Giáo án Hóa học 9 - Tuần 25

Tiết 48: ETILEN

(giáo án chi tiết)

*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của metan

I. Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

- Học sinh nắm được công thức cấu tạo , tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen

- Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó

- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là phản ứng đặc trưng của mối liên kết đôi

2/ Kĩ năng:

- Biết đựơc một số ứng dụng quan trọng của etilen

- Biết cách viết phương trình hoá học của pư cộng , phản ứng trùng hợp .

3/Thái độ:

- Giáo dục cho các em tính cẩn thận và ý thức học tập bộ môn

 

doc10 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 571 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/02/2018 Ngày dạy : 9A: 20/02/2018 9B: 20/02/2018 TUẦN 25 TIẾT 47: MÊTAN *Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Cấu tạo phân tử mêtan I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Học sinh biết được cấu tạo , tính chất vật lí , tính chất hoá học của metan Học sinh biết được định nghĩa liên kết đơn , phản ứng thế Học sinh nắm được trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết công thức cấu tạo 3/Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức học tập bộ môn 4, Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán Năng lực chuyên ngành: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên chất ) + Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán). + Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. II. Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng dạy học: Gv : Mô hình phân tử metan ( dạng đặc và dạng rỗng ) , khí CH4 , dung dịch Ca(OH)2 , ống thuỷ tinh có vuốt nhọn , cốc thuỷ tinh , ống nghiệm , tivi kết nối máy tính. Hs : Đọc trước bài mới 2/ Phương pháp: Đàm thoại, hoạt động nhóm , trực quan. III. Các hoạt động dạy và học: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I . Trạng thái tự nhiên , tính chất vật lí - Trạng thái tự nhiên (SGK). - Tính chất vật lí : là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí. II . Cấu tạo phân tử H H C H H Đặc điểm : Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn III . Tính chất hoá học của metan 1 . Tác dụng với oxi t0 CH4+ 2O2 à CO2 + 2 H2O 2 , Tác dụng với clo askt CH4+ Cl2 à CH3Cl + HCl IV . Ứng dụng của metan (SGK) Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Gv ? Nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử của hợp chất hữu cơ ? Gv : Gọi hai học sinh chữa bài tập 4 , 5 / 112 sách giáo khoa Hoạt động 3: Bài mới I . Trạng thái tự nhiên , tính chất vật lí Gv : Giới thiệu trạng thái tự nhiên của metan và treo bảng phụ với hình vẽ cách thu khí mêtan từ bùn ao . Gv : Cho học quan sát lọ đựng khí metan , đồng thời liên hệ thực tế để rút ra các tính chất vật lí của metan . Gv : Gọi một học sinh tính tỉ khối của metan so với không khí Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu hỏi sau : Câu 1 : Trong phòng thí nghiệm , có thể thu khí metan bằng cách sau : A . Đẩy nước B . Đẩy không khí ( ngửa bình thu ) C . Cả hai cách trên Câu 2 : Các tính chất vật lí cơ bản của metan là : A . Chất lỏng , không màu , tan nhiều trong nước B . Chất khí , không màu , tan nhiều trong nước C . Chất khí , không màu , không mùi nặng hơn không khí ít tan trong nước D . Chất khí , không màu , không mùi , nhẹ hơn không khí , ít tan trong nước. Hoạt động 2 II . Cấu tạo phân tử Gv : Hướng dẫn học sinh lắp mô hình phân tử của metan ( dạng rỗng ) , cho học sinh quan sát mô hình phân tử metan ( dạng đặc ) và viết công thức cấu tạo của metan . Yêu cầu học sinh quan sát mô hình và rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo của metan Gv : Giới thiệu liên kết đơn III . Tính chất hoá học của metan Gv : Làm thí nghiệm đốt cháy metan Gv? Khi đốt cháy metan thu được những sản phẩm nào ? Vì sao ? Gv : Nêu kết luận : Metan khi cháy tạo thành khí CO2 và hơi nước Gv : Từ đó hãy viết phương trình phản ứng minh hoạ cho tính chất hoá học của metan. Gv : Giới thiệu : Phản ứng cháy metan toả nhiều nhiệt . Vì vậy , người ta thường dung metan làm nhiên liệu Gv : Hỗn hợp 1 thể tích metan và 2 thể tích oxi gây nổ mạnh Gv : Mô tả thí nghiệm để học sinh nghe và hiểu thí nghiệm như sách giáo khoa Gv : Từ các hiện tượng nêu trên em rút