- Cô mời trẻ về góc chơi; bao quát các góc chơi, đến từng góc gợi mở, giúp trẻ thỏa thuận nhận vai chơi, gợi ý trẻ cách chơi các trò chơi trong góc chơi của mình.
(*) Góc phân vai:
+ Nhóm chơi gia đình: gợi ý mẹ đến cửa hàng mua thực phẩm để nấu ăn cho các con, bố chăm sóc con, cho con ăn. Cô hỏi trẻ : Các gia đình định nấu những món gì cho các con ăn? Cho con ăn như thế nào? Đưa con đi khám ở đâu?.
13 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 3951 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động góc lớp Lá - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề: Bản thân
Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
Thời gian: 40-45 Phút.
Người soạn :
Đơn vị:
Ngày soạn : 8/10/2018
Ngày dạy : 16/10/2018
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết nhận góc chơi và vai chơi; Trẻ biết thỏa thuận với bạn
- Biết thể hiện lời nói, hành động chơi phù hợp với vai chơi.
- Trẻ được củng cố và mở rộng hiểu biết về bản than, những điều kiện để bé lớn lên và khỏe mạnh
2. Kĩ năng:
- Trẻ có kỹ năng đóng vai: bắt chước hành động, ngôn ngữ của vai chơi.
- Trẻ biết liên kết giữa các nhóm chơi trong qua trình chơi.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để tạo ra sản phẩm khi chơi.
3. Thái độ
- Trẻ tự nguyện hứng thú tham gia vào buổi chơi.
- Biết chia sẻ, giúp đỡ, đoàn kết với bạn bè trong khi chơi.
- Giữ gìn đồ dùng đồ chơi, giúp đỡ bạn bè, có nề nếp trong khi chơi.
II.CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Địa điểm: Lớp 5-6 tuổi A2 Trường mầm non Hùng Sơn
2. Đồ dùng của cô:
- Giáo án đầy đủ, chi tiết.
- 5 góc chơi được bố trí phù hợp; chuẩn bị đầy đủ đồ dùng phong phú, đa dạng theo yêu cầu của trò chơi.
- Bàn nhỏ cho trẻ chơi, xốp ngồi cho trẻ.
- Nhạc bài hát : “ Cái mũi’’
3. Đồ dùng của trẻ:
- Trẻ thuộc một số bài hát: “ Cái mũi”
III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Nội dung
Yêu cầu
Chuẩn bị
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Góc phân vai
+ Gia đình
+ Bán hàng
+ Bác sĩ
2. Góc thư viện sách :
+ Xem sách tranh về bản thân, những hành vi bảo vệ môi trường
+ Kể truyện kết hợp rối
+ Đọc thơ trên tranh
+ Làm sách tranh về chủ đề bản thân
+ Trò chơi học tập: Nối tương ứng ; bé đi siêu thị
3. Góc khám phá trải nghiệm:
+ Khám phá một số trang phục bé trai, bé gái.
+ Chơi với vật liệu thiên nhiên (lá, sỏi, rơm, len, bẹ chuối, giấy...);
4. Góc xây dựng :
+ Xây dựng công viên tuổi thơ
5. Góc nghệ
thuật
+ Làm búp bê từ len
+ Đan áo từ giấy
+ Tô sỏi.
+ Vẽ, nặn bạn trai, bạn gái
+ Trang trí ảnh, áo, mũ
- Trẻ xưng hô theo vai, mô phỏng được hoạt động đi chợ, nấu ăn, chuẩn bị bàn ăn, cho các con ăn ..
- Trẻ xưng hô theo vai chơi, biết chào hỏi khách hàng, mô phỏng được hoạt động của bác bán hàng: bày thực phẩm, giới thiệu hàng, bán hàng...
- Trẻ xưng hô theo đúng vai chơi, biết ân cần niềm nở với bệnh nhân, mô phỏng được hành động của bác sĩ : Khám, chữa bệnh cho bệnh nhân
- Trẻ có kỹ năng giở sách, xem và hiểu nội dung của sách tranh, kể được về những điều đã “đọc” trong sách.
- Trẻ biết kể truyện kết hợp với rối
- Trẻ có kỹ năng lựa chọn và dán các hình ảnh phù hợp để tạo thành quyển sách tranh về chủ đề trường mầm non; nói được ý tưởng về quyển sách của mình (sách về lớp học, về đồ chơi, về cô giáo và các bạn...)
