Giáo án Hóa học 9 - Tuần 34

Tuần 34

TIẾT 64: PROTEIN

(giáo án chi tiết )

I)Mục tiêu

1, Kiến thức

- Hs trình bày được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thề sống.

- Giải thích được protein có khối lượng phân tử rất lớn và co cấu tạo lphân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên.

- Nêu được hai tính chất quan trọng của protein đó là phảnứng thuỷ phân và sự đông tụ .

2, Kĩ năng: Trình bày bài làm, làm thí nghiệm.

3, Thái độ: Yêu thích môn học

4, Định hướng phát triển năng lực

 - Năng lực chung: Năng lực tự học(năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập ), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 9 - Tuần 34, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/04/2018 Ngày dạy : 9A : ........../2018 9B :........../ 2018 Tuần 34 TIẾT 63: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ (giáo án chi tiết ) I)Mục tiêu 1, Kiến thức - Hs nêu được Ct dạng chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ. - Hs trình bày được tính chất lí học, tính chất hoá học và ứng dụng của tinh bột , xenlulozơ.Viết được sơ đồ phản ứng thuỷ phân của tinh bột và xenlulozơ, phản ứng tạo thành chất này trong cây xanh. 2, Kĩ năng: Viết PTHH 3, Thái độ: Yêu thích môn học 4, Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học(năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán Năng lực chuyên ngành: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất ) + Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán). + Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. +Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống. II) Chuẩn bị 1, Đồ dùng dạy học Gv: Mẫu vật có chứa tinh bột, xenlulozơ, các ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ, máy chiếu tính tan của tinh bột, tác dụng của hồ tinh bột với iôt. Hs: Học theo hướng dẫn. 2, Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu, đàm thoại... III) Các hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I) Trạng thái tự nhiên -Tinh bột có nhiều trong các loại hại, củ, quả, như: lúa, ngô, sắn... - Xen lulozơ có nhiều trong sợị bông, tre, gỗ , nứa... II) Tính chất vật lí - Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan trong nước nóng tạo ra dd keo gọi là hồ tinh bột. - Xenlulozơ là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường và ngay cả khi bị đun nóng. III) Đặc điểm cấu tạo phân tử : -tinh bột và xenlulozơ có khối lượng phân tử rất lớn. - Phân tử tinh bột và xenlulozơ được hình thành do nhiều nhóm (-C6H10O5-) liên kết với nhau : ...-C6H10O5-C6H10O5-C6H10O5-... -----> (-C6H10O5-)n - Nhóm -C6H10O5- được gọi là mắt xích của phân tử. - Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn trong phân tử xenlulozơ. +Tinh bột : n = 1200 -> 6000 + Xenlulozơ : n = 10000 -> 14000 IV) Tính chất hoá học : 1,Phản ứng thuỷ phân axit, to (-C6H10O5-)n+nH2O nC6H12O6 2, Tác dụng của dung dịch iot với tinh bột - Nhỏ giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh. -Đun nóng, màu xanh biến mất, để nguội lại hiện ra. Hs làm bài tập 1 : - Để phân biệt ba chất lỏng trên tanhỏ dung dịch iot vào cả 3 chất. - Nếu thấy xuất hiện bàu xanh : là tinh bột. -Cho vào 2 ôngs nghiệm chứa 2 chất còn lại dd AgNO3 trong NH3 - Nếu thấy xuất hiện Ag là glucozơ. còn lại là saccarozơ. V) Ứng dụng của tinh bột Hs nhắc lại các nội dung chính của bài học. Hs làm bài tập 2 vào vở Sơ đồ chuyển hoá: Tinh bột glucozơ rượu etylic axit axetic etylaxetat Phương trình: (-C6H10O5-)n+nH2O axit, to nC6H12O6 men 2, C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 men giấm 3, C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O CH3COOH + C2H5OH H2SO4( đặc) , to CH3COOC2H5 + H2O Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ : Gọi Hs 1 nêu các tính chất vật lí và hoá học của saccarozơ ? Hs2 làm bài tập 2 SGK- tr 155 Hoạt động 3: I) Trạng thái tự nhiên GV : Em hãy cho biết trạng thái tự nhiên cuả tinh bột, xenlulozơ, gv chiếu hình vẽ lên máy chiếu. Hoạt động 4 : II) Tính chất vật lí Gv yêu cầu các nhóm hs tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm: Lần lượt cho ít tinh bột, xenlulozơ vào 2 ống nghiệm, thêm nước vào lắc nhẹ, sau đó đun nóng hai ống nghiệm. -> Quan sát: trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước của tinh bột, xenlulozơ trước và sau khi đun nóng. Gv gọi đại dịên nhóm lên nêu hiện tượng. Hoạt động 5: III) Đặc điểm cấu tạo phân tử : Gv : giới thiệu và cho hs xem tranh -tinh bột và xenlulozơ có khối lượng phân tử rất lớn. - Phân tử tinh bột và xenlulozơ được hình thành do nhiều nhóm (-C6H10O5-) liên kết với nhau : ...