích hợp Oxi tác dụng với lưu huỳnh tạo Lưu huỳnh đi Oxít ( SO2) và một ít Lưu huỳnh tri Oxít (SO3).
to
- PTPỨ:
S(r) + O2(k) → SO2(k)
SO2
b. Tác dụng với Phốt pho:
- Ở nhiệt độ thích hợp Oxi tác dụng với phốt pho tạo ra đi phốt pho penta Oxít ( P2O2)
to
- PTPỨ:
P(r) + O2(k) → P2O5 (r)
P2O5
3/ Hoạt động luyện tập (4’):
GV gọi HS nêu lại Tính chất vật lý của Oxi.
GV nêu lại tính chất hoá học của Oxi vừa tìm hiểu
4/ Hoạt động vận dụng (5’):
Giải thích vì sao trong không khí P và S lại cháy yếu ớt hơn trong lọ Oxi
Nhận xét tiết học của học sinh.
- Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4, 6 trang 84 SGK. Đọc và tìm hiểu trước phần II.2
5/ Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’):
* Giải thích vì sao trong không khí P và S lại cháy yếu ớt hơn trong lọ Oxi
* GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức
Lớp 8A1- Ngày soạn: 1 /1/2019. Ngày dạy: /1/2019.
Tuần : 20
Tiết PTCT : 40
Chương 4: Oxi - Không Khí
Bài 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT)
I. Mục tiêu cần đạt:
1) Kiến thức: Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với , nhiều kim loại, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hoá trị II.
2) Kỹ năng:
Viết được phương trình hoá học của oxi với lưu huỳnh, với photpho, với sắt và với một số hợp chất như khí Metan CH4, Cồn C2H6O . . .
Rèn kỹ năng sử dụng đèn cồn và đốt một số chất trong oxi.
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường không khí và cây xanh.
4) Nội dung tích hợp: Tính chất vật lý và tính chất hóa học.
II. Phương pháp : Thực hành, Trực quan, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV : CB 1 bộ thí nghiệm thử tính chất khí Oxi.
2. HS : CB trước nội dung theo SGK.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động ( 10'):
1.1/ Ổn định tổ chức lớp(1’):
1.2/ Kiểm tra bài (7’):
Câu 1: Khí oxi có những tính chất vật lý gì ?
Câu 2: Tình bài tính chất hoá học của oci và viết phản ứng minh hoạ ?.
1.3/ Chuyển ý sang bài mới(2’): Tiết vừa rồi chúng ta vừa xem xét tính chất vật lý và tính chất hoá học ở tác dụng với phi kim, vậy với kim loại thì sao , sắt có cháy được không và các hợp chất khi cháy có hiện tượng gì nổi bật tiết này chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về Oxi
2/ Hoạt động hình thành kiến thức :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
13’
12’
Hoạt động:
*Tác dụng với kim loại:
GV kiểm tra và phát các mâm dụng cụ hoá chất cho các nhóm học sinh
GV tiến hành hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm đốt Sắt và tiến hành thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát.
GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm và rút ra kết luận sau thí nghiệm.
GV nhận xét và đánh giá hoạt động của HS sau đó kết luận.
* Tác dụng với hợp chất:
GV yêu cầu các nhóm tiến hành thảo luận nhóm về tính chất thứ 3 Tác dụng với hợp chất ( Các hiện tượng trong cuộc sống như đốt gas, đốt cồn)
- Các em có nhận xét gì về tính chất hoá học của oxi ?
GV nhận xét và bổ sung các vấn đề còn thiếu(Nếu có)
- GV nêu vấn đề: Một số phản ứng đốt cháy xảy ra trong tự nhiên và trong sản xuất tạo ra khí CO2. Khí này tạo ra nhiều sẽ gây nên những tác hại gì? Ta phải làm gì hạn chế tạo ra CO2?
* GV nhận xét chung và kết luận về tính chất hoá học của Oxi.
HS chia nhóm và nhận dụng cụ hoá chất thí nghiệm.
HS nghe GV hướng dẫn cách thực hiện thí nghiệm đốt sắt và quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV.
Các nhóm HS tiến hành thí nghiệm, theo dõi và ghi nhận.
Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và nêu nhận xét, rút kết luận và viết PTHH:
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS tiến hành thảo luận về điều kiện xãy ra các phản ứng, sản phẩm sau phản ứng là gì, ứng dụng của các phản ứng giữa hợp chất với oxi trong thực tế đời sống.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và nêu nhận xét, rút kết luận và viết PTHH.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao Oxi dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Trong hợp chất Oxi thể hiện hoá trị II
- HS biết CO2 tạo ra nhiều sẽ gây ô nhiễm môi trường, trái đất nóng lên, gây hiệu ứng nhà kính. Nên chúng ta cần phải trồng nhiều cây xanh. Không khai thác rừng bừa bãi
- HS theo dõi và ghi nhận để ghi bài
II. Tính chất hóa học:
2. Tác dụng với kim loại:
Sắt cháy trong Oxi ở nhiệt độ cao, không có ngọn lữa tạo ra Oxít sắt từ (Fe3O4) là hỗn hợp sắt II và Sắt III Oxít.
to
PTPỨ:
3Fe(r) + 2O2(k) → Fe3O4 (k)
Fe3O4
Khí O2
Khí O2
Khí
A
Khí
A
Muổng sắt chứa S
Khí O2
Khí
A
Khí
A
Cát
Khí O2
Khí O2
Khí
A
Khí
A
Muổng sắt chứa S
Khí O2
Khí
A
Khí
A
3. Tác dụng với hợp chất:
- Ở nhiệt độ thích hợp Oxi tác dụng với hợp chất ( Gas, Cồn) tạo khí CacbonđiOxít (CO2) và nước ( H2O)
to
- PTPỨ:
CH4(r)+2O2 (k) → CO2(r)+ 2H2O(h)
Kết luận : khí Oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao Oxi dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều kim loại, phi kim và hợp chất. Trong hợp chất Oxi thể hiện hoá trị II
3/ Hoạt động luyện tập (3’):
GV gọi HS nêu lại Tính chất hoá học của Oxi.
GV yêu cầu HS Viết các phản ứng minh hoạ cho các tính chất hoá học.
4/ Hoạt động vận dụng (6’):
Tổ chức học sinh giải bài tập số 4 trang 84 SGK
Nhận xét tiết học của học sinh.
- Học bài, làm bài tập 24.3 đến 24.8 trang 29 SBT. Đọc và tìm hiểu trước bài tiết theo
5/ Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’):
* Giải thích vì sao sắt cháy trong oxi thể hiện cả hai hóa trị.
* GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức
Lớp 8A1- Ngày soạn: /1/2019. Ngày dạy: /1/2019.
Tuần : 21
Tiết PTCT : 41
Chương 4: Oxi - Không Khí
Bài 25: SỰ OXI HOÁ - PHẢN ỨNG HOÁ HỢP –
ỨNG DỤNG CỦA OXI
I. Mục tiêu cần đạt:
1) Kiến thức:
Học sinh hiểu được sự oxi hoá là gì, viết được phản ứng minh hoạ.
Học sinh biết phản ứng hoá hợp là gì, cho được ví dụ minh hoạ và nhận ra được PỨHH
Biết được những ứng dụng quan trọng của oxi trong thực tế ( hô hấp và đốt nhiên liệu)
2) Kỹ năng:
Viết được phương trình hoá học thể hiện sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường
4) Nội dung tích hợp: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của Oxi
II. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV: CB bảng phụ ghi sự oxi hoá và phản ứng hoá hợp, tranh vẽ ứng dụng của Oxi.
2. HS: CB trước nội dung theo SGK.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động ( 10'):
1.1/ Ổn định tổ chức lớp(1’):
1.2/ Kiểm tra bài (7’):
Câu 1: Trình bài tính chất hoá học của oxi và viết phản ứng minh hoạ ?
Câu 2: Làm bài tập số 4 SGK.