- Trẻ biết nối bạn trai, bạn gái với trang phục tương ứng, biết đi đúng đường đến siêu thị
- Trẻ biết xâu luồn cho chiếc áo, quần mũ, dép và gắn tương ứng với bạn trai, bạn gái
- Trẻ biết chọn và xếp đúng trang phục với bạn trai, gái trong tranh
- Trẻ có kỹ năng sử dụng các vật liệu thiên nhiên để chơi theo ý thích (tết lá, bện gà, thả sỏi, chơi với nước, đan tết len, bắn súng, làm trâu, mèo...)
- Trẻ xây dựng được mô hình công viên, đặt tên và giới thiệu được về công trình đã xây dựng được với sự gợi ý của cô giáo.
- Trẻ có kỹ năng làm, tô màu, vẽ, nặn, xâu, luồn, buộc... hoàn thành và đặt tên cho sản phẩm của mình.
-Bàn nhỏ, các đồ dùng gia đình, đồ dùng ăn uống...
- Đồ chơi rau, củ, quả, trang phục, các món ăn
- Đồ chơi bác sĩ, một số loại thuốc
- Sách tranh, họa báo về chủ đề bản thân
- Rối các nhân vật trong truyện : Chuyện của dê con
- Sách đã đóng quyển, hình ảnh về bạn trai, bạn gái, các điều kiện để bé lớn lên và khỏe mạnh, keo dán, khăn lau,
- Bìa cát tông dán tranh bạn trai, bạn gái, dây
- Tranh vẽ đường dích dắc
- Trang phục bé trai, gái bằng dạ, dây xâu
+ 2 tranh vẽ bạn trai, bạn gái, quần áo, giầy dép, mũ bằng xốp
- Các loại lá cây, sỏi, rơm, len, bẹ chuối.., đồ chơi với nước, sỏi.
- Gạch XD, nhà bảo vệ, hàng rào, ghép nút, bộ xếp hình xây dựng; đồ chơi cây xanh, hoa, cây ăn quả...
- Keo dán, hột hạt, tranh ảnh về bản thân, trang phục bằng xốp, dây xâu ...
- Tranh tô màu trường mầm non, bút màu sáp, bảng trưng bày tranh.
*Gây hứng thú :
- Cô cho trẻ xúm xít bên cô, tổ chức cho trẻ hát bài ‘‘Cái mũi’’
+ Cho trẻ kể tên các bộ phận trên cơ thể
+ Hỏi trẻ đôi tay có thể làm gì ?
- Cô cho trẻ chơi trò chơi với các ngón tay ?
- Cô giới thiệu hoạt động góc.
HĐ1 : Thỏa thuận chơi
* Giới thiệu góc chơi - nội dung chơi.
- Cô cho trẻ kể tên các góc chơi xung quanh lớp.
- Cô hỏi ý định chơi của trẻ
+ Bạn nào cho cô biết, hôm nay con thích chơi ở góc chơi nào, con sẽ rủ bạn nào cùng chơi và chơi trò chơi gì ?
+ Góc phân vai cô còn chuẩn bị trò chơi bán hàng, bác sĩ. Vậy ai sẽ đóng vai cô bán hàng ? Cô bán hàng cần chú ý điều gì ?
- Góc góc thư viện - sách: Cô hỏi trẻ ý định có chơi ở góc thư viện- sách ?
+ Trong khi chơi con chú ý điều gì ?
+ Ngoài trò chơi đó ra con còn thích chơi gì ?
- Cô cho trẻ xem một số sản phẩm góc khám phá
+ Hỏi trẻ đó là đồ chơi góc nào ?
- Cô giới thiệu một số trò chơi ở góc khám phá
- Cô giới thiệu góc xây dựng với các trò chơi.
- Giới thiệu góc nghệ thuật với những trò chơi.
- Cô mời trẻ về góc chơi mình thích.
2. Quá trình chơi
- Cô mời trẻ về góc chơi; bao quát các góc chơi, đến từng góc gợi mở, giúp trẻ thỏa thuận nhận vai chơi, gợi ý trẻ cách chơi các trò chơi trong góc chơi của mình.