-C6H10O5-C6H10O5-C6H10O5-... -----> (-C6H10O5-)n - Nhóm -C6H10O5- được gọi là mắt xích của phân tử. - Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn trong phân tử xenlulozơ. +Tinh bột : n = 1200 -> 6000 + Xenlulozơ : n = 10000 -> 14000 Hoạt động 6 IV) Tính chất hoá học : Gv : giới thiệu -Khi đun nóng trong dd axit loãng, tinh bột hoặc xenlulozơ bị thuỷ phân thành glucozơ. - ở nhiệt độ thường, tinh bột và glucozơ bị thuỷ phân thành glucozơ nhờ những enzim thích hợp. Gv : Yêu cầu hs làm thí nghịêm : -Nhỏ vài giọt dd iot vào ống nghiệm chứa hồ tinh bột. quan sát : - Đun ống nghịêm, quan sát. Gv : gọi hs lên nêu hiện tượng thí nghiệm. Gv : dựa vào thí nghiệm trên iot được dùng để nhận biết hồ tinh bột. gv : yêu cầu các hs làm bài tập 1 bài tập 1 : trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các chất : tinh bột, glucozơ, saccarozơ. Hoạt động 7 : V) Ứng dụng của tinh bột Gv : Chiếu lên màn hình : Sơ đồ những ứng dụng của xenlulozơ và gọi hs nêu các ứng dụng. Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá,dăn do Gv gọi hs nhắc lại các nội dung chính của bài học. Gv Yêu cầu hs làm bài tập 2 Bài tập 2 : Từ nguyên liệu ban đầu là ltinh bột hãy viết các phương trình phản ứng để điều chế etylaxetat. Gv : Chiếu bài làm cuả hs lên màn hình và nhận xét. * Hướng dẫn về nhà Hs học theo SGk và vở ghi, btvn : 1,2,3,4 SGK-tr 158 hs các lớp báo cáo sĩ số hs trả lời hs 2 làm bài tập hs trả lời câu hỏi: -Tinh bột có nhiều trong các loại hại, củ, quả, như: lúa, ngô, sắn... - Xen lulozơ có nhiều trong sợị bông, tre, gỗ , nứa... Hs tiến hành làm thí nghiệm và quan sát. Hs nêu hiện tượng : - Tinh bột là chất rắn, không tan trong nước ở nhiệt độ thường, nhưng tan trong nước nóng tạo ra dd keo gọi là hồ tinh bột. - Xenlulozơ là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước ở nhiệt độ thường và ngay cả khi bị đun nóng. Hs nghe và ghi bài. Hs nghe và ghi bài: Hs làm thí nghiệm. hs nêu hiện tựợng : - Nhỏ giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột, sẽ thấy xuất hiện màu xanh. -Đun nóng, màu xanh biên smất, để nguội lại hiện ra. Hs nêu theo nội dung SGk Ngày soạn: 12/04/2018 Ngày dạy : 9A : ........../2018 9B :........../ 2018 Tuần 34 TIẾT 64: PROTEIN (giáo án chi tiết ) I)Mục tiêu 1, Kiến thức - Hs trình bày được protein là chất cơ bản không thể thiếu được của cơ thề sống. - Giải thích được protein có khối lượng phân tử rất lớn và co cấu tạo lphân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên. - Nêu được hai tính chất quan trọng của protein đó là phảnứng thuỷ phân và sự đông tụ . 2, Kĩ năng: Trình bày bài làm, làm thí nghiệm. 3, Thái độ: Yêu thích môn học 4, Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học(năng lực giải quyết vấn đề( biết vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong đời sống cũng như trong học tập), năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán Năng lực chuyên ngành: + Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học ( biết cách đọc tên các chất ) + Năng lực tính toán hóa học ( biết cách sử dụng các phép tính số mol, nồng độ tính toán). + Năng lực thực hành thí nghiệm: Biết cách sử dụng hóa chất và thiết bị để làm thí nghiệm, biết quan sát và mô tả các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. +Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào đời sống. II) Chuẩn bị 1, Đồ dùng dạy học Gv: máy chiếu, giấy trong, bút dạ , mãu vật có chứa protein, đèn cồn, kẹp gỗ panh , diêm . ống nghiệm, ống hút, hoá chất: Lòng trắng trứng, dd rượu etylic. Hs: Học theo hướng dẫn 2, Phương pháp: Thí nghiệm nghiên cứu, đàm thoại... III) Các