1.3/ Chuyển ý sang bài mới(2’): Từ lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu và biết sơ bộ về oxi, về các quá trình oxi hoá trong hô hấp thực vật và hô hấp động vật, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về sự oxi hoá, và vai trò của oxi đồng thời sẽ làm quen với một loại phản ứng hoá học đầu tiên trong chương trình hoá học đó là phản ứng hoá hợp, chúng ta cùng tìm hiểu bài 25 sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp và ứng dụng của oxi.
2/ Hoạt động hình thành kiến thức :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
8’
Hoạt động 1: Sự Oxi Hoá
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu SGK phần I.1 và rút ra khái niệm sự oxi hoá.
- GV ghi ý kiến học sinh lên bàng và tổ chức học sinh tìm hiểu khái niện sự oxi hoá.
- GV tổng kết phần khái niệm và yêu cầu HS cho ví dụ
- Gv nêu vấn đề: Các chất đốt cháy đều tham gia phản ứng với khí oxi. Tuy nhiên một số phản ứng đốt cháy gây hại đến môi trường và đời sống con người. Vậy chúng ta phải làm gì để làm giảm các phản ứng gây hại.
HS lên bảng viết phương trình phản ứng.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét, bổ sung
Học sinh tiến hành nêu khái niệm theo suy nghĩ
Các học sinh khác bổ sung và bình chọn ý kiến chính xác nhất
HS cần phải biết: tìm hiểu các phản ứng gây hại, hạn chế để phản ứng xảy ra, và có cách xử lí nếu phản ứng xảy ra.
I. Sự Oxi Hoá:
Sự tác dụng với Oxi của một chất khác gọi là sự Oxi hoá.
to
Thí dụ:
3Fe + 2O2 → Fe3O4
10’
Hoạt động 2: PƯ hoá hợp
- GV treo bảng phụ ghi các PTPƯ cho HS nhận xét.
- GV thông báo : các phương trình phản ứng giống nhau trên bảng phụ là PƯ hoá hợp. Vậy phản ứng hoá hợp là gì ?
GV ghi nhận những ý kiến của HS và tổ chức lớp tìm hiểu KN PƯ hoá hợp.
GV tiến hành cho thí dụ trên bảng và gọi học sinh thực hiện phản ứng hoá hợp GV gợi ý hướng dẩn các em.
HS tiến hành nhận xét các PTHH trên bảng phụ theo yêu cầu và hướng dẫn của giáo viên.
HS tiến hành nêu khái niệm phản ứng hoá hợp theo suy nghĩ của các em.
Thảo luận với nhau tìm khái niệm chính xác theo gợi ý và hướng dẫn tổ chức của giáo viên.
HS lên bảng thực hiện
II. Phản ứng hoá hợp:
- Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới( SP) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu
- Thí dụ:
Al + Cl2 AlCl3
S + O2 SO2
Na + O2 Na2O
Những phản ứng nào có sinh ra nhiệt trong quá trình phản ứng ta gọi là phản ứng toả nhiệt.
VD:C + O2 CO2
7’
Hoạt động 3: Ứng dụng Oxi
- Gv treo tranh và hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợp đọc SGK để tìm hiểu 2 ứng dụng quan trọng của oxi trong tự nhiên và đời sống con người.
- GV nhận xét bổ sung và thuyết trình về các ứng dụng của oxi ( Đi sâu phân tích mở rộng kiến thức cho các em qua đó giáo dục môi trường , giáo dục ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ bầu khí quyển )
HS quan sát tranh và đọc SGK tiến hành thảo luận nhóm tìm hiểu ứng dụng của oxi.
Các nhóm báo cáo kết quả làm việc
Các nhóm khác bổ sung
HS theo dõi GV thuyết trình và ghi bài.
III. Ứng dụng của Oxi:
- Oxi cần cho sự hô hấp của sinh vật để phân giải những chất hữu cơ trong tế bào thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Oxi cần cho phi công, thợ lặn, thợ mỏ, bệnh nhân
- Oxi còn cần cho sự đốt nhiên liệu phục vụ cho đời sống, lao động sản xuất cũng như phục vụ cho công nghiệp vũ trụ.
3/ Hoạt động luyện tập ( 4’):
Sự Oxi hoá là gì? Phản ứng hoá hợp là gì.