(*) Góc phân vai:
+ Nhóm chơi gia đình: gợi ý mẹ đến cửa hàng mua thực phẩm để nấu ăn cho các con, bố chăm sóc con, cho con ăn.... Cô hỏi trẻ : Các gia đình định nấu những món gì cho các con ăn? Cho con ăn như thế nào? Đưa con đi khám ở đâu?...
+ Nhóm chơi bán hàng: Cô gợi mở để trẻ bày ra các sản phẩm gọn gàng, cô gợi hỏi giúp trẻ biết và mô phỏng được công việc của người bán hàng: Chào cô chào bác, bác cần mua gì ạ? Muốn bán đươc nhiều hàng bác phải niềm nở mời chào khách hàng. Bao nhiêu tiền một cái?...
+ Nhóm chơi bác sĩ : Cô gợi ý để trẻ khám đúng bệnh cho bác sĩ, dùng đúng các dụng cụ khám bệnh
(*) Góc thư viện sách:
- Cô gợi ý trẻ lựa chọn quyển sách mà trẻ thích, xem và trò chuyện về nội dung sách: Con xem sách gì? Có những hình ảnh gì? Con thích xem sách nào nhất?....
- Cô gợi ý chọn ý tưởng cho quyển sách của mình, chọn hình ảnh phù hợp để dán thành quyển sách tranh. Hướng dẫn, gợi ý trẻ kỹ năng chấm phết hồ, dán tranh.
- Cô gợi ý để trẻ kể truyện bằng rối
- Cô gợi ý trẻ xem tranh, gọi tên hoạt động .
- Gợi ý trẻ lựa chọn nội dung chơi mà trẻ thích và triển khai chơi, cô nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khu vực chơi; hướng dẫn và chơi cùng trẻ.
*Góc xây dựng : - Cô đến gợi hỏi trẻ : Các bác định xây công viên như thế nào? Xây gì trước, xây gì sau? Xây nhà bóng/ bể bơi/ khu vui chơi/ ... ở đâu? Nhiệm vụ của từng bác là gì?...
- Cô gợi mở để trẻ xây dựng thành mô hình công viên có bố cục hợp lý.
* Góc nghệ thuật : Cô gợi ý trẻ chọn ý tưởng Làm búp bê từ len, cách xỏ lỗ để trang trí cho váy, áo, gợi ý ý tưởng vẽ trên sỏi; trang trí hoàn thành sản phẩm và đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Gợi ý trẻ để trẻ vẽ được bức tranh có màu sắc hài hòa, tô khéo léo; tô màu hoàn thiện bức tranh; đặt tên cho bức tranh và trưng bày.
* Góc khám phá
- Gợi ý để trẻ thắt nơ, xâu cho chiếc áo, váy và treo đúng cho bạn trai, bạn gái
- Hướng dẫn trẻ cách làm con gà, con cóc, thuyền, quần, áo từ lá cây, rơm
- Gợi ý để trẻ lựa chọn trang phục phù hợp với bạn.
- Gợi ý trẻ dùng len, hột hạt tạo thành bức tranh bạn trai, bạn gái
*Lưu ý : Trong khi trẻ chơi cô luôn quan sát, quan tâm đến từng nhóm và cá nhân trẻ; gợi mở cho trẻ thể hiện tốt vai chơi, các kỹ năng trong khi chơi, các mối quan hệ chơi, đưa nội dung giáo dục nhẹ nhàng và tận dụng các cơ hội để phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Cô tôn trọng ý tưởng và hoạt động của trẻ, khuyến khích trẻ chủ động, tích cực tham gia trò chơi; cô chú ý giải quyết linh hoạt các tình huống xảy ra trong khi chơi.
* Trong quá trình quan sát và chơi cùng trẻ cô đến các góc chơi hỏi trẻ: Về trò chới trẻ đang chơi, sản phẩm trẻ làm là gì, làm như thế nào?
3. Kết thúc
- Cô đến từng góc nhận xét ngắn gọn về kết quả chơi của nhóm.
- Mời trẻ tập trung về góc khám phá trải nghiệm. Cô gợi ý để trẻ ở góc khám phá trải nghiệm giới thiệu về các trò chơi mà trẻ được trải nghiệm, các sản phẩm mà trẻ đã tạo ra...(mang tính chất khuyến khích động viên).
- Cô nhận xét chung về buổi chơi, khen ngợi động viên các góc chơi.
