Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39 đến 42

Tiết 41 – Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm

2.Kỹ năng:

- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.

3.Thái độ: Ham thích học tập, nghiên cứu môn hóa.

 4. Nội dung tích hợp: không có

II. Phương pháp dạy học: Trực quan minh hoạ + các phương pháp khác.

III. Chuẩn bị của GV và HS:

 1. Chuẩn bị của giáo viên:

 – Bảng tuần hoàn.

 – Ô nguyên tố.

 – Sơ đồ cấu tạo nguyên tử.

 2. Chuẩn bị của học sinh.

 – Xem bài trước

 

doc12 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 597 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tiết 39 đến 42, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1/1/2019 Ngày dạy: 9A1- /1/2019 9A3- /1/2019 9A5 - /1/2019 Tuần 20 Tiết 39 – Bài 29: AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: – H2CO3 là một axit yếu, không bền. – Muối cacbonat có những tính chất của muối: tác dụng với axit, muối, dung dịch kiềm. Còn bị phân hủy ở nhiệt độ cao " CO2. – Muối cacbonat có ứng dụng trong đời sống, sản xuất. 2. Kĩ năng: quan sát và làm tốt các thí nghiệm SGK 3. Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc khi làm thí nghiệm 4. Nội dung tích hợp: phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu ở hoạt động 1 và 3 II. Phương pháp dạy học: Trực quan, thí nghiệm biểu diễn và thí nghiệm thực hành III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: – Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm. – Hóa chất: dung dịch Na2CO3, K2CO3, NaHCO3, HCl, Ca(OH)2, CaCl2. – Trang vẽ: Chu trình cacbon trong tự nhiên. 2. Chuẩn bị của học sinh: – Xem bài trước. IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1./ Hoạt động khởi động( 2'): - Ổn Định tổ chức lớp ( 1’): - KTBC ( 0’): - DVBM ( 1’): Axit cacbonic vaø muoái cacbonat coù nhöõng tính chaát vaø öùng duïng gì? 2/ Hoạt động hình thành kiến thức: ² Hoạt động 1: Axit cacbonic. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 9’ - Yêu cầu hs đọc nội dung SGK trang 88 - GV hướng dẫn và chốt kiến thức - GV nêu vấn đề: H2CO3 dễ bị phõn li thành khớ CO2 như vậy sẽ làm cho lượng khí CO2 sẽ tăng. Điều đó đúng không? Cách phũng chống. HS đọc sách giáo khoa. - HS lắng nghe và ghi bài - HS nêu được: Điều đó đúng. Nên cần phải hạn chế để khí CO2 sinh ra và tăng lên. Bằng cách trồng nhiều cây xanh. Và điều chế ra hợp chất khác tránh sinh ra khí CO2 I. Axit cacbonic: 1.Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý: SGK trang 88 2. Tính chất hóa học: - H2CO3 là axit yếu: dd H2CO3 quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt. - H2CO3 là một axit không bền: H2CO3 à H2O + CO2 ² Hoạt động 2: Muối cacbonat. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 22’ - GV giới thiệu: có 2 loại muối: Muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat axit. - Yêu cầu HS cho VD về hai loại muối trên? - Thế nào là Muối cacbonat trung hòa và muối cacbonat axit? - GV yêu cầu HS xem bảng tính tan SGK trang 170 và nhận xét tính tan của muối cacbonat. - Yêu cầu các nhóm tiến hành TN SGK. + Cho dd NaHCO3 và Na2CO3 lần lược tác dụng với dd HCl. + Cho dd K2CO3 tác dụng với dd Ca(OH)2 + Cho dd Na2CO3 td với dd CaCl2 - Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng. - Y/c hs viết ptpư -Gọi hs nêu kết luận từng thí nghiệm -Giới thiệu với hs: Muối hiđrocacbonat td với kiềm tạo thành muối trung hòa và nước. Nhiều