GV yêu cầu HS Viết các phản ứng minh hoạ cho sự oxi hoá và phản ứng hoá hợp.
4/ Hoạt động vận dụng (6’):
Tổ chức học sinh giải bài tập số 1, 2 trang 87 SGK
Nhận xét tiết học của học sinh.
- Học bài, làm bài tập 1 đến 5 SGK. Đọc và tìm hiểu trước bài Oxít
5/ Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’):
* Giải thích vì sao sắt cháy trong oxi thể hiện cả hai hóa trị.
* GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức
Lớp 8A1- Ngày soạn: /1/2019. Ngày dạy: /1/2019.
Tuần: 21
Tiết PTCT: 42
Chương 4: Oxi - Không Khí
BàI 26: OXIT
I. Mục tiêu cần đạt:
1) Kiến thức:
HS biết và hiểu định nghĩa của Oxít là hợp chất 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.
HS biết, hiểu CTHH của oxít và cách gọi tên của oxít.
Học sinh biết oxít có 2 loại là oxít axít và oxít Bazơ cho được ví dụ từng loại.
2) Kỹ năng:
Biết vận dụng kỹ năng lập CTHH để lập CTHH của Oxít
Gọi được tên của các oxít axít và oxít bazơ..
3) Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và có nhận thức với thế giới quan khoa học.
4) Nội dung tích hợp: Không có.
II. Phương pháp: Hoạt động nhóm, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị của GV và HS :
1. GV: CB bảng phụ và phiếu học tập.
2. HS: CB xem lại bài 9, 10 chương 1( Lập CTHH và hoá trị)
IV. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Hoạt động khởi động ( 10'):
1.1/ Ổn định tổ chức lớp(1’):
1.2/ Kiểm tra bài (7’):
Câu 1: Phản ứng hóa hợp là gì? Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: Nêu những ứng dụng của oxi ?.
1.3/ Chuyển ý sang bài mới(2’): Ta biết sự oxi hoá là gì, phản ứng hoá hợp là gì vậy sản phẩn của sự oxi hoá và sản phẩm của phản ứng hoá hợp của một đơn chất với oxi gọi là gì ? muốn biết gọi chúng là gì chúng ta sẽ tìm hiểu bài 26 Oxít sẽ rõ.
2/ Hoạt động hình thành kiến thức :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1: Định nghĩa
- GV cho một loạt CTHH của các hợp chất : CuO, CaCO3, SO3, NO2, CaO, HNO3, BaO, KMnO4
- GV yêu cầu HS tách các nhóm chất ra thành những nhóm chất giống nhau. Nêu điểm giống nhau đó.
- Nhóm 1 là Oxít vậy thử đưa ra khái niệm oxít ?
- GV gợi ý cho các em thảo luận để đi đến khái niệm đúng.
- GV nhận xét bổ sung và hoàn chỉnh kiến thức về khái niệm Oxí
HS quan sát thảo luận và thực hiện yêu cầu của GV.
1
2
CuO SO3, NO2, CaO BaO,
CaCO3, HNO3 KMnO4
Nhóm 1 chỉ có 2 nguyên tố, 1 nguyên tố là Oxi
Nhóm 2 có 3 nguyên tố
HS đưa ra khái niệm theo ý mình.
Các em bàn bạc thảo luận để đi tới khái niệm hoàn chỉnh
Oxít là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi
I. Định nghĩa:
Oxít là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó một nguyên tố là oxi
VD: SO3, Fe3O4, CO2, Na2O..
8’
Hoạt động 2: Công thức
- GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc hoá trị.
- GV hướng dẫn thao tác lập CTHH của Oxít cho HS và yêu cầu các nhóm học sinh lên bảng thực hiện.
- GV nhận xét và yêu cầu HS kết luận về cách lập CTHH của Oxít.
HS thảo luận và phát biểu lại quy tắc hoá trị.
Tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hoá trị của nguyên tố kia.
HS lên bảng thực hiện lập CTHH của oxít.
Các HS khác nhận xét và bổ sung
HS nêu các cách thực hiện lập CTHH của oxít.
II. Công thức:
CTHH của Oxít được thiết lập trên cơ sở Qui tắc hoá trị.
