Tiết 11: BÀI 8. BÀI LUYỆN TẬP 1
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Hệ thống lại kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử. Thấy quan hệ các khái niệm này
- Hiểu sâu về chúng qua bài tập .
b) Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy . Giải thích các hiện tương xung quanh có liên quan đến các nguyên tử ,phân tử.
- Rèn luyện khả năng dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
c) Thái độ
- Có ý thức tích cực tìm tòi khắc sâu kiến thức từ các bài tập
2. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung :
Tự học, giao tiếp, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ hóa học
* Năng lực chuyên biệt:
Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, làm bài tập.
3. Phương pháp giảng dạy/ KTDH
- Thuyết trình, phân tích lí thuyết, nghiên cứu tài liệu
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não
11 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 9 đến 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9 . Bài 6: ĐƠN CHẤT – HỢP CHẤT - PHÂN TỬ (tt)
Ngày soạn : 26/ 08 / 2018
Ngày dạy
Tiết(theo TKB)
Lớp
Ghi chú (số HS vắng)
3
8A
4
8B
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức, kỹ năng, thai độ:
a) Kiến thức:
A) Kiến thức
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
b) Kĩ năng
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
c) Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập cho HS
- Rèn luyện ý thức nghiêm túc trong học tập bộ môn
2. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung :
Tự học, giao tiếp, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ hóa học
* Năng lực chuyên biệt:
Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phân biệt được chất.
3. Phương pháp giảng dạy/ KTDH
- Thuyết trình, phân tích lí thuyết, nghiên cứu tài liệu
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ , mẫu kim loại đồng , khí oxi ...
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, bút, vở.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động: (1’’)
Các đơn chất hay hợp chất đều tạo nên từ các hạt nhỏ bé,các hạt đó có thể do 1 hay nhiều các nguyên tố cùng loại hay khác loại,và các hạt nhỏ bé đó được gọi là các phân tử.Vậy phân tử là gì,khối lượng được xác định như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
B. Hoạt động hình thanh kiến thức
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Thế nào là đơn chất , hợp chất ? VD ?
- Phân loại đơn chất , hợp chất ? Cấu tạo từng loại ?
3. Hoạt động hình thanh kiến thức
Nội dung kiến thức
Hoạt động của Gv và Hs
Hoạt động 1 : III. Phân tử - (28p)
III. Phân tử .
1.Định nghĩa
VD.
- Phân tử nước có hạt hợp thành từ 2H, 1O
→ Phân tử là hạt đại diện cho chất mang đầy đủ tính chất của chất được tạo thành do sự liên kết của 2 hoặc nhiều nguyên tử
2. Phân tử khối .
* Khái niệm (SGK)
+ Tìm PTK các chất sau :
CuO , H2SO4 , O3 ...
Ví dụ .
PTKCuO = 1Cu + 1O = 64 + 16 = 80đvC
Tương tự với các chất còn lại .
PTK (Fe2(SO4)3 ) = 2Fe + 3.(S + 4.O) = 342đvC
- Gv : Khi nghiên cứu mẫu nước thấy có vô số các hạt hợp thành do 2H , 1O tạo nên .
- Các hạt này có hình dạng, kích thước như thế nào ?
- Hs : Hoàn toàn giống nhau .
- Gv : Tính chất của mỗi hạt cũng là tính chất chất chung của nước. Và gọi các hạt này là phân tử.
- Phân tử là gì ?
- Hs : Phân tử là hạt đại diện cho chất mang đầy đủ tính chất của chất được tạo thành do sự liên kết của 2 hoặc nhiều nguyên tử
- Gv : Cũng như các nguyên tử các phân tử cũng có khối lượng rất nhỏ bé và nếu tính theo đơn vị gam có nhiều bất tiện và người ta cũng sử dụng đơn vị cacbon.
