Hoạt động 2: tính chất hoá học chung của clo
- -Gv: trong hợp chất với F, O thì Cl thể hiện số oxi hoá bao nhiêu và
trong hợp chất với các nguyên tố khác Cl có số oxi hoá là bao nhiêu.
Giải thích?
- -Gv: Cl2
có thể có những tính chất hoá học gì? Vì sao?
- Chúng ta sẽ đi chứng minh cho kết luận đó
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10127 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 10 - Clo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 38 §. Bài 22: CLO
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Biết được: tính chất vật lí, trạng thái vật lí, ứng dụng của clo, phương pháp
điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- hiểu đượcL tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác
dụng với kim loại, hiđro). Clo còn thể hiện tính khử.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học cơ bản
của clo
- Viết ptpư minh hoạ tính chất hoá học và điều chế clo.
- Tính thể tích khí clo ở đktc tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng
II. CHUẨN BỊ :
Giáo viên: điều chế sẵn hai bình khí clo, dây sắt, dây đồng, bật quẹt, đèn
cồn
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gv đặt vấn đề
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến
thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 38
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 2hs lên bảng làm, các hs còn lại làm vào vở bài tập
Hs1: 1) Cân bằng phản ứng oxi hoá - khử sau theo phương pháp thăng bằng
e, xác định vai trò của các chất tham gia phản ứng:
Cl2 + NaOH NaCl + NaClO + H2O
2) BT5/SGK/trang 96
Hs2: 1) Câu hỏi tương tự trên:
HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + H2O
2) BT6 /SGK/trang 96
3. Bài mới:
Clo là nguyên tố halogen tiêu biểu và quan trọng nhất.Vậy clo có tính chất
vật lí và tính chất hoá học gì?
Clo có những ứng dụng gì và điều chế bằng cách nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN GHI BẢNG
VÀ HỌC SINH
I. Tính chất vật lí
Hoạt động 1:
-Gv: cho hs quan sát lọ đựng khí clo,
kết hợp với SGK cho biết các tính
chất vật lí tiêu biểu của clo?
I. Tính chất vật lí
- khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc
- nặng hơn không khí 2,5 lần
- tan trong nước tạo thành nước clo
có màu vàng nhạt
II. Tính chất hoá học
Hoạt động 2: tính chất hoá học
chung của clo
- - Gv: trong hợp chất với F, O thì Cl
thể hiện số oxi hoá bao nhiêu và
trong hợp chất với các nguyên tố
khác Cl có số oxi hoá là bao nhiêu.
Giải thích?
- - Gv: Cl2 có thể có những tính chất
hoá học gì? Vì sao?
- Chúng ta sẽ đi chứng minh cho kết
luận đó
II. Tính chất hoá học
Độ âm điện: Cl(3,16)< O(3,44) <
F(3,98)
trong hợp chất với F,O thì Cl thể
hiện số oxi hóa: +1, +3, +5, +7. Còn
trong hợp chất với các nguyên tố
khác Cl thể hiện số oxi hoá -1
clo vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa
thể hiện tính khử nhưng tính oxi hoá
đặc trưng hơn
Hoạt động 3: Clo tác dụng kim loại
và hiđro
- GV yêu cầu HS: Đọc SGK để tìm
hiểu và cho biết khi tác dụng với kim
loại clo thể hiện vai trò gì?
- khi tác dụng với clo, kim loại thể
hiện số oxi hoá cao nhất
- Gv: để nhận biết CuCl2, FeCl3 tạo
thành người ta làm như thế nào?
sau khi làm thí nghiệm đốt đồng
trong clo, cho thêm một ít nước cất
thì dung dịch CuCl2 có màu xanh.
Còn FeCl3 tạo thành trong phản ứng
tạo thành đám khói màu nâu đỏ.
- chú ý: các phản ứng với kim loại
xảy ra ở nhiệt độ không cao lắm, tốc
độ nhanh, toả nhiều nhiệt.
- Gv: biểu diễn thí nghiệm đốt Cu, Fe
trong clo
1. Tác dụng với kim loại
2M + nCl2 2MCln
(n là hoá trị cao nhất của kim
loại M)
0 0 +1 -1
2Na + Cl2 2NaCl
c.k c.o natri clorua
0 0 +2 -1
Cu + Cl2 CuCl2
c.k c.o đồng(II) clorua
0 0 +3 -1
Fe + Cl2 FeCl3
c.k c.o sắt(III) clorua
2. Tác dụng với hiđro
H2 + Cl2 2HCl(k) dung
Hoà tan
trong H2O
dịch HCl
(Hiđro clorua) (axit
clohiđric)
nCl2 : nH2 = 1: 1 hỗn hợp nổ
vậy trong phản ứng với kim loại
và hiđro thì clo thể hiện tính oxi hoá
mạnh
Hoạt động 4 : Clo tác dụng với nước
- Gv: viết phương trình phản ứng, y/c
hs xác định số oxi hoá của clo, từ đó
suy ra vai trò clo trong phản ứng
trên.
- Gv: axit HClO là axit rất yếu (yếu
hơn cả axit cacbonic)nhưng có tính
oxi hoá mạnh. Giải thích vì sao phản
ứng là thuận nghịch?
- Gv: vì sao clo ẩm có tính tẩy màu
còn clo khô thì không?
-
3. Tác dụng với nước
0 -1 +1
Cl2 + H2O HCl +
HClO
Axit clohiđric
A.hipoclorơ
0 -1 +1
Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO
+ H2O
nước Javel
Cl2 vừa là chất khử vừa là chất oxi
hoá
HClO, NaClO là chất oxi hoá
mạnh clo ẩm, nước Javel có tính
tẩy màu
III. Trạng thái tự nhiên
Hoạt động 5:
- Gv: nhắc lại thế nào là đồng vị?Clo
có mấy đồng vị bền?
- Gv: vì sao trong tự nhiên clo chỉ
tồn tại ở dạng hợp chất và chủ yếu là
ở dạng hợp chất nào?
III. Trạng thái tự nhiên
- Clo có 2 đồng vị bền: 35Cl, 37Cl,
M = 35,5
- Clo phổ biến trong nước biển,
trong chất khoáng cacnalit
KCl.MgCl2.6H2O
IV. Ứng dụng
Hoạt động 6
- Gv: cho biết clo có những ứng dụng
gì?
IV. Ứng dụng:
(SGK)
V. Điều chế
Hoạt động 7:
V. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm
- Gv: nêu nguyên tắc điều chế khí
clo trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu
hs viết các phản ứng minh họa
- Gv: diễn giải quy trình thí nghiệm
theo hình 5.3
- Gv: nêu phương pháp sản xuất clo
trong công nghiệp.
- Lưu ý: nếu không có màng ngăn
thì Cl2 tác dụng với NaOH tạo thành
nước Javel
Nguyên tắc: HCl + chất oxi hoá
mạnh(MnO2, KMnO4, KClO3,
PbO2…) Cl2
Ví dụ:
HCl + MnO2
HCl + KMnO4
VN:
HCl + KClO3
HCl + PbO2
2. Trong công nghiệp:
2NaCl + 2H2O 2NaOH +
Cl2 + H2
Hoạt động 7: củng cố bằng BT 1,2/sgk/trang 101
4. Dặn dò:
- BTVN: + làm tất cả BT còn lại trong SGK
Đpdd
Có màng ngăn
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tiet_38_2053.pdf