Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 - Tuần 18 đến 35

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

CHÚC MỪNG NGÀY HỘI

CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI

I. MỤC TIÊU

- HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3.

- HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường.

II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp.

III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN

- Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu.

- Giấy mời cô giáo và các bạn gái.

- Hoa, bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp.

- Lời chúc mừng các bạn gái.

- Các bài thơ, bài hát, về phụ nữ, về ngày 8 – 3.

 

doc42 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 4 - Tuần 18 đến 35, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành cho việc trưng bày và trang trí sản phẩm, tư liệu theo đơn vị tổ. - Các tổ trưng bày và trang trí cây của tổ mình. Mỗi cây đều ghi rõ tên cây gì? Của ai? Tổ nào? - GV cùng MC hướng dẫn cả lớp tham quan từng góc sản phẩm. Khi đoàn tham quan đến tổ nào, đại diện tổ sẽ giới thiệu các sản phẩm của tổ mình. - Đoàn tham quan chọn sản phẩm đẹp trưng bày lên góc chung của cả lớp. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng “Hội hoa xuân”, nhấn mạnh: Với việc làm hôm nay, các em đã góp phần tạo thêm màu xanh, thêm sắc hoa rực rỡ cho đất nước. Khen ngợi những cá nhân có sản phẩm đẹp được cả lớp bình chọn. Khuyến khích cá nhân, nhóm có thể tặng sản phẩm cho lớp, cho trường (nếu lớp, trường có nhu cầu). Khuyến khích HS vận động gia đình, tích cực trồng cây phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình mình, góp phần tô đẹp cho môi trường sống quanh ta. TUẦN 23 Thứ ba ngày 6 tháng 2 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: TRÒ CHƠI KÉO CO I. MỤC TIÊU - HS biết chơi trò chơi Kéo co và vận dụng trò chơi Kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể. - HS biết yêu thích các trò chơi dân gian. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách báo, mạng Internet về trò chơi dân gian. - Các dụng cụ phục vụ trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co. Bước 2: Tiến hành chơi - GV hướng dẫn cách chơi: + Số người được chia làm 2 đội, mỗi đội phải dùng sức mạnh để kéo dây về phía mình. + Để tạo sức mạnh kéo, hai bên nắm chặt lấy dây, chân choãi để tạo thế đứng vững. + Nghe quản trò phát lệnh, hai bên ra sức kéo, sao cho đội bên kia ngã về phía mình là thắng. + Các bạn đứng bên ngoài cổ vũ hai bên bằng tiếng hô “Cố lên!”. - Quản trò tiến hành chia đội (nên chia đều lực lượng người khỏe, người yếu cho cân đối). Quy định số lượt kéo co của một lần thi. Đội nào thắng sẽ được ghi điểm. - Các đội còn lại đứng theo hàng dọc của sân để cổ vũ cho hai đội chơi. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - Quản trò công bố số điểm các đội đã ghi được. - GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng trò chơi vui và rèn luyện sức khỏe tốt. Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian có ích này để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học hay những buổi sinh hoạt tập thể. - Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt. TUẦN 24 Thứ ba ngày 13 tháng 2 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: MỜI BẠN VỀ THĂM QUÊ TÔI I. MỤC TIÊU - HS trình bày được những hiểu biết của mình về các danh lam thắng cảnh, về phong tục tập quán, về truyền thống văn hóa của quê hương mình. - Rèn luyện đức tính tự tin, mạnh dạn khi trình bày một vấn đề trước tập thể. - Giáo dục các em lòng yêu quê hương, đất nước; tự hào về những truyền thống vẻ vang của quê hương. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tranh, ảnh, sơ đồ, sách báo, truyện kể, các bài thơ, ca dao, tục ngữ, ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người quê hương. - Chuông báo giờ của Ban giám khảo. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GVCN cần phổ biến cho HS nắm được: - Nội dung: Giới thiệu về vẻ đẹp thiên nhiên, về các truyền thống tốt đẹp của quê hương; về con người quê hương; về các thành tựu phát triển kinh tế - văn hóa của địa phương. - Hình thức: Thi hùng biện cá nhân hoặc thi hùng biện theo đội, nhóm. - Nếu thi hùng biện theo cá nhân thì nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ để tạo không khí vui vẻ. - Mỗi cá nhân dự thi thể hiện nội dung trong vòng 5 – 7 phút. - Nếu thi theo hình thức đội, nhóm thì nên có những nội dung sau: + Phần 1: Chào hỏi (giới thiệu về đội, nhóm dự thi). + Phần 2: Phần thi hùng biện: Đại diện đội, nhóm sẽ cử ra 1 cá nhân diễn thuyết theo nội dung đã thống nhất hoặc mỗi người trình bày một đoạn nối tiếp nhau. + Phần 3: Các nhóm trình diễn các tiết mục văn nghệ hoặc tiểu phẩm trong phạm vi chủ đề “Mời bạn về thăm quê tôi”. - Yêu cầu các cá nhân, nhóm đăng kí nội dung thi, tìm hiểu tài liệu. * Đối với HS: - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: Cán bộ lớp, các tổ trưởng. - Phân công trách nhiệm từng thành viên trong Ban tổ chức phụ trách các mảng như: Chuẩn bị nội dung, trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, lên danh sách các cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, cử người dẫn chương trình, viết giấy mời đại biểu, định ngày thi. - Các cá nhân, nhóm đăng kí nội dung, tìm hiểu tài liệu và tiến hành tập luyện. - Chuẩn bị các trò chơi tập thể, các tiết mục văn nghệ cho cuộc thi. Bước 2: Tổ chức cuộc thi * Phần mở đầu - Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ liên quan đến chủ đề cuộc thi. - MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu khách mời. - Giới thiệu nội dung, chương trình và thể lệ cuộc thi. - Giới thiệu Ban giám khảo và thang điểm cho từng phần thi. * Tiến hành cuộc thi - MC giới thiệu các đội thi. Các đội thi giới thiệu thành phần dự thi của đội mình. - MC yêu cầu đại diện các đội bốc thăm lựa chọn thứ tự thi. - Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi của đội mình theo thứ tự đã bốc thăm. - Ban giám khảo cho điểm và tổng hợp kết quả cho từng đội. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - Ban giám khảo đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Công bố kết quả cuộc thi. TUẦN 25 Thứ ba ngày 27 tháng 2 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: GIAO LƯU HÁT DÂN CA I. MỤC TIÊU - HS biết sưu tầm và hát các bài dân ca của địa phương mình và các địa phương khác trong cả nước. - Thông qua buổi giao lưu văn nghệ này, HS thêm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, tự tin và quyết tâm học tập tốt. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Các tập bài hát dân ca, các bài dân ca quen thuộc của địa phương, các bài dân ca được viết thêm lời mới. - Âm thanh, loa đài, đàn organ và một số nhạc cụ dân tộc khác (nếu có). IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - Trước thời gian thi khoảng 1 tuần, GV chủ nhiệm cần phổ biến cho HS nắm được: + Nội dung: Thi hát các bài dân ca, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, công ơn cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mái trường + Hình thức thi, gồm 2 phần: Phần 1: Hát đơn ca Phần 2: Thi hát dân ca giữa các đội, nhóm. - Phổ biến nội dung, thể lệ cuộc thi cho các thí sinh tham gia. - Cử người dẫn chương trình (MC) cho buổi giao lưu. - Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi xen kẽ giữa các tiết mục biểu diễn, tạo sự phong phú hấp dẫn. Chú ý lựa chọn các câu hỏi phụ dành cho cổ động viên. - Cử Ban giám khảo để chấm điểm. - Các giải thưởng: + Giải đồng đội: 1 giải nhất, 1 giài nhì, 1 giải ba, 1 giải