Hoạt động 2: Bài tập:
-Treo bảng phụ ghi đề bài tập và yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT
Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử hiđro. Em hãy tr bảng 1 sgk tr.42 và cho biết :
a) R là nguyên tố nào?
b) Số p, e trong nguyên tử là bao nhiêu?
- Hướng dẫn HS làm bài tập bằng hệ thống câu hỏi:
+ Muốn xác định R là nguyên tố nào ta phải biết điều gì về R?
4 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 7 Bài 5: Nguyên tố hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ...............
Ngày dạy : ................
Tuần: 04 - Tiết: 07
Bài 5: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp theo)
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- HS hiểu được “Ngtử khối là khối lượng của ngtử tính bằng đơn vị Cacbon”.
- Biết được mỗi đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon.
- Biết mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt. Biết nguyên tử khối, sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
- Biết sử dụng bảng 1 sgk trang 42.
b. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng về cách viết kí hiệu của các nguyên tố hóa học, kỹ năng làm bài tập xác định nguyên tố hóa học.
c. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học.
2. CHẨN BỊ :
- GV: Bảng một số hóa học sgk trang 42 phóng to. Bảng phụ.
- HS : Nghiên cứu bài trước ở nhà
3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
a. Ổn định lớp:1’
b. Kiểm tra bài cũ:5’
- HS1: Hãy định nghĩa nguyên tố hóa học. Viết kí hiệu hóa học của các nguyên tố hóa học sau: Hiđro, cacbon, oxi, nitơ, natri, canxi, bari, sắt, nhôm, heli.
- GV: Nguyên tố là tập hợp của những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton.
H, C, O, N, Na, Ba, Fe, Al, He
- HS2: Kí hiệu hóa học là gì? Nêu các viết KHHH. Cho biết ý nghĩa của những cách viết sau: 2N, 5Ca, 3O, 7Na, 10Fe.
- GV:* Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu viết ở dạng in hoa) gọi là kí hiệu hóa học.
* Cách viết KHHH:
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa
+ Chữ cái thứ 2 (nếu có) viết bằng chữ thường và nhỏ hơn chữ cái đầu
* 1 nguyên tử N, 5 nguyên tử Ca, 3 nguyên tử O, 7 nguyên tử Na, 10 nguyên tử Fe
c. Bài mới: Mỗi ký hiệu của nguyên tố hóa học còn chỉ 1 nguyên tử của nguyên tố. Vậy Nguyên tử có khối lượng như thế nào và khối lượng này được tính ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiệu về “nguyên tử khối”.
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ngtử khối
- Thuyết trình: Ngtử có khối lượng vô cùng nhỏ, nếu tính bằng gam thì giá trị quá nhỏ rất không tiện sử dụng. Vd: MC = 1,9926.10-23 (g) = 0,000000000000000000000019926(g)
→ Vì vậy, người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của ngtử Cacbon làm đơn vị của khối lượng ngtử, gọi là đơn vị cacbon, viết tắt là đvC
- Vd: (vẽ tranh như sgk cũ dùng cân tưởng tượng) đưa ra 1 ngtử như: C, H, O, Ca...
- Thông báo: Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng, nhẹ giữa các ngtử
→ Hỏi: Vậy trong những ngtử trên, ngtử nào nhẹ nhất.
- Ngoài ra còn cho biết ngtử khác có khối lượng bằng bao nhiêu đơn vị cacbon thì bằng bấy nhiêu làn ngtử Hiđro.
- Đặt câu hỏi:
+ Ngtử C, O nặng gấp bao nhiêu lần ngtử H?
+ Giữa caccbon và oxi ngtử nào nặng hơn? Nặng hơn bao nhiêu lần?
- Thuyết trình: Khối lượng được tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các ngtử→nên người ta gọi khối lượng này là ngtử khối
→ Vậy ngtử khối là gì?
- Người ta có thể bỏ bớt chữ đvC đi sau các trị số ngtử khối. Vd: C = 12
- Mỗi ngtố đều có 1 ngtử khối riêng biệt. Vì vậy dựa vào ngtử khối của ngtố chưa biết ta có thể xác định được đó là ngtố nào.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Theo dõi, ghi vào vỡ.
→ Ngtử Hiđro nhẹ nhất.
