Tiết 26 – Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
Giúp học sinh biết được ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường tự nhiên. Biết được nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn: Do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường
Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại: Thành phần các chất trong môi trường, ảnh hưởng của nhiệt độ
Các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai
81 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 20 đến 36, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
........... Dạy lớp 9B
Tiết 26 – Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI
VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
I. MỤC TIÊU
1) Kiến thức:
Giúp học sinh biết được ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường tự nhiên. Biết được nguyên nhân làm kim loại bị ăn mòn: Do có tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường
Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại: Thành phần các chất trong môi trường, ảnh hưởng của nhiệt độ
Các biện pháp bảo vệ đồ vật bằng kim loại khỏi bị ăn mòn ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn.
Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
Tích hợp giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai
2) Kỹ năng:
Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại.
Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Nhận biết được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.
3) Thái độ:
Giáo dục lòng say mê yêu thích bộ môn
Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình.
4) Năng lực cần đạt:
Năng lực hợp tác
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
Năng lực thực hành hóa học bao gồm: quan sát nhận xét hiện tượng và kết luận kiến thức.
Năng lực tính toán
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
II. CHUẨN BỊ.
1) Chuẩn bị của giáo viên
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ.
- Hoá chất: 1 số kim loại bị ăn mòn
2) Chuẩn bị của học sinh:
Học sinh chuẩn bị theo nhóm:
- Sưu tầm các vật bằng kim loại bị gỉ (đinh sắt gỉ, con dao gỉ, hoặc mẩu sắt gỉ) chuẩn bị các dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm ở nhà trước 1 tuần.
- Đinh sắt 4 cái dùng loại đinh nhỏ, 1 ít CaO, dầu nhờn, dd muối ăn. Nước cất mua ở hiệu thuốc (nước cất tiêm chỉ cần 3 – 4 lọ). Tiến hành làm thí nghiệm như sau:
1. Đinh sắt trong không khí khô: Cho mẩu CaO và cho đinh sắt vào đậy chặt nút lại.
2. Đinh sắt ngâm trong cốc nước có tiếp xúc với không khí
3. Đinh sắt ngâm trong cốc có dung dịch muối ăn.
4. Đinh sắt ngâm trong cốc nước cất (đổ 1 lớp dầu nhờn hoặc dầu ăn ở trên).
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HỌC SINH
1) Các hoạt động đầu giờ:
* Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp 9A..............................................................................................................
Lớp 9B..............................................................................................................
* Kiểm tra bài cũ (4’)
Lập các phương trình hoá học theo sơ đồ sau đây:
a) O2 + Mn ---- > MnO2
b) Fe2O3 + CO ---- > Fe + CO2
c) O2 + Si ----- > SiO2
d) O2 + S ----- > SO2
Cho biết phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện gang, phản ứng nào xảy ra trong quá trình luyện thép?
* Đáp án: t0
a) O2 + Mn MnO2 (Luyện thép)
t0
b) Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2 (Luyện gang)
t0
c) O2 + Si SiO2 (Luyện thép)
t0
d) O2 + S SO2 (Luyện thép)
2) Nội dung bài học:
Hoạt động 1
Khởi động (2 phút)
- Mục tiêu: Tạo tình huống có vẫn đề để vào nội dung bài mới
- Nhiệm vụ: HS theo dõi, quan sát, trả lời câu hỏi.
- Phương thức thực hiện: Quan sát hình ảnh, đàm thoại gợi mở
- Sản phẩm: trả lời được câu hỏi, Gv dẫn dắt vào nội dung bài học.
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Chiếu một số vật dụng bằng kim loại đã bị cũ, han gỉ.
? Tại sao các đồ vật trên ban đầu thì mới đẹp, sau một thời gian sử dụng lại trở lên cũ kĩ, bị biến dạng, xấu xí?
HS => Do bị ăn mòn.
