Hoạt động 1: Nguyên tử là gì:
- GV nhắc lại một số kiến thức cũ:
+ Mọi vật thể tự nhiên đều gồm có các chất.
+ Mọi vật thể nhân tạo đều làm ra từ chất.
Tức là có chất mới có vật thể.
? Vậy thì các chất từ đâu mà có? Các chất được tạo ra từ đâu?
- Nhận xét, bổ sung: Các chất được tạo ra từng những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, những hạt này được gọi là nguyên tử.
- Đặt câu hỏi: Vậy nguyên tử là gì?
(Gỉai thích: trung hòa về điện: Tổng điện tích âm của các hạt electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương hạt nhân)
3 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 726 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 5 Bài 4: Nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .............
Ngày dạy : .............
Tuần: 03 - Tiết: 05
Bài 4: NGUYÊN TỬ
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS nắm được khái niệm nguyên tử và biết được nguyên tử tạo ra mọi chất.
- Hiểu được sơ đồ cấu tạo nguyên tử.
- Nắm được đặc điểm của hạt nhân nguyên tử.
- Nắm được cấu tạo và đặc điểm của hạt nhân nguyên tử.
- Biết được electron luôn chuyển động và xếp thành từng lớp.
b. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng quan sát, nghiên cứu thông tin, hình vẽ tìm ra kiến thức.
c. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.
2. CHẨN BỊ :
- GV: Sơ đồ cấu tạo các nguyên tử: Hiđro, Heli, Cacbon, Nhôm, Oxi, Natri, Canxi
Bảng phụ
- HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định lớp:
KTBC
Bài mới: Ta biết mọi vật thể tự nhiên cũng như vật thể nhân tạo đều được tạo ra từ chất này hay chất khác. Thế còn chất được tạo ra từ đâu? Câu hỏi đó đã được đặt ra từ cách đây mấy nghìn năm. Ngày nay, khoa học đã có câu trả lời rõ ràng và chúng ta sẽ được biết qua bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Nguyên tử là gì:
- GV nhắc lại một số kiến thức cũ:
+ Mọi vật thể tự nhiên đều gồm có các chất.
+ Mọi vật thể nhân tạo đều làm ra từ chất.
Tức là có chất mới có vật thể.
? Vậy thì các chất từ đâu mà có? Các chất được tạo ra từ đâu?
- Nhận xét, bổ sung: Các chất được tạo ra từng những hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện, những hạt này được gọi là nguyên tử.
- Đặt câu hỏi: Vậy nguyên tử là gì?
(Gỉai thích: trung hòa về điện: Tổng điện tích âm của các hạt electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương hạt nhân)
- Hỏi: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
- Thông báo: Electron:
k/h: e, điện tích nhỏ nhất (-1), khối lượng vô cùng nhỏ (9,1095.10-28 g)
- Lắng nghe GV giảng, nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:
→ Các chất được tạo ra từ những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- Trả lời và ghi vào vở: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
→ Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ được tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Ghi nhớ
1. Nguyên tử là gì:
- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích dương
+ Vỏ: được tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm.
- Electron: K/h: e
+ Điện tích: (–)
+me=9,1095 x
10-28g
Hoạt động 2: Hạt nhân nguyên tử
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và cho biết:
+ Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
+ Hạt proton và hạt nơtron có ký hiệu là gì và điện tích là bao nhiêu?
- Giới thiệu về nguyên tử cùng loại: là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân (hay điện tích hạt nhân) nhưng không căn cứ vào số nơtron. (vd: , , )
- Treo hình vẽ sơ đồ cấu tạo nguyên tử H, O, Na lên bảng →hướng dẫn HS quan sát và nhận biết được proton trong hạt nhân và electron.
Vd: H: p = 1, e = 1
O: p = 8, e = 8
Na: p = 11, e = 11
→? Em có nhận xét gì về số p và e trong nguyên tử?
- Yêu cầu HS so sánh khối lượng của p, n, e ?
(Gợi ý: Nếu coi mp=1 thì me = 0,0005)
→ mnguyên tử mhạt nhân
- Đọc thông tin sgk và trả lời:
→ Hạt nhân ngtử được cấu tạo bởi 2 loại hạt: hạt proton và hạt nơtron.