muối cacbonat (trừ các muối cacbonat trung hòa của KL kiềm) bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2. Hướng dẫn hs viết ptpư - Gọi hs nêu ứng dụng sgk - HS cho VD: + Muối cacbonat trung hòa Na2CO3: natricacbonat CaCO3: canxicacbonat + Muối cacbonat axit (hidrocacbonat). NaHCO3: Natri hiñrocacbonat Ca(HCO3)2: Canxi hiñrocacbonat - HS xem ví dụ trình bày - HS xem SGK và nhận xét - Các nhóm tiến hành làm TN NX hiện tượng: có bọt khí thoát ra ở cả 2 ống nghiệm. KL: Muối cacbonat + Axit mạnh → Muối mới + khí CO2 và H2O NX hiện tượng: có vẩn đục trắng xuất hiện. - KL: Một số dd muối cacbonat pư với dd bazơ tạo thành muối cacbonat không tan và bazơ mới. - Nhận xét hiện tượng: có vẩn đục trắng xuất hiện. - KL: Dd muối cacbonat có thể td với một số dd muối khác tạo thành 2 muối mới. - Lắng nghe và ghi nhớ và viết ptpư: - Nêu ứng dụng sgk II. Muối cacbonat: 1. Phân loại: - Muối Cacbonat trung hòa: là những muối không còn nguyên H trong thành phần gốc axit. VD: Na2CO3: natricacbonat CaCO3: canxicacbonat - Muối Cacbonat axit: là những muối còn nguyên H trong thành phần gốc axit. VD: NaHCO3: Natri hiñrocacbonat Ca(HCO3)2: Canxi hidrocacbonat 2. Tính chất: a. Tính tan: - Hầu hết các muối Cacbonat không tan trong nước trừ muối cacbonat kim loại Na, K. - Hầu hết các muối hidrocacbonat đề tan trong nước. b. Tính chất hóa học: * Tác dụng với dung dịch axit: Muối cacbonat + Axit mạnh → Muối mới + khí CO2 và H2O * Tác dụng với dung dịch bazơ: Một số dd muối cacbonat + dd bazơ à muối cacbonat không tan + bazơ mới. Muối hiđrocacbonat + kiềm à muối trung hòa + nước. * Tác dụng với dd muối: Dd muối cacbonat có thể td với một số dd muối khác tạo thành 2 muối mới. * Muối cacbonat bị nhiệt phân hủy: Nhiều muối cacbonat (trừ các muối cacbonat trung hòa của kim loại Na, K) bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2. Vd: 3)Ứng dụng: CaCO3: sx vôi, xi măng. Na2CO3: nấu xà phòng, thủy tinh NaHCO3: dược phẩm, hóa chất trong bình cứu hỏa ² Hoạt động 3: Chu trình cacbon trong tự nhiên. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 5’ - Sử dụng tranh 3.17 giới thiệu chu trình Cacnon trong tự nhiên. - GV nêu vấn đề: Các loại mối Cacbonat đều có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Nhưng trong quá trình điều chế. Khí CO2 có sinh ra không. Điều đó gây ảnh hưởng gì trong đời sông - HS lắng nghe và ghi bài -HS nêu: Có sinh ra, vì trong quá trình sản xuất khí này có thể dư trong khi sử dụng. Có thể làm cho CO2 thoát ra gây nên nhiều hậu quả. III. Chu trình cacbon trong tự nhiên: SGK trang 90 3. Hoạt động luyện tập(2’): Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động vận dụng (5’): – Phân biệt các chất bột: CaCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2, NaCl. – Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau: – Về nhà làm: Bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 91 SGK. – Xem trước bài Silic và Công nghiệp silicat. 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: * Làm sao để dễ dàng để nhận ra muối trung hòa và mối axit? * GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức. Ngày soạn: 1/1/2019 Ngày dạy: 9A1- /1/2019 9A3- /1/2019 9A5 - /1/2019 Tuần 20 Tiết 40 – Bài 30: SILIC – CÔNG NGHIỆP SILICAT I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: – Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu. Silic là chất bán dẫn. – Silic đioxit là chất có nhiều trong tự nhiên, là một oxit axit. – Công nghiệp Silicat. 