GV: Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại, yếu tố ảnh hưởng, những biện pháp để bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn là gì. Để trả lời được tất cả các vấn đề này cũng chính là tìm ra nguyên nhân làm cho các đồ vật bằng kim loại trên bị biến dạng, cô trò ta cùng nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Tiết 26 – Bài 21
SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN
Hoạt động 2
Tìm hiểu thế nào là sự ăn mòn kim loại. (10 phút)
- Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, sưu tầm đồ vật bị han, gỉ, thảo luận trả lời phiếu học tập.
- Phương thức thực hiện: Dạy học hợp tác, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Sản phẩm: Nêu được khái niệm về sự ăn mòm kim loại.
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Sự ăn mòn kim loại là gì?
Giờ trước cô giáo đã yêu cầu các nhóm về nhà sưu tầm mẫu vật, Vậy các nhóm để mẫu vật lên bàn.
GV: Nhận xét sự chuẩn bị của các nhóm.
Cả lớp cùng quan sát các hình ảnh trên, kết hợp mẫu vật trao đổi nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập:
GV: Phát phiếu học tập
1. Những vật thể mà các em quan sát có hiện tượng gì sau một thời gian để trong môi trường tự nhiên?
2. Hiện tượng trên xảy ra với các vật thể thường diễn ra ở môi trường nào? Nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên là gì?
3. Chất mới tạo thành trên vật thể có gì khác so với với tính chất của kim loại tạo nên vật thể?
4. Hiện tượng trên có ảnh hưởng gì đến các đồ vật bằng kim loại?
Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung?
GV: Hiện tượng xảy ra với các vật như trên gọi là sự ăn mòn kim loại. Vậy thế nào là sự ăn mòn kim loại. Cả lớp cùng hoàn thành nhanh bài tập trắc nghiệm:
1. Hiện tượng ăn mòn kim loại là:
A. Vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học.
B. Hiện tượng vật lí.
C. Hiện tượng hóa học.
D. Không phải là hiện tượng vật lí, hóa học.
2. Sự ăn mòn kim loại là:
A. Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường.
B. Sự ăn mòn kim loại là sự cũ dần của kim loại.
C. Sự ăn mòn kim loại là sự giảm khối lượng của kim loại hay hợp kim.
D. Sự ăn mòn kim loại là làm cho kim loại hay hợp kim không phản ứng với axit.
Đáp án đúng: 1C; 2A
? Qua nội dung bài tập vừa hoàn thành một bạn trả lời tiêu đề nội dung ở phần I.
GV đưa 1 số hình ảnh, cho biết những trường hợp nào diễn ra sự ăn mòn kim loại.
GV: Sự ăn mòn kim loại chịu ảnh hưởng của yếu tố nào, xét phần II
HS: Để mẫu vật đã sưu tầm lên mặt bàn.
HS quan sát, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời
HS đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
1. Các vật thể đều bị gỉ.
2. Do kim loại tác dụng với những chất mà nó tiếp xúc trong môi trường nước, không khí, đất.
3. Gỉ sắt có màu nâu, giòn, xốp dễ bị gẫy, vỡ vụn, không còn vẻ sáng ánh kim nữa. Nghĩa là không còn tính chất của kim loại nữa.
4. Các đồ vật đó bị phá hủy, không sử dụng được nữa.
HS: (Trong không khí có oxi, trong nước mưa thường có chứa axit do khí CO2 và 1 số khí khác bị hòa tan, trong nước biển có muối như NaCl, MgCl2)
HS: Ý 1C
HS: Ý 2A
HS trả lời, ghi vở.
I. Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.
Hoạt động 3
Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại (12 phút)
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại
- Nhiệm vụ: Nghiêm cứu SGK, chuẩn bị và làm trước thí nghiệm trước 1 tuần.
- Phương thức thực hiện: Dạy học hợp tác, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Sản phẩm: Làm thí nghiệm thành công, rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Để chuẩn bị cho bài học, cô đã chia lớp thành 2 nhóm lớn và yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm nghiên cứu. Sau đây mời đại diện các nhóm hãy đặt thí nghiệm của nhóm mình lên bàn, cử đại diện báo cáo thí nghiệm: phần chuẩn bị, cách tiến hành, kết quả.
