HS:
- Công thức phân tử: CH4
- Trong metan các liên kết C-H là các liên kết đơn
- Metan có cấu trúc tứ diện:bốn liên kết xuất phát từ bốn nguyên tử cacbon hướng về bốn đỉnh của hình tứ diện đều
HS: Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
HS: Giống nhau:
Các liên kết trong các phân từ đều là các liên kết đơn
- Mạch hở
5 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 11 - Bài 25: Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Phạm Thúy Nga
Lớp: K40B- SP hóa
Ngày soạn:
Ngày dạy:
BÀI 25: ANKAN
I. MỤC TIÊU
Kiến thức
Học sinh biết:
+ Định nghĩa hiđrocacbon no, ankan
+ Biết đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankan
Học sinh hiểu:
+ Cách gọi tên ankan không phân nhánh và ankan phân nhánh
Học sinh vận dụng:
+ Viết CTCT, gọi tên các ankan
Kỹ năng
+ Viết các đồng phân, gọi tên
3. Thái độ
+ Yêu thích học tập bộ môn, hăng hái phát biểu xây dựng bài
+ Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực
+ Năng lực tự học
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phân tích được tình huống mà giáo viên đặt ra từ đó rút ra kết luận
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
+ Mô hình một số phân tử ankan
+ Bảng tên gọi của một số ankan
2. Học sinh
+ Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
+ Đàm thoại – gợi mở
+ Phát vấn
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
Lồng ghép vào trong các hoạt động dạy học bài mới
3. Thiết kế hoạt động dạy học bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Định nghĩa
GV: Ở bài trước các em đã được học về đặc điểm liên kết trong các hợp chất hữu cơ, một bạn hãy nhắc lại cho cô biết đặc điểm cấu tạo của mêtan: đặc điểm liên kết, dạng hình học của phân tử metan?
GV: Trên cơ sở đó và kết hợp với sách giáo khoa một bạn hãy phát biểu cho cô khái niện hidrocacbon no?
GV: Cô có ví dụ về các hidrocacbon sau:
- Cấu tạo của các hidrocacbon trên có điểm gì giống nhau? (Gợi ý: về đặc điểm liên kết, đặc điểm của mạch cacbon.)
GV: Hidrocacbon có các đặc điểm như vậy được gọi là ankan.Vậy một bạn hãy phát biểu định nghĩa ankan?
HS:
- Công thức phân tử: CH4
- Trong metan các liên kết C-H là các liên kết đơn
- Metan có cấu trúc tứ diện:bốn liên kết xuất phát từ bốn nguyên tử cacbon hướng về bốn đỉnh của hình tứ diện đều
HS: Là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.
HS: Giống nhau:
Các liên kết trong các phân từ đều là các liên kết đơn
- Mạch hở
HS: Ankan là các hidrocacbon trong phân tử chỉ chưa liên kết đơn C-C, C- H và không có mạch vòng
Hoạt động 2: Đồng đẳng, phân phân, danh pháp
1. Đồng đẳng
GV: Cô có ankan: CH4 một bạn hãy lên
bảng viết cho cô CTPT các đồng đẳng kế tiếp theo của metan ( viết đến C5)
GV: Các em có nhận xét gì về tương quan giữa số nguyên tử cacbon với số nguyên tử hidro?
GV: Nếu một ankan có n số nguyên tử cacbon thì sẽ có bao nhiêu nguyên tử hiđro
GV: Vậy một bạn hãy rút ra CTPT tổng quát của một ankan có n nguyên tử cacbon, và cho biết điều kiện của n?
2. Đồng phân
GV: Một bạn hãy nhắc lại cho cô khái
niệm đồng đồng phân?
GV: Viết CTCT của ankan có CTPT C4H10?
GV: Các em hãy cho biết hai đồng phân trên thuộc loại đồng phân gì?