2. Kĩ năng: Viết phương trình hóa học, quan sát tranh 3. Thái độ: tích cực xây dựng bài, yêu thích môn học 4. Nội dung tích hợp: phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu ở hoạt động 2. II. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, đàm thoại. III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Các mẫu vật về đồ gốm, sứ, thủy tinh, xi măng, 2. Chuẩn bị của học sinh : Xem bài trước. IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1./ Hoạt động khởi động( 8'): - Ổn Định tổ chức lớp ( 1’): - KTBC ( 6’): - Tính chất hóa học của muối Cacbonat. - Làm bài tập 3, 4 trang 91 SGK. - DVBM ( 1’): Các em có biết thành phần của đất là gì không ? Đó là hợp chất muối silicat đó. Vậy silic và hợp chất của silic có tính chất và ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất ? 2/ Hoạt động hình thành kiến thức: ² Hoạt động 1: Silic và Silic dioxit. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ – Yêu cầu học sinh đọc SGK và trình bày tính chất của Silic. – Yêu cầu học sinh thảo luận trình bày tính chất của SiO2. – Học sinh trình bày: – Thảo luận và trình bày: SiO2 là oxit axit. + Tác dụng với dung dịch kiềm ở nhiệt độ cao. + Tác dụng với oxit bazơ: nhiệt độ cao. + Không tác dụng với H2O - Nhận xét, bổ sung. I. Silic: 1. Trạng thái thiên nhiên: - Chiếm ¼ khối lượng vỏ trái đất. - Trong thiên nhiên Si không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ ở dạng hợp chất (cát trắng, đất sét, ) 2. Tính chất: - Là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẽ sáng kim loại, dẫn điện kém. - Là phi kim hoạt động yếu - Ở nhiệt độ cao: Sir + O2k ® SiO2r II. Silic đioxit: SiO2 - Là oxit axit, tác dụng với kiềm và oxit bazơ ở nhiệt độ cao. - SiO2 không pư với nước ² Hoạt động 2: Sơ lược về công nghiệp Silicat. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20‘ – Giới thiệu sơ lược về công nghiệp Silicat. – Cho học sinh thảo luận: + Tên các sản phẩm đồ gốm. + Nguyên liệu để sản xuất. + Công đoạn chính. + Sơ đồ sản xuất. - Chuyển ý. - Cho hs đọc thông tin SGK. - Hỏi: Nêu nguyên liệu chính, các công đoạn chính, cơ sở sx xi măng? - Chuyển ý. - Cho hs đọc thông tin SGK. - Hỏi: Nêu nguyên liệu chính, các công đoạn chính, cơ sở sx thuỷ tinh? Viết các pthh? - GV nêu vấn đề: trong quá sản xuất xi măng, đồ gốm thì khí thải sinh ra rất nhiều: theo em là những loại khí nào sinh ra? Có hại hay không? Cách phòng chống. – Học sinh chú ý. – Học sinh thảo luận. + Gồm: gạch ngói, gạch chịu lửa, sành, sứ. + Nguyên liệu: đất sét, thạch anh, fopat. + Công đoạn chính: + Cơ sở sản xuất: Hà Nội, Đồng Nai, Sông Bé, - Nhận xét, bổ sung. - Chú ý nghe. - Đọc thông tin. - Trả lời: +Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát. + Các công đoạn chính: - Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét trộn với cát và nước ®dạng bùn. - Nung hỗn hợp trên trong lò quay (lò đứng) ở to 1400-1500oc ® clanhke rắn. - Nghiền nhỏ clanhke nguội và phụ gia®bột mịn®xi măng. + Cơ sở sản xuất: - Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tiên, - Nhận xét, bổ sung. - Chú nghe. - Đọc thông tin. - Trả lời: + Nguyên liệu chính: - Cát thạch anh (cát trắng) đá vôi và sôđa. + Các công đoạn chính: Các pthh: + Các cơ sở sản xuất chính: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP HCM - Nhận xét, bổ sung. - HS nêu: khí được sinh ra trong quá trình sản xuất là CO2, CO, Các khí này đều có hại. Cần phải xử lí khí thải. Khu công nghiệp cần trồng nhiều cây xanh III. Sơ lược về công nghiệp silicat. 