hoạt động dạy và học Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I) Trạng thái tự nhiên - Protein có trong cơ thể người và động vật, thực vật như: trứng, thịt, máu, sữa, tóc, rễ, móng, ... I) Thành phần và cấu tạo phân tử 1) Thành phần nguyên tố:thành phần chủ yếu cuả protein là cacbon, hiđro, oxi, ni tơ và một lượng nhỏ lưu huỳnh , photpho, kim loại... 2) Cấu tạo phân tử - Protein cóphân tử khối rất lớn và có cấu tạo phức tạp. -Protein được cấu tạo từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit là một “mắt xích” trong phân tử protein. III) Tính chất: 1)Phản ứng thuỷ phân: axit protein ----> hỗn hợp amino axit t0 2)Sự phân huỷ bởi nhiệt: Khi đun nóng mạnh và không có nước, protein bị phân huỷ tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét. 3)Sự đông tụ: Một số protein tan được trong nước, tạo thành dd keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hoá chất vào các dd này thưòng xảy ra kết tủa. Hiện tượng đó được gọi là sự đông tụ. IV) Ứng dụng: (SGK) * LUYỆN TẬP 1) 2H2NCH2COOH+ 2Na ----> 2H2NCH2COONa + H2 (2)2H2NCH2COOH + Na2CO3 ----> 2H2NCH2COONa + CO2 + H2O (3)H2NCH2COOH + NaOH ----> H2NCH2COONa + H2O (4) H2NCH2COOH + C2H5OH ----> H2NCH2COOC2H5 + H2O Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức Hoạt động 2 : Kiểm tra bài cũ : Trình bày tính chất hoá học của tinh bột và xenlulozơ ? Hs 2 : làm bài tập 3 SGK tr 158 Hoạt động 3 : I) Trạng thái tự nhiên Gv cho hs xem trnh ảnh có chứa các mẫu vật có chứa protein sau đó yêu câu hs phát biểu về trạng thái tự nhiên của protein, gv chiếu lên màn hình. Hoạt động 4 : I) Thành phần và cấu tạo phân tử 1) Thành phần nguyên tố: Gv giới thiệu và chiếu lên màn hình thầnh thành phần chủ yếu cuả protein là cacbon, hiđro, oxi, ni tơ và một lượng nhỏ lưu huỳnh , photpho, kim loại... 2) Cấu tạo phân tử gv; Giới thiệu và chiếu lên màn hình : Protein cóphân tử khối rất lớn và có cấu tạo phức tạp. Các thí nghiệm cho thấy, protein được cấu tạo từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit là một “mắt xích” trong phân tử protein. Hoạt động 5: III) Tính chất: 1)Phản ứng thuỷ phân: Gv: giới thiệu và chiếu lên màn hình. Khi đun nóng protein trong dd axit hoặc bazơ, protein sẽ bị thủy phân sinh ra các amino axit -> gọi 1 hs viết phương trình phản ứng dạng chữ 2)Sự phân huỷ bởi nhiệt: Gv: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Đốt cháy một ít tóc hoặc sừng -> gọi hs nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận. (Gv chiếu nhận xét trên màn hình) 3)Sự đông tụ: Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm (gv chiếu lên màn hình) cho một ít lòng trắng trứng vào hai ống nghịêm. -ống 1 thêm một ít nước lắc nhẹ rồi đun nóng. - ống 2 cho thêm một ít rượu vào lắc đều. gv: gọi hs nêu hiện tượng và rút ra nhận xét. gv: chiếu nhận xét trên màn hình. Hoạt động 6: IV) Ứng dụng: gv: em hãy nêu các ứng dụng của protein. Hoạt động cuối: Vận dụng, đánh giá, dặn dò gv: em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa đậu lành hoặc sữa bò. gv: yêu cầu hs làm bài tập (gv chiếu lên màn hình). Tương tự như axit axetic, axit amino axetic (H2NCH2COOH) có thể tác dụng được với: Na, Na2CO3, NaOH, C2H5OH. Em hãy viết các phương trình đó. gv: chiếu bài làm của hs lên màn hình. Về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 (SGK tr 160) hs các lớp báo cáo sĩ số hs trả lời lí thuyết hs chữa bài tập hs nêu trạng thái tự nhiên hs nghe và ghi bài hs nghe và ghi bài hs nghe và ghi bài hs: tóc, sừng hoặc lông gà có mùi khét. hs làm thí nghiệm theo nhóm hs nêu hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng trong cả hai ống nghiệm. nhận xét: Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa. hs nêu các ứng dụng của protein như: làm thức ăn, ngoài ra còn có các ứng dụng khác như: trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng ngà) ... hs nêu hiện tượng: Khi vắt chanh vào sữa bò hoặc sữa đậu lành: có xuất hiện kết tủa (do các chất protein bị đông tụ) hs làm bài tập vào vở các phương trình phản ứng (

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGIAOANHOA9TUAN 34.doc