→ Hạt proton: k/h: p (+)
Hạt nơtron: k/h: n (không mang điện)
- Lắng nghe GV giảng
HS quan sát và nhận biết được proton trong hạt nhân và electron.
→ Vì nguyên tử trung hoà về điện nên: số p = số e
→ p và n có khối lượng gần bằng nhau. Còn e thì có khối lượng rất bé.
2. Hạt nhân nguyên tử
- Hạt nhân ngtử được cấu tạo bởi 2 loại hạt: hạt proton và hạt nơtron.
- Hạt proton: k/h: p
+ Điện tích:(+)
+mp=1,6726.10-24g
- Hạt nơtron: k/h: n
+ không mang điện
+mn=1,6784.10-24g
- Các ngtử có cùng số proton trong hạt nhân gọi là ngtử cùng loại.
- Trong mỗi ngtử: số p=số e
- Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng ngtử.
Hoạt động 3: Lớp electron:
- Thông báo: Trong ngtử electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số electron nhất định.
- Hướng dẫn HS quan sát sơ đồ các nguyên tử trong sgk.
- Treo bảng phụ có kẻ sẵn bảng sgk nhưng không điền sẵn các chỉ số.
- Hướng dẫn HS cách xác định số p, n, e, lớp e của 1 số nguyên tử.
- Yêu cầu các nhóm tương tự như vậy thảo luận làm bài tập 5 sgk tr.16
- Gọi đại diên nhóm nêu đáp án.
- Giải thích thêm: Để tạo ra được chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau. Nhờ đâu mà các ngtử có thể liên kết được với nhau? Chính là nhờ những e, cụ thể hơn là nhưng e lớp ngoài cùng.
Ä Bài tập: Hãy điền vào ô trống trong bảng sau: (Treo bảng phụ )
- Lắng nghe và theo dõi sgk
- Nắm được đâu là p, n, e, số lớp e, và e lớp ngoài cùng.
- Quan sát theo dõi sự hướng dẫn của GV
- Thảo luận chỉ ra số p, e, số lớp e, số e lớp ngoài cùng của He, C, Al, Ca.
- Đại diện nhóm điền lên bảng phụ.
3. Lớp electron:
Trong nguyên tử electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, mỗi lớp có một số electron nhất định.
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Nhôm
13
13
3
3
Cacbon
6
6
2
4
Silic
14
14
3
4
Heli
2
2
1
2
- Hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 (sgk tr.42) để tra tên từng loại ngtử.
- Gọi 1 HS lên bảng làm ví dụ theo các câu gợi ý sau:
+ Nguyên tử có 13e, vậy số p bằng bao nhiêu?
+ Tra bảng 1 tr. 42 sgk: tên loại nguyên tử có 13p là gì?
- Ta đã biết:
+ Số e lớp 1 tối đa là 2
+ Số e lớp 2 tối đa là 8
→ Vậy nguyên tử Nhôm có mấy lớp e và số e lớp ngoài cùng là bao nhiêu?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận điền các thông tin còn lại.
- Gọi các nhóm lên trình bày
→ GV nhận xét.
- Lắng nghe và làm bài điền vào bảng
→ Số p = số e → số p = 13
(điền vào bảng)
→ Nguyên tử Nhôm
→ Có 3 lớp e:
+ Lớp 1: có 2e
+ Lớp 2 : có 8e
+ Lớp 3: có 3e
- Thảo luận làm bài
- các nhóm lên trình bày
- Tự sữa chữa vào vở.
d. Củng cố:
- HS1: Nguyên tử là gì?
- GV: Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện.
- HS1: Ngtử được cấu tạo bởi những hạt nào? Hãy nói tên điện tích của những hạt đó
- GV: Nguyên tử gồm: - Hạt proton: Điện tích:(+)
- Hạt nơtron: không mang điện
- Electron: Điện tích: (–)
- HS1: Vì sao các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau?
- GV: Chính là nhờ những e, cụ thể hơn là nhưng e lớp ngoài cùng.
e. Dặn dò:
- Học bài như những nội dung đã ghi và xem lại các ví dụ.
- Đọc bài đọc thêm.
- Làm bài tập 1 → 7 sgk trang 15, 16
- Đọc trước bài tiếp theo.
f. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 5_Bai 4_Nguyen tu.doc