Cần đánh sạch gỉ hoặc lau sạch dầu mỡ phủ trên mặt đoạn dây thép.
-Uốn đoạn dây thép thành hình xoắn lò xo để tăng thêm diện tích tiếp xúc.
-Cắm một mẩu than bằng hạt đậu xanh vào đầu dây thép và đốt nóng mẩu than
trước khi cho vào bình đựng khí oxi. Mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ làm sắt nóng lên.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 24502 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 10 - Bài thực hành tính chất của oxi, lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52 : BÀI 31: BÀI THỰC
HÀNH SỐ 4
TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được mục đích, các bước tiến
hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Tính oxi hoá của oxi.
+ Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt
độ.
+ Tính oxi hoá của lưu huỳnh.
+ Tính khử của lưu huỳnh.
2.Kĩ năng:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an
toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các
PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ: Cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành,
thí nghiệm
II.TRỌNG TÂM:
- Tính oxi hóa của oxi
- Tính oxi hóa – khử của lưu huỳnh
- Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt
độ
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thực nghiệm
IV. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: (1) Dụng cụ: Ống nghiệm, lọ thủy tinh,
kẹp hóa chất. muỗng đốt hóa chất, đèn cồn, cặp ống
nghiệm, giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm.
(2) Hoá chất:Dây thép, S bột, Oxi, Than
gỗ, Fe bột
Dụng cụ hóa chất đủ để học sinh thực hành
từng nhóm.
*Học sinh: Chuẩn bị lí thuyết thực hành; Nộp bài
tường trình
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) : Gv kiểm tra lí thuyết
bài thực hành
3.Bài mới:
a)Đặt vấn đề: Mục đích của buổi thực hành này là
gì?
b)Triển khai bài
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ
TRÒ
NỘI DUNG KIẾN
THỨC
Thí nghiệm 1:GV hướng
dẫn TN
-Cần đánh sạch gỉ hoặc lau
*Thí nghiệm 1: Tính
oxi hóa của các đơn
chất oxi.
sạch dầu mỡ phủ trên mặt
đoạn dây thép.
-Uốn đoạn dây thép thành
hình xoắn lò xo để tăng
thêm diện tích tiếp xúc.
-Cắm một mẩu than bằng
hạt đậu xanh vào đầu dây
thép và đốt nóng mẩu than
trước khi cho vào bình
đựng khí oxi. Mẩu than
cháy trước tạo nhiệt độ đủ
làm sắt nóng lên.
-Cho một ít cát hoặc nước
dưới lọ thuỷ tinh để khi
phản ứng xảy ra những giọt
thép tròn chảy xuống
không làm vỡ lọ.
Hs: Thực hiện và quan sát
-Đốt cháy một đoạn dây
thép xoắn trên ngọn lửa
đèn cồn rồi đưa nhanh
vào bình khí oxi.
-HT: Dây thép bị nung
cháy trong khí oxi sáng
chói không thành ngọn
lửa, không khói, tạo ra
các hạt nhỏ nóng chảy
màu nâu bắn tung tóe ra
xung quanh như pháo
hoa đó là Fe3O4.
-Ptpư: t0
3Fe + 2O2 Fe3O4
hiện tượng
Thí nghiệm 2: Sự biến đổi
trạng thái của lưu huỳnh
theo nhiệt độ
-Dùng ống nghiệm trung
tính chịu nhiệt độ cao.
-Dùng cặp gỗ để giữ ống
nghiệm.Trong khi TN phải
thường xuyên hướng
miệng ống nghiệm về chổ
không có người để tránh hít
phải hơi lưu huỳnh độc hại
Hs: Thực hiện và quan sát
hiện tượng
Thí nghiệm 2: Sự biến
đổi trạng thái của lưu
huỳnh theo nhiệt độ.
-Đun nóng liên tục một
ít lưu huỳnh trong ống
nghiệm trên ngọn lửa
đèn cồn.
-HT: màu sắc của lưu
huỳnh từ lúc đầu( chất
rắn, màu vàng) đến ba
giai đoạn tiếp theo ( chất
lỏng màu vàng linh
động, quánh nhớt màu
đỏ nâu, hơi màu da cam
Thí nghiệm 3: Tính oxi
hóa của lưu huỳnh.
*Thí nghiệm 3: Tính
oxi hóa của lưu huỳnh.
-Trong phản ứng Fe+S nên
dùng lượng S nhiều hơn
lượng Fe để tăng diện tích
tiếp xúc. Cần dùng ống
nghiệm trung tính chịu
nhiệt cao.
Hs: Thực hiện và quan sát
hiện tượng
-Cho một ít hỗn hợp bột
sắt và S vào đáy ống
nghiệm. Đun nóng ống
nghiệm trên ngọn lửa
đèn cồn cho đến khi
phản ứng xảy ra
-HT: Hỗn hợp bột Fe và
S trong ống nghiệm có
màu xám nhạt. Khi đun
nóng trên ngọn lửa đèn
cồn phản ứng xảy ra
mãnh liệt, tỏa nhiều
nhiệt làm đỏ rực hỗn
hợp và tạo thành hợp
chất FeS màu xám đen.
Ptpư: t0
Fe + S FeS
Thí nghiệm 4: Tính khử
của lưu huỳnh
Oxi được điều chế và thu
vào lọ thủy tinh miệng
rộng, dung tích khoảng
100ml, S được đun nóng
trong muỗng hóa chất trên
ngọn lửa đèn cồn.
Hs: Thực hiện và quan sát
hiện tượng
Thí nghiệm 4: Tính
khử của lưu huỳnh
-Đốt S cháy trong không
khí rồi đưa vào bình
đựng khí oxi.
-HT: S cháy trong oxi
mãnh liệt hơn nhiều
cháy ngoài không khí,
tạo thành khói màu
trắng đó là SO2 có lẫn
SO3.
Ptpư : t0
S + O2
SO2
4.Củng cố: 3 thí nghiệm
5.Dặn dò:
- Hoàn thành vở thực hành, rửa dụng cụ, vệ sinh
phòng thực hành
- Chuẩn bị bài mới : H2S- SO2 - SO3
(1) H2S , SO2 , SO3 có những tính chất nào giống và
khác nhau? Vì sao?
(2)Phản ứng hoá học nào có thể chứng minh cho
những tính chất này?
Rút kinh nghiệm:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35_6965..pdf