Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm: 25’
1) Thí nghiệm 1:
- Yêu cầu HS nhắc lại:
+ Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
+ Có mấy cách thu khí oxi? Dựa vào tính chất vật lý nào mà có thể thu oxi như vậy?
- Gv biểu diễn thí nghiệm:
+ Cho 1 ít KMnO4 vào ống nghiệm. Láp ráp dụng cụ như hình vẽ:
+ Đun KMnO4 → thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí→thử bằng que đóm
? Quan sát hiện tượng và giải thích?
+ Tiếp tục lắp ráp thí nghiệm thu khí oxi bằng cách đẩy nước và cũng thữ bằng que đóm.
? Hiện tượng?
- Gọi 2 HS lên viết PTHH điều chế khí Oxi từ KMnO4 .
2 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 48 Bài 30: Bài thực hành 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .............
Ngày dạy : ...............
Tuần: 24 - Tiết: 48
Bài 30: BÀI THỰC HÀNH 4
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý và tính chất hóa học của khí oxi.
b. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế - thu khí oxi vào ống nghiệm, nhận ra khí oxi và bước đầu biết tiến hành những thí nghiệm đơn giản.
c. Thái độ:
Giáo dục cho HS ý thức cẩn thận khi sử dụng hóa chất và tiến hành thí nghiệm, ý thức yêu thích môn học.
2. CHẨN BỊ :
- GVCB: Dụng cụ: chậu thủy tinh, ống nghiệm, lọ thủy tinh, môi múc hóa chất, ống dẫn thủy tinh, giá sắt, kẹp gỗ, đèn cồn.
Hóa chất: KMnO4 (hoặc KClO3), bột S.
- HSCB: Ôn tập kiến thức về oxi.
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp: 1’
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
* Mở bài: 1’ Để củng cố kiến thức về nguyên tắc điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm, về tính chất vật lý và tính chất hóa học của oxi. Đồng thời rèn luyện kỹ năng láp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí oxi bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm: 25’
1) Thí nghiệm 1:
- Yêu cầu HS nhắc lại:
+ Cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
+ Có mấy cách thu khí oxi? Dựa vào tính chất vật lý nào mà có thể thu oxi như vậy?
- Gv biểu diễn thí nghiệm:
+ Cho 1 ít KMnO4 vào ống nghiệm. Láp ráp dụng cụ như hình vẽ:
+ Đun KMnO4 → thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí→thử bằng que đóm
? Quan sát hiện tượng và giải thích?
+ Tiếp tục lắp ráp thí nghiệm thu khí oxi bằng cách đẩy nước và cũng thữ bằng que đóm.
? Hiện tượng?
- Gọi 2 HS lên viết PTHH điều chế khí Oxi từ KMnO4 .
2) Thí nghiệm 2:
- Thu khí oxi vào lọ sẳn. Cho vào môi múc hóa chất 1 ít bột S, đốt S trên ngọn lửa đèn cồn.
? Quan sát ngọn lửa? Nhận xét.
- Đưa S đang cháy vào lọ chứa O2
? Quan sát hiện tượng? Nhận xét?
? Viết PTPƯ.
→ Trong phòng thí nghiệm điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dể bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
→ Có 2 cách thu oxi: Đẩy nước (do oxi ít tan trong nước). Đẩy không khí (do oxi nặng hơn không khí)
→ Đun KMnO4 có khí thoát ra làm que đóm bùng cháy → đó là khí oxi.
→ Que đóm bùng cháy
to
→ PTHH:
2KMnO4→ K2MnO4+MnO2
+O2
→ S cháy, ngọn lửa nhỏ, thấp
→ S cháy với ngọn lửa sáng chói, mạnh hơn. Do S tiếp xúc với trực tiếp với oxi, và diện tích tiếp xúc rộng hơn.
to
→ PTPƯ:
S + O2 → SO2
1) Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí oxi
- Thí nghiệm: sgk
- PTHH:
to
2KMnO4→K2MnO4 +
MnO2 + O2↑
2) Thí nghiệm 2: Đốt cháy S trong không khí và trong khí oxi
- Thí nghiệm : sgk
to
- PTPƯ:
S + O2 → SO2
b. Hoạt động 2: Tường trình: 10’
- GV hướng dẫn HS giải thích những hiện tượng quan sát được.
- Hướng dẫn HS viết bảng tường trình với những nội dung bài thực hành vừa tìm hiểu.
- Giải thích những hiện tượng quan sát được
-Viết bảng tường trình với những nội dung bài thực hành vừa tìm hiểu.
II. Tường trình:
d. Củng cố:
- GV nhận xét tiết TH
- Y/C HS thu dọn hoá chất và vệ sinh phòng TH sạch sẽ trước khi ra khỏi phòng
e. Dặn dò: 1’
- Về nhà viết bài tường trình.
- Ôn tập lại những kiến thức và bài tập trong chương 4 “Oxi – không khí”.
- Tiết 46 : Kiểm tra 45 phút
f. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 48_Bai 30_Bai thuc hanh 4.doc