Nhóm 1 báo cáo trước.
Nhóm 2 cũng đã có kết quả,
GV: Qua phần trình bày của nhóm 1 nhóm 2 có bổ sung gì thêm?
Như vậy, các em thấy rằng, đinh sắt trong ống nghiệm đựng nước bị gỉ ít, kim loại bị ăn mòn chậm. Kim loại trong nước có hòa tan muối, làm đinh sắt bị gỉ nhiều hơn chứng tỏ sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
Trong ống nghiệm chỉ có không khí khô (không có hơi nước) hoặc nước cất (không hòa tan oxi không khí), đinh sắt vẫn sáng bóng chứng tỏ kim loại không bị ăn mòn.
Qua thí nghiệm hãy rút ra yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
GV: Dây dẫn điện bằng đồng bị đứt, người ta nối bằng một đoạn dây nhôm.
Em hãy nêu ý kiến của em về việc làm này?
GV: Vậy, để chống ăn mòn ta không nên nối dây dẫn điện bị đứt bằng dây kim loại khác chất.
GV: Ngoài sự ảnh hưởng của các chất có trong môi trường thì sự ăn mòn kim loại còn phụ thuộc vào yếu tố nào nữa? Các em hãy quan sát trên màn hình:
GV: Đây là hình ảnh của chiếc bếp than tổ ong và kiềng bếp.
Em hãy quan sát và cho biết phần nào của bếp bị ăn mòn nhiều hơn? Giải thích?
Vậy sự ăn mòn kim loại còn phụ thuộc vào yếu tố nào?
GV: Thực nghiệm cho thấy ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
GV: Các em đã biết, nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm là điều kiện rất thuận lợi để ăn mòn kim loại xảy ra. Nhưng, có những cây cầu sắt đã tồn tại trong môi trường tự nhiên hàng trăm năm, chứng kiến bao nhiêu biến cố thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn chưa bị phá hủy. Ví dụ như cây Cầu Long Biên, ở Hà Nội, khởi công xây dựng từ năm 1899, đến năm 1902 thì khánh thành. Như vậy, đã hơn một thế kỉ qua, người ta đã làm gì để bảo vệ cầu Long Biên nói riêng và các đồ vật bằng kim loại nói chung không bị ăn mòn, chúng ta tìm hiểu phần III: Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
HS: Đại diện nhóm báo cáo cách tiến hành và kết quả TN
- Ống nghiệm 1: cho một ít vôi sống vào ống nghiệm sau đó cho đinh Fe vào dùng nút nút kín lại
- Ống nghiệm 2: Cho đinh Fe vào ống chứa nước để ngoài không khí có hoà tan oxi.
- Ống nghiệm 3: Đinh Fe trong dung dịch muối ăn.
- Ống nghiệm 4: Cho đinh Fe vào ống nghiệm đổ ngập nước cất lên sau đó rót một ít dầu nhờn vào (để ngăn cách không khí hoà tan vào trong nước)
=> Kết quả
- Ống nghiệm 1: Đinh Fe trong không khí khô không bị ăn mòn.
- Ống nghiệm 2: Đinh Fe trong nước có hoà tan khí oxi (không khí) bị ăn mòn chậm
- Ống nghiệm 3: Đinh Fe trong dung dịch muối bị ăn mòn nhanh
- Ống nghiệm 4: Đinh Fe trong nước cất không bị ăn mòn
HS rút ra nhận xét
HS: Do các chất trong môi trường phản ứng với kim loại.
HS: Ở 2 mối nối là sự tiếp xúc của 2 kim loại Cu và Al (tương tự kim loại không tinh khiết). Do đó, mối nối bị ăn mòn rất nhanh dẫn đến mất khả năng dẫn điện.