- Gv : Hướng dẫn Hs tìm phân tử khối của một vài chất
- Hs : Tìm PTK các chất còn lại ,
- Gv hướng dẫn các hợp chất phức tạp hơn .
Hoạt động 2 : IV- Trạng thái của chất -(5p)
IV- Trạng thái của chất.
Chất tồn tại ở ba trạng thái chất : rắn, lỏng, khí
- Các chất tồn tại ở những trạng thái nào ?
- Hs : Rắn , lỏng , khí .
- Gv : Yêu cầu Hs quan sát hình vẽ SGK
- Khoảng cách các phân tử ở mỗi trạng thái như thế nào ?
- Hs.
+ TT rắn các phân tử nằm khít nhau .
+ TT lỏng các phân tử nằm xa dần nhau.
+ TT khí các phân tử nằm cách rất xa nhau .
- Gv : Nêu một số hiện tượng liên quan đến khoảng cách giữa các phân tử trong thực tế .
C. Hoạt động luyện tập - vận dụng: (4p)
? Dành cho học sinh trung bình, khá
- Phân tử Oxi, khí hiđrô, nước gồm mấy loại nguyên tử ? Số lượng mỗi loại ?
*Chọn đáp án đúng
- 58,5 đvC là khối lượng phân tử của hợp chất nào?
A.NaCl B.KCl C.CaCl2 D.AgCl
? Dành cho học sinh trung bình,yếu
- Chất nào sau đây có khoảng cách giữa các phân tử lớn nhất
A.dd Axit B.Khí Nitơ C.Sắt D.Cả 3
Chất nào sau đây có phân tử khối nhỏ nhất
A.O2 D.CO2 C.N2 D.H2
D. Hoạt dộng tìm tòi mở rộng
- Làm BT 3 → 8 SGK .Học thuộc khái niệm trong bài.
IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tiết 10. BÀI 7. BÀI THỰC HÀNH 2
Ngày soạn : 26/ 08 / 2018
Ngày dạy
Tiết(theo TKB)
Lớp
Ghi chú (số HS vắng)
2
8B
4
8A
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức
- Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
- Viết tường trình thí nghiệm
b) Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
c) Thái độ
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ, tiết kiệm các đồ dùng thí nghiệm, hóa chất. Tích cực tìm tòi khắc sâu kiến thức từ các thí nghiệm.
2. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung :
Làm thí nghiệm, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ hóa học.
* Năng lực chuyên biệt:
Tự học, xử lý thông tin sử dụng ngôn ngữ hóa học,
3. Phương pháp giảng dạy/ KTDH
- Hoạt động nhóm
- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Thuốc tím, nước ,dd NH3, bông, ống nghiệm, nút cao su, cốc thủy tinh.......
2. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị: Chậu nước, khăn lau
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động: (1p)
Các em đã được học về tính chất của các chất. Hôm nay chúng ta sẽ làm TN để chứng minh cho những tính chất đó.
B. Hoạt động hình thanh kiến thức
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
Phân tử khối là gì ?. XĐ PTK của NaOH, CuO, Al2 O3.
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Nội dung chính
Hoạt động của Gv và Hs
Hoạt động 1 : I. Tiến hành thí nghiệm - (23p)
- TN1: Sự lan tỏa NH3
+ Hiện tượng
dd NH3 → P.tử NH3 → Qùi xanh .
2. TN2 : Sự phân tán KMnO4
II. Viết bản tường trình
Bảng phụ
Tiến hành thí nghiệm
- Gv : Giới thiệu về khí NH3 có tính chất làm quì tím chuyển sang màu xanh .
- Hs. Theo dõi làm TN theo hướng dẫn .
- Lấy quì tẩm ướt
- Mở nút lọ dd NH3
- Đặt quì lên miệng lọ . Theo dõi hiện tượng
? Hiện tượng quan sát ở mỗi nhóm ?
- Hs. Qùi → xanh
? Tại sao quì thành màu xanh ?
- Hs. Vì NH3 khuếch tán trong không khí .
