Giáo án Hóa học 8 - Tiết 9 Bài 6: Đơn chất – hợp chất phân tử (tt)

III. Phân tử

1. Định nghĩa:

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.

- Với đơn chất KL, ngtử là hạt hợp thành và có vai trò như ptử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 9 Bài 6: Đơn chất – hợp chất phân tử (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ............... Ngày dạy : ................ Tuần:05 - Tiết: 09 Bài 6: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT PHÂN TỬ (tt) 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Biết được các chất ( đơn chất và hợp chất) luôn tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hóa học của chất đó. - Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cac1bon, bằng tổng nguyên tử khối các nguyên tử trong phân tử b. Kỹ năng: - Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất - Xác định được trạng thái vật lí của một vài chất cụ thể.Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.. c. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ hứng thú, say mê học tập môn Hóa Học. 2. CHẨN BỊ : a. GV: Tranh vẽ phóng to H1.10, 11, 12, 13, 14sgk. Bảng phụ. b. HS: Nghiên cứu bài trước ở nhà và nguyên tử. 3. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : a. Ổn định lớp: b. Kiểm tra bài cũ: - HS1: Đơn chất là gì? Cho vd. Có mấy loại đơn chất? - GV: Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Vd: S, Na, Al, C... - HS2: Hợp chất là gì? Cho vd. Có mấy loại hợp chất? - GV: Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố trở lên. Vd: H2O, NaCl, CO2,.... c. Bài mới HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Phân tử: 1. Định nghĩa: - Yêu cầu HS quan sát H1.11, 1.12, 1.13 sgk: mẫu hiđro, oxi, nước, muối ăn. - Yêu cầu HS cho biết thành phần các hạt trong mỗi chất? - GV nhận xét: các hạt này gồm một số nguyên tử liên kết với nhau đồng nhất về thành phần và hình dạng. Mỗi hạt này mang đầy đủ tính chất hóa học của chất, đó là các hạt đại diện của chất gọi là phân tử. - Yêu cầu HS rút ra khái niệm phân tử. - Yêu cầu HS q.sát H1.10sgk (mẫu KL đồng – đơn chất KL), em có thể rút ra nhận xét gì? - Quan sát hình - Trả lời: + Mẫu hiđro: có hạt hợp thành từ 2 nguyên tử hiđro + Mẫu oxi: có hạt hợp thành từ 2 nguyên tử oxi + Mẫu nước: hạt hợp thành từ 2O và 1H + Mẫu NaCl: hạt hợp thành từ 1Na và 1Cl - Rút ra khái niệm phân tử - Nguyên tử là hạt hợp thành và có vai trò như phân tử. III. Phân tử 1. Định nghĩa: - Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. - Với đơn chất KL, ngtử là hạt hợp thành và có vai trò như ptử. Hoạt động2: Phân tử khối - Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa nguyên tử khối. - Tương tự như định nghĩa của nguyên tử (chỉ thay chữ nguyên tử = phân tử), Em hãy nêu định nghĩa phân tử khối? - Hướng dẫn HS: Tính phân tử khối của một chất bằng cách tính tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó. - Cho ví dụ 1: Hãy tính phân tử khối của: oxi, nitơ, nước (HD: trước hết phải xem phân tử đó có cấu tạo gồm những thành phần nào) - Ví dụ 2: Tính PTK của: a) Axit sunfuric biết phân tử gồm: 2H, 1S và 4O b) Khí amoniac biết phân tử gồm: 1N và 3H c) Canxicacbonat biết phân tử gồm: 1Ca, 1C và 3O - Nhắc lại: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đvC. - Phân tử khối là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. - Nghe và ghi nhớ → + Ptử O2: gồm 2 ng.tử O Vậy: Ptử khối của oxi =16 x 2 = 32 (đvC) + Ptử N2: gồm 2 ng.tử N Vậy: Ptử khối của nitơ =14x2 = 28 (đvC) + Ptử H2O gồm: 2H, 1O Vậy: Ptử khối của nước = 1x2 + 1x16 = 18 (đvC) - Hs lên bảng làm: → PTK = 2 + 32 + 16 x 4 = 98 (đvC ) → PTK = 14 + 3 x 1 = 17 (đvC) → PTK = 40 + 12 + 3 x 16 = 100 (đvC) 2. Phân tử khối: - ĐN: Phân tử khối là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. - Vd 1: Tính phân tử khối của: oxi, nitơ, nước. + Ptử O2: gồm 2 ng.tử O Vậy: Ptử khối của oxi =16 x 2 = 32 (đvC) + Ptử khối của nitơ =14x2 = 28 (đvC) + Ptử khối của nước =1x2+1x16=18 (đvC) - Vd 2: Tính PTK của: a) Axit sunfuric PTK= 2+ 32 + 16 x 4 = 98 (đvC ) b) Khí amoniac PTK =14+3x1 =17(đvC) c) Canxicacbonat PTK = 40 +12+ 3x 16 = 100 (đvC) d. Củng cố:7’ - Đặt câu hỏi → gọi HS trả lời: - HS1: Phân tử là gì? Thế nào là phân tử khối? - GV: Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. Phân tử khối là khối lượng của một phân tử được tính bằng đơn vị cacbon. - HS2: làm bài tập 5 tr.26: - GV: 1) nguyên tử 2) nguyên tố 3) 1:2 4) gấp khúc 5)đường thẳng Æ HD HS làm bài tập 7/26: → Phân tử O2 nặng hơn H2O 1,78 lần → Phân tử O2 nhẹ hơn NaCl 0,55 lần → Phân tử O2 nặng hơn H2O 2 lần Æ HD HS làm bài tập 8/26: Vì các phân tử nước chuyển động trượt lên nhau Số nguyên tử giữ nguyên khi 1ml nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi, nhưng ở thể hơi thì các phân tử nằm ở vị trí rất xa nhau. e. Dặn dò: 2’ - Học bài như những nội dung đã ghi và xem lại các ví dụ. - Làm bài tập 5,6,7,8 trang 26 sgk vào vở bài tập - Đọc mục “Em có biết?” - Chuẩn bị: Mỗi tổ mang 1 chậu nước, bông. f. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 9_Bai 6_Don chat - hop chat - phan tu(tt).doc
Tài liệu liên quan