Giáo án Hóa học 9 Bài 6: Thực hành tính chất hoá học của oxit và axit

*GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

- Cho một mẩu CaO vào ống nghiệm, thêm vào 1-2 ml nước.

? Quan sát và nhận xét hiện tượng?

? Quan sát và nhận xét hiện tượng, màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào?

? Hãy giải thích hiện tượng và rút ra kết luận về TCHH của CaO đồng thời viết PTPƯ?

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm:

- Đốt P đỏ (lấy bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh có 3ml H2O, đậy nắp, lắc nhẹ.

? Quan sát và nhận xét hiện tượng?

- Thử dd thu được bằng quỳ tím.

? Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra?

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 637 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 Bài 6: Thực hành tính chất hoá học của oxit và axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 30/09/2018 Tuần 5-Tiết: 9 Bài 6: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit. - Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat. 2. Kỹ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hoá học của thí nghiệm. - Viết tường trình thí nghiệm. 3.Thái độ:Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập, ý thức tiết kiệm trong thực hành hoá học. 4. Phát triển năng lực: - Năng lực thực hành hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học II. Phương pháp: Nhóm, Thực hành, thí nghiệm, vấn đáp III. Chuẩn bị: * Giáo viên: 5 bộ thí nghiệm + Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm 10c, kẹp gỗ 1c, lọ thuỷ tinh miệng rộng 1c, muôi sắt 1c, thìa thuỷ tinh 1c. + Hoá chất: CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, Na2SO4, NaCl, quỳ tím, BaCl2. *Học sinh: Ôn lại TCHH của oxit, axit và đọc trước nội dung thực hành. IV. Tiến trình dạy học 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra(4phút) Kiểm tra sự chuẩn bị phòng thực hành, dụng cụ, hoá chất. Nêu TCHH của oxit bazơ, oxit axit, axit? 3.Tổ chức Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung A. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dúng, hóa chất thí nghiệm , một nội dung lí thuyết có liên quan:Tính chất hoá học của oxit axit , Tính chất hoá học của oxit bazơ, Tính chất hoá học của axit - Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.... *Yêu cầu học sinh trình bày: -Tính chất hoá học của oxit axit -Tính chất hoá học của oxit bazơ -Tính chất hoá học của axit *Để kiểm tra lại một số tính chất hóa học mà các em đã học và đồng thời phân biệt được 1 dung dịch axit hôm nay ta sẽ tiến hành làm thí nghiệm. Học sinh trình bày các tính chất hóa học B. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: + Biết được tính chất hóa học của CaO, P2O5 tác dụng với nước. + nhận biết được các dung dịch HCl, H2SO4l, Na2SO4. - Phương pháp: Thảo luận nhóm và thí nghiệm thực hành. *GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Cho một mẩu CaO vào ống nghiệm, thêm vào 1-2 ml nước. ? Quan sát và nhận xét hiện tượng? ? Quan sát và nhận xét hiện tượng, màu của giấy quỳ thay đổi như thế nào? ? Hãy giải thích hiện tượng và rút ra kết luận về TCHH của CaO đồng thời viết PTPƯ? GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: - Đốt P đỏ (lấy bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh có 3ml H2O, đậy nắp, lắc nhẹ. ? Quan sát và nhận xét hiện tượng? - Thử dd thu được bằng quỳ tím. ? Quan