Giáo án Hóa học 9 Tiết 31 – Bài 23 Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt

- GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:

-Tiến hành: Trộn bột S với bột Fe theo tỉ lệ về thể tích khoãng 1 : 2,5 cho vào ông nghiệm 1 thìa nhỏ hổn hợp bột S và Fe, kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm cho đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra.

+GV cho HS làm TN và quan sát các hiện tượng, giải thích và viết PTPƯ. (GV hướng dẫn cụ thể cho các nhóm)

-GV chốt lại kết quả: Fe tác dụng mạnh với S, hổn hợp cháy nóng đỏ, PƯ toả nhiều nhiệt.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 Tiết 31 – Bài 23 Thực hành: Tính chất hóa học của nhôm và sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16: Tiết 31 – Bài 23 THỰC HÀNH : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT Ngày soạn: / / A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Khắc sâu kiến thức tính chất hoá học của nhôm và sắt 2. Phẩm chất - Trung thực, tự trọng, chí công vô tư. - Tự lập, tự tin, tự chủ và có tinh thần vượt khó. - Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên. - Thực hiện nghĩa vụ đạo đức tôn trọng, chấp hành kỷ luật, pháp luật. 3. Năng lực hướng tới: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề trong môn hóa học. - Năng lực thực hành hóa học. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên : - Dụng cụ : Thìa , ống nghiệm , giá đựng ống nghiệm , đèn cồn , ống hút , cốc thủy tinh , giá đở ống nghiệm . - Hóa chất : dd NaOH , bột nhôm , sắt , lưu huỳnh . 2. Học sinh : - Ôn lại : Tính chất hoá học của nhôm và sắt. - Đọc trước các thí nghiệm 1,2 , 3 SGK trang 70. - Kẽ sẵn bản tường trình kết quả thí nghiệm. C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH * Giáo viên đặt vấn đề: Chúng ta đã học 2 nguyên tố kim loại tương đối điển hình và rất quan trọng trong đời sống, trong sản xuất đó là nhôm và sắt. Hôm nay bằng thực nghiệm, chúng ta sẽ kiểm chứng một số tính chất quan trọng của 2 nguyên tố này. - HS lắng nghe HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: Tổ chức hướng dẫn HS tìm hiểu tác dụng của nhôm với oxi Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại tính chất hóa học của Al Phương pháp: Đàm thoại, quan sát thí nghiệm, thực hành hóa học, thảo luận nhóm - GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm: - HS lấy ra các dụng cụ và hoá chất. - GV giới thiệu cách tiến hành: Lấy khoãng ½ thìa café Al cho vào ống giọt, dùng tay bóp nhẹ cho bột nhôm rơi xuống trên ngọn lửa đèn cồn, chú ý để óng giọt nghiêng 1 góc 450. - HS tiến hành làm: Chú ý vừa làm vừa quan sát hiện tượng, giải thích cấ hiện tượng quan sát được và viết PTPƯ. - GV chốt lại: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với Ôxi có trong không khí, phản ứng toả nhiều nhiệt. I.Tác dụng của nhôm với ôxi. - Dụng cụ: Ống pipep, đèn cồn, bìa giấy, bật lửa,... - Hoá chất: Bột nhôm (Al). to PTPƯ: 4Al + 3O2 ® 2Al2O3 Hoạt động 2: Tác dụng của sắt với lưu huỳnh Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại tính chất hóa học của sắt Phương pháp: Đàm thoại, quan sát thí nghiệm, thực hành hóa học, thảo luận nhóm - GV hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm: -Tiến hành: Trộn bột S với bột Fe theo tỉ lệ về thể tích khoãng 1 : 2,5 cho vào ông nghiệm 1 thìa nhỏ hổn hợp bột S và Fe, kẹp ống nghiệm trên giá thí nghiệm dùng đèn cồn đun nóng nhẹ ống nghiệm cho đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn ra. +GV cho HS làm TN và quan sát các hiện tượng, giải thích và viết PTPƯ. (GV hướng dẫn cụ thể cho các nhóm) -GV chốt lại kết quả: Fe tác dụng mạnh với S, hổn hợp cháy nóng đỏ, PƯ toả nhiều nhiệt. II.Tác dụng của sắt với lưu huỳnh. -Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, đèn cồn... -Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh. to PTPƯ: Fe + S ® FeS Hoạt động 3: Nhận biết Al và Fe Mục tiêu: Giúp HS biết cách nhận biết nhôm và sắt Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp - GV yêu cầu HS lấy các dụng cụ, hoá chất: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh, bột kim loại Al và Fe trong 2 lọ riêng biệt, dung dịch NaOH. -Để nhận biết 2 loại bột trên ta dựa vào tính chất hoá học nào để nhận biết. - HS trả lời: GV bổ sung thêm sau đó nêu cách tiến hành đồng thời hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm nhận biết. - GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra, nhận xét để nhận biết đâu là Al, Fe. - Sau khi nhận biết xong GV cho HS ghi ra nhãn dán vào lọ Al, Fe. III. Nhận biết kim loại Al và Fe. * Yêu cầu: Có 2 bột kim loại là: Sắt, nhôm đựng trong 2 lọ khác nhau (không có nhãn). Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hoá học. - Tiến hành nhận biết: Cho 1 ít bột mỗi kim loại vào từng ống nghiệm, cho tiếp 2-3ml dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm, dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều nhẹ, để ống nghiệm trên giá ống nghiệm. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG – TÌM TÒI, MỞ RỘNG TÌNH HUỐNG VÀ HƯỚNG DẪN CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV : Yêu cầu HS rửa dụng cụ, sắp lại các dụng cụ, hoá chất và dọn vệ sinh. GV : Nhận xét buổi thực hành. Cho HS viết bản tường trình theo mẫu. - Xem trước bài tính chất của phi kim . - Tìm hiểu xem phi kim có những tính chất vật lí và hoá học nào ? HS: rửa dụng cụ, sắp lại các dụng cụ, hoá chất và dọn vệ sinh. HS: viết bản tường trình theo mẫu. - HS ghi chép những câu hỏi và lời dặn của GV để về nhà tìm hiểu thêm trên sách báo, internet những nội dung cần thiết. Tài liệu kèm theo hoặc những vấn đề cần ghi chép thêm: ...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 23 Thuc hanh Tinh chat hoa hoc cua nhom va sat_12484685.doc