+ Đặt cạnh KHHH của 1 nguyên tố khác với KHHH của Oxi
MxOy ( O luôn đặt ở phía sau)
+ Dùng QTHT để xác định x,y
5’
Hoạt động 3: Phân loại
- GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và cho biết có mấy loại Oxít, đó là những loại nào cho ví dụ ?
HS đọc SGK thảo luận và cho ví dụ theo yêu cầu của GV .
III. Phân loại:
Oxít có 2 loại là :
+ Oxít axít: là oxít của phi kim và tương ứng với một loại axit.
VD:
SO3 H2SO4(axit sunfuric)
NO2 HNO3(axit nitric)
P2O5 H3PO4(axit photphoric)
+ Oxít Bazơ: Là oxít của kim loại và tương ứng với một loại bazơ:
VD:
Al2O3 Al(OH)3 (Nhôm hidroxit )
Fe2O3 Fe(OH)3 (Sắt (III) hidroxit )
CaO Ca(OH)2 (Canxi hidroxit )
Na2O NaOH (Natri hidroxit )
8’
Hoạt động 4: Cách gọi tên
- Tên oxít được gọi như thế nào
- GV cho một số ví dụ ( Bài tính chất của oxi) và gọi HS gọi tên
- GV cho HS phân loại các oxít sau: SO2, SO3, P2O5, Fe3O4, Al2O3, CaO, Na2O
- Gọi tên của oxít axít và oxít bazơ có khác nhau không khác chổ nào ?
Số nguyên tử gọi như thế nào
GV cho ví dụ yêu cầu HS gọi tên ?
GV nhận xét chung và tổng kết kiến thức
HS đọc SGK thảo luận và cho ví dụ theo yêu cầu của GV .
Tên nguyên tố + Oxít
Oxít axít
Oxít Bazơ
SO2 SO3, P2O5,
CaO, Al2O3, FeO4, Na2O
- Có khác nhau
- Tên oxít Bazơ = tên KL (kèm hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + Oxít.
- Tên oxít Axít = Số nguyên tử Phi kim + tên PK + Số nguyên tử Oxi + Oxít.
2. Đi ; 3. Tri ; 5 Penta
- HS gọi tên theo CTHH GV cho
- HS nhận xét và bổ sung.
IV. Cách gọi tên:
Tên oxít = tên nguyên tố + Oxít
Ví dụ:
Na2O: Natri Oxit.
CaO: Canxi Oxit.
NO: Nitơ Oxit
* Nếu kim loại có nhiều hóa trị:
Tên oxít Bazơ = tên KL (kèm hoá trị nếu KL có nhiều hoá trị) + Oxít.
Al2O3: Nhôm Oxít
CaO: Canxi Oxít
Fe2O3: Sắt III Oxít
* Nếu phi kim có nhiều hóa trị:
Tên oxít Axít = Số nguyên tử Phi kim + tên PK + Số nguyên tử Oxi + Oxít.
CO Cacbon Oxit
CO2 : Cacbon đi oxít
N2O3: Đi nitơ tri oxít
P2O5: đi phot pho penta Oxít
SO3: Lưu huỳnh tri Oxít
Chỉ số tiền tố nguyên tử:
1. Mono; 2. Đi; 3. Tri;
4. Têtra; 5. Penta; 6. Hexa...
3/ Hoạt động luyện tập (3’):
GV neâu sô löôït kieán thöùc toaøn baøi vaø höôùng daån HS toùm taét noäi dung
4/ Hoạt động vận dụng (4’):
Tổ chức học sinh giải bài tập số 2, 3, 4 trang 91 SGK
Nhận xét tiết học của học sinh.
- Học bài, làm bài tập 1 đến 5 trang 91 SGK. Đọc và tìm hiểu trước bài điều chế Oxi – phản ứng phân huỹ tiết sau đi học mang theo bông hút nước.
5/ Hoạt động tìm tòi mở rộng (1’):
* Vì sao phải đặc tiền tố chỉ số trước tên các nguyên tố hóa học khi gọi tên Oxit phi kim?
* GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 2 5 HOAT DONG THEO HUONG PTNL_12514024.doc