GIáo án Hoạt động học lớp Lá - Phát triển thẩm mĩ: Nặn các con côn trùng

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ hát thuộc bài hát, biết tên bài hát “Sắp đến tết rồi” của nhạc sỹ Hoàng Vân

- Trẻ hiểu nội dung bài hát: Tết đến sẽ được may áo mới, thêm tuổi mới và được đi chúc tết ông bà và mọi người

2. Kỹ năng:

- Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát thể hiện sự vui tươi theo nhịp bài hát

- Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn khi chơi trò chơi “Ai đoán giỏi”

3. Thái độ:

- Thông qua bài hát giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người.

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và mong chờ tết đến

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm: Trong lớp học

- Xắc xô, máy tính, ti vi,.

- Nhạc không lời bài hát: “ Sắp đến tết rồi” và “Ngày tết quê em”

- Mũ chóp kín, mũ hoa đào, hoa mai, hoa hồng đủ cho 3 tổ

 

doc22 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu GIáo án Hoạt động học lớp Lá - Phát triển thẩm mĩ: Nặn các con côn trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng mình vẽ gì trước? - Khi vẽ xong để bức tranh thêm đẹp chúng mình phải làm gì? - Chúng mình nhớ sắp xếp bố cục bức tranh sao cho cân đối nhé. 3. Hoạt động 3: Cho trẻ thực hiện - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ yếu *Nhận xét sản phẩm: - Cho trẻ mang tranh lên trưng bày - Cho trẻ nhận xét bài của mình của bạn -Trẻ hát - Em yêu cây xanh -Trẻ quan sát tranh cùng cô -Con bóng mát, cây hoa - Thân, lá, hoa - Cây cao, to - Nhiều - Rau bắp cải - Có lá, lá ngoài màu xanh, lá trong màu trắng cuộn lại - Cây bưởi - Có thân, nhiều cành, nhiều lá, sai quả - To, không thẳng - Nhiều cành - Nhiều quả - Tròn - Sai quả - Cây dừa - Có thân, lá, quả - To - Dài - Tròn -Trẻ nêu ý tưởng - Nêu cách vẽ - Cầm bút bằng 3 đầu ngón tay - Trẻ nêu - Tô màu -Trẻ thực hiện -Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày -Trẻ nhận xét bài của mình của bạn Hoạt động ngoài trời Dạo quanh sân trường TCVĐ: Mèo và chim sẻ. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ vừa đi dạo vừa quan sát được các sự vật, hiện tượng trên sân trường. - Rèn khả năng quan sát, chú ý và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Trẻ biết yêu quý trường, lớp. II. Chuẩn bị. - Sân bãi sạch sẽ, an toàn. - Vẽ vòng làm nhà cho chim sẻ III.Tổ chức hoạt động Hoạt độngcủa cô Hoạt động của trẻ 1. Dạo chơi sân trường - Cho trẻ hát bài “Khúc hát dạo chơi” - Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề - Cho trẻ đi dạo vòng quanh sân trường và trò chuyện về những hiện tượng xảy ra trong khi đi dạo, quan sát cây trong sân trường. 2. TCVĐ: Mèo và chim sẻ - Cô cho chúng mình chơi trò chơi “Mèo và chim sẻ” - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi -Trẻ hát - Trẻ trò chuyện cùng cô -Trẻ đi dạo cùng cô - Trẻ nhắc lại cách cách chơi,luật chơi - Trẻ chơi ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY - Đa số trẻ đến lớp đều đảm bảo sức khỏe tham gia vào các hoạt động, không có trẻ nào có biểu hiện mệt mỏi, 100% trẻ đều ăn hết suất ăn. - 100% trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày. - Đa số trẻ đạt được các mục đích yêu cầu đề ra trong các hoạt động, còn một vài trẻ kỹ năng vẽ còn hạn chế, sản phẩm vẽ chưa phong phú, chưa đẹp: cháu Vũ, Thy, Bảo Trâm. ********************************************** TUẦN 20: ( Nhánh: Một số loại hoa) Thứ Hai, 14/01/2019 Hoạt động học Lĩnh vực phát triển thể chất Ném xa bằng 2 tay TCVĐ: Cáo và thỏ I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài vận động “Ném xa bằng hai tay” - Biết dùng sức của thân và tay để ném bóng xa về phía trước. 