ra được nhận xét gì ? Gv : Từ các hiện tượng trên gv hướng dẫn hs viết phương trình phản ứng xảy ra Gv : Phản ứng giữa metan và clo thuộc loại phản ứng gì ? Gv: Nhìn chung các hợp chất hiđrocacbon chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều có phản ứng thế . Hoạt động 4 IV . Ứng dụng của metan Gv: Treo bảng phụ với nội dung các ứng dụng của metan và yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng của metan Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò - Củng cố Treo bảng phụ với nội dung bài tập a , Tính thể tích của oxi ở đktc cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam khí metan b , Toàn bộ sản phẩm cháy ở trên được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư . Sau thí nghiệm , thấy khối lượng tăng m1 gam và có m2 gam kết tủa . Tính m1 , m2 Gv : Thu bảng nhóm và cho học sinh nhận xét sửa sai Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá dặn dò - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc tính chất vật lí của metan , tính chất hoá học của metan - Làm các bài tập : 1 , 2, 3, 4 / 116 sách giáo khoa - Đọc trước bài “ Etilen” Hs các lớp báo cáo sĩ số Hs1: Nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử của hợp chất hữu cơ. - Hs2: Làm bài tập 5 A là hợp chất hữu cơ gồm hai nguyên tố , khi đốt cháy A sinh ra nước . Vậy A có hai nguyên tố là C , H Khối lượng H có trong 3 gam A là : 5,4 / 18 . 2 = 0,6 ( gam ) Khối lượng C có trong 3 gam A là : 3 – 0,6 = 2,4 ( gam ) Gọi công thức của A là : CxHy Số mol của A là : 3 : 30 = 0,1 ( mol ) Ta có:0,1 . 12 x = 2,4 0,1 . y = 0,6 Từ đó x= 2 ; y = 6 Hs quan sát liên hệ thực tế rút ra các tính chất vật lí của metan . Hs thực hiện Hs : Ghi bài : Trong tự nhiên , khí metan có nhiều trong các mỏ khí ( khí thiên nhiên ) , trong các mỏ dầu ... Hs : Nêu tính chất vật lí của metan ( Nêu như sách giáo khoa ) Hs : Đọc đề bài và chọn đáp án đúng 1 , A 2 , D Hs : Viết công thức cấu tạo của metan : H H C H H Đặc điểm : Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn 1 . Tác dụng với oxi Hs : Quan sát thí nghiệm Hs : Khi đốt cháy metan thu được : -Khí CO2 ( vì nó làm cho nước vôi trong bị vẩn đục ) -Hới nước ( vì có các giọt nước bám vào thành ống nghiệm ) Hs : Viết phương trình phản ứng: t0 CH4+ 2O2 à CO2 + 2 H2O 2 , Tác dụng với clo Hs : Quan sát thí nghiệm Hs : Trả lời : Khí CH4 đã tác dụng với clo Hs : Viết phương trình phản ứng askt CH4+ Cl2 à CH3Cl + HCl ( màu vàng lục ) Hs : Phản ứng thế Hs : Nêu các ứng dụng của Metan như sách giáo khoa Hs : Hoạt động theo nhóm a , Yêu cầu : Phương trình phản ứng t0 CH4+ 2O2 àCO2 +2 H2O Số mol của metan là : 3,2 : 16 = 0,2 ( mol ) Theo phương trình ta có số mol của oxi bằng hai lần số mol của metan do đó ta số mol cuả oxi là : 2 . 0,2 = 0,4 ( mol ) Thể tích của khí oxi cần dùng là : 0,4 . 22,4 = 8,96 ( lít ) b , Phương trình phản ứng là : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O Đáp án : m1 = 16 ( gam ) m2 = 20 ( gam Ngày soạn: 05/02/2018 Ngày dạy : 9A: 24/02/2018 9B: 23/02/2018 Tiết 48: ETILEN (giáo án chi tiết) *Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của metan I. Mục tiêu: 1/ Kiến thức: - Học sinh nắm được công thức cấu tạo , tính chất vật lí, tính chất hoá học của etilen - Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó - Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là phản ứng đặc trưng của mối liên kết đôi 2/ Kĩ năng: - Biết đựơc một số ứng dụng quan trọng của etilen - Biết cách viết phương trình hoá học của pư cộng , phản ứng trùng hợp . 3/Thái độ: - Giáo dục cho các em tính cẩn thận và ý thức học tập bộ môn 4, Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán Năng lực chuyên ngành: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên chất ) + Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán). + Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. II. Chuẩn bị: 1/ Đồ dùng dạy học: Mô hình phân tử etilen (cả hai dạng), tivi kết nối máy tính. 2/ Phương pháp: Đàm thoại + so sánh + diễn giảng + phiếu học tập + hoạt động nhóm + thực hành thí nghiệm III. Các hoạt động dạy và học: Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đáp án + Biểu điểm Câu 1 : Tính chất hoá học của metan + Tác dụng với oxi ( 1,5 điểm ) t0 CH4+ 2O2 àCO2 +2 H2O 2 H2O ( 1,5 điểm ) + Tác dụng với clo ( 1,5 điểm ) askt