TIẾT 52 : NHIÊN LIỆU
( giáo án chi tiết)
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của CH4
, CH2 = CH2 và axetilen
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Hs nắm được nhiên liệu là chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- Hs nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng
2/ Kĩ năng:
-Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu
3/Thái độ:
Biết tiết kiệm nhiên liệu, khí đốt, sử dụng có hiệu quả trong gia đình
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới ), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập ), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
7 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 27, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 26/02/2018
Ngày dạy : 9A : 06/03/2018
9B : 06/03/ 2018
TUẦN 27
TIẾT 51: DẦU MỎ VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN
(giáo án chi tiết)
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của CH4
, CH2 = CH2 và axetilen
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: -Hs nắm được tính chất vật lí trạng thái thiên nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí tự nhiên.
2/ Kĩ năng: Biết crăckinh là một phương pháp quan trong để điều chế dầu mỏ.
3/Thái độ: Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, ,ỏkhí và tình hìnhkhai thác dầu khí ở nước ta. Hiểu được nguồn tài nguyên của đất nước
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+ Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học: Máy chiếu , giấy trong bút dạ, mẫu dầu mỏ, mẫu các sản phẩm chưng cất dầu mỏ, tranh vẽ mỏ dầu và cách khai thác, sơ đồ chưng cất dầu mỏ.
2/ Phương pháp:
Đàm thoại + so sánh + diễn giảng + phiếu học tập + hoạt động nhóm
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Dầu mỏ
1) Tính chất vật lí
-Dầu mỏ là chất lỏng , sánh.
-Màu nâu đen, không tan trong nứơc, nhẹ hơn nước.
2) Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
Mỏ dầu thường có 3 lớp:
-Lớp khí dầu mỏ( khí đồng hành). Thành phần chính của khí mỏ dầu là khí mêtan.
-Lớp dầu lỏng: Là hỗn hợp phức tạp của nhiều hiđrocacbon và những lượng nhỏ các hợp chất khác.
-Lớp nước mặn.
Cách khai thác dầu mỏ:
-Khoai những lỗ khoai xuống lớp dầu lỏng ( còn gọi là giếng dầu).
-Ban đầu dầu tự phun lên về sau người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
3) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ: Xăng, dầu thắp , dầu điezen, nhựa đường.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
Hoạt động 3:
I) Dầu mỏ
1) Tính chất vật lí
Gv cho Hs quan sát mẫu dầu mỏ sau đó cho hs nhận xét về màu sắc, trạng thái, tính tan...
Hoạt động 4:
2) Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
Gv: cho hs quan sát hình 4.16 phóng to “ Mỏ dầu và cách khai thác”
Gv thuyết trình và chiếu lên màn hình: Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn ở sâu trong lòng đất, tạo thành mỏ dầu.
Gv: Yêu cầu hs quan sát hình vẽ 4.16 và nêu cấu tạo của túi dầu ( Gv chiếu lên màn hình).
Gv: Các em hãy liên hệ thực tế và nêu cách khai thác dầu mỏ?
Hoạt động 5:
3) Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ
Gv: cho hs quan sát bộ mẫu: “Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ” đồng thời chiếu lên màn hình hình 4.17 “ Sơ đồ chưng cất dầu mỏ và ứng dụng các sản phẩm”, sau đó gv yêu cầu hs : Nêu tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ?
Gv: Giới thiệu : Để tăng lượng xăng người ta sử dụng phương pháp crăckinh( nghĩa là bẻ gãy phân tử) để chế biến dầu nặng ( dâù điezen) thành xăng và các sản phẩmkhí có giá trị trong công nghiệp như: mêtan, etilen....
Gv: chiếu lên màn hình:
crăckinh
Dầu nặng xăng + hỗn hợp khí.
Hoạt động 6:
II)Khí thiên nhiên
Gv : thuyết trình :
Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm sâu dưới lòng đất. Thành phần chủ yếu là khí mêtan ( 95%) ,khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và sản xuất và trong công nghiệp.
Hoạt động 7:
III) Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam
GV cho hs đọc SGK và tóm tắt
Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
a) Củng cố
Yêu cầu 1 Hs nhắc lại nội dung chính của bài.
Gv chiếu lên màn hình đề bài 1, 2(SGK – tr 129) yêu cầu hs đọc và làm bài.
b) Hướng dẫn về nhà
Học theo vở ghi +SGK
BTVN: 3,4 (SGK – tr 129)
Hs các lớp báo cáo sĩ số
Hs: Nhận xét:
-Hs quan sát hình vẽ
Hs: Mỏ dầu thường có 3 lớp:
Hs: Nêu cách khai thác dầu mỏ:
Hs: quan sát mẫu vật và hình vẽ trên màn hình.
Hs: Nêu tên các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ:
Hs: nghe và ghi bài.
Hs: Nghe và ghi bài.
Hs đọc SGK.
Hs đọc SGK
Hs nhắc lại nội dung chính của bài.
Hs làm việc theo nhóm để làm 2 bài tập mà gv đưa ra, sau đó báo cáo kết quả.
Ngày soạn: 26/02/2018
Ngày dạy : 9A : 10/03/2018
9B : 09/03/ 2018
TIẾT 52 : NHIÊN LIỆU
( giáo án chi tiết)
*Những kiến thức học sinh đã biết có liên quan tới bài học: Tính chất của CH4
, CH2 = CH2 và axetilen
I. Mục tiêu:
1/ Kiến thức: - Hs nắm được nhiên liệu là chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
- Hs nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng
2/ Kĩ năng:
-Nắm được cách sử dụng hiệu quả nhiên liệu
3/Thái độ:
Biết tiết kiệm nhiên liệu, khí đốt, sử dụng có hiệu quả trong gia đình
4, Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học( hs biết tự thực hiện những nhiệm vụ mà giáo viên giao cho về nhà như làm bài tập, chuẩn bị bài mới), năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
Năng lực chuyên ngành:
+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất )
+ Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán).
+ Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1/ Đồ dùng dạy học:
ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí. Biểu đồ hàm lượng cácbon trong than, năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu
2/ Phương pháp:
Đàm thoại + so sánh + diễn giảng + phiếu học tập + hoạt động nhóm
III. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I) Nhiên liệu là gì?
*Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng
II) Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1) Nhiên liệu rắn
Gồm than mỏ, gỗ củi , rơm....
-Than mỏ được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân huỷ dần trong hành triệu năm.
-Than mỏ gồm: Than gầy, than mỡ, than non, than bùn.
2) Nhiên liệu lỏng
-Gồm các sản phẩm chế biến từ dâù mỏ như: Dầu, xăng... và rượu
-Dùng trong các động cơ đốt trong, một phần được dùng để thắp sáng và đun nấu.
3) Nhiên liệu khí
-Gồm các khí: Khí thiên nhiên, khí lò cao, lò cốc, khí than.
-Nhiênliệu khí có năng suất toả nhiệt cao ( 60000kj/ kg) dễ cháy hoàn toàn, vì vậy ít độc hại cho môi trường nên được sử dụng nhiều trong đời sống và công nghiệp.
III) Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả
1, Cung cấp không khí hoặc oxi cho quá trình cháy .
2, Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí hoặc oxi.
3, Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức lớp
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
-Gv: gọi hs 1 lên làm bài 3 trang 129 SGK
+ hs 2 lên làm bài 40.4 trang 45 SBT
Hoạt động 3:
I) Nhiên liệu là gì?
- Gv phát phiếu học tập với nội dung:
+ Cho biết dấu hiệu khi đốt than, củi, dầu hoả, khí gas, ...
+ nó có vai trò ntn đối với đời sống và sản xuất?
-Gv: dựa vào câu trả lời của hs. Các chất: than củi, dầu hoả, khí ga ... là các nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì?
-Gv: vậy khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là nhiên liệu không?
Khẳng định điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng không phải là một loại nhiên liệu
-Gv thông báo: các nhiên liệu thông thường là các vật liệu có sẵn trong tự nhiên (than, củi, dầu mỏ ...) họăc được điều chế từ các nguôn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên (cồn đốt, khí than ...)
Hoạt động 4:
II) Nhiên liệu được phân loại như thế nào?
1) Nhiên liệu rắn
GV: Dựa vào trạng thái người ta chia nhiên liệu thành 3 loại: Rắn lỏng, khí
Theo em nhiên liệu như thế nào được coi là nhiên liệu rắn? Cho ví dụ về nhiên liệu rắn?
Than mỏ được tạo thành như thế nào?
GV: thời gian phân huỷ càng dài, than càng già và hàm lượng cacbon trong than càng cao.
Than mỏ gồm các loại nào?
Gv treo tranh hình 4.21: Hàm lượng cacbon trong cá loại than.
Loại than nào có hàm lượng cácbon cao nhất và thấp nhất, điều đó có cho biết thời gian tồn tại của loại than này không?
ứng dụng
Hiện nay người ta có sử dụng than gỗ làm nhiên liệu hay không?
Gv treo tranh hình 4.22
Gv nói: Gỗ chủ yếu được sử dụng làm vật liệu trong xây dựng và nguyên liệu giấy.
2) Nhiên liệu lỏng
Cho ví dụ về nhiên liệu lỏng ứng dụng?
3) Nhiên liệu khí
Tại sao người ta lại sử dụng nhiên liệu khí là chủ yếu trong đời sống và sản
xuất?
Hoạt động 5:
III) Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả ?
Gv: nhiên liệu cháy không hoàn toàn gây lãng phí, vừa làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, sử dụng hiệu quả nhiên liệu cháy hoàn toàn, tiết kiệm nhiệt lượng.
Muốn vậy cần đảm bảo các yêu cầu nào?
Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò
a) Củng cố
Gv sử dụng các bài tập 1,3 SGK – tr 132 để củng cố.
b) Hướng dẫn về nhà
Học theo vở ghi + SGK , BTVN: 4 SGK- tr132 và 41.(1 ,2,3,4)- SBT tr 46
Hs các lớp báo cáo sĩ số
- hs làm việc cá nhân
- báo cáo kết quả
- hs khác nhận xét, bổ sung
1. Dấu hiệu: dầu toả nhiệt và phát sáng
2. Có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất
Hs: không phải vì nó là chất không cháy được.
Hs trả lời theo SGK
Hs quan sát hình 4.21 và trả lời câu hỏi.
+ Than gầy( già nhất) chứa trên 90% C, khi cháy toả nhiều nhiệt, nên được dùng làm nhiên liệu trong công nghiệp
+ Than mỡ và than non: Chứa ít cacbon hơn than gầy, than mỡ được dùng để luyện than cốc.
+Than bùn ( trẻ nhất) được tạo thành ở đáy các đầm lầy, được dùng làm phân bón
*Gỗ: Việc sử dụng gỗ làm nhiên liệu bị hạn chế vì nhiết lượng thấp hơn so với nhiên liệu khác, gây lãng phí.
Hs trả lời theo SGK
Hs trả lời theo SGK và thực tế cuộc sống
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GIAOANHOA9TUAN 27.doc