H= 1 đvC
→ C nặng gấp 12 lần H
O nặng gấp 16 lần H
→ O nặng hơn C. Nặng hơn
lần
→ Ngtử khối là khối lượng của ngtử được tính bằng đơn vị Cacbon
III. Ngtử khối
- Ngtử có khối lượng vô cùng nhỏ nếu tính bằng gam thì giá trị quá nhỏ, không tiện sử dụng. Vì vậy người ta đã quy ước lấy 1/12 khối lượng Cacbon làm đơn vị của khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon (đ.v.C)
- Ví dụ:
C = 12 đvC
H = 1 đvC
O = 16 đvC
Ca = 40 đvC
- Ngtử khối là khối lượng của ngtử được tính bằng đơn vị Cacbon
Hoạt động 2: Bài tập:
-Treo bảng phụ ghi đề bài tập và yêu cầu các nhóm thảo luận làm BT
Bài tập 1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử hiđro. Em hãy tr bảng 1 sgk tr.42 và cho biết :
a) R là nguyên tố nào?
b) Số p, e trong nguyên tử là bao nhiêu?
- Hướng dẫn HS làm bài tập bằng hệ thống câu hỏi:
+ Muốn xác định R là nguyên tố nào ta phải biết điều gì về R?
+ Theo đề bào trên ta có thể xác định được p trong nguyên tố R không?
+ Vậy các duy nhất là ta phải đi tìm nguyên tử khối của R dựa vào đề bài.
Bài tập 2: Nguyên tử của nguyên tố X có 16p trong hạt nhân. Hãy tra bảng 1 tr.42sgk cho biết:
Tên và ký hiệu của X?
Số e trong nguyên tử X?
X nặng gấp bao nhiêu lần H, O
.
Bài 5/20: So sánh NTK của Mg với C, S, Al
Bài 7/20:
a) 1đ.v.C tương ứng với:
b) Nhân số nguyên tử khối với số gam tương ứng của 1 đ.v.C (NTK.1,66.10-24 g)
- Nhận xét và sữa chữa
- Suy nghĩ và thảo luận làm bài tập.
→ Số p hoặc nguyên tử khối
→ Ta không thể xác định được số proton theo đề bài
→ Nguyên tử khối của R có khối lượng gấp 14 lần nguyên tử H. Vậy nguyên tử khối của R là: R= 14x1 = 14 đ.v.C
a) Tra bảng tr.42: R là Nitơ
b) Số p = 7. Vì p = e (e=7)
- Tra bảng tr.42 và trả lời:
X: là Lưu huỳnh (k/h: S)
S = 32 đ.v.C
S nặng gấp 32 lần H
S nặng gấp 2 lẩn O
a)
→ Mg nặng hơn C 2 lần
b)
→ Mg nhẹ hơn S 0,75 lần
C)
→ Mg nhẹ hơn Al 0,89 lần
a)
b)→ mAl = 27 x 1,66.10-24
= 44,82.10-24
= 4,482.10-23 (g)
→ Đáp án: C
- Sửa bài vào tập.
Bài tập
Bài tập 1:
Nguyên tử khối của R có khối lượng gấp 14 lần nguyên tử H. Vậy nguyên tử khối của R là: R= 14.1 = 14 đ.v.C
a) Tra bảng tr.42: R là Nitơ
b) Số p = 7.
Vì p = e (e=7)
Bài tập 2:
a) X: là Lưu huỳnh (k/h:S)
b) S = 32 đ.v.C
c) S nặng gấp 32 lần H
S nặng gấp 2 lẩn O
Bài tập 5:
a)
→Mg nặng hơn C 2 lần
b)
→ Mg nhẹ hơn S 0,75 lần
C)
→Mg nhẹ hơn Al 0,89 lần
Bài tập 7:
a) 1đ.v.C tương ứng với:
b)
mAl= 27 x 1,66.10-24
= 44,82.10-24
= 4,482.10-23 (g)
→ Đáp án: C
d. Củng cố:
- Gọi HS đọc ghi nhớ sgk trang 20.
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 6/20: X = 2 x 14 = 28 đ.v.C
e. Dặn dò:
- Học bài như những nội dung đã ghi và xem lại các ví dụ.
- Học thuộc kí hiệu một số nguyên tố hóa học thường gặp trang 42
- Đọc mục “Em có biết”
- Làm hoàn chỉnh bài tập 5 → 7 sgk trang 20 vào vở
- Đọc trước bài 6 “Đơn chất – hợp chất – phân tử” (phần I, II)
f. Rút kinh nghiệm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiet 7_Bai 5_Nguyen to hoa hoc (tt).doc