GV: Tương tự các em hãy viết các đồng phân ứng với ankan có CTPT C5H12
3. Danh pháp
GV: Các em đã được học về các hợp chất vô cơ, và chúng có các tên gọi tương ứng.Vậy các hợp chất hữu cơ được gọi tên như thế nào, có giống với các hợp chất vô cơ mà ta đã biết hay không?
GV: “Danh” là tên, pháp là “ quy tắc” nên “danh pháp” được hiểu là quy tắc gọi tên
Quy tắc gọi tên mạch chính:
Số nguyên tử cacbon
Tên gọi mạch chính
1
Met-
2
Et-
3
Prop-
4
But-
5
Pent-
6
Hex-
7
Hept-
8
Oct-
9
Non-
10
Đec-
Câu thơ để giúp các em dễ nhớ: “ mẹ- em – phải - bón – phân – hóa – học - ở - ngoài – đồng”
GV: Dựa vào bảng 5.1 cho biết cách gọi tên ankan không phân nhánh?
GV: Ankan CnH2n+2 bớt đi một nguyên tử hiđro thì thu được ankyl. Vậy CTPT của ankyl là gì?
GV: Các em quan sát bảng trong sách giáo khoa và cho biết tên gọi của các gốc ankyl
GV: Vậy ankan phân nhánh được gọi tên như thế nào? Các em hãy tìm hiểu SGK cho biết các bước gọi tên ankan phân nhánh?
GV: Lấy ví dụ
GV: Chú ý cho HS
+ Nếu mạch chính có cùng số nguyên tử C thì ưu tiên mạch chính có nhiều nhánh hơn
+ Nếu trường hợp có nhiều nhánh giống nhau ta dùng tiền tố đứng trước để chỉ số lượng nhánh:2- đi, 3- tri, 4-tetra
+ Nếu có nhiều nhanh khác nhau thì đọc theo thứ tự chữ cái đầu
GV: Thông báo cho HS tên thường của một số mạch cacbon: mạch iso, sec, neo, tert,..
* Bậc của nguyên tử Cacbon
GV: Các em nghiên cứu trong sách giáo khoa và cho biết bậc của nguyên tử cacbon được tính như thế nào ?
GV: Yêu cầu HS xác định bậc của các nguyên tử C trong ankan sau:
HS: 5 đồng đẳng kế tiếp của CH4 là: C2H6, C3H8, C4H10, C5H12
HS:
Số H = 2. Số nguyên tử C + 2
HS: Số nguyên tử H = 2n +2
HS: CTPT tổng quát của ankan:
CnH2n+2 (n≥1)
HS: Đồng phân là các chất có cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về công thức cấu tạo
HS:
HS: Đồng phân mạch cacbon
HS:
Viết các đồng phân của C5H12
HS: Tên ankan không phân nhánh =
Tên mạch chính + đuôi “an”
HS: Ankyl CnH2n+1
HS: Tên gốc ankyl=
Tên mạch chính + đuôi “yl”
HS: Các bước gọi tên như sau:
Bước 1: Chọn mạch cacbon dài nhất và có nhiều nhánh nhất làm mạch chính
Bước 2: Đánh số thứ bắt đầu từ nguyên tử cacbon gần nhánh hơn
Bước 3: Gọi tên: số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh ( tên gốc ankyl ) + tên ankan tương ứng với mạch chính.
HS: Bậc của nguyên tử cacbon trong phân tử hidrocacbo no được tính bằng số liên kết của nó với nguyên tử cacbon khác
HS: Xác định bậc của các nguyên tử Cacbon
4. Củng cố
Bài 1: Viết và gọi tên các đồng phân mạch cacbon của C6H14
Bài 2: Gọi tên các chất sau:
5. Dặn dò
+ Học bài và làm các bài tập 2, 6 (SGK trang 115 – 116)
+ Chuẩn bị phần tính chất vật lý, tính chất hoá học, ứng dụng và điều chế ankan.
V. RÚT KINH NGHIỆM
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 25 Ankan_12391372.docx