2. Phản ứng của kim loại với dd axít
- Một số kim loại phản ứng với dd axit (HCl; H2SO4 loãng) tạo thành muối và giải phóng H2.
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2↑
2 Al+ 6HCl 2 AlCl3+ 3 H2
* Chú ý:
- Cu, Ag, Au. không có phản ứng với dd axit thông thường
- Hầu hết các kim loại trừ Au, Pt tác dụng với dung dịch HNO3 H2SO4 đặc nhưng không giải phóng H2
- Sắt, nhôm bị thụ động khi tác dụng với HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.
10 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 21 + 22: Chủ đề tính chất của kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT. 21 + 22: CHỦ ĐỀ TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
(2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh biết được những tính chất vật lý của kim loại như: tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, có ánh kim;
- Học sinh biết được những tính chất hóa học của kim loại nói chung như: tác dụng của kim loại với phi kim, với dd axit, dd muối;
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất;
- Học sinh biết được những tính chất hóa học của kim loại nói chung như: tác dụng của kim loại với phi kim;
- Một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
2.Kỹ năng: Biết thực hiện các thí nghiệm đơn giản, quan sát, mô tả hiện tượng nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lý;
- Biết liên hệ tính chất vật lý của kim loại;
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm cụ thể rút ra được tính chất hóa học của kim loại;
- Viết PTHH biểu diễn tính chất hóa học của kim loại;
- Tính khối lượngcủa kim loại trong phản ứng,thành phần trăm về khối lượng của hỗn hợp 2 kim loại.
3.Thái độ: - Giáo dục tính cẩn thận , trình bày khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
- Năng lực chung:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực tư duy và tính toán hóa học.
- Phẩm chất: Yêu thích bộ môn, yêu khoa học, trung thực tự tin, tự lập, tự chủ, có tinh thần vượt khó.
II. Phương pháp, hình thức, kỹ thuật dạy học.
1. Hình thức:
- Tìm tòi tri thức(dạy học cá nhân, theo nhóm, theo lớp)
- Dạy học theo tiết trên lớp
- Dạy học trực tiếp
- Hình thành kiến thức lí thuyết, kĩ năng và các giá trị sống cho HS
2. Phương pháp
- Phương pháp đặt vấn đề
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sử dụng trực quan
- Phương pháp bàn tay nặn bột
3. Kĩ thuật dạy học
- KT khăn trải bàn
- KT đặt câu hỏi
- KT tia chớp.
III. Chuẩn bị của GV và HS:
GV: - Dụng cụ: Lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút nhám, giá ống nghiệm, ống nghiêm, đèn cồn, muôi sắt, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ,1 đoạn dây thép, đèn cồn, diêm, cây kim, ,dây nhôm, mẩu than đá, búa
- Hoá chất: dd H2SO4 loãng, dd CuSO4, Fe, Zn, Cu, dd Na2SO4, Na, đinh sắt, dây đồng, dd FeSO4, dd HCl, H2O, phenol phtalein.
- Vi deo thí nghiệm Natri tác dụng với Clo.
- Một số hình ảnh ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
- Phiếu học tập.
HS: Nghiên cứu trước bài học.
IV. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động khởi động
Ổn định tổ chức
Tiết
Lớp
Ngày dạy
Sĩ số
HS vắng
Tiết 1
9A
9B
Tiết 2
9A
9B
Giáo viên đưa ra các hình ảnh về một dụng cụ, máy móc .
GV: Em có nhận xét gì về vật liệu tạo ra các dụng, máy móc đó.
HS: Trả lời
GV: Em có biết vì sao các kim loại lại được sử dụng nhiều trong cuộc sống của chúng ta?
HS: Trả lời
GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều dụng cụ, đồ vật, máy móc làm bằng kim loại. Vậy dựa vào tính chất vật lí nào của kim loại có những ứng dụng rộng rài như vậy. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu bài hôm nay
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Nghiên cứu tính chất vật lí của kim loại
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính dẻo của kim loại.
- GV: Làm thí nghiệm biểu diễn:
+ Dùng tay bẻ 1 đoạn
dây nhôm.
+ Bẻ 1 viên phấn
Yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét, giải thích. Gọi đại diện nhóm trình bày.
- GV: Cho học sinh quan sát các mẫu:
Giấy gói kẹo làm bằng nhôm, vỏ của các đồ hộp bằng kim loại. Yêu cầu học sinh quan sát trả lời câu hỏi: (Sử dụng kĩ thuât tia chớp)
Tại sao người ta có thể làm ra được những đồ trang sức, trang trí rất mảnh và tinh xảo, sản xuất ra được các đồ vật có hình dáng và độ dày khác nhau?