? Hãy giải thích tại sao ?
- Hs.Vì mỗi phân tử NH3 đều mang tính chất đầy đủ của mẫu khí này .
? Hiện tượng q/s được khi cho thuốc tím vào nước ?
- Hs. Có dải mầu tím sau đó phân tán dần vào nước .
? Hãy giải thích hiện tượng này ?
? Hãy nêu các VD về hiện tượng khuếch tán trong thực tế ?
Hoạt động 2 : (10p)
Hướng dẫn Hs viết tường trình
- Gv : Hướng dẫn học sinh viết tường trình theo mẫu
Bảng phụ: Họ và tên:................................ Lớp .......
Bản tường trình thực hành
Bài: ......................................................................
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Kết luận
1
2
C. Hoạt động luyện tập - vận dụng (4p)
- Dọn dẹp, vệ sinh phòng thí nghiệm.
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng(1p)
- Đọc trước bài mới
IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Tiết 11: BÀI 8. BÀI LUYỆN TẬP 1
Ngày soạn : 31/ 08 / 2018
Ngày dạy
Tiết(theo TKB)
Lớp
Ghi chú (số HS vắng)
3
8A
4
8B
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
- Hệ thống lại kiến thức về chất, nguyên tử, phân tử. Thấy quan hệ các khái niệm này
- Hiểu sâu về chúng qua bài tập .
b) Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy . Giải thích các hiện tương xung quanh có liên quan đến các nguyên tử ,phân tử.
- Rèn luyện khả năng dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
c) Thái độ
- Có ý thức tích cực tìm tòi khắc sâu kiến thức từ các bài tập
2. Định hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung :
Tự học, giao tiếp, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ hóa học
* Năng lực chuyên biệt:
Tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, làm bài tập.
3. Phương pháp giảng dạy/ KTDH
- Thuyết trình, phân tích lí thuyết, nghiên cứu tài liệu
- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não
II.Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ với nội dung các bài tập .
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, Sách bài tập, vở, bút
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động(3p)
- Gv : Ở các bài học trước chúng ta đã tìm hiểu được các khái niệm nào?
- Hs : Đưa ra các khái niệm
- Gv : Để giúp các em nắm vững hơn các khái niệm này chúng ta cùng nhau đi ôn tập lại các kiến thức trong các bài học đã qua.
B. Hoạt động hình thanh kiến thức
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
- Thế nào là nguyên tử, phân tử ?
- Tìm nguyên tử khối các chất NaCl,K2CO3,Al(OH)3?
3. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: I. Kiến thức cần nhớ - (10p)
GV: yêu cầu HS thảo luận,hoàn thành sơ đố thảo luận đưa ra ý kiến
1Vật thể
2 Đơn chất
3Hợp chất
8HC
7VC
5PK
4KL
Hoạt động 2: Bài tập (22p)
- Gv : Giao thời gian làm bài cho từng nhóm .
- Hs : Số p = 12
Số e = 12
Số lớp e = 3
Số e lớp ngoài cùng = 2
- Gv : Hướng dẫn học sinh giải bài tập 3
Câu hỏi gợi ý :
+ Khối lượng phân tử của hợp chất là bao nhiêu ?
+ Phân tử X được tạo thành bởi mấy nguyên tử X và mấy nguyên tử oxi ?
+ Tính nguyên tử khối của X và cho biết tên và KHHH của X ?
- Hoàn toàn tương tự giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải hai bài tập còn lại.
GV gọi HS trả lời câu 4
HS chép vào vở BT
Bài 5: Phân tử 1 hợp chất gồm nguyên tử của nguyên tố X kiên kết với 4 nguyên tử hiđrô và nặng bằng nguyên tử oxi. Tính nguyên tử khối X, cho biết tên và kí hiệu của nguyên tố X.
GV hướng dẫn HS làm, đưa ra các câu hỏi gợi ý:
- Khối lượng của nguyên tử X bằng bao nhiêu?