HS: Quan sát
HS: - Phần cửa của bếp than tổ ong và phần thanh thép của kiềng bếp bị ăn mòn nhiều hơn. Do ở đây là phần tiếp xúc với ngọn lửa nhiều hơn, chịu nhiệt nóng hơn.
- Thanh sắt tiếp xúc với nhiệt độ cao nhanh bị gỉ hơn thanh sắt để nguyên
HS: Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn.
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường.
Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc
2. Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ cao sẽ làm cho kim loại bị ăn mòn nhanh hơn.
Hoạt động 4
Tìm hiểu biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn (8 phút)
- Mục tiêu: Học sinh nắm được các biện pháp bảo vệ sự ăn mòn kim loại
- Nhiệm vụ: Nghiên cứu SGK, tìm hiểu, tương tác với người thân đưa ra các biện pháp bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
- Phương thức thực hiện: Dạy học hợp tác, tương tác cùng người thân, hoạt động theo nhóm, cá nhân.
- Sản phẩm: Báo cáo nội dung đã chuẩn bị theo nhóm, biết được các biện pháp bảo vệ và hạn chế sự ăn mòn của kim loại, biết vận dụng trong cuộc sống.
Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Ở tiết học trước cô giáo đã yêu cầu các nhóm về tìm hiểu về các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
Sau đây cô giáo mời đại diện nhóm 2 lên báo cáo kết quả tìm hiểu của nhóm. Các bạn khác chú ý nghe phần báo cáo của nhóm bạn.
GV: Qua nghe phần trình bày của nhóm 2, nhóm 1 có bổ sung gì?
Qua nội dung các em đã tìm hiểu ở trên, kể tên các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn, cơ sở của các biện pháp đó?
GV: Ngoài các biện pháp nêu trên, để bào vệ kim loại khỏi sự ăn mòn khác
HS nhóm 2: Lên thuyết trình nội dung đã chuẩn bị.
HS nhóm 1 có thể đặt câu phản biện nhóm 2
HS: Sơn, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại
=> Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường:
HS theo dõi hình ảnh
III. Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn.
1. - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (Sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại)
- Để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi sạch sẽ.
2. Chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn.
Hoạt động 5 - Vận dụng (6 phút)
- Mục tiêu: Củng cố và vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập
- Nhiệm vụ: HS theo dõi, thảo luận cặp đôi hoặc cá nhân, trả lời câu hỏi
- Phương thức thực hiện: Vận dụng kiến thức vừa học trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: HS thực hiện được nội dung bài tập đề ra.
- Tiến trình thực hiện:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, tìm câu trả lời đúng trong các câu sau:
Bài 1. Con dao bằng thép không bị gỉ nếu:
A. Cắt chanh không rửa
B. Sau khi dùng rửa sạch, lau khô.
C. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.
D. Ngâm trong nước mưa một thời gian.
Bài 2. Thanh Fe được cắm xuống đất lâu ngày chia làm 3 phần A, B, C (như hình vẽ). Hãy cho biết phần nào của thanh Fe bị ăn mòn nhiều nhất? Giải thích.
A. Không khí, nước (ít).
B. Không khí, nước (nhiều), muối khoáng
C. Không khí (ít), nước, muối khoáng
Bài 3. Một vỏ tàu bằng thép nặng 15 tấn. Sau 5 năm sử dụng đã hao hụt đi 20% khối lượng vỏ tàu. Hỏi khối lượng vỏ tàu bị ăn mòn là bao nhiêu
A. 1,5 tấn
B. 2 tấn
C. 3 tấn
Bài 4. Hãy chọn 1 vật thể ở cột (A) với 1 biện pháp bảo quản ở cột (B) sao cho thích hợp.