2. Kỹ năng - Trẻ biết phối hợp vận động của cơ thể: Tay, mắt, chân và dùng sức của thân, tay để ném bóng đi về phía trước. - Có kỹ năng phối hợp tốt với bạn khi chơi trò chơi. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, có ý thức tổ chức kỷ luật. II. Chuẩn bị - Sân tập rộng rãi, sạch sẽ - Túi cát, cù bông dây, nhạc bài hát. III. Tổ chức hoạt động Hoạt độngcủa cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Khởi động - Hôm nay trường mầm non Chăn Nưa tổ chức cuộc thi “Khỏe và khéo” - Tham gia cuộc thi có các đội thi đến từ lớp 5 Tuổi trung tâm. - Bây giờ xin mời các đội chơi cùng lên tàu để đến hội thi nào! - Cho đi vòng tròn đi các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mé bàn chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, về 3 hàng ngang. 2. Hoạt động 2: Trọng động * Bài tập phát triển chung Xin chào mừng các đội đến với hội thi “Khỏe và khéo” Trước tiên xin mời các vận động viên chúng ta cùng tham gia tập “Màn đồng diễn thể dục” - Động tác tay- vai: Hai tay đưa lên cao, ra trước, sang ngang (2L x 8N) - Động tác bụng- lườn: Nghiêng người sang bên (2L x 8N) - Động tác chân: Đứng, một chân đưa ra sau lên trước (3L x 8N) - Động tác bật: Bật tách chụm chân(2L x 8N) * Vận động cơ bản Vừa rồi các vận động viên trình diễn màn thể dục rất đều và đẹp rồi, các vận động viên đã sẵn sàng bước vào các phần thi chưa? Bây giờ xin mời các vận động viên hãy cùng đến với phần thi thứ nhất mang tên “Ném xa bằng 2 tay” Để làm tốt phần thi này các con hãy chú ý cô làm mẫu nhé! + Cô làm mẫu lần 1: Hoàn chỉnh động tác + Cô làm mẫu lần 2: Phân tích động tác TTCB: Cô đi từ đầu đến vạch xuất phát và cúi xuống cầm bóng, cô đứng hai chân rộng bằng vai, 2 tay cô cầm bóng đưa lên cao trên đầu. Khi có hiệu lệnh “Ném” người cô hơi ngả về sau, dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa về phía trước, ném xong cô chạy nhanh nhặt bóng bỏ vào rổ rồi đi về cuối hàng. Bạn tiếp theo lại tiếp tục cho đến hết. - Cô mời 1-2 trẻ khá lên thực hiện - Cho trẻ thực hiện (lần lượt, nối tiếp, thi đua) cô chú ý sửa sai cho trẻ - Hỏi trẻ tên vận động sau mỗi lần thực hiện xong. * Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - Cô giới thiệu tên, cách chơi và luật chơi + Cách chơi: Chọn một trẻ làm cáo ngồi rình ở góc lớp. Số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng thỏ.Cô vẽ một hình tròn to làm chuồng. Bắt đầu trò chơi, các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy (giống tai thỏ) vừa đọc bài thơ: Trên bãi cỏ  Chú thỏ con Tìm rau ăn Rất vui vẻ Thỏ nhớ nhé Có cáo gian Đang rình đấy Thỏ nhớ nhé Chạy cho nhanh Kẻo cáo gian Tha đi mất. Khi đọc hết bài thì cáo xuất hiện, cáo "gừm, gừm" đuổi bắt thỏ.Khi nghe tiếng cáo, các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình.Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài một lần chơi.Sau đó, đổi vai chơi cho nhau. + Luật chơi: Thỏ phải nấp vào hang của mình. Chú thỏ nào chậm chân sẽ bị cáo bắt phải đổi vai chơi cho nhau. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng quanh sân 1-2 vòng quanh sân. -Trẻ làm đoàn tàu và đi các kiểu đi -Trẻ tập các động tác cùng cô -Trẻ quan sát -Trẻ thực hiện -Trẻ nghe -Trẻ chơi Hoạt động ngoài trời Trò chuyện về một số loại hoa. Chơi tự do: Lá cây, hột hạt I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức                  - Trẻ biết được tên, đặc điểm, lợi ích của một số loại hoa đối với đời sống con người. - Phát triển ngôn ngữ, cung cấp và làm giàu vốn từ cho trẻ - Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài hoa. 2. Kỹ năng - Rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ có chủ định của trẻ 3. Thái độ - Hứng thú tham gia cùng cô và các bạn - Trẻ yêu thích cái đẹp, tích cực chăm scs và bảo vệ hoa. II. Chuẩn bị Sân bãi sạch sẽ, an toàn, thoáng mát. Lá cây, hột hạt III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.  Trò chuyện về một số loại hoa - Cho trẻ đi thăm một số bồn hoa trong trường. - Các con vừa đi đâu về? - Các bạn hãy kể tên các loại hoa có ở trong trường mình? - Các loại hoa này có đặc điểm gì? - Ngoài các loại hoa trong trường ở nhà chúng mình còn trồng những loại hoa gì nữa? - Trồng hoa để làm gì? - Các con thấy hoa như thế nào? - Vậy muốn có hoa đẹp thì chúng ta phải làm gì?  *Giáo dục: Các con ơi hoa rất đẹp ngoài việc dùng để trang trí cho đẹp, dùng để ăn, làm thuốc và làm mỹ phẩm ra thì hoa còn tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Vì vậy các con không được ngắt hoa, ngắt lá, bẻ cành bừa bãi và hàng ngày chúng mình sẽ cùng cô giáo chăm sóc hoa của lớp mình nhé! 2. Chơi tự do: Lá cây, hột hạt  - Cho trẻ chơi tự do với lá cây, hột hạt - Trẻ đi thăm cùng cô. - Đi thăm vườn hoa. - Trẻ kể - Trẻ nêu đặc điểm các loại hoa - Trẻ kể - Để làm cảnh, làm thuốc... - Đẹp - Trồng, chăm sóc... -Trẻ chơi với lá cây, hột hạt Hoạt động chiều Giáo dục kỹ năng sống Dạy trẻ biết gọi người lớn ...khẩn cấp 1.Mục đích yêu cầu: a. Kiến thức - Trẻ biết và nhận ra một số trường hợp khẩn cấp như bị lạc, có người lạ đến nhà, cháy - Trẻ biết một số cách xử lý khi gặp các tình huống trên (Nhờ người giúp đỡ hoặc gọi số điện thoại khẩn cấp) - Trẻ biết một số điện thoại khẩn như số 113 ( Cảnh sát ), 114 ( Cứu hỏa ), 115( Cứu thương ) - Trẻ biết gọi người giúp đỡ khi gặp những trường hợp khẩn cấp. b. Kĩ năng - Trẻ sử dụng ngôn ngữ lưu loát để trả lời các câu hỏi của cô - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. c. Thái độ - Qua bài học trẻ biết nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ - Biết bình tĩnh để tìm cách giải quyết khi gặp các trường hợp khẩn cấp 2. Chuẩn bị - Video: Bạn nhỏ bị lạc, có người lạ đến nhà - Nhạc: Bé bị lạc, Video đám cháy - Lớp học gọn gàng sạch sẽ 3. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Gây hứng thú - Cô chào tất cả các bạn - Kì nghỉ tết dương lịch vừa rồi các bạn được bố mẹ cho đi chơi ở đâu? - Các bạn được bố mẹ cho đi chơi rất nhiều nơi, rất vui phải không nào. Và hôm nay chúng mình sẽ cùng chào đón một nhân vật rất đặc biệt nhá ( Cô đóng vai con vật ) - Mình chào các bạn. Hôm nay mình đến chơi với tất cả các bạn và mình còn muốn mời tất cả các bạn sẽ trải nghiệm một ngày cùng bạn Bin trong chương trình Con đã lớn khôn. Và bây giờ xin mời các bạn tham gia cuộc trải nghiệm cùng Bin trong trương trình Con đã lớn khôn ( Bật nhạc con đã lớn khôn ) - Lắng nghe hình như có tiếng gì các bạn? - Tiếng khóc của bạn Bin. Không biết vì sao bo lại khóc chúng mình cùng xem nào. Hoạt động 1: Một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ * Trường hợp 1: Bị lạc ( Cho trẻ xem đoạn video đến đoạn Bin bị lạc mẹ và khóc ) - Vì sao bạn Bin khóc? - Nếu con là bạn Bin khi bị lạc mẹ con sẽ làm như thế nào? - Cô thấy ý kiến của tất cả các bạn đều hợp lý và có nhiều cách làm các bạn đưa ra khi bị lạc mẹ vậy bây giờ cùng xem bạn Bin sẽ làm như thế nào? - Bạn Bin đã được ai giúp đỡ? - Khi có người giúp đỡ chúng mình phải nói như thế nào? - Trong lớp chúng mình bạn nào nhớ được số điện thoại của bố mẹ nào? ( 2-3 trẻ ) - Ngoài nhớ được số điện thoại ra thì chúng mình còn phải nhớ địa chỉ của ai? ( Cô kiểm chứng lại số điện thoại và địa chỉ nhà ) - Trong đoạn video vì sao bạn Bin Bo lại bị lạc mẹ? - Để không bao giờ bị lạc bố mẹ khi đi ra đường, đi chợ hay đi siêu thị chúng mình phải làm gì? - Khi nhận được sự giúp đỡ thì chúng mình phải nói gì? - Và bây giờ chúng mình cùng xem tiếp đoạn video xem bạn Bin tìm thấy mẹ của mình chưa nhé * Trường hợp 2: Người lạ đến nhà - Vậy là bạn Bin đã tìm được mẹ rồi nhưng về đến nhà mẹ bạn Bin lại đi có việc bạn Bin ở nhà cùng với chị của mình chúng mình xem điều gì sảy ra khi Bin ở nhà không có mẹ nhá. ( Cho trẻ xem đến đoạn gõ cửa thì dừng video ) - Chúng mình cùng đoán xem bạn Bin sẽ làm gì khi có người gõ cửa? - Nếu là con thì con sẽ làm gì? - Vì sao người lạ con lại không ra mở cửa? - Vừa rồi các con đã đoán rất nhiều ý kiến xem bạn Bin đã làm gì khi có tiếng gõ cửa của người lạ rồi để kiểm chứng xem bạn Bin đã làm gì thì chúng mình cùng xem tiếp nào! - Các con ạ không chỉ ở nhà đâu mà ở trên lớp khi có người lạ đến đón thì chúng mình sẽ làm gì? - Và khi ra đường có người lạ cho kẹo rủ đi cùng thì chúng mình sẽ làm gì? - Nếu người lạ cố tình dắt con đi con phải làm như thế nào? - Các bạn sẽ kêu lên như thế nào? * Giáo dục trẻ: Các bạn nhớ nhé khi có người lạ đến lớp đón hay có người lạ đến nhà thì chúng mình không được mở cửa hay theo đi. Nếu người lạ vẫn cố kéo chúng mình theo thì chúng mình phải kêu lên và nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh các bạn đã nhớ chưa nào. - Vừa rồi các con đã được cùng trải nghiệm với bạn Bin trong chương trình con đã lớn khôn chúng mình đã được biết về 2 trường hợp khẩn cấp cần người giúp đỡ ngoài ra trong cuộc sống còn rất nhiều các trường hợp nguy hiểm khác bạn nào thử kể tên các trường hợp nguy hiểm khác cho cô biết nào? * Trường hợp 3: Cháy - Những chú lính cứu hỏa xuất hiện khi nào? - Nếu như gặp cháy thì chúng mình phải làm như thế nào? - Đúng rồi chúng mình phải gọi người đến giúp hoặc các bạn phải gọi ngay đến số điện thoại nào đây? Các con cùng đọc to nào ( Cô có hình ảnh xe cứu hỏa và số điện thoại 114 trên màn chiếu) * Mở rộng: Còn có số điện thoại của cứu thương là ( 115 ) cảnh sát cơ động ( 113 ) - Vậy trường hợp nào chúng mình phải gọi 115? - Trường hợp nào chúng mình gọi 113? * Giáo dục trẻ: Không được nghịch điện, lửa dễ gây cháy - Nào bây giờ là lúc chúng mình sẽ làm những chú lính cứu hỏa tài ba nào. ( Trên màn hình là đám cháy trẻ là những chú lính cứu hỏa đến cứu hỏa ) - Trẻ kể - Tiếng khóc ạ - Bị lạc mẹ ạ - Tìm người giúp đỡ ạ - Gọi người giúp đỡ ạ - Cô nhân viên bán hàng - Cháu bị lạc mẹ cô tìm