1. Sản xuất đồ gốm, sứ: a. Nguyên liệu chính: Đất sét, thạch anh, fenpat. b. Các công đoạn chính: - Nhào đất sét, thạch anh, fenpat với nước ® khối dẽo rồi tạo hình, sấy khô®các đồ vật. - Nung các đồ vật trong lò ở to cao thích hợp. c. Cơ sở sản xuất: - Bát tràng (Hà Nội) - Hải Dương, Đồng Nai, Đồng Bé ... 2. Sản xuất xi măng: - Thành phần chính của xi măng là: canxi silicat và canxi aluminat. a. Nguyên liệu chính: Đất sét, đá vôi, cát. b. Các công đoạn chính: - Nghiền nhỏ hỗn hợp đá vôi và đất sét trộn với cát và nước ®dạng bùn. - Nung hỗn hợp trên trong lò quay (lò đứng) ở to 1400 ® 1500oc ® clanhke rắn. - Nghiền nhỏ clanhke nguội và phụ gia ® bột mịn ® xi măng. c. Cơ sở sản xuất: - Hải Dương, Thanh Hoá, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tiên 3. Sản xuất thuỷ tinh: Thành phần chính của thuỷ tinh là: Na2SiO3 và CaSiO3 a. Nguyên liệu chính: - Cát thạch anh (cát trắng) đá vôi và sôđa. b. Các công đoạn chính: Các phương trình hóa học: c. Các cơ sở sản xuất chính: - Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TP HCM 3. Hoạt động luyện tập(2’): Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động vận dụng (5’): Yêu cầu HS làm bài tập 2 trang 95 SGK. – Bài tập 1, 3, 4, trang 95 SGK. – Xem trước bài Sơ lược về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: * Hàm lượng Si trong đất hay trong cát nhiều hơn? * GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức. Ngày soạn: /1/2019 Ngày dạy: 9A1- /1/2019 9A3- /1/2019 9A5 - /1/2019 Tuần 21 Tiết 41 – Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn mới ở lớp 9 gồm ô nguyên tố, chu kì, nhóm 2.Kỹ năng: - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó. 3.Thái độ: Ham thích học tập, nghiên cứu môn hóa. 4. Nội dung tích hợp: không có II. Phương pháp dạy học: Trực quan minh hoạ + các phương pháp khác. III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: – Bảng tuần hoàn. – Ô nguyên tố. – Sơ đồ cấu tạo nguyên tử. 2. Chuẩn bị của học sinh. – Xem bài trước IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1./ Hoạt động khởi động( 8'): - Ổn Định tổ chức lớp ( 1’): - KTBC ( 6’): Công nghiệp Silicat là gì? Kể tên một số ngành công nghiệp Silicat và nguyên liệu chính - DVBM ( 1’): Chúng ta đã tiếp xúc bảng hệ thống tuần hoàn ở chương trình lớp 8, ở lớp 9 này ta sẽ học kĩ hơn. Vậy bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì? Ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2/ Hoạt động hình thành kiến thức: ² Họat động 1: Giới thiệu về bảng tuần hoàn và giá trị của nó. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 3 phút – Giới thiệu về hệ thống tuần hoàn và nhà bác học Đ. I. Men- đ ê-l ê-ep. – Giới thiệu cơ sở sắp xếp của bảng tuần hoàn. – Học sinh chú ý. – Học sinh chú ý và ghi bài. I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: Sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân ² Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 27 phút – Giới thiệu khái quát bảng hệ thống tuần hoàn. – Treo sơ đồ ô nguyên tố lên bảng và hỏi ô nguyên tố cho biết gì? – Gọi một học sinh giải thích các ký hiệu, con số trong ô nguyên tố Mg. – Yêu cầu học sinh quan sát bảng hệ thống tuần hoàn và sơ đồ các nguyên tử: H, O, Na, Li, Cl, Mg, C, N và thảo