(A) Vật thể
(B) Biện pháp bảo quản
1. Cuốc, xẻng
a) Sơn phủ
2. Khung cửa sắt
b) Mạ bạc
3. Thân tàu thủy
c) lau chùi sạch sẽ, để nơi khô ráo
4. Dây phanh xe đạp
d) Tra dầu mỡ
Nhóm học sinh thảo luận tìm đáp án đúng. Giải thích
Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1. Phương án đúng là B
2. Phương án đúng là B
3. Phương án đúng là C
4. Phương án đúng
1- c ; 2 - a ; 3 - a ; 4 – d
3) Củng cố, luyện tập, hướng dẫn học sinh tự học: (3’)
- Bài về nhà: 1, 2, 3, 4, 5 SGK/67 và bài 21.5, 21.6 SBT/24
- Hướng dẫn làm bài tập 21.6 SBT/24
+ Vỏ đồ hộp đựng thức ăn có vị mặn (Thịt hộp, cá hộp) hoặc vị chua (Dứa, vải) mà không bị gỉ vì:
+ Vỏ đồ hộp làm bằng Fe tráng thiếc nên không cho muối hay axit tác dụng.
- Đọc trước bài: Luyện tập chương II.
_________________________________________
Ngày soạn: 21/11/2017
Ngày dạy:............................Dạy lớp 9A
Ngày dạy:........................... Dạy lớp 9B
Tiết 27:
LUYỆN TẬP CHƯƠNG II:
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức
- HS ôn lại kiến thức về dãy HĐHH của kim loại tính chất hoá học của kim loại nói chung tính chất hoá học của Fe và Al.
- Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.
- Sự ăn mòn kim loại và BV kim loại khỏi bị ăn mòn.
b) Về kỹ năng
- Rèn kĩ năng phân tích , tổng hợp và khả năng tư duy của HS.
- Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt đọng hoá học để viết PTHH và xét các phản ứng có xảy ra hay không.
c) Về thái độ
- Giáo dục ý thức học tập tốt bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV
Giáo án, SGK, SGV.
Câu hỏi , bài tập, nội dung phiếu học tập.
b) Chuẩn bị của HS
- Làm bài tập đã cho, Đọc trước bài
- Ôn tập phần lý thuyết.
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định lớp
9A: ...............................................................................................................
9B: ...............................................................................................................
a) Kiểm tra bài cũ
Xen kẽ bài mới:
* Vào bài: (1’)
Để vận dụng kiến thức về dãy HĐHH của kim loại tính chất hoá học của kim loại ta làm 1 số bài tập.
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Học sinh ghi
GV
?Tb
HS
GV
GV
HS
GV
GV
?Tb
?Kh
GV
?Tb
?Tb
GV
HS
?Tb
?Kh
GV
?Y
?Tb
?G
GV
?Kh
?G
?Kh
?Tb
GV
Thông báo ND của tiết ôn tập
Trong chương có những kiến thức cơ bản nào cần nhớ?
1/ Tính chất hoá học của kim loại
2/ Tính chất hoá học của Al và Fe có gì giống và khác nhau?
3/ Hợp kim của Fe.
4/ Sự ăn mòn kim loại. Bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Yêu cầu HS về học trong SGK/69
Chúng ta làm các bài tập liên quan đến kiến thức cơ bản này.
Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập làm bài tập 1/69 sgk vào bảng phụ.Thời gian 5'
nhóm 1, 2: Làm phần a, b
nhóm 3,4: Làm phần c,d
Hết thời gian. Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả trên bảng phụ.
Cho nhận xét , bổ sung, sửa sai.
Từ những bài tập trên em rút ra tính chất hoá học của kim loại?
So sánh tính chất hoá học của Fe và Al? kim loại nào mạnh hơn ? vì sao?
Lưu ý: Hoá trị của Fe trong các hợp chất tạo thành.
Từ những bài tập trên em rút ra kiến thức cần nhớ phần 1, 2
Fe có mấy hợp kim chính? So sánh sự giống và khác nhau giữa các hợp kim?
Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại? Những biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn?
Yêu cầu HS đọc về kiến thức cần nhớ SGK/68
HS làm bài tập 3/69 sgk
Gọi 1 HS đứng tại chỗ phân tích các ý rút ra đáp án đúng
Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 4/69
HS1: Làm phần a
HS2: Làm phần b
HS3: Làm phần c
Bên dưới HS làm vào nháp
Cho nhận xét bổ sung sửa sai
Đọc bài tập 5/69
Tóm tắt đề bài tập?