sát, nhận xét hiện tượng xảy ra? ? Em có kết luận gì về TCHH của P2O5? HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn. -HT: Toả rất nhiều nhiệt. -HS làm theo hướng dẫn. - Quỳ tím chuyển thành màu xanh. Hs làm thí nghiệm theo hướng dẫn. - HT: Tạo khói trắng dầy đặc bám vào thành bình, khi lắc thì tan trong nước tạo thành dd. -Quỳ tím chuyển thành màu đỏ. I. Thí nghiệm về TCHH của oxit. 1. Thí nghiệm 1: CaO tác dụng với nước. * Cách tiến hành:Cho một mẩu CaO vào ống nghiệm, thêm vào 1-2 ml nước. - Quan sát và giải thích hiện tượng. - PTHH CaO+H2O Ca(OH)2 - Tiếp tục thả vào dd một mẩu giấy quỳ tím. 2. Thí nghiệm 2: Điphotpho penta oxit tác dụng với nước. * Cách tiến hành: Đốt P đỏ (lấy bằng hạt đậu xanh) trong bình thuỷ tinh có 3ml H2O, đậy nắp, lắc nhẹ. -Quan sát và nhận xét hiện tượng? -PTHH P2O5+3H2O 2H3PO4 - Để phân biệt được các dd trên ta phải biết sự khác nhau về TCHH của các dd đó. ? Em hãy phân loại và gọi tên các chất trên? ? Những TCHH khác nhau để nhận biết các chất trên là chất nào? ? Hãy trình bày cách nhận biết? GV: Chốt lại cách làm theo sơ đồ SGK. - Yêu cầu từng nhóm tiến hành nhận biết bằng dụng cụ và hoá chất đã có. HS gọi tên và phân loại chất. - Axit làm đỏ quỳ tím, muối thì không. - dd BaCl2 nhận được gốc (=SO4). II. Nhận biết các dung dịch. 3. Thí nghiệm 3: Có 3 lọ mất nhãn đựng các dd: H2SO4, HCl, Na2SO4. Hãy tiến hành các thí nghiệm nhận biết các chất trên. * Lập sơ đồ ( SGK/23) * Cách tiến hành: - Ghi số thứ tự 1,2,3 cho mỗi lọ đựng dd. Lấy ở mỗi lọ một ít dd làm mẫu thử. - Lấy ở mỗi mẫu thử một ít dd nhỏ vào quỳ tím + Quỳ tím đổi thành màu đỏ là 2 axit. + Quỳ tím không đổi màu là Na2SO4 - Dùng dd BaCl2 cho vào 2 mẫu thử là axit, mẫu nào xuất hiệ kết tủa trắng là H2SO4 . H2SO4+BaCl2 BaSO4+2HCl - Còn lại HCl. C. Hoạt động luyện tập - Mục Tiêu: HS hoàn thành các nội dung trong bản tường trình. - Phương Pháp: Thảo luận nhóm -Yêu cầu học sinh viết bảng tường trình theo mẫu. -Yêu cầu học sinh vệ sinh. -Học sinh thảo luận viết tường trình -Học sinh tiến hành vệ sinh. D. Hoạt động vận dụng tìm tòi mở rộng Mục tiêu: Học sinh liên hệ thực tế các kiến thức liên quan đến an toàn khi thao tác với hóa chất. Phương pháp: Gv Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ở sách báo, internet.. *Nhận xét ý thức thái độ buổi thực hành. *An toàn khi làm việc với axit: – Phải làm việc trong tủ hút bất cứ khi nào đun nóng axit hoặc thực hiện phản ứng với các hơi axit tự do. – Khi pha loãng, luôn phải cho axit vào nước trừ phi được dùng trực tiếp. – Giữ để axit không bắn vào da hoặc mắt bằng cách đeo khẩu trang, găng tay và kính bảo vệ mắt. Nếu làm văng lên da, lập tức rửa ngay bằng một lượng nước lớn. – Luôn phải đọc kỹ nhãn của chai đựng và tính chất của chúng. – Lấy axit đúng lượng đã ghi trong tài liệu, mỗi axit phải có muỗng hoặc ống hút riêng. – Axit rơi đổ ra ngoài phải dọn ngay, đổ các axit thải đúng nơi quy định. * GV yêu cầu học sinh về ôn lại toàn bộ kiến thức đã học về Oxit và axit. Học sinh lắng nghe, HS lắng nghe và ghi nhớ Mẫu tường trình: Trường:..lớp:. Nhóm : Tên học sinh nhóm: Tiết 9- Bài 6 : Thực hành tính chất hóa học của oxit - axit Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát Phương trình hoá học 4.Rút kinh nghiệm: ... ... HIỆU TRƯỞNG TỔ/NHÓM TRƯỞNG GIÁO VIÊN (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dochoa 9 tiet 9 soan moi_12429164.doc