mẹ giúp cháu ạ, Nói số điện thoại hoặc địa chỉ gia đình - 1, 2 trẻ nói - Địa chỉ của gia đình mình - Không đi cùng mẹ - Luôn đi theo sát bố mẹ ông bà ạ - Cảm ơn ạ  - Vâng ạ - 1, 2 trẻ trả lời - Con sẽ không mở cửa ạ - Vì người lạ sẽ bắt cóc ạ - Không đi theo ạ - Không được nhận kẹo và không đi theo ạ - Phải kêu lên ạ - Cứu cháu với - Cháy, ngã chảy máu - Khi có nhà bị cháy - Chạy khỏi đám cháy hoặc gọi người giúp đỡ hoặc gọi điện cho cứu hỏa - 114 ạ - Khi bị ốm, ngã.. - Khi có người lạ đến nhà - Trẻ chơi ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY - Đa số trẻ đến lớp đều đảm bảo sức khỏe tham gia vào các hoạt động, không có trẻ nào có biểu hiện mệt mỏi, đa số trẻ đều ăn hết suất ăn còn một vài trẻ ăn kém. - 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày. - Đa số trẻ đạt được các mục đích yêu cầu đề ra trong các hoạt động, còn một vài trẻ kỹ năng ném xa còn hạn chế: cháu Khánh, Như, Lâm. ********************************************** Thứ Năm, 17/01/2019 Hoạt động học Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Thơ: Hoa kết trái I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả sáng tác bài thơ. - Trẻ biết cảm nhận được âm điệu dịu dàng của bài thơ. - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên qua bài thơ. 2. Kĩ năng: - Trẻ thuộc bài thơ, đọc đúng diễn cảm bài thơ. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Trẻ biết yêu quý thiên nhiên, một số loài hoa. - Có ý thức tích cực trong hoạt động. II . Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Máy vi tính. - Nhạc bài hát: “Màu hoa” - Tranh nội dung bài thơ hoa kết trái. III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Ổn định tổ chức, gây hứng thú: - Cho trẻ hát bài hát “Màu hoa” - Các bé ạ, tất cả các loài hoa đều có ích làm đẹp cho mọi người. Đặc biệt các loài hoa kết thành quả cho mọi người ăn đấy.Nhà thơ Thu Hà đã sáng tác bài thơ “ Hoa kết trái” gửi tới chúng mình trong chương trình ngày hôm nay. Để biết được nội dung của bài thơ ntn cô mời chúng mình nghe cô đọc bài thơ nhé. 1. Hoạt động 1: Cô đọc thơ - Cô đọc thơ lần 1 diễn cảm, kết hợp cử chỉ điệu bộ. - Cô vừa dành tặng cho các bé bài thơ gì? - Của tác giả nào?  - Cô đọc lần 2: Kết hợp sử dụng hình ảnh minh hoạ. *Đàm thoại - Cô vừa dành tặng cho các bé bài thơ gì? - Bài thơ của tác giả nào? - Bài thơ nói về điều gì? - Vẻ đẹp của các loài hoa trong bài thơ được thể hiện  như thế nào? - Trong bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?  - Ngoài những loại quả có trong bài thơ ra chúng mình còn biết những loại quả nào nữa? Và muốn ăn được các loại quả đó chúng mình phải làm gì ? -  Vậy muốn có quả ăn thì các bé phải làm gì?  * Giáo dục: Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ các bé rằng hoa không những đẹp mà còn mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích nó kết thành quả, ăn quả vừa ngon vừa bổ giúp cho cơ thể chúng mình khỏe mạnh nữa đấy.Vì vậy chúng mình phải chăm sóc hoa, không được bẻ cành ngắt lá để cây mau lớn các bé nhớ chưa nào?  2.Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ. - Cho tổ, nhóm đọc. - Cá nhân đọc. -Trẻ hát bài “Màu hoa” - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. - Hoa kết trái ạ. - Thu Hà.  - Trẻ chú ý nghe cô đọc thơ. - Hoa kết trái ạ. - Thu Hà. -  Vẻ đẹp của các loài hoa  - Trẻ trả lời. - Không hái hoa để hoa còn kết trái.  - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời.  - Trẻ đọc thơ cùng cô. Hoạt động ngoài trời Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột. Chơi tự do: Vẽ phấn I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết chơi trò chơi. - Rèn khả năng nhanh nhẹn cho trẻ. - Trẻ biết đoàn kết khi chơi. II. Chuẩn bị. - Sân bãi sạch sẽ, an toàn. - Phấn. III.Tổ chức hoạt động Hoạt độngcủa cô Hoạt động của trẻ 1. Trò chơi vận động: Mèo bắt chuột - Giới thiệu trò chơi mèo bắt chuột. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi của trò chơi. - Cho trẻ chơi. 2. Chơi tự do: Vẽ phấn - Cho trẻ chơi tự do với phấn. - Trẻ nghe - Trẻ nêu cách chơi, luật chơi -Trẻ chơi. -Trẻ chơi Hoạt động chiều Trò chơi mới: Chọn hoa ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY - Đa số trẻ đến lớp đều đảm bảo sức khỏe tham gia vào các hoạt động, không có trẻ nào có biểu hiện mệt mỏi, đa số trẻ đều ăn hết suất ăn còn một vài trẻ ăn kém do trẻ mới ốm dậy, còn vài trẻ nghỉ học do ốm. - 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày. - Đa số trẻ đạt được các mục đích yêu cầu đề ra trong các hoạt động, còn một vài trẻ chưa thuộc bài thơ “Hoa kết trái”: cháu Trâm, Như, Quân. ********************************************** Thứ Ba, 22/01/2019 Hoạt động học Nhận biết (Phân biệt) khối cầu, khối trụ. I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết và gọi đúng tên khối cầu, khối trụ. Phân biệt đặc điểm giống và khác nhau của khối cầu và khối trụ. 2. Kỹ năng: - Phát triển khả năng nhân biết đặc điểm hình dạng của  đồ vật thông qua khảo sát. - Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ. 3. Giáo dục: - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết và tham gia vào các hoạt động tập thể. II. Chuẩn bị - Một số đồ dùng, đồ chơi có  dạng  khối  cầu , khối  trụ  như: Hộp sữa, lon nước, lon bia, hộp rượu, viên bi, quả bóngmột số đồ chơi có dạng khối vuông, chữ nhật - Một số khối cầu, khối trụ. - Đất nặn các màu, bảng con, chiếu III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú. - Hát: Sắp đến tết rồi - Trò chuyện với trẻ về mùa xuân: Thời tiết, cây cối, lễ hội (tết Nguyên đán) về hội xuân và các trò chơi trong hội xuân. Hỏi trẻ: + Hội xuân thường có các trò chơi gì? - Hôm nay chúng ta sẽ tổ chức chơi một số trò chơi để chuẩn bị cho hội xuân. - Chia trẻ thành 2 đội: Đội xanh và đội đỏ + Đội xanh chơi với bóng như: Đá bóng, truyền bóng, lăn bóng + Đội đỏ chơi với các lon bia, lon nước có dạng khối cầu như: Xếp chồng các khối lên nhau, xếp thẳng hàng, lăn - Cho đại diện các nhóm nhận xét về nhóm chơi của mình như: + Nhóm của con chơi với đồ chơi gì? + Đã chơi được những trò chơi gì? Hoặc đã tạo ra được sản phẩm gì? 2. Hoạt động 2: Nhận biết, phân biệt, gọi tên khối cầu, khối trụ - Cho trẻ về chỗ ngồi - Tiếp tục hỏi trẻ: Đã dùng những hộp bia, lon nướcđể xếp, tạo ra các sản phẩm gì? - Nhóm chơi với bóng có thể tạo ra được các sản phẩm như vậy không? Tại sao? - Cô và trẻ trẻ thực hành với khối cầu, khối trụ: (cô cùng làm với trẻ) + Cho mỗi trẻ 1 khối cầu và 1 khối trụ. + Yêu cầu trẻ lăn cả hai khối và cho trẻ nhận xét: + Khối cầu lăn được không? Tại sao? + Khối trụ lăn được không?Tại sao? - Cho trẻ dùng tay sờ xung quanh khối cầu, khối trụ, nhận  xét và gọi tên khối. - Cô giải thích thêm: Đường bao