- Khối lượng của 4H=?
® Khối lượng của 1X=?
II. Bài tập
Bài 2. Điền những thiếu sót trong hình vẽ , sau đó tìm số p , e , số lớp e .
Bài tập 3 :
a. Phân tử khối của hợp chất: 2.31 = 62 đvC
Ta có : 2X + O = 62
Hay : 2X = 62 - 16 = 46
Vậy X = 23 → X là natri Na
Bài 4: (SGK)
- HS tự ghi vào vở BT
Bài 5:
- Khối lượng của nguyên tử oxi là 16 đvC
- khối lượng của 4H = 4 đvC
- Nguyên tử khối của X là: 16- 4= 12 đvC
® X là cacbon: C
d) Củng cố, luyện tập: (3p)
? Dành cho học sinh trung khá
- Phân tử nào sau đây mà mỗi nguyên tử cũng chính là các phân tử của chất đó
A.Nước B.Khí oxi C. Kim loại đồng D.Cả A,B,C
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng(1p)
Làm bài tập còn lại SGK
IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên:
Tiết 12 : BÀI 9 . CÔNG THỨC HÓA HỌC
Ngày soạn : 31/ 08 / 8
Ngày dạy
Tiết(theo TKB)
Lớp
Ghi chú (số HS vắng)
2
8B
4
8A
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng, thái độ:
a) Kiến thức
- Công thức hoá học (CTHH) biểu diễn thành phần phân tử của chất.
- Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu hoá học của một nguyên tố (kèm theo số nguyên tử nếu có).
- Công thức hoá học của hợp chất gồm kí hiệu của hai hay nhiều nguyên tố tạo ra chất, kèm theo số nguyên tử của mỗi nguyên tố tương ứng.
- Cách viết công thức hoá học đơn chất và hợp chất.
- Công thức hoá học cho biết: Nguyên tố nào tạo ra chất, số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử và phân tử khối của chất.
b) Kĩ năng
- Nhận xét công thức hoá học, rút ra nhận xét về cách viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.
- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại.
- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể.
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
c) Thái độ
- Rèn luyện tính tỉ mỉ, kiên nhẫn
2. Đinh hướng phát triển năng lực
* Năng lực chung
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tính toán, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống ...
* Năng lực chuyên biệt
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;
3. Phương pháp giảng dạy/ KTDH
- Đặt và giải quyết vấn đề, tổng hợp kiến thức.
- Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, Kĩ thuật động não
II.Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV:
- Bảng phụ , tranh mẫu Đồng , muối , nước , khí Oxi , khí Hiđrô .
2. Chuẩn bị của HS:
- Đọc trước nội dung bài học ở nhà.
III. Chuỗi các hoạt động học
A. Hoạt động khởi động : (1p)
Các chất khác nhau là do chúng được tạo bởi các nguyên tố hóa học khác nhau. Để thuận lợi trong việc phân biệt, tính toán có liên quan đến các chất hóa học, người ta đã đưa ra cách biểu diễn các chất bằng các cách viết theo cơ sở hóa học và gọi đó là công thức hóa học.Vậy viết công thức hóa học các chất như thế nào chúng ta cùng xét bài hôm nay.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Ổn định tổ chức lớp học: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (3p)
- Viết KHHH các nguyên tố : Đồng, nhôm, Canxi, Cacbon, Silic .
3. Hoạt động hình thành kiến thức
Nội dung chính
Hoạt động của Gv - Hs
Hoạt động 1 : Công thức hóa học của đơn chất (20p)
I. Công thức hóa học của đơn chất
1. Với tất cả các kim loại và các phi kim (C, P, S, Si ) thì CTHH cũng chính là KHHH.
* CTTQ: AX
A.KHHH của nguyên tố .
x chỉ số nguyên tử của nguyên
tố A
2. Với các đơn chất phi kim còn lại thì trong CTHH có chỉ số nguyên tử là x = 2
* Trừ khí Ozôn x = 3 .
