Giáo án Hóa học 8 - Tiết 4 Bài 3: Bài thực hành 1: tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp

Hoạt động 1: Một số quy tắc an tòan và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ TN: 10’

- Yêu cầu HS mở tr154 sgk

- Giới thiệu một số quy tắc an tòan trong phòng thí nghiệm.

- Treo tranh: cách sử dụng hóa chất và hướng dẫn HS quan sát.

- Yêu cầu HS nghiên cứu sgk kết hợp với qsát hình: Hãy rút ra những điểm lưu ý khi sử dụng hóa chất.

- Nhận xét, bổ sung và cho HS ghi.

- Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản và cách sử dụng chúng. Đồng thời cho HS quan sát một số dụng cụ thật mà GV đã chuẩn bị

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 4 Bài 3: Bài thực hành 1: tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............. Tuần:02 - Tiết: 04 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1: TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Theo dõi sự nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về tính chất này giữa các chất. - Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp 2 chất. b. Kỹ năng: Rèn cho HS kỹ năng thực hành thí nghiệm: Biết sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm, các thao tác làm thí nghiệm đơn giản. c. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, an tòan khi làm TN và ý thức say mê môn học. 2. CHUẨN BỊ : - GVCB: + Tranh phóng to + Hóa chất: bột lưu hùynh, parafin + Dụng cụ: giá gỗ, 3cái ống nghiệm, 2 cốc thủy tinh, phểu, giấy lọc, đũa thủy tinh, đèn cồn, 2 cái kẹp gỗ, 2 cái nhiệt kế - HSCB: 2 chậu nước, hỗn hợp muối ăn và cát 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp:1’ Kiểm tra bài cũ:7’ - HS1: Phân biệt chất tinh khiết và hỗn hộp? Lấy ví dụ. - GV: Chất tinh khiết: chỉ gồm 1 chất, không lẫn chất khác. VD: Sắt, nhôm, đồng Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.VD: nước muối, nuớc chanh - HS2: Nêu nguyên tắc tách chất ra khỏi hỗn hợp? - GV: Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp c. Baøi môùi: HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Một số quy tắc an tòan và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ TN: 10’ - Yêu cầu HS mở tr154 sgk - Giới thiệu một số quy tắc an tòan trong phòng thí nghiệm. - Treo tranh: cách sử dụng hóa chất và hướng dẫn HS quan sát. - Yêu cầu HS nghiên cứu sgk kết hợp với qsát hình: Hãy rút ra những điểm lưu ý khi sử dụng hóa chất. - Nhận xét, bổ sung và cho HS ghi. - Treo tranh và giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm đơn giản và cách sử dụng chúng. Đồng thời cho HS quan sát một số dụng cụ thật mà GV đã chuẩn bị - Làm theo hướng dẫn - Theo dõi kết hợp với mục I trang 154 sgk - Quan sát tranh kết hợp với sgk - Trả lời câu hỏi theo thông tin sgk - Ghi bài vào vở - Làm quen với một số dụng cụ đơn giản như: + Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, + kẹp gỗ, phểu, giá sắt, + cốc thủy tinh, đủa thủy tinh, + môi múc hóa chất, + lọ thủy tinh, bình thủy tinh, + ống đong hình trụ, + cối sứ, chày sứ, đèn cồn, I. Một số quy tắc an tòan và cách sử dụng hóa chất, dụng cụ TN 1. Một số quy tắc an toàn trong phòng TN: (sgk trang 154) 2. Cách sử dụng hóa chất: - Không được dùng tay trực tiếp cầm hóa chất - Không tự tiện đổ hóa chất này vào hóa chất khác - Không đổ hóa chất dùng thừa vào lọ (bình) chứa ban đầu - Không dùng hóa chất khi không biết rõ chất đó - Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hóa chất. Hoạt động 2: Tiến hành TN: 24’ - Trước khi tiến hành thí nghiệm, GV nhắc nhở HS: Quan sát kỹ hiện tượng xảy ra và kết quả của thí nghiệm để viết bài tường trình. * Thí nghiệm 1: - Hướng dẫn HS làm thí nghiệm: + Đặt 2 ống nghiệm có chứa bột lưu huỳnh và parafin vào cốc nước. + Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn. + Đặt đứng nhiệt kế vào 2 ống nghiệm → Yêu cầu HS chú ý nhiệt độ ghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy. - Sau khi thí nghiệm kết thúc, yêu cầu HS nêu những hiện tượng đã quan sát được và hỏi: + Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa? - Vậy qua thí nghiệm, em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất? * Thí nghiệm 2: - Huớng dẫn HS làm thí nghiệm: + Cho vào cốc thủy tinh khoảng 3gam hỗn hợp muối ăn và cát + Rót vào cốc khoảng 5ml nước cất + Khuấy đều để muối ăn tan hết + Gấp giấy lọc đặt vào phễu + Đặt phễu vào ống nghiệm và rót từ từ nước muối vào phễu theo đũa thủy tinh → Yêu cầu HS nhận xét hiện tượng - Tiếp tục hướng dẫn HS: + Dùng kẹp gỗ kẹp khỏang 1/3 ống nghiệm (từ miệng xuống) + Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn (Æ Chú ý: Lúc đầu hơ dọc ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn cho ống nghiệm nóng đều, sau đó đun ở đáy ống, vừa đun vừa lắc nhẹ. Và phải hướng ống nghiệm về phía không có người) - Hỏi: Em hãy so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với hỗn hợp ban đầu? - Nhắc nhở HS rửa sạch dụng cụ và vệ sinh nơi thực hành - Chú ý theo dõi và quan sát nhân xét hiện tượng - Theo dõi thí nghiệm và rút ra nhận xét → + Parafin sôi ở to = 42oC + Khi nước sôi ở 100oC thì lưu hùynh chưa nóng chảy + Vậy lưu huỳnh có nhiệt độ nóng chảy cao hơn 100oC → Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau HS làm thí nghiệm - Nhận xét: + Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dd trong suốt + Cát không tan trong nước nên được giữ lại trên mặt giấy lọc. - Theo dõi và quan sát, nhận xét - Rút ra kết luận II. Tiến hành thí nghiệm: 1. Thí nghiệm 1: Theo dõi sự nóng chảy của parafin và lưu huỳnh: - Nhận xét: + Parafin sôi ở to=42oC + tonc của lưu huỳnh cao hơn 100oC - Kết luận: Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. 2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. - Nhận xét: + Chất lỏng chảy xuống ống nghiệm là dd trong suốt + Cát không tan trong nước nên được giữ lại trên mặt giấy lọc. - Kết luận: Chất rắn thu được là muối sạch (tinh khiết) không còn lẫn cát. d. Củng cố: (2’) -HS1: Nêu nguyên tắc tách hỗn hợp muối và cát ra khỏi hỗn hợp? - GV: dựa vào tính tan - Hướng đẫn HS viết bài tường trình e. Dặn dò: 1’ - HS về nhà hoàn thành bài tường trình và trả lời 2 câu hỏi sgk trang 13 - Đọc trước bài 4: “Nguyên tử” f. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 4_Bai 3_Bai thuc hanh 1.doc
Tài liệu liên quan