HS: trả lời và nhận xét
* Hoạt động 2:Tìm hiểu về tính dẫn điện của kim loại.
- Yêu cầu hs nhớ lại thí nghiệm về tính dẫn điện đã được học trong môn vật lý.
? Thực tế dây dẫn điện thường làm bằng kim loại nào (đồng, nhôm). Vì sao chúng lại được sử dụng để làm lõi dây điện ?
Các kim loại khác có dẫn điện không ?
- Gọi 1 học sinh nêu kết luận.
Khi dùng đồ điện cần chú ý điều gì để tránh điện giật?
- Chú ý: Không nên sử dụng dây điện trần và dây điện đã bị hỏng lớp bọc cách điện để tránh bị điện giật, cháy chập do điện.
GV: Chiếu những hình ảnh liên quan đến điện giật. Liên hệ thực tế cách cứu người bị điện giật
* Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính dẫn nhiệt của kim loại.
GV: Cho học sinh quan sát 1 số vận dụng như bàn là, ấm đun nước, nồi nấu bằng inox
- Yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi : (Sử dụng kỹ thuật tia chớp).
a. Các vật dụng các em vừa quan sát được làm từ vật liệu nào
b. Người ta ứng dụng tính chất nào của chúng để làm những vật dụng đó?
c. Cần phải chú ý những điều gì khi sử dụng chúng để tránh bị bỏng?
d. Các kim loại như Cu, Fe, Zn...có tính chất tương tự như thế hay không?
e. Tại sao người ta dùng nhôm để làm dụng cụ nấu ăn mà không dùng các kim loại như sắt, đồng?
- HS thảo luận trả lời câu hỏi
- Đại diện HS trả lời, HS khác nhận xét bổ xung. Rút ra kết luận tính dẫn nhiệt của kim loại và ứng dụng tương ứng trong đời sống sản xuất.
- GV nhận xét chốt kiến thức đúng.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính ánh kim của kim loại .
- Quan sát mẫu vật: miếng nhôm, miếng đồng, đồ trang sức bằng vàng, bạc.Trả lời câu hỏi: (Sử dụng kỹ thuật tia chớp).
a. Trên bề mặt của những kim loại đó có đặc điểm gì?
b. Nêu ứng dụng của tính chất này trong đời sống?
- HS trả lời
- GV nhận xét, đưa ra kết luận
- GV gọi HS đọc mục “Em có biết”
I. Tính dẻo
- Thí nghiệm:
- Hiện tượng:
+ Than vỡ vụn.
+ Dây nhôm chỉ bị dát mỏng.
- Giải thích: Dây nhôm chỉ bị dát mỏng do kim loại có tính dẻo, than bị vỡ vụn do không có tính dẻo.
* Nhận xét: Kim loại có tính dẻo. Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau.
- Ứng dụng : Do có tính dẻo nên kim loại được rèn, kéo sợi, dát mỏng thành các đồ vật khác nhau.
II. Tính dẫn điện
* Nhận xét: Kim loại có tính dẫn điện: Cu, Al...Các kim loại khác nhau có khả năng dẫn điện khác nhau.
Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, Cu, Al, Fe....Vì thế 1 số kim loại được dùng làm dây dẫn điện.
III. Tính dẫn nhiệt
* Nhận xét: Kim loại có tính dẫn nhiệt. Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim l dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.
- Ứng dụng: Sử dụng thép không gỉ làm dụng cụ nấu ăn.
IV. Ánh kim
* Nhận xét: Kim loại có ánh kim.
- Kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí.
Hoạt động 2: Tính Chất hóa học của kim loại
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
- Hs : HĐ nhóm nhớ lại hiện tượng khi cho dây sắt đã nung nóng đỏ vào lọ chứa oxi?
? Nêu hiện tượng, viết PTHH minh hoạ và cho biết sản phẩm thuộc loại hợp chất nào?
- Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Hs lên bảng viết PTHH lấy thêm Vd với Al
- GV chuẩn kiến thức.
? Kết luận về tính chất khi kim loại tác dụng với oxi
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức, lấy 1 số VD về kim loại khác.
- Gv cho Hs nghiên cứu TN° trong SGK.
? Trình bày & nhận xét TN ® tính chất của kim loại.