CH4 + Cl2 à CH3Cl + HCl ( 1,5 điểm ) Nếu học sinh nêu thiếu điều kiện của phản ứng trừ mỗi điều kiện 0,5 điểm Nếu học sinh sai công thức hoá học không cho điểm phương trình Câu 2 : Viết đúng hai công thức , mỗi công thức cho 2 điểm I/Tính chất vật lí Tính chất vật lí của etilen : là chất khí , không màu , không mùi , ít tan trong nước , nhẹ hơn không khí . II Cấu tạo phân tử III . Tính chất hoá học 1 . Etilen có cháy không ? t0 C2H4 + 3 O2 à2 CO2 + 2 H2O 2 . Etilen có làm mất màu dung dịch brom không ? C2H4 +Br2 à C2H4Br2 3 . Các phân tử etilen có kết hợp với nhau không ? ...CH2 = CH2 + CH2 = CH2... t0 , p , xt à ... CH2-CH2-CH2-CH2... IV. Ứng dụng Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Đề bài : Câu1 : Nêu tính chất hoá học của metan ? Viết phương trình phản ứng minh hoạ cho các tính chất đó ? Câu 2 : Viết hai công thức cấu tạo của C3H6 Hoạt động 3: I/Tính chất vật lí Gv : Giới thiệu tính chất vật lí của etilen Hoạt động 4: II Cấu tạo phân tử Gv : Hướng dẫn học sinh lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử của etilen ở cả hai dạng Gv : Từ đó em nào viết được công thức cấu tạo của etilen? Gv : Thông báo những liên kết như vậy gọi là liên kết đôi . Trong liên kết đôi có một liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học Hoạt động 5: III . Tính chất hoá học Gv: Thuyết trình : Tương tự như metan , khi đốt cháy etilen tạo ra khí cacbonic và hơi nước Gv Từ đó hãy viết phương trình phản ứng xảy ra ? Gv: Đặt vấn đề : Etilen có đặc điểm cấu tạo khác với metan . Vậy phản ứng dặc trưng của chúng có khác nhau không ? Gv : Yêu cầu học sinh nêu lại tính chất hoá học và đặc điểm cấu tạo của metan Gv : Ghi đề mục lên bảng Gv : Mô tả thí nghiệm và gọi học sinh nhận xét hiện tượng ? Gv : Qua thí nghiệm em có nhận xét gì? Chiếu PTHH - Một liên kết kém bền trong phản ứng bị đứt ra - Liên kết giữa hai nguyên tử brom bị đứt ra - Nguyên tử brom kết hợp với hai nguyên tử cacbon trong phân tử etilen Gv : Giới thiệu cách viết gọn phương trình phản ứng như sách giáo khoa và yêu cầu học sinh viết phương trình phản ứng vào vở dạng thu gọn Gv : Giới thiệu : Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng . Trong những điều kiện thích hợp , etilen còn có phản ứng với một số chất khác như hiđro , clo , nước .... Gv : Nêu kết luận Gv : Thông báo : ở những điều kiện thích hợp và có chất xúc tác , liên kết kém bền trong phân tử etilen bị đứt ra Khi đó , các phân tử etilen kết hợp với nhau tạo thành phân tử có khối lượng và kích thước lớn gọi là polietilen ( viết tắt là PE ) Gv : Ghi đề mục lên bảng . Gv: Treo bảng phụ cách viết phương trình phản ứng - Liên kết kém bền bị đứt - Các phân tử etilen liên kết với nhau Gv : Từ đó viết phương trình phản ứng xảy ra . Gv : Giới thiệu chất dẻo PE và cho học sinh xem một số mẫu vật được làm bằng PE Hoạt động 6 IV. Ứng dụng Gv : chiếu sơ đồ các ứng dụng của etilen và yêu cầu học sinh nêu các ứng dụng đó Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò Gv: ? Nhắc lại các kiến thức cơ bản của bài học ngày hôm nay . Gv: Cho nhận xét và bổ sung nếu có Gv : Treo bảng phụ với nội dung bài tập : Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt ba chất khí sau CH4 , C2H4 , CO2 Gv : Ngoài ra ta còn có những phương pháp nào nữa ? Gv : Nhấn mạnh lại 3 phương pháp để phân biệt ba chất khí đó - Hướng dẫn về nhà - Học thuộc tính chất vật lí , tính chất hoá học của etilen - Làm bài tập : 1 , 2, 3,4 / 114 sgk Đọc trước bài “ Axetilen ” Hs các lớp báo cáo sĩ số Hs : Ghi bài Hs : Lắp ráp mô hình cấu tạo Hs : Viết công thức cấu tạo như sách giáo khoa . Hs : Đặc điểm : Giữa hai nguyên tử cácbon có hai liên kết Hs : Nghe và ghi bài Hs : Nêu đặc điểm cấu tạo và tính chất hoá học của metan . Hs : Nêu hiện tượng : Dung dịch brom ban đầu có màu da cam . Sau khi sục khí etilen vào dung dịch brom bị mất màu Hs : Nhận xét Etilen đã phản ứngvới brom trong dung dịch Hs : Quan sát trên bảng phụ để hiểu bản chất của phản ứng và viết phương trình phản ứng vào vở ghi . Hs : Viết phương trình thu gọn vào vở : Hs : Ghi kết luận vào vở Hs : Viết phương trình phản ứng như sách giáo khoa Hs : Nêu các ứng dụng đó như sách giáo khoa. Hs : Nhắc lại các kiến thức cơ bản Hs : Đứng tại chỗ trả lời Hs : Trả lời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAOANHOA9TUAN 25.doc