Giáo án Hóa học 8 - Tiết 61+ 62 - Chủ đề: Nồng độ dung dịch

- GV: Gọi 1HS đọc định nghĩa về nồng độ phần trăm của dung dịch.

- GV: Dùng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề để giảng định nghĩa về nồng độ % của dung dịch.

- GV: Nêu ví dụ

Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài toán.

VD1: Hoà tan 5 gam muối ăn vào 15g nước. Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được?

- HS: đọc nghiên cứu và làm.

- GV: Gọi 1 HS lên làm.

- GV: Nhận xét và bổ sung

VD2: Tính khối lượng của KOH có trong 200g dung dịch KOH 10%.

- HS: Đọc tóm tắt bài toán và tiến hành làm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 61+ 62 - Chủ đề: Nồng độ dung dịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10.4.2017 Tuần 33 Tiết: 61+ 62 CHỦ ĐỀ : NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm về nồng độ phần trăm, nồng độ mol và biểu thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol. - Biết vận dụng để làm bài tập về nồng độ % và nồng độ mol. - Củng cố cách giải bài toán tính theo PTHH. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm một số bài toán liên quan đến nồng độ % và nồng độ mol. 3. Thái độ: - HS có thái độ yêu thích môn học. II. BẢNG MÔ TẢ. Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1.Nồng độ phần trăm của dung dịch. Học sinh nhận biết và viết được cồn thức tính nồng độ C% của chât tan trong dung dịch. C% = x 100% Viết được công thức tính mct . mCt = n.m Công thức tính khối lượng dung dịch mdd mdd =mct + mdm Trong đó mdm là khối lượng dung môi. (Câu 1) Học sinh hiểu được khái niệm về nồng độ phần trăm, và biểu thức tính nồng độ phần trăm. (Câu 3) - Biết vận dụng để làm bài tập về nồng độ % khi biết khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch - Biết làm các bài tập tính khối lượng chất tan và khối lượng dung dịch (Câu 5) - Biết vận dụng để làm bài tập về nồng độ C% của chất tan có trong dung dịch (có phản ứng hóa học xẩy ra) (Câu 7) 2.Nồng độ Mol/lít(CM) Học sinh nhận biết và viết được cồn thức tính nồng độ CM của chât tan trong dung dịch. CM = Viết được công thức tính n n = CM .V Công thức tính thể tích dung dịch Vdd (Câu 2) Học sinh hiểu được khái niệm về nồng độ Mol/lít, và biểu thức tính nồng độ Mol/lít. (Câu 4) - Biết vận dụng để làm bài tập về nồng độ Mol khi biết số mol chất tan và thể tích dung dịch - Biết làm các bài tập tính số mol và thể tích dung dịch (Câu 6) - Biết vận dụng để làm bài tập về nồng độ CM của chất tan có trong dung dịch (có phản ứng hóa học xẩy ra) (Câu 8) III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP. 1. Nhận biết . Câu 1: Định nghĩa nống độ phần trăm và viết công thức tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch? Câu 2: Định nghĩa nống độ Mol/lít và viết công thức tính nồng độ Mol/lít của chất tan trong dung dịch. 2. Thông hiểu. Câu 3: Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau: a. Hòa tan 12,25 gam KClO3 vào 87,75 gam nước. b. Hòa tan 5,85 gam NaCl vào 50 gam nước. Câu 4: Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch sau: a. Hòa tan 0,2 mol KClO3 vào nước thu được 100 ml dung dịch muối Kali clorat. b. Hòa tan 5,85 gam NaCl vào nước tạo thành 200 ml dung dịch muối Natri clorua. 3. Vận dụng. Câu 5: Tính số gam NaCl có trong 500 gam dung dịch NaCl 5%. Câu 6: Tính số mol NaCl có trong 500 ml dung dịch NaCl 0,5M. 4. Vận dụng cao. Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 6,2 gam Na2O vào nước tạo thành 500 gam dung dịch A. Viết PTHH của phản ứng xẩy ra? Tính nồng độ phần trăm của chất tan có trong dung dịch A. Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 31 gam Na2O vào nước tạo thành 500 ml dung dịch A. Viết PTHH của phản ứng xẩy ra? Tính nồng độ Mol/lít của dung dịch A. IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC: Nội dung Hình thức tổ chức dạy học Thời lượng (2 tiết) Thời điểm Tháng 4 Thiết bị dạy học Nồng độ C% Dạy học trên lớp 1 tiết Tiết 61 Bảng phụ Nồng độ CM Dạy học trên lớp 1/2 tiết Tiết 62 (1/2) Bảng phụ Luyện tập Dạy học trên lớp 1/2 tiết Tiết 62 (1/2) Bảng phụ V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: - Độ tan của một chất trong nước là gì? 3. Bài mới: Gv: Thông báo và ghi bảng . HOẠT ĐỘNG GV- HS NỘI DUNG Hoạt động : nồng độ phần trăm của dung dịch - GV: Gọi 1HS đọc định nghĩa về nồng độ phần trăm của dung dịch. - GV: Dùng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề để giảng định nghĩa về nồng độ % của dung dịch. - GV: Nêu ví dụ Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài toán. VD1: Hoà tan 5 gam muối ăn vào 15g nước. Hãy tính nồng độ % của dung dịch thu được? - HS: đọc nghiên cứu và làm. - GV: Gọi 1 HS lên làm. - GV: Nhận xét và bổ sung VD2: Tính khối lượng của KOH có trong 200g dung dịch KOH 10%. - HS: Đọc tóm tắt bài toán và tiến hành làm. -VD3: Hoà tan 15g NaOH vào nước thì thu được dung dịch có nồng độ 10 % . a. Tính khối lượng của dung dịch b. Tính khối lượng của nước cần dùng để pha chế? HS: Đọc tóm tắt bài toán và giải. GV: Gọi 1 HS lên bảng làm. GV: Nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Nồng độ mol của dung dịch. - HS: Đọc định nghĩa - GV: Lấy một số ví dụ hướng dẫn HS làm. - VD1: Trong 200ml dung dịch NaCl có chứa 0,5 mol NaCl. Hỏi dung dịch có nồng độ mol là bao nhiêu? - VD2: Trong 400ml dung dịch KOH có chứ 5,6 g KOH. Hãy cho biết nồng độ mol của dung dịch? - VD3: Tính số gam của CuSO4 có trong 200ml dung dịch CuSO4 0,1M. - GV: Hướng dẫn HS đọc , tóm tắt bài toán và giải - HS: Giải các bài toán vào vở. - GV: Gọi lần lượt 3 HS lên bảng làm. - GV: Nhận xét bổ sung. 1.Nồng độ phần trăm của dung dịch. ĐN: Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100g dung dịch. (kí hiệuC%) C% = x 100% Trong đó: mct là khối lượng chất tan trong dung dịch. mdd là khối lượng dung dịch. VD1: cho biết Giải mct = 5g - Khối lượng dd là: mdm = 15g mdd = 5+ 15 = 20g Tính mdd =? - Nồng độ % của dd: C% = VD2: Cho biết: mdd = 200g C% = 10% Tính mct =? Giải Khối lượng của KOH mKOH = = 20(gam) VD3: Cho biết mct = 15g C% = 10% a. Tính mdd = ? b. mdm =? Giải: Khối lượng của dd là: mdd= = 150(g) Khối lượng của nước là: mdm = 150 – 15 = 135(g) 2. Nồng độ mol của dung dịch ĐN: Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1lít dung dịch. ( kí hiệu CM) CM = n/ V (mol/l) CM là nồng độ mol n số mol chất tan V thể tích dung dịch (l) VD1: Cho biết V NaCl = 200ml = 0,2 l nNaCl = 0,5 mol Tính : CM =? Giải: Nồng độ mol của dd là: Cm = = 0,25(M) VD2: Cho biết VKOH = 400ml = 0,4 l mKOH = 5,6g Tính: CM =? Giải: - Số mol của KOH là: nKOH = = 0,1 (mol) - Nồng độ mol của dd là: CM = = 0,25M VD3: Cho biết Vdd = 200ml = 0,2l CM = 0,1M Tính: mct =? Giải: - Số mol của CuSO4 là: n = 0,2 .0,1 = 0,02( mol) - Khối lượng của CuSO4 là: m = 0,02 . 160 = 0,32(g) 4. Củng cố bài học: - HS: Nêu nội dung chính của bài học. 5. Dặn dò: - Về làm bài tập 1,2,3, 4,5 SGK IV. RÚT KINH NGHIỆM: .. ***********************************************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an tong hop_12317174.doc
Tài liệu liên quan