_GV: Cho học sinh quan sát thí nghiệm ảo bằng máy chiếu ( nếu có)
- Hs lên bảng viết PTHH, lấy thêm với các kim loại khác
- Gv lưu ý: Một số kim loại hoạt động hoá học mạnh tác dụng với phi kim ở nhiệt độ thường.
GV: Các em nhớ lại kiến thức đã học viết PTHH của phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit.
HS lên bảng viết phương trình.
*Chú ý:
- Cu, Ag, Au... không có phản ứng với dd axit thông thường
- Hầu hết các kim loại trừ Au, Pt tác dụng với dung dịch HNO3 H2SO4 đặc nhưng không giải phóng H2
- Sắt, nhôm bị thụ động khi tác dụng với HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.
GV: + Chia lớp thành 4 nhóm, cử nhóm trưởng (nhận dụng cụ hóa chất, chỉ huy nhóm hoạt động), thư ký nhóm (ghi chép lại nội dung thống nhất của nhóm khi thực hiện nhiệm vụ). Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu trong phiếu học tập trong thời gian 5 phút:
II - Tính chất hóa học
1. Phản ứng của kim loại với phi kim
a) Tác dụng với oxi.
3Fe + 2O2 Fe3O4
4Al + 3O2 2Al2O3
Nhiều kim loại tác dụng với oxi tạo thành oxit ở nhiệt độ cao (trừ Ag, Pt, Au)
b) Tác dụng với phi kim khác.
* TN: SGK – T49
2Na + Cl2 NaCl
2 Fe + 3Cl22 FeCl3
2Al + 3S Al2S3
- ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim tạo thành muối.
2. Phản ứng của kim loại với dd axít
- Một số kim loại phản ứng với dd axit (HCl; H2SO4 loãng) tạo thành muối và giải phóng H2.
Fe + H2SO4 FeSO4 + H2↑
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2↑
2 Al+ 6HCl2 AlCl3+ 3 H2
* Chú ý:
- Cu, Ag, Au... không có phản ứng với dd axit thông thường
- Hầu hết các kim loại trừ Au, Pt tác dụng với dung dịch HNO3 H2SO4 đặc nhưng không giải phóng H2
- Sắt, nhôm bị thụ động khi tác dụng với HNO3 đặc, nguội, H2SO4 đặc, nguội.
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối
* Kết luận:Kim loại hoạt động hoá học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca ...) có thể đẩy kim loại hoạt động hoá học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
Phiếu học tập
1. Tiến hành 3 thí nghiệm, nêu hiện tượng, nhận xét và viết PTHH (nếu có) vào phiếu học tập.
STT
Tên TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng
Nhận xét
Viết PTHH (nếu có)
1
Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
Cho một dây đồng vào ống nghiệm chứa sẵn 2ml dung dịch
2
Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng sufnat (II) sunfat.
Cho một dây kẽm vào ống nghiệm chứa sẵn 2ml dung dịch đồng (II) sunfat.
2. Nhận xét mức độ hoạt động hóa học của các kim loại trong 3 thí nghiệm trên.
+ HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao.
+ Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ xung.
Kết quả phiếu học tập
1. Kết quả thí nghiệm.
STT
Tên TN
Cách tiến hành TN
Hiện tượng
Nhận xét
Viết PTHH (nếu có)
1
Phản ứng của đồng với dung dịch bạc nitrat
Cho một dây đồng vào ống nghiệm chứa sẵn 2ml dung dịch bạc
- Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng.
- Dung dịch ban đầu không màu chuyển dần sang màu xanh
- Cu đẩy Ag ra khỏi dung dịch AgNO3
- Một phần Cu bị hòa tan tạo ra dung dịch Cu(NO3)2 màu xanh lam
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 +2Ag
2
Phản ứng của kẽm với dung dịch đồng sufnat (II) sunfat.
Cho một dây kẽm vào ống nghiệm chứa sẵn 2ml dung dịch đồng (II) sunfat.
Dây kẽm có màu đỏ bám xung quanh
Zn đẩy được đồng ra khỏi dung dịch CuSO4
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
2. Từ thí nghiệm ta nói: Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag và Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Cu
+ GV nhận xét kỹ năng thực hành thí nghiệm, kết quả của từng nhóm, kết quả thảo luận của các nhóm, chốt kiến thức chuẩn.
- Nếu cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4, Na có đẩy được kim loại Cu ra khỏi dung dịch muối CuSO4 không? Tại sao?
- Kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn (trừ Na, K, Ca) có thể đẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới.