Nghiên cứu CTHH của dơn chất
- Cho Hs quan sát mẫu Đồng .
- Có mấy loại nguyên tử trong mẫu này ?
- Hs.Có một loại nguyên tử .
- Gv : Mỗi nguyên tử đồng mang đầy đủ tính chất của đồng nên nguyên tử đồng cũng chính là phân tử đồng và người ta lấy ngay KHHH của đồng làm CTPT của nó .
- Các kim loại khác và một số phi kim (C , P, S, Si ) cũng vậy .
- Hãy viết CTHH của Nhôm, Sắt, Natri ?
- Gv : Đưa ra CTTQ .
- Theo CTTQ thì các kim loại , 4 phi kim vừa nêu có chỉ số bằng mấy ?
- Yêu cầu Hs quan sát mẫu khí Oxi , hiđrô .
- Trong 1 phân tử khí Hiđrô và Oxi có mấy loại nguyên tử, số lượng là bao nhiêu ?
- Hs.Chỉ có một loại nguyên tử . Và số lượng nguyên tử trong mỗi phân tử là 2.
- Với các đơn chất khí thì sẽ có CTTQ như thế nào?
- Gv : Lưu ý về Ozôn .
Hoạt động 2 : Nghiên cứu CTHH của hợp chất (8p)
II. Công thức hóa học của hợp chất .
- CTTQ : AXBY hoặc AXBYCZ .
VD. Một phân tử nứơc có 2H, 1O thì CTHH là H2O .
- Axit Sunfuric có ; ( 2H, 1S, 4O ) Thì CTHH là ; H2SO4 .
- Hợp chất là gì ?
- Hs. Là chất tạo nên từ 2 nguyên tố trở lên.
- Theo em trong CTHH của hợp chất dùng mấy KHHH ?
- Hs. Dùng 2 hoặc nhiều KHHH .
- Trong phân tử nước có mấy loại nguyên tử , số lượng mỗi loại ?
- Hs. Có 2 loại là 2H, 1O .
- Gv : Hướng dẫn Hs viết CTHH các hợp chất .
Hoạt động 3 : Tìm hiểu ý nghĩa của CTHH (7p)
- Lấy VD với phân tử nước . Để từ đó tìm ra ý nghĩa của CTHH .
- Từ CTHH của nước em biết gì về chất này?
- Hs.Biết nguyên tố nào tạo nên chất,số lượng nguyển tử mỗi nguyên tố,phân tử khối của nước.
- Tóm lại CTHH cho ta biết những gì?
- Gv : Mỗi CTHH còn để chỉ một phân tử của chất đó.
III . Ý nghĩa của CTHH .
Ví dụ .
CTHH của nước là H2O cho biết .
- Nước do hai nguyên tố là H , O tạo nên .
- Số lượng mỗi nguyên tử là 2H, 1O .
- PTK là 18 đvC .
C. Hoạt động luyện tập – Vận dung: (4p)
1.Công thức hóa học của phân tử nào sau đây có PTK bằng 106 đvC
A.K2CO3 B.CaCO3 C.BaSO4 D.Na2CO3
2.CTHH nào là CT của phân tử đơn chất khí Clo
A.Cl B.HCl C.Cl2 D.Cl2O
3.Hợp chất có 2Al và 3O thì CTHH nào là phù hợp
A.Al3O2 B.Al2O3 C.AlO D.Cả 3
4.Loại phân tử nào mà CTHH cũng chính là KHHH
A.Đơn chất Phi kim B.Đơn chât kim loại C.Hợp chất vô cơ D.Cả 3
D. Hoạt động tìm tòi mở rộng(1p)
- Làm Bài tập SGK.
IV. Rút kinh nghiệm của giáo viên:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoa hoc 8 tuan 56_12416142.docx