luận. + Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có mấy hàng? + Điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào? + Số lớp e trong cùng một chu kỳ có đặc điểm gì? – Yêu cầu quan sát bảng tuần hoàn, quan sát sơ đồ nguyên tử: Na, K, H, Cl, F và thảo luận: + Mấy nhóm. + Điện tích hạt nhân ? + Số lớp e ngòai cùng. GV nh ận x ét – Học sinh chú ý. – Trả lời: Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, ký hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối. – Học sinh giải thích: + Số hiệu nguyên tử của Mg là 12 cho biết: Mg ở ô số 12 – Học sinh quan sát, thảo luận và trình bày: + Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ 1, 2, 3 (chu kỳ nhỏ) " 4, 5, 6, 7 (chu kỳ lớn). + Điện tích hạt nhân tăng dần trong cùng một chu kỳ. + Số lớp e trong cùng một chu kỳ là bằng nhau và bằng số thứ tự của chu kỳ. – Quan sát, thảo luận và trình bày: + Có 8 nhóm. + Điện tích hạt nhân tăng dần. + Cùng số e ngoài cùng bằng số thứ tự của nhóm. HS nh ận x ét HS nghe gi ảng II. Cấu tạo bảng tuần hoàn: 1. Ô nguyên tố: Cho biết: 12 ¾ Số hiệu ng.tử Mg ¾ KHHH Magiê ¾ Tên ng.tố 24 ¾ Ng.tử khối - Số hiệu nguyên tử có trị số bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số e trong nguyên tử. - Số hiệu nguyên tử trùng với số thứ tự nguyên tử. 2. Chu kì: - Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. - Số thứ tự của chu kì bằng với số lớp e. 3. Nhóm: - Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số e lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. - Số thứ tự của nhóm bằng số e lớp ngoài cùng của nguyên tử 3. Hoạt động luyện tập(1’): Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động vận dụng (5’): Yêu cầu HS hoàn thành bài tập ở phiếu học tập. Hoàn thành bảng sau: KHHH trong HTTH Tên nguyên tố KL nguyên tử Vị trí trên bảng hệ thống TH Cấu tạo nguyên tử STT Chu kỳ Nhóm Điện tích Số p Số e Số lớp e e ngoài Si Silic 28 14 3 IV 14+ 14 14 3 4 P Photpho 31 15 3 V 15+ 15 15 3 5 K Kali 19 19 4 I 19+ 19 19 4 1 Ca Canxi 40 20 4 II 20+ 20 20 4 2 – Bài tập 1, 2 trang 101 SGK. – Xem trước bài Sơ lược về Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học phấn III, IV. 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: * Hàm lượng Si trong đất hay trong cát nhiều hơn? * GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức. Ngày soạn: /1/2019 Ngày dạy: 9A1- /1/2019 9A3- /1/2019 9A5 - /1/2019 Tuần 21 Tiết 42 – Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Qui luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm. Áp dụng đối với chu kì 2, 3. Nhóm I, VII. Dựa vào vị trí của các nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyên tử tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại. 2. Kỹ năng: Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó. 3. Thái độ: Ham thích học tập, nghiên cứu môn hóa. 4. Nội dung tích hợp: không có II. Phương pháp dạy học: Trực quan minh hoạ + các phương pháp khác. III. Chuẩn bị của GV và HS: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng tuần hoàn – Sơ đồ cấu tạo nguyên tử. 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem bài trước. IV. Tổ chức hoạt động dạy học: 1./ Hoạt động khởi động( 8'): - Ổn Định tổ chức lớp ( 1’): - KTBC ( 6’): Yêu cầu học sinh nêu cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn. - DVBM ( 1’): Chúng ta đã tiếp xúc bảng hệ thống tuần hoàn ở chương trình lớp 8, ở lớp 9 này ta sẽ học kĩ hơn. Vậy bảng tuần hoàn của các nguyên tố hóa học được cấu tạo như thế nào và có ý nghĩa gì? Ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2/ Hoạt động hình thành kiến thức: ² Hoạt động 1: Sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 20’ – Yêu cầu các nhóm thảo luận: Quan sát chu kỳ 2, 3 và nhận xét về sự thay đổi số e lớp ngoài cùng. Từ đó có nhận xét gì? – Bài tập 1: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự: a. Tính kim loại giảm dần: Si, Mg, Al, Na. b. Tính phi kim giảm dần: C, O, N, F. – Yêu cầu học sinh thảo luận: Quan sát nhóm I cho biết: + Số lớp e và số e ngoài cùng thay đổi như thế nào? + Tính kim loại và phi kim thay đổi ra sao? – Bài tập 2: Sắp xếp. a. Tính kim loại giảm: K, Mg, Na, Al. b. Tính phi kim giảm: S, Cl, F, P. Gv nhận xét – Học sinh thảo luận nhóm và trình bày kết quả: + Trong một chu kỳ, khi đi từ đầu đến cuối chu kỳ thì số e lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 – 8e. + Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần. – Làm bài tập vào vỡ: a. Tính kim loại giảm dần: Na > Mg > Al > Si. b. Tính phi kim giảm dần: F > O > N > C – Học sinh thảo luận nhóm: + Trong cùng một nhóm số lớp e tăng dần, số e ngoài cùng không đổi. + Tính kim loại tăng, phi kim giảm. – Làm bài tập vào vỡ: a. K > Na > Mg > Al b. F > Cl > S > P Nhận xét III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn: 1. Trong 1 chu kì: Khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: + Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 e. + Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần. Đầu chu kì là kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm. 2. Trong 1 nhóm: Khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: + Số lớp e của nguyên tố tăng dần. + Tính kim loại của nguyên tố tăng dần. + Tính phi kim của nguyên tố giảm dần. ² Hoạt động 2: Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 10’ – Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kỳ 3 , nhóm VIII " hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A. – Ví dụ 2: Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12, 3 lớp e, 2e lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất của nó. – Học sinh làm bài tập: + Cấu tạo nguyên tử: điện tích hạt nhân là (17+), có 17p, 17e, có 3 lớp e và 7e lớp ngoài cùng. + Vì A cuối chu kỳ 3 nên A là phi kim mạnh. – Làm bài tập: + Vị trí: ở ô thứ 12, chu kỳ 3, nhóm II. + Tính chất: X là kim loại mạnh. IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học: 1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất hoá học của nguyên tố. 2. Biết cấu tạo ng.tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó 3. Hoạt động luyện tập(2’): Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK. 4. Hoạt động vận dụng (5’): Yêu cầu HS hoàn thành bảng sau: TT Ký hiệu Vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn Cấu tạo nguyên tử Tính chất hóa học cơ bản TT Chu kỳ Nhóm Số p Số e Số lớp e Số e ngoài 1 Na 11 3 I 2 Br 35 35 4 7 3 Mg 12 3 II 4 O 8 8 2 6 -HDVN: – Bài tập 5, 6, 7 trang 101 SGK. – Xem trước bài Luyện tập chương 2. 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: * Cách học số thứ tự các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào nhanh nhất? * GV phân tích và diễn giải giúp học sinh nắm kiến thức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2 5 HOAT DONG PTNL_12514029.doc
Tài liệu liên quan