Giáo án Hóa học lớp 10 - Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học

Câu6:Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12 ) trong bảng tuần hoàn

a. Hãy nêu các tính chất sau củanguyên tố :

-Tính kim loại hay tính phi kim

-Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi

-Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó

b. So sánh tính chất hoá học của Mg (Z = 12) vớI Na (Z = 11) và Al (Z = 13)

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2920 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 10 - Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 Luyện tập: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I.MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Tiếp tục củng cố, hệ thống hoá tất cả các kiến thức trong chương chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng làm bài tập về mốI quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố II. PHƯƠNG PHÁP: thảo luận III. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Phiếu học tập Học sinh: làm BT trong SGK và các BT trong phiếu học tập trước IV. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC: 1.Ổn định 2. Luyện tập: Hoạt động1: GV tố chức cho HS thảo luận làm các BT 1, 2, 3, 4, 5 phiếu học tập Câu 1: Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Nhận xét nào sau đây đúng: A. X thuộc nhóm VA C. M thuộc nhóm IIB B. A, M thuộc nhóm IIA D. Q thuộc nhóm IA Câu 2: Cũng với nguyên tử của các nguyên tố trên, nhận xét nào sau đây đúng: A. Cả 4 nguyên tố trên thuộc cùng một chu kì B. M, Q thuộc chu kì 4 C. A, M thuộc chu kì 3 D. Q thuộc chu kì 3 Câu 3:Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố A có số thứ tự 17, nguyên tố A thuộc : A. Chu kì 3, nhóm VIIA C. Chu kì 3, nhóm VIA B. Chu kì 7, nhóm IIIA D. Chu ki 5, nhóm IIIA Câu 4: Nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VIA có cấu hình electron hoá trị là: A. 4s24p5 B. 4d45s2 C. 4s24p4 D. 4s24p3 Câu 5: Nguyên tố X có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 . Hãy chọn câu phát biểu đúng: a. Số electron lớp ngoài cùng của X là: A. 3 B. 2 C. 6 D. 5 b. X thuộc chu kì thứ A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 E. 5 c. X thuộc nhóm A. IA B. VA C. IIIA D. IVA Hết thời gian thảo luận, các nhóm cho biết sự lựa chọn của nhóm mình. GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng cho các bài tập. Cho điểm các nhóm có sự lựa chọn đúng. Hoạt động 2. HS thảo luận làm các BT 6,7 Câu 6: Dựa vào vị trí của nguyên tố Mg (Z = 12 ) trong bảng tuần hoàn a. Hãy nêu các tính chất sau của nguyên tố : - Tính kim loại hay tính phi kim - Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi - Công thức của oxit cao nhất, của hiđroxit tương ứng và tính chất của nó b. So sánh tính chất hoá học của Mg (Z = 12) vớI Na (Z = 11) và Al (Z = 13) Câu 7: a. Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong BTH, hãy nêu các tính chất sau: - Tính kim loại hay tính phi kim - Hoá trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro. - Công thức hợp chất khí của brom với hiđro. b. So sánh tính chất hoá học của Br với Cl ( Z = 17) và với I (Z = 53). Hết thời gian tháo luận, GV gọi hai HS bất kì ở một nhóm lên bảng làm 2 bài tập đó. Sau đó các HS còn lại ở trong nhóm bổ sung bài làm của bạn. Các nhóm khác nhận xét. Cuối cùng GV nhận xét và kết luận, cho điểm cả nhóm. Lưu ý với HS cần nắm vững qui luật quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A: tính kim loại, tính phi kim, hoá trị cao nhất với oxi, hoá trị với hiđro… Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS giải các bài tập 8,9 Câu 8: Oxit cao nhất của một nguyên tố R là RO3, trong hợp chất của nó với hiđro có 5,88% H về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của nguyên tố đó Câu 9: Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Tìm nguyên tử khối của nguyên tố đó. Sau khi HS thảo luận xong, GV cho các nhóm cử đại diện lên bảng làm. Sau đó GV nhận xét, đưa ra bài giái giúp HS rút ra cách giải đúng Lời giải BT 8: Oxit cao nhất của nguyên tố là RO3, vậy công thức hợp chất khí với hiđro của nó là RH2 Trong phân tử RH2, có 5,88 % H về khối lượng nên R có 100 – 5,88 = 94,12% về khối lượng. Trong phân tử RH2 có: 5,88% H là 2 phần khối lượng 94,12% R là x phần khối lượng 32 88,5 12,94.2 x . Nguyên tử khối của R là 32. V ậy R là S. BT8 cũng tương tự .HS cũng có thể giải cách khác đối với dạng BT này Hoạt động 4: GV cùng HS giải các bài tập 10, 11 Câu 10: Khi cho 0,6 g một kim loại nhóm IIA tác dụng với H2O tạo ra 0,336lit khí hiđro ở đktc. Xác định tên kim loại đó. Câu 11: Hoà tan 4,8g kim loại A trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lit khí (đkc). Tìm A. Gọi HS lên bảng làm. BT 10, GV hướng dẫn HS làm BT 11 Bài giải BT 10: Gọi kim loại cần tìm là R. Ta có ptpư: R + 2 H2O  R(OH)2 + H2 molnmolnH 0015015,04,22 336,0 R2  .40 015,0 6,0  RM Vậy R là Ca. Bài giải BT11: Gọi x là hoá trị của kim loại A 2A + HCl  2AClx + x H2 molnH 2,04,22 48,4 2   )(4,0.2 mol xx nn HA   x x M A 124,0 48  x 1 2 3 M 12 24 36 Kim loại / Mg / Vậy A là Mg. Sau đó GV hướng dẫn HS dạng BT xác định tên nguyên tố : Z(HTTH=> tên) Muốn xác định tên nguyên tố cần biết 1. nguyên tố biết hoá trị M 2. nguyên tố chưa biết hoá trị, ta gọi hoá trị của nguyên tố là x. Viết CTTQ, hoặc ptpư. Tìm mối liên hệ M = f(x). Lập bảng, tìm giá trị thích hợp V. DẶ N DÒ: Làm tất cả các BT còn lại, tiết sau kiểm tra 1 tiết VI. RÚT KINH NGHIỆM :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftiet_20_luyen_tap_7007..pdf