quanh của khối cầu đều tròn nên lăn được về mọi hướng còn khối trụ có  2 mặt  phẳng  ở  2 bên nên chỉ  lăn được  về  một  hướng. + Yêu cầu trẻ xếp chồng 2 loại khối lên nhau. + Khối cầu chồng lên nhau được không? Vì sao? + Khối trụ chồng lên nhau được không? Vì sao? - Cô và trẻ rút ra kết luận : Các khối trụ chồng lên nhau được vì hai đầu có hai mặt phẳng, khối cầu các mặt tiếp xúc đều cong tròn nên không chồng lên nhau được. * Hoạt động 3: * Trò chơi luyện tập  * Trò chơi 1: Đội nào nhanh tay: - Luật chơi: Mỗi lần 1 trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp (không được nhìn) lấy khối theo yêu cầu của cô giáo ví  dụ: (đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ). Nếu khi đi zích zắc chạm và làm đổ hộp hoặc lăn bóng thì không được tính và phải quay về để lên lần khác. Cuối lần chơi đội nào lấy được đúng và nhiều khối theo yêu cầu thì đội đó thắng. - Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội xếp thành 2 hàng dọc, phía trước mỗi hàng xếp 5 vật cản là các khối cầu, khối trụ (các quả bóng nhựa, các hộp rượu hình trụ). Để mỗi hộp cách nhau 40cm để trẻ đi zích zắc qua 5 vật cản. cuối đoạn đường để 2 hộp giấy to bịt kín chỉ để một lỗ nhỏ đủ cho trẻ thò tay vào. Khi có hiệu lệnh yêu cầu mỗi đội lên chọn và lấy khối, trẻ đi theo đường zích zắc lên thò tay vào hộp, dùng tay sờ và lấy khối theo yêu cầu của cô và mang về cho đội của mình. Mỗi lần mỗi đội một trẻ lên lấy, khi trẻ đó mang khối về tới vạch xuất phát trẻ khác mới được lên. - Cho trẻ chơi 2 lần, đổi yêu cầu cho 2 đội ví dụ: lần 1 đội 1 tìm và lấy khối tròn, đội 2 tìm và lấy khối trụ. Lần  2 đội 1 tìm và lấy khối trụ, đội 2 tìm và lấy khối tròn. - Kiểm tra: Cho trẻ đếm các khối chọn được đúng theo yêu cầu của cô. * Trò chơi 2: Thi nặn mâm quả và bánh kẹo ngày tết  - Cho trẻ ngồi theo nhóm. Cho trẻ nặn các loại quả tròn, bánh chưng, bánh kẹo ngày tếtcó các dạng khối tròn, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật Cô trò chuyện và yêu cầu trẻ đặt tên cho một số bánh kẹo, hoa quả có dạng khối cầu và khối trụ mà trẻ nặn được. Ví dụ: Bánh chưng vuông, bánh tày, kẹo sôcôla (tròn) quả cam. quả quýtCác loại quả, bánh kẹo đó có dạng khối nào - Cả lớp bày mâm quả và hát múa về mùa xuân 3. Kết thúc: Cô nhận xét, tuyên dương. -Trẻ hát -Trẻ trò chuyện cùng cô -Ném còn, đá bóng, bắn búng -Trẻ chơi -Trẻ nhận xét về nhóm của mình -Trẻ trả lời - Đá, lăn bóng, xếp bóng, xếp chồng các khối trụ -Trẻ về chỗ ngồi -Xếp hàng rào, xếp tháp -Không xếp được thành hình tháp -Trẻ cùng làm với cô -Trẻ lăn khối - Lăn được về nhiều hướng - Lăn được nhưng chỉ  lăn được  về  một  hướng - Khối cầu xung quanh tròn đều, không có góc cạnh, không có mặt phẳng. Khối trụ có 2 mặt phẳng 2 bên -2 trẻ thực hành với nhau. +Khối trụ chồng lên nhau được, khối cầu không chồng lên nhau được -Không được, vì các mặt đều cong tròn -Chồng lên được, vì hai đầu có 2 mặt phẳng -Trẻ chơi -Trẻ nặn -Trẻ bày mâm ngũ quả Hoạt động ngoài trời Quan sát có mục đích: Mâm ngũ quả. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ quan sát gọi được tên và đặc điểm đặc trưng của một số quả trên mâm ngũ quả. Biết tham gia vui chơi tập thể và chơi theo ý thích của mình. - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy và khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. -  Giáo dục trẻ vui vẻ đón ngày tết cổ truyền của dân tộc. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. II. Chuẩn bị:  -  Mâm ngũ quả thật (hoặc bằng đồ chơi) - Sân bãi bằng phẳng, sạch sẽ 3.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Quan sát có mục đích: Mâm ngũ quả - Cô cùng trẻ ra ngoài dạo chơi, cô hỏi trẻ các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? có nắng không? Khi đi ra ngoài trời các con nhớ phải đi dép, đội mũ kẻo bị ốm các con nhớ nhé. - Các con ơi sắp đến tết rồi thế ở nhà mình bố mẹ đã mua những quả gì để bày mâm ngũ quả trong ngày tết nào! - Sau đó cô cùng trẻ quan sát  Mâm ngũ quả. Hỏi trẻ tên gọi, một đặc điểm đặc trưng của mâm ngũ quả. Đây là gì? Mâm ngũ quả có những quả gì đây?  Còn đây là quả gì? Quả táo có màu gì? Quả quýt có màu gì? Ở nhà bố mẹ đã mua quả về bày mâm ngũ quả đón tết chưa? *Cô hệ thống lại và giáo dục trẻ biết trong ngày tết cổ truyền thì nhà ai cũng có mâm ngũ quả để thờ cúng tổ tiên 2.Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Cô nêu tên trò chơi - Cho trẻ nêu lại cách chơi, luật chơi - Cho trẻ chơi -Trẻ trả lời -Trẻ kể tên quả -Mâm ngũ quả -Nải chuối -Quả cam, đu đủ, quý, táo -Màu xanh -Màu vàng -Trẻ trả lời -Trẻ nêu cách chơi, luật chơi -Trẻ chơi ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY - Đa số trẻ đến lớp đều đảm bảo sức khỏe tham gia vào các hoạt động, không có trẻ nào có biểu hiện mệt mỏi, 100% trẻ đều ăn hết suất. - 100% trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt động trong ngày. - Đa số trẻ đạt được các mục đích yêu cầu đề ra trong các hoạt động, còn một vài trẻ chưa nhận biết được đầy đủ đặc điểm của khối cầu, khối trụ như: cháu Bảo Trâm, Nhật Hiệu, Kim Ny. ********************************************** Thứ Sáu, 25/01/2019 Hoạt động học DH: Sắp đến tết rồi NH: Ngày tết quê em TC: Ai đoán giỏi. I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ hát thuộc bài hát, biết tên bài hát “Sắp đến tết rồi” của nhạc sỹ Hoàng Vân - Trẻ hiểu nội dung bài hát: Tết đến sẽ được may áo mới, thêm tuổi mới và được đi chúc tết ông  bà và mọi người 2. Kỹ năng: - Trẻ hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát thể hiện sự vui tươi theo nhịp bài hát - Rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhẹn khi chơi trò chơi “Ai đoán giỏi” 3. Thái độ: - Thông qua bài hát giáo dục trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động và mong chờ tết đến II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp học - Xắc xô, máy tính, ti vi,. - Nhạc không lời bài hát: “ Sắp đến tết rồi” và “Ngày tết quê em” - Mũ chóp kín, mũ hoa đào, hoa mai, hoa hồng đủ cho 3 tổ III. Tổ chức hoạt động Hoạt động cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú - Bây giờ cô mới các con hãy hướng những đôi mắt xinh của mình lên màn hình xem cô có những hình ảnh gì đây nhé! (Cô cho trẻ xem một số hình ảnh về ngày tết) - Cô chỉ vào từng hình ảnh và hỏi trẻ: + Đây là hình ảnh mọi người đang làm gì? + Ngày tết mọi người được đi đâu? + Còn các bạn nhỏ thì được bố mẹ mua sắm những gi? *Hoạt động 2 : Dạy hát :“Sắp đến tết rồi” của nhạc sĩ Hoàng Vân - Cô giới thiệu bài hát. - Các con ạ! Có một bài hát đã nói về không khí của ngày tết, bây giờ các con hãy cùng cô nghe một đoạn nhạc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclam quen voi toan 5 tuoi_12537140.doc
Tài liệu liên quan