Giáo án Hóa học 8 - Tiết 59 Bài 37: Axit – bazơ – muối (tiếp)

3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

a. Ổn định lớp:

b. Kiểm tra bài cũ:

GV: Khái niệm về axit, phân loại và gọi tên ?

HS1: Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hydro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hydro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

* Phân loại: Dựa vào thành phần, axit được chia làm 2 loại :

 -Axit không có oxi : HCl, H2S, HBr

 -Axit có oxi : H2SO4, H3PO4, HNO3

* Tên gọi: -Axit không có oxi : Axit + tên phi kim + hidric

-Axit có oxi : Axit + tên phi kim + ic (nhiều oxi)

-Axit có ít nguyên tử oxi: Axit + tên phi kim + ơ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 59 Bài 37: Axit – bazơ – muối (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............. Ngày dạy : ............... Tuần: 30 - Tiết: 59 Bài 37: AXIT – BAZƠ – MUỐI (tiếp) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - HS nắm dược khái niệm và công thức hóa học của muối. - Biết đựơc cách phân loại và cách gọi tên các loại muối. - Củng cố kiến thức phần axit, bazơ. b. Kỹ năng: - Rèn luyện cách đọc tên 1 số hợp chất vô cơ khi biết CTHH và ngược lại. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết CTHH và PTHH. c. Thái độ: Giáo dục cho HS ý thức yêu thích môn học. 2. CHẨN BỊ : a. GVCB: Bảng phụ. b. HSCB: Ôn lại bài oxit, bazơ, muối. 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: GV: Khaùi nieäm veà axit, phaân loaïi vaø goïi teân ? HS1: Phaân töû axit goàm coù moät hay nhieàu nguyeân töû hydro lieân keát vôùi goác axit, caùc nguyeân töû hydro coù theå thay theá baèng caùc nguyeân töû kim loaïi. * Phaân loaïi: Döïa vaøo thaønh phaàn, axit ñöôïc chia laøm 2 loaïi : -Axit khoâng coù oxi : HCl, H2S, HBr -Axit coù oxi : H2SO4, H3PO4, HNO3 * Teân goïi: -Axit khoâng coù oxi : Axit + teân phi kim + hidric -Axit coù oxi : Axit + teân phi kim + ic (nhieàu oxi) -Axit coù ít nguyeân töû oxi: Axit + teân phi kim + ô. Bài mới: * Mở bài: Muối là gỉ? Có mấy loại muối? HOẠT ĐỘNG GV HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GB Hoạt động 1: MUỐI: - Đặt câu hỏi: + Kể tên 1 số muối mà em biết. + Hãy điền những thông tin còn thiếu vào bảng sau: Tên muối CTHH KL Gốc axit Số Ng.tử KL Số Gốc axit Natri clorua NaCl Na Cl 1 I Kalicacbonat K2CO3 K CO3 2 1 Đồng (II) sunfat CuSO4 Cu SO4 1 1 Nhôm photphat AlPO4 Al PO4 1 1 Sắt (III) sunfat Fe2(SO4)3 Fe SO4 2 3 + Em có nhận xét gì về thành phần của các chất trên? + Vậy muối là gì? - Giả sử KL kí hiệu là M (hóa trị m), gốc axit có kí hiệu là A (hóa trị n) → Vậy em hãy đưa ra CTHH chung của muối. - Yêu cầu Hs nghiên cứu sgk cho biết cách gọi tên muối. - Yêu cầu HS gọi tên những chất sau: + Na2SO4 + K2CO3 + MgCl2 + Fe(NO3)3 + Cu(HCO3)2 + NaHSO4 - Gv đưa ra 2 nhóm muối: + A: Na2SO4, KCl, Fe(NO3)3 + B: Cu(HCO3)2, NaHSO4 ? Em có nhận xét gì về các muối ở nhóm A và các muối ở nhóm B? → Vậy có thể chia muối là mấy loại? ? Thế nào là muối trung hòa? Cho ví dụ. ? Thế nào là muối axit? Cho ví dụ. → NaCl, CuSO4, NaNO3, AlCl3 → Trong thành phần các chất trên có kim loại và gốc axit liên kết với nhau. - Nêu khái niệm muối:Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. → CTHH chung: MnAm → Tên muối = Tên KL (hóa trị) + tên gốc axit → Natri sunfat → Kali cacbonat → Magie clorua → Sắt (III) nitrat → Đồng (II) hiđrocacbonat → Natri hiđrosunfat → Nhóm A: không có H Nhóm B: có H → 2 loại: + Muối trung hòa + Muối axit - Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H. - Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H. III. MUỐI 1. Khái niệm: Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. - Vd:NaCl, CaCO3, Al2(SO4)3, NaHCO3 2. Công thức hóa học: CTHH chung: MnAm - M:Kim loại (h.trị m) - A: gốc axit (h.trị n). 3. Tên gọi: Tên muối = Tên KL (kèm theo hóa trị nếu KL nhiều hóa trị) + Tên gốc axit - Vd: +Na2SO4: Natri sunfat +Fe(NO3)3: Sắt(III) nitrat +NaHSO4:Natri hiđrosunfat +K2CO3:Kali cacbonat 4. Phân loại: Có 2 loại muối: + Muối trung hòa: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử H. vd: NaCl, CaCO3, + Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H. vd: NaHCO3, KHSO4, Ba(HSO4)2, d. Củng cố : - Đặt câu hỏi: + Thế nào là muối? Cho ví dụ. + Muối được chia làm mấy loại? Cho ví dụ - HS: + Phân tử muối gồm có 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axit. Vd:NaCl, CaCO3, Al2(SO4)3, NaHCO3 + Có 2 loại muối: * Muối trung hòa: trong gốc axit không có nguyên tử H. vd: NaCl, CaCO3, *Muối axit: trong đó gốc axit còn ngtử H.vd: NaHCO3, KHSO4, Ba(HSO4)2, - Treo bảng phụ: Hãy lập CTHH của các muối sau: 1. Canxi nitrat: Ca(NO3)2 2. Đồng (II) sunfat: CuSO4 3. Nhôm sunfat: Al2(SO4)3 4. Magiê cacbonat: MgCO3 5. Canxi photphat: Ca3(PO4)2 6. Sắt (III) clorua: FeCl3 7. Sắt (II) nitrat: Fe(NO3)2 8. Kali sunfit:: K2SO3 - Hướng dẫn HS làm bài tập 6c sgk trang 130: Đọc tên các muối sau: 1. Ba(NO3)2 : Bari nitrat 2. Al2(SO4)3 : Nhôm sunfat 3. Na2SO3 : Natri sunfit 4. ZnS : Kẽm sunfua 5. Na2HPO4 : Natri hiđrophotphat 6. NaH2PO4 : Natri hihiđrophotphat e. Dặn dò: - Học bài Làm bài tập 6 sgk trang 130 và bài tập 1 – 5/132 sgk - Ôn lại bài 36 & 37. f. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 59_Bai 37_Axit, Bazo, muoi(tiep theo).doc
Tài liệu liên quan