Tóm tắt:
Trình bày hướng đi của bài tập?
Cho nhận xét bổ sung sửa sai
Viết PTHH?
Dựa vào PTHH xác định m của chất đã biết chất tham gia và chất tạo thành?
Lập PT theo A?
Xác định kim loại A?
Hướng dẫn cách giải 2
I. Kiến thức cần nhớ: ( 5’)
1/ Tính chất hoá học của kim loại
2/ Tính chất hoá học của Al và Fe có gì giống và khác nhau?
3/ Hợp kim của Fe.
4/ Sự ăn mòn kim loại. Bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
II. Bài tập: (33’)
1. Bài tập 1/69/sgk
Lấy VD đối với 2 kim loại Al và Fe:
a, Kim loại + Oxi Oxit bazơ
4Al + 3O2 2Al2O3
3Fe + 2O2 Fe3O4
b, Kim loại + Phi kim Muối
2Al + 3Cl2 2AlCl3
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
c, kim loại + dd axit Muối + khí H2
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
d. Kim loại + dd muối Muối + KL mới
2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3+ 3Cu
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu
2. Bài tập 3/69/sgk
Đáp án đúng : C
3. Bài tập 4/69/sgk
a/
1. 4Al + 3O2 2Al2O3
2. Al2O3 + 6HCl 2AlCl3 + 3H2O
3. AlCl3 + NaOH Al(OH)3 + 3NaCl
4. 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O
5. 2Al2O3 4Al + 3O2
6. 2Al + 3Cl2 2AlCl3
b.
1/ Fe + H2SO4 FeSO4 + H2
2/ FeSO4 + 2NaOH Fe(OH)2+ Na2SO4
3/ Fe(OH)2 + 2HCl FeCl2 + 2H2O
c.
1/ 3NaOH + FeCl3 Fe(OH)3 + 3NaCl
2/ 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
3/ Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
4/ 3Fe + 2O2 Fe3O4
4. Bài tập 5/69/sgk
Giải
PT: 2Al + 3Cl2 2AlCl3
2Ag 2(A+35,5)g
9,2g 23,4g
2A . 23,4 = 9,2.( 2A+ 71)
46,8 A = 18,4 A + 653,2
48,6 A - 18,4A = 653,2
A = 23
Vậy kim loại là Na.
* Cách 2:
Theo PT(1) 2 mol A 2 mol ACl
Giải PT: A = 23.
c) Củng cố, luyện tập:(3’)
Giáo viên hệ thống bài.
Nhấn mạnh cách giải bài tập XĐ kim loại khi biết hoá trị.
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
Bài về nhà: 2, 6, 7
* Hướng dẫn làm bài tập 6/69/sgk
Viết PTHH
Tính mCuSO4
Tính nCuSO4
mFe tăng lên sau phản ứng
m Fe tham gia phản ứng
XĐ chất dư
Tính C%
Đọc và nghiên cứu trước bài thực hành: Tính chất hoá học của Al và Fe.
_________________________________________
Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng:
- Thời gian giảng toàn bài:
..................................................................................................................................................
- Thời gian giảng cho từng phần, từng hoạt động:
.....................................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức:
........................ ....... .................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:
................................................................................................................................................
Ngày soạn: 26/11/2017
Ngày dạy: .......................Dạy lớp 9A
Ngày dạy: .......................Dạy lớp 9B
Tiết 28
THỰC HÀNH:
TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
1. Mục tiêu
a) Về kiến thức
Biết được:
Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
- Nhôm tác dụng với oxi.
- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.