3. Hoạt động luyện tập.
GV cho HS hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: Hãy chọn những từ (cụm từ) thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Nhôm
Bền
Nhẹ
Nhiệt độ nóng chảy
Dây điện
Đồ trang sức
1. Kim loại vonfram được dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có cao
2. Bạc, vàng được dùng làm .vì có ánh kim rất đẹp.
3. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do và
4. Đồng và nhôm được dùng làm là do dẫn điện tốt.
5được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bền trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
Câu 2: Trò chơi giải ô chữ
Thể lệ trò chơi
Người chơi sẽ giải mã ô chữ từ khóa bằng cách giải mã từng ô chữ hàng ngang.
Mỗi ô chữ hàng ngang sẽ có 1 chữ cái liên quan đến ô chữ từ khóa.
Thời gian giải mã mỗi ô chữ hàng ngang là 10 giây.
Lật mở được các từ hàng ngang sẽ có phần thưởng.
2.1: Tên kim loại có khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện tốt nhất ?
2.2: : Nhờ có tính chất này mà kim loại có thể rèn, kéo sợi, dát mỏng tạo thành các đồ vật khác nhau
2.3: Tên một kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất thấp nên được dùng trong một số loại nhiệt kế
2.4: Do có tính chất này mà một số kim loại được dùng làm dụng cụ đun nấu 2.5: Do có tính chất này mà một số kim loại được dùng làm dụng cụ đun nấu .
2.6: Do có tính chất này mà một số kim loại như vàng, bạc được dùng làm đồ trang sức, trang
2.7: Nếu kim loại nào .tốt thì dẫn nhiệt tốt .
2.8: Trong các kim loại sau, kim loại nào mềm nhất: đồng, nhôm, kali, sắt?
Câu 3: Trong các kim loại sau đây, kim loại dẻo nhất là:
A. Đồng (Cu) B. Nhôm (A l) C. Bạc (Ag) D. Vàng (Au)
Câu 4: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất ( có khối lượng riêng nhỏ nhất) ?
A. Liti (Li) B. Natri (Na) C. Kali (K) D. Rubiđi (Rb)
Câu 5: Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
A. Na B. Zn C. Al D. K
Câu 6: Cho từ từ đến dư kẽm kim loại vào dung dịch CuCl2. Nêu hiện tượng viết phương trình hóa học xảy ra?
Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 7,2g một kim loại (A) hoá trị II bằng dung dịch HCl, thu được 6,72 lit H2 (đktc). Xác định kim loại A.
4. Hoạt động vận dụng.
Câu 1:viết các phương trình phản ứng cho sự chuyễn hóa sau :
Fe ®FeCl2 ®FeCl3 ®Fe(OH)3 ®Fe2O3 ®Fe.
Câu 2: Những bông hoa hồng nở hết mình bên những bông hoa cỏ khiến cho bình hoa trở nên tự nhiên đến lạ thường. Để bình hoa được tươi lâu ta thêm một sợi dây đồng đã cạo sạch.Tại sao khi cho 1 sợi dây đồng đã cạo sạch vào bình cắm hoa thì hoa sẽ tươi lâu hơn?
Câu 3: Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 Hãy trình bày phương pháp làm sạch dung dịch trên. Giải thích cách làm và viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 4: Nhúng thanh sắt có khối lượng 56g vào 100ml dd CuSO4 0.5M đến phản ứng hoàn toàn. Coi toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào thanh sắt. Khối lượng thanh sắt sau phản ứng là:
A. 59,2g B. 56,4g C. 53,2g D. 57,2g
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Câu 1: Những vật dụng trong gia đình bằng sắt như: Dao, kéo,... sử dụng một thời gian bị gỉ, có một lớp bám bên ngoài màu vàng nâu, dần dần những vật dụng đó bị vỡ và hỏng. Bằng kiến thức hóa học hãy giải thích?Để bảo vệ đồ dùng bằng sắt người ta dùng cách nào?
Câu 2:Vì sao nhôm lại bền trong không khí và được dùng làm dụng cụ nấu ăn?
V. Kết thúc bài học.
1. Củng cố.
- Nêu tính chất vật lý chung của kim loại?
- Nêu tính chất hóa học của kim loại? Mỗi tính chất cho một ví dụ minh họa.
2. Hướng dẫn về nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập: 2, 3,4,5,6 (SGK – T51). 15.5; 15.6; 15.7;15.8;15.10 SBT
3. Rút kinh nghiệm chuyên đề.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 15 Tinh chat vat li cua kim loai_12509212.doc