khuyến khích. + Giải cá nhân: Dành cho người hát dân ca hay nhất. - Dự kiến đại biểu mời tham dự buổi giao lưu. * Đối với HS: - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: Cán bộ lớp, các tổ trưởng. - Phân công trách nhiệm từng thành viên trong BTC phụ trách các mảng như: chuẩn bị nội dung, trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, lên danh sách các cá nhân hoặc nhóm tham gia thi, chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, cử MC, viết giấy mời đại biểu, định ngày thi. - Các cá nhân, nhóm đăng kí thi và tiến hành tập luyện. Bước 2: Tiến hành cuộc thi * Phần mở đầu Người dẫn chương trình (MC): - Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu khách mời. - Giới thiệu nội dung, chương trình buổi giao lưu. - Giới thiệu Ban giám khảo và thang điểm cho từng phần thi. * Tiến hành cuộc thi Phần 1: Thi hát đơn ca - Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia biểu diễn. - Mỗi cá nhân được lựa chọn một tiết mục dân ca. - Ban giám khảo cho điểm, Thư kí tổng hợp và chọn ra một tiết mục cá nhân hát dân ca hay nhất để trao giải. Phần 2: Giao lưu hát dân ca giữa các đội, nhóm - MC yêu cầu đại diện các đội tiến hành bốc thăm để lựa chọn thứ tự thi. - Các đội lần lượt trình bày nội dung dự thi theo thứ tự đã bốc thăm. - Ban giám khảo chấm điểm. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - BGK đánh giá nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Công bố kết quả cuộc thi TUẦN 26 Thứ ba ngày 6 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: GIAO LƯU TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. MỤC TIÊU - HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian. - Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi. - Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian. - Sưu tầm các trò chơi dân gian qua sách, báo hoặc hỏi người lớn - Một số tranh ảnh, đĩa hình về cách thức tổ chức các trò chơi dân gian. - Một số dụng cụ, phương tiện có liên quan khi tổ chức các trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước1: Chuẩn bị * Đối với GV: - GV cần phổ biến trước cho HS nắm được: + Nội dung: Thi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. + Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 5 – 7 người, các đội chơi sẽ thi đấu với nhau, số HS còn lại sẽ đóng vai trò là cổ động viên. - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: gồm GVCN, lớp trưởng (chi đội trưởng) và các tổ trưởng. - Ban tổ chức lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. - Yêu cầu: Trò chơi cần đơn giản, dễ chơi, hấp dẫn, không phải chuẩn bị nhiều về cơ sở vật chất. - Mời các GV bộ môn Thể dục làm thành viên Ban giám khảo. - Các giải thưởng: giải dành cho tập thể và cá nhân. - Tiêu chí chấm điểm: BGK chấm điểm theo hình thức tính điểm cho từng phần thi. GV cần lựa chọn khoảng 4 – 5 phần thi. Sau các phần thi đó đội nào có số điểm cao nhất sẽ dành chiến thắng. * Đối với HS - Phân công trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm phần thưởng cho đội chơi và cổ động viên. - Chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, phân công MC, viết giấy mời đại biểu. - Các đội chơi đăng kí môn thi với Ban tổ chức. Bước 2: Tiến hành cuộc thi - Trước khi tổ chức thi các trò chơi dân gian, đội văn nghệ của lớp biểu diễn một số tiết mục văn nghệ (các bài dân ca) hướng vào chủ đề cuộc thi. - Người điều khiển chương trình (MC): + Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. + Giới thiệu nội dung, chương trình cuộc thi. + Giới thiệu Ban giám khảo và tiêu chí chấm điểm. Tiêu chí chấm điểm: theo hình thức ghi điểm trực tiếp. Đội nào giành được số điểm cao hơn ở mỗi phần thi sẽ là đội chiến thắng. - Các đội thi thực hiện các nội dung thi theo đăng kí. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - BGK đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Trong thời gian BGK hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ tổ chức một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước. - Công bố kết quả cuộc thi và giải thưởng. - MC mời đại diện các đội chiến thắng lên nhận phần thưởng. Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến. - MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi. - Tuyên bố kết thúc cuộc thi. TUẦN 27 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: GIAO LƯU TRÒ CHƠI DÂN GIAN I. MỤC TIÊU - HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian. - Rèn luyện sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi. - Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tính tập thể khi tổ chức trò chơi. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian. - Sưu tầm các trò chơi dân gian qua sách, báo hoặc hỏi người lớn - Một số tranh ảnh, đĩa hình về cách thức tổ chức các trò chơi dân gian. - Một số dụng cụ, phương tiện có liên quan khi tổ chức các trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị * Đối với GV: - GV cần phổ biến trước cho HS nắm được: + Nội dung: Thi các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. + Hình thức thi: Mỗi tổ sẽ cử ra một đội chơi gồm từ 5 – 7 người, các đội chơi sẽ thi đấu với nhau, số HS còn lại sẽ đóng vai trò là cổ động viên. - Thành lập Ban tổ chức cuộc thi: gồm GVCN, lớp trưởng (chi đội trưởng) và các tổ trưởng. - Ban tổ chức lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi. - Yêu cầu: Trò chơi cần đơn giản, dễ chơi, hấp dẫn, không phải chuẩn bị nhiều về cơ sở vật chất. - Mời các GV bộ môn Thể dục làm thành viên Ban giám khảo. - Các giải thưởng: giải dành cho tập thể và cá nhân. - Tiêu chí chấm điểm: BGK chấm điểm theo hình thức tính điểm cho từng phần thi. GV cần lựa chọn khoảng 4 – 5 phần thi. Sau các phần thi đó đội nào có số điểm cao nhất sẽ dành chiến thắng. * Đối với HS - Phân công trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm phần thưởng cho đội chơi và cổ động viên. - Chuẩn bị chương trình văn nghệ, mời Ban giám khảo, phân công MC, viết giấy mời đại biểu. - Các đội chơi đăng kí môn thi với Ban tổ chức. Bước 2: Tiến hành cuộc thi - Trước khi tổ chức thi các trò chơi dân gian, đội văn nghệ của lớp biểu diễn một số tiết mục văn nghệ (các bài dân ca) hướng vào chủ đề cuộc thi. - Người điều khiển chương trình (MC): + Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu. + Giới thiệu nội dung, chương trình cuộc thi. + Giới thiệu Ban giám khảo và tiêu chí chấm điểm. Tiêu chí chấm điểm: theo hình thức ghi điểm trực tiếp. Đội nào giành được số điểm cao hơn ở mỗi phần thi sẽ là đội chiến thắng. - Các đội thi thực hiện các nội dung thi theo đăng kí. Bước 3: Tổng kết – Đánh giá – Trao giải thưởng - BGK đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội. - Trong thời gian BGK hội ý riêng, đội văn nghệ sẽ tổ chức một số tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước. - Công bố kết quả cuộc thi và giải thưởng. - MC mời đại diện các đội chiến thắng lên nhận phần thưởng. Mời đại diện đại biểu lên trao phần thưởng và phát biểu ý kiến. - MC cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi. - Tuyên bố kết thúc cuộc thi. TUẦN 28 Thứ ba ngày 20 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: TRÒ CHƠI “MÁI ẤM GIA ĐÌNH” I. MỤC TIÊU - HS nắm được cách chơi và luật chơi của trò chơi “Mái ấm gia đình”. - Giáo dục HS tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình; biết cảm thông với những bạn nhỏ không được sống trong mái ấm gia đình. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Khoảng không gian rộng để tổ chức trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH - GV phổ biến tên trò chơi và cách chơi, luật chơi cho HS + Tên trò chơi “Mái ấm gia đình”. + Cách chơi: Tất cả đứng thành hình vòng tròn và điểm danh từ 1 đến 3. Sau đó cứ 3 người làm thành một gia đình: người số 1 và số 2 là bố và mẹ, số 3 là con. Từng cặp bố và mẹ sẽ đứng đối diện nhau, nắm hai tay nhau và giơ lên cao làm thành một “mái nhà”, cho con đứng ở trong. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn cùng với 1 – 2 người “không có nhà” (do bị lẻ, không đủ nhóm 3 người để làm thành một gia đình). Bắt đầu chơi, Quản trò hô “Đổi nhà!”. Khi đó tất cả những “người con” phải chạy đổi sang một mái nhà khác. Ai chậm chân sẽ bị những người không có nhà chạy vào chiếm mất “nhà”. Khi đó người bị mất nhà sẽ lại phải đứng vào giữa vòng tròn và Quản trò lại tiếp tục hô “Đổi nhà” , Cứ như vậy trò chơi tiếp tục cho đến khi hết thời gian chơi. + Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “Đổi nhà” của Quản trò, tất cả những “người con” đều phải chạy đổi sang nhà khác. Ai không đổi nhà sẽ bị phạt. Một mái nhà chỉ có một “người con”. Vì vậy, nếu nhà nào đã có người chạy vào trước thì không ai được vào nữa. - Tổ chức cho HS chơi thử. - Tổ chức cho HS chơi thật. - Thảo luận sau trò chơi: 1) Em nghĩ gì khi luôn có một “mái nhà”? 2) Em nghĩ gì khi bị mất “nhà”? 3) Qua trò chơi này em có thể rút ra điều gì? - GV kết luận: Được sống trong một mái ấm gia đình là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần phải yêu quí gia đình của mình, yêu thương và quan tâm đến những người thân trong gia đình mình. Đồng thời, chúng ta cũng cần cảm thông chia sẻ với những bạn nhỏ thiệt thòi không được sống cùng gia đình. TUẦN 29 Thứ ba ngày 28 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: CHÚC MỪNG NGÀY HỘI CỦA CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN GÁI I. MỤC TIÊU - HS biết được ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 8 – 3. - HS biết thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với cô giáo và tôn trọng, quý mến các bạn gái trong lớp, trong trường. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Khăn bàn, lọ hoa, phấn màu. - Giấy mời cô giáo và các bạn gái. - Hoa, bưu thiếp, quà tặng cho cô giáo và các bạn gái trong lớp. - Lời chúc mừng các bạn gái. - Các bài thơ, bài hát, về phụ nữ, về ngày 8 – 3. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - HS nam trong lớp bàn kế hoạch (cùng với GVCN) và phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho các cá nhân, nhóm HS nam. - Trang trí lớp học: + Trên bảng viết hàng chữ bằng phấn màu: “CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8 – 3”. + Bàn GV được trải khăn, bày lọ hoa. + Bàn ghế được kê ngay ngắn, tốt nhất là hình chữ U. Gửi giấy mời hoặc nói lời tham dự buổi lễ tới cô giáo và các bạn gái (nên mới trước 1 – 2 ngày; trong giấy mời hoặc lời mời phải ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức và có thể kèm theo chương trình tổ chức hoạt động). Bước 2: Chúc mừng cô giáo và các bạn gái Trước khi buổi lễ bắt đầu, các HS nam ra cửa lớp đón cô giáo cùng các bạn gái và mời ngồi vào những hàng ghế danh dự. Mở đầu, một đại diện HS nam lên tuyên bố lí do và bắt nhịp cho các HS nam trong lớp cùng đồng thanh hô to: Chúc mừng ngày 8 – 3. Lần lượt từng HS nam nói lên câu chúc mừng ngắn và tặng hoa hoặc quà cho cô giáo và các bạn gái (theo phân công, mỗi em sẽ tặng hoa/ quà cho một người. Trong trường hợp số HS nữ đông hơn số HS nam thì mỗi em Nam có thể tặng hoa/ quà cho 2 – 3 bạn gái). Cô giáo và các HS nữ nói lời cảm ơn các bạn HS nam. Tiếp theo là phần liên hoan văn nghệ. Các HS nam sẽ lên hát, đọc thơ, kể chuyện, trình diễn tiểu phẩm về chủ đề ngày 8 – 3. Các HS nữ và cô giáo cũng sẽ tham gia các tiết mục với các HS nam. Kết thúc, cả lớp sẽ cùng hát tập thể bài “Lớp chúng ta đoàn kết”. TUẦN 30;31 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: KỂ CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM TIÊU BIỂU I. MỤC TIÊU - HS biết được một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. - HS có thái độ tôn trọng phụ nữ và các bạn gái trong lớp, trong trường. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô khối lớp hoặc trường. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Truyện, thông tin về một số tấm gương phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. - Tranh ảnh một số phụ nữ Việt Nam tiêu biểu. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến kế hoạch hoạt động và các yêu cầu kể chuyện: + Nội dung: Về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, kinh tế, ngoại giao, + Hình thức kể: có thể kể bằng lời kết hợp với sử dụng tranh ảnh, băng/ đĩa hình, băng/ đĩa tiếng hoặc đóng vai minh họa; có thể kể cá nhân hoặc theo nhóm, mỗi em kể một đoạn nối tiếp nhau. - Hướng dẫn HS một số địa chỉ có thể cung cấp tranh ảnh, tư liệu về những người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. - Đồng thời, GV cũng nên cung cấp cho HS một số thông tin cụ thể về một số người phụ nữ Việt Nam tiêu biểu để các em đọc và chuẩn bị kể. - HS sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu và chuẩn bị kể chuyện. Bước 2: Kể chuyện - Lần lượt từng cá nhân/ nhóm HS lên kể chuyện. - Sau mỗi câu chuyện, GV có thể tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi: + Em có nhận xét gì về người phụ nữ trong câu chuyện vừa nghe kể? + Ngoài các thông tin vừa nghe, em còn biết điều gì về người phụ nữ đó? + Qua câu chuyện trên, em có thể rút ra được điều gì? - Lưu ý là sau mỗi câu chuyện, HS có thể trình bày thêm các bài thơ, bài hát về người phụ nữ trong câu chuyện vừa kể. Bước 3: Đánh giá HS cả lớp cùng bình chọn câu chuyện hay nhất và người kể chuyện hay nhất. TUẦN 32 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: VIẾT THƯ KẾT BẠN VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ I. MỤC TIÊU - HS biết bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế qua hình thức viết thư kết bạn. - Giáo dục HS lòng yêu hòa bình, tình cảm đoàn kết, hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Có thể thực hiện theo qui mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Giấy, bút, phong bì thư, tem thư. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV và một số HS (có điều kiện) vào mạng Internet hoặc liên hệ với các tổ chức hữu nghị Việt Nam với nước ngoài để tìm các địa chỉ thiếu nhi quốc tế gửi thư. - Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc sống và học tập của thiếu nhi một số nước. Bước 2: Viết thư - GV nêu vấn đề: Đất nước ta đang mở cửa, hội nhập với thế giới. Dân tộc Việt Nam chúng ta rất yêu chuộng hòa bình và mong muốn làm bạn với nhân dân toàn thế giới. Các em không những có bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng sống ở địa phương và trên đất nước Việt Nam mà còn bạn bè ở khắp năm châu bốn biển. Thiếu nhi các nước tuy khác nhau về màu da, tiếng nói, phong tục tập quán, nhưng đều yêu hòa bình, đều là bạn bè của nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng viết thư bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế. - Giới thiệu với HS cả lớp các địa chỉ của thiếu nhi quốc tế mà các em có thể gửi thư. - Hướng dẫn HS cách viết thư: + Có thể viết thư theo cá nhân hoặc theo nhóm, theo lớp. + Có thể viết thư cho một hoặc cho nhiều bạn thiếu nhi quốc tế khác nhau. + Có thể viết thư gửi qua đường bưu điện hoặc gửi Email. + Nội dung thư có thể giới thiệu sơ lược về bản thân, về nhóm, về lớp mình; kể về cuộc sống và học tập của các em, về con người và cảnh vật quê hương, đất nước mình; hỏi thăm về cuộc sống và học tập của các bạn thiếu nhi quốc tế; bày tỏ tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn quốc tế; chúc các bạn học tập, rèn luyện sức khỏe tốt, + Có thể gửi kèm theo thư là ảnh của cá nhân HS, nhóm, lớp hoặc tranh ảnh về phong cảnh quê hương, đất nước Việt Nam. - HS tiến hành viết thư theo cá nhân, nhóm hoặc lớp. - Có thể đọc thử một bức thư cho cả lớp cùng nghe. - Hướng dẫn HS gửi thư qua đường bưu điện hoặc Email. Lưu ý HS trên phong bì thư gửi bưu điện cần ghi rõ người gửi và người nhận thư. Địa chỉ gửi thư qua Email cũng cần viết thật chính xác. - GV kết luận: Việc làm của các em hôm nay có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho thiếu nhi quốc tế hiểu thêm về thiếu nhi, đất nước, con người Việt Nam chúng ta. Thầy (cô) tin rằng các bạn thiếu nhi quốc tế sẽ rất vui mừng, phấn khởi khi nhận được những bức thư này của các em và sẽ viết thư trả lời các em. Chúc các em sớm nahn65 được thư trả lời của các bạn thiếu nhi quốc tế. TUẦN 33 Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2018 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: TRÒ CHƠI DU LỊCH VÒNG QUANH THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU - Thông qua trò chơi, HS có thêm hiểu biết về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới. - Phát triển ở HS kĩ năng giao tiếp, khả năng ứng phó nhanh nhạy, chính xác. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Có thể thực hiện theo qui mô lớp hoặc khối lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Một bản đồ thế giới khổ lớn, trên đó tên các quốc gia và thủ đô của cac quốc gia đó bị che khuất. - Các phiếu giấy nhỏ trên mỗi phiếu có đề tên một quốc gia. - Phần thưởng dành cho người chơi có số điểm cao nhất. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước khoảng 1 tuần, GV phổ biến kế hoạch hoạt động và thể lệ cuộc chơi tới HS. - Mỗi tổ/ lớp cử ra một đội chơi gồm 3 HS. Mỗi lượt chơi chỉ nên gồm 3 – 4 đội chơi. - Những HS tham gia trò chơi chuẩn bị nghiên cứu trước các tài liệu tham khảo về đất nước, con người và văn hóa của một số quốc gia trên thế giới. Bước 2: Tiến hành chơi - MC mời đại diện các đội chơi lên rút thăm. Trên mỗi chiếc thăm đã có ghi tên một quốc gia nào đó. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sau 5 phút chuẩn bị phải: + Xác định được vị trí của quốc gia đó trên bản đồ thế giới (gắn tên quốc gia trên bản đồ) – 10 điểm. + Nêu được tên thủ đô của quốc gia đó – 10 điểm. + Nêu được tên một di sản thế giới hoặc một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử, văn hóa của quốc gia đó – 10 điểm. + Kể được một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc đó – 10 điểm. - Các đội chơi thảo luận chuẩn bị. - Lần lượt từng đội chơi trình bày, Ban giám khảo cho điểm từng đội chơi. Bước 3: Tổng kết và trao giải thưởng - Công bố kết quả cuộc chơi. - Tặng phần thưởng cho đội chơi có tổng số điểm cao nhất. TUẦN 34 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: NHỮNG CÁNH CHIM HÒA BÌNH HỮU NGHỊ I. MỤC TIÊU HS biết yêu hòa bình và biết thể hiện tinh thần đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi và nhân dân các dân tộc qua các thông điệp cụ thể. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Có thể thực hiện theo qui mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Một số quả bóng bay các màu. - Giấy màu, kéo, hồ dán, chỉ/ dây để làm diều. - Giấy, bút dạ để viết các thông điệp hòa bình, hữu nghị. - Bài hát “Liên hoan thiếu nhi thế giới” hoặc “Trái đất màu xanh”. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - GV phổ biến kế hoạch hoạt động, hướng dẫn HS những công việc cần chuẩn bị. - Mỗi HS/ nhóm HS chuẩn bị: + 1 quả bóng bay hoặc 1 chiếc diều (mua hoặc tự làm). Lưu ý: Bóng bay và diều phải đủ lớn để có thể

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an tong hop_12415944.doc
Tài liệu liên quan