- Cô kết thúc nhẹ nhàng và yêu cầu trẻ thu dọn đồ chơi, tạo hứng thú cho buổi chơi sau các con sẽ tiếp tục chơi.
.
- Trẻ xúm xít bên cô và cùng cô hát
- Trẻ kể tên : Cái mắt, cái tai, cái chân, cái tay
- Tay để viết, để cầm bát, để giúp mẹ quét nhà
- Trẻ chơi trò chơi cùng cô
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ quan sát, gọi tên góc chơi : Góc phân vai, góc sách truyện, góc nghệ thuật, góc xây dựng, góc khám phá.
- Con thích chơi ở góc phân vai, con sẽ rủ bạn cùng chơi. Con sẽ chơi đóng vai làm mẹ, con sẽ nấu ăn. Bạn nào thích chơi cùng tôi.
- Cô bán hàng cần nói đúng tên hàng, giá tiền,tươi cười, niềm nở với khách- Trẻ trả lời cô về ý định chơi của mình.
-Trẻ nêu ý định chơi : Tôi thích chơi ở góc sách-truyện, tôi sẽ rủ bạn.. cùng chơi, tôi thích chơi kể truyện bằng rối, đọc thơ.
- Không nói to, không chạy nhảy
- Chơi làm sách, xem sách
- Trẻ quan sát và gọi tên : Con cóc, con gà, đồng hồ, con quay..
- Góc khám phá ạ
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ về góc chơi đã chọn, tập trung thành nhóm, thỏa thuận chơi cùng nhau.
- Trẻ chọn vai chơi, thống nhất ý tưởng chơi cùng nhau với sự gợi ý của cô giáo; triển khai các nội dung chơi.
- Trẻ thống nhất ý tưởng chơi trong nhóm; lấy đồ dùng đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, bàn ăn, bàn nấu; đi chợ mua hàng, nấu ăn; đón con từ lớp học về, cho con ăn....
- Trẻ bày các loại thực phẩm, đón khách, chào hỏi khách hàng, giới thiệu các loại thực phẩm và bán hàng cho khách
- Trẻ ân cần khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Trẻ lựa chọn sách để xem, kể về những điều xem được trong sách với cô, với bạn; nói được nhận xét của mình về quyển sách với sự gợi ý của cô.
- Trẻ chọn ý tưởng cho quyển sách mình định làm, lựa chọn các hình phù hợp, dán vào sách để tạo thành sách tranh; đặt tên cho cuốn sách của mình.
- Trẻ về thỏa thuận chọn nhân vật và kể truyện cùng nhau- Trẻ chọn trò chơi mình thích trong góc chơi, chơi cùng nhau: tết lá, bện gà, đá gà, thả sỏi, chơi với nước, đan tết len, bắn súng, làm trâu mèo...
- Trẻ xem tranh và gọi tên các hoạt động
- Trẻ xây dựng mô hình công viên
- Trẻ về góc, chọn vật liệu mình thích và làm với sự gợi ý, hướng dẫn của cô. Đặt tên cho sản phẩm của mình.
- Khi đã hoàn thiện sản phẩm, trẻ cùng nhau mang đi trưng bày.
- Trẻ chủ động, tích cực tham gia trò chơi; mạnh dạn thể hiện ý tưởng của mình khi chơi; chủ động nhờ cô và bạn giúp đỡ khi cần thiết.
- Trẻ trang trí và lựa chọn trang phục phù hợp cho bạn
- Trẻ làm các con vật, đồ chơi mà trẻ thích
- Trẻ lựa chọn và tạo thành bức tranh hoàn thiện
- Trẻ dùng len, hột hạt để tạo thành bức tranh
- Trẻ chủ động, mạnh dạn nói lên suy nghĩ, nhận xét của bản thân khi được cô hỏi; kể về trò chơi và sản phẩm của mình; nhận xét được bạn chơi trong nhóm.
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ ở tất cả các nhóm chơi tập trung về góc góc khám phá trải nghiệm, tham quan góc khám phá trải nghiệm, lắng nghe các bạn ở góc góc khám phá trải nghiệm giới thiệu về các trò chơi mà trẻ được trải nghiệm,
- Trẻ chăm chú lắng nghe cô nhận xét.
- Trẻ quay trở lại các góc thu dọn đồ dùng đồ chơi của nhóm mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lop 5 tuoi_12477383.doc