- Nhận biết kim loại nhôm và sắt.
b) Về kỹ năng
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
c) Về thái độ
Giáo dục ý thức học tập tốt bộ môn. GD đức tính cẩn thận khi làm thí nghiệm
2. Chuẩn bị của GV và HS
a) Chuẩn bị của GV
- Giáo án, SGK, SGV
- Hoá chất: Bột Al, Fe, S, dd NaOH
- Dụng cụ: ống nghiệm, pipet, cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh
b) Chuẩn bị của HS
- Làm bài tập đã cho, Đọc trước bài
3. Tiến trình bài dạy
* Ổn định lớp
9A: ...............................................................................................................
9B: ...............................................................................................................
a) Kiểm tra bài cũ:
Xen kẽ bài mới
* Vào bài:(1’)
Để khắc sâu kiến thức hoá học của Al và Fe ta làm 1 số thí nghiệm sau
b) Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Học sinh ghi
GV
GV
HS
?K
HS
GV
?G
GV
GV
GV
HS
?TB
GV
?K
GV
GV
GV
HS
?K
GV
?K
GV
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các động tác được giáo viên viết to trên giấy tờ rô ki.
Hoạt động nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập
Thí nghiệm 1:
Lấy 1 ít bột Al vào tờ rắc nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn
Quan sát hiện tượng nhận xét ?
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
Cho nhận xét , bổ sung, sửa sai.
Viết PTHH?
Lưu y : khi làm thí nghiệm không để Al rơi vào bấc đền cồn
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các động tác được giáo viên viết to trên giấy tờ rô ki.
Hoạt động nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập
Thí nghiệm 2:
Lấy 1 thìa nhỏ bột Fe và S theo tỉ lệ 7:4 về m cho vào ống nghiệm
Đun trên ngọn lửa đèn cồn
Quan sát hiện tượng nhận xét ?
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
Cho nhận xét , bổ sung, sửa sai.
Viết PTHH?
Lưu y : Lấy Fe và S với lượng nhỏ và làm cẩn thận
Khi đun trên đèn cồn nếu xuất hiện đốm sáng đổ thì ngừng đun
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dụng cụ và hóa chất thí nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các động tác được giáo viên viết to trên giấy tờ rô ki.
Hoạt động nhóm làm thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tập
thí nghiệm 3:
Lấy 1 thìa nhỏ bột Fe và al ở 2 lọ mất nhãn cho vào 2 ống nghiệm
Đánh số thứ tự
Nhỏ vài giọt NaOH vào 2 ống nghiệm
Quan sát hiện tượng nhận xét ?
Cho biết ống nghiệm nào đựng kim loại gì?
Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả
Cho nhận xét , bổ sung, sửa sai.
Viết PTHH?
Hướng dẫn làm bài tường trình.
STT
Tên thí nghiệm
PTHH
Dấu hiệu phản ứng
I. Tiến hành thí nghiệm :
1. Thí nghiệm 1: (11’)
Tác dụng của Al với Oxi
4Al + 3O2 2Al2O3
2. Thí nghiệm 2: (11’)
Tác dụng của Fe với S
Fe + S FeS
3. Thí nghiệm 3: (11’)
Nhận biết mỗi kim loại Al, Fe đựng trong 2 lọ không dán nhãn:
Al phản ứng với dd NaOH nên kim loại nào tan , có khí bay lên là Al
Kim loại nào không phản ứng là Fe
II. Tường trình:(3’)
c) Củng cố, luyện tập (2’)
Giáo viên hệ thống bài
HS thu dọn hoá chất dụng cụ
Vệ sinh phòng thực hành
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (3’)
Bài về nhà: Viết tường trình thực hành
Hướng dẫn làm bài tập: GV hướng dẫn HS viết tường trình thực hành
_________________________________________
Những kinh nghiệm rút ra sau khi giảng:
- Thời gian giảng toàn bài:
..................................................................................................................................................
- Thời gian giảng cho từng phần, từng hoạt động:
.....................................................................................................................................................
- Nội dung kiến thức:
........................ ....... .................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:
................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/11/2017
Ngày dạy: ............................ Dạy lớp 9A
Ngày dạy: ......................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an hoc ki 1_12522233.doc