Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 cả năm

CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2

MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN

Hoạt động thứ hai : THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM

I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG

1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động

a. Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ.

Dùng cho cá nhân và các tổ để sáng tác.

b. Sản phẩm sáng tác :

Các bài thơ, bài văn, tiểu phẩm, tranh vẽ, ca ngợi công ơn của Đảng và vẽ đẹp quê hương, đất nước.

c. Địa điểm để trình bày các tác phẩm dự thi của các tổ và cá nhân.

d. Phần thưởng cho các tác phẩm được giải.

2. Chuẩn bị về tổ chức

Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi và qui định rõ ::

- Bắt buộc mỗi tổ phải có tối thiểu 2 tác phẩm để dự thi trong đó có 1 sáng tác viết : Văn, thơ, tiểu phẩm và một sáng tác vẽ : một bức tranh. Mỗi tác phẩm đều có kèm theo lời bình.

 

doc35 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Chuẩn bị về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban phụ huynh, cán bộ lớp bàn về chương trình buổi lễ. - Mời đại diện ban phụ huynh phát biểu theo chương trình. - Mời một số thầy cô giáo phát biểu theo chương trình. - Phân công cụ thể : + Người điều khiển chương trình. + Những người chuẩn bị văn nghệ. + Trang trí lớp. - Mời thầy cô giáo cũ, giáo viên bộ môn đế lớp. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu a. Hát tập thể một bài hát về thầy cô giáo. b. Tuyên bố lí do (ví dụ một lời tuyê bố lí do sau đây) Hằng năm, cứ đến ngày 20 –11, toàn xã hội lại có dịp nhìn lại, ghi nhận vai trò, công lao to lớn của các thầy cô giáo trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, những người ngày đêm chăn lo cho việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng của mỗi học sinh. Ở trường ta, toàn thể học sinh đang ngày đêm chăn lo học tập, rèn luyện, tu dưỡng để ngày càng xứng đáng hơn với sự tin cậy, mong muốn của thầy cô giáo. Ở những tiết sinh hoạt lớp trước, lớp ta đã có nhiều hoạt động thể hiện lòng tôn sư trọng đạo theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Hôm nay, lớp ta phối hợp với các bác, các cô, các chú trong ban phụ huynh cùng tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Vịêt Nam 20 –11 để bày tỏ tình cảm kính trọng, biết ơn đới với các thầy cô giáo của mình. c. Giới thiệu đại biểu. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1 : Chúc mừng thầy cô giáo. - Người điều khiển đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam. - Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo. - Đại diện các tổ học sinh tặng hoa cho các thầy cô giáo. - Đại diện ban phụ huynh phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo. - Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề nhà giáo, đối với học sinh. * Hoạt động 2 : Văn nghệ chào mừng 20 –11. - Học sinh biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị. - Đại diện ban phụ huynh, thầy cô giáo có thể góp vui văn nghệ cùng học sinh. - Xen kẽ là những câu hỏi thảo luận như đã chuẩn bị. * Hoạt động cuối cùng Ban tổ chúc cảm ơn sự hiện diện của các thầy cô giáo, của đại diện ban phụ huynh trong buổi lễ. Chúc sức khỏe các thầy cô giáo và các vị đại diện. ----------˜˜&™™---------- Ngày soạn: Ngày HĐ: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hoạt động thứ nhất : TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG EM I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Những tư liệu, số liệu về truyền thống cách mạng của quê hương như : + Phong trào kháng chiến, du kích ở địa phương. + Sự đóng góp sức người, sức của của quê hương trong các cuộc kháng chiến. + Hoạt động của các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội trong các cuộc kháng chiến. + Những trận đánh xảy ra ở địa phương, những chiến công, của quê hương. + Những thành tựu về xây dựng kinh tế ở địa phương. + Công cuộc bảo vệ quê hương trong thời bình hiện nay (cơ quan quân sự địa phương, những doanh trại quân đội đóng ở địa phương, ). - Các tư liệu, tranh, ảnh, về các anh hùng, liệt sĩ của quê hương, những bà mẹ Việt Nam anh hùng của địa phương. - Một số bài thơ, bài hát, bài viết về quê hương, - Những tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở địa phương. - Phần thưởng (nếu có). - Lọ hoa, khăn trãi bàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Truyền thống cách mạng ở quê hương em”: Học sinh tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương với những nội dung như: sự tham gia, đóng góp, chiến công, tấm gương tiêu biểu, trong các cuộc kháng chiến cũng như trong thời bình thông qua hình thức báo cáo, thảo luận. - Yêu cầu phân công các tổ tìm hiểu theo những nội dung đã gợi ý. - Hướng dẫn, gợi ý cho học sinh tìm nguồn tư liệu, gặp gỡ những cán bộ địa phương để tìm hiểu những vấn đề liên quan. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình chi tiết của tiết sinh hoạt, cử người điều khiển. b. Học sinh : - Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết (có sự phối hợp với những thành viên khác), trang trí lớp học. - Phân công một số học sinh chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ (chủ đề về quê hương, đất nước). - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm mời một số đại biểu (cán bộ địa phương) tham dự tiết sinh hoạt. - Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho hoạt động (trang trí lớp, chuẩn bị phương tiện, văn nghệ, ). II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu a. Hát tập thể một bài hát liên quan đến chủ điểm. b. Tuyên bố lí do (ví dụ một lời tuyên bố lí do sau đây) Để có được độc lập, tự do, hoà bình như ngày hôm nay, dân tộc ta đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Trong các cuộc kháng chiến đó, dân tộc ta đã giành được những chiến công vang dội, có biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống, hy sinh tuổi thanh xuân của mình, có biết bao bà mẹ tiễn con ra trận mà không trở về, có biết bao người thương binh đã để lại một phần máu thịt của mình nơi chiến trường, Những chiến công như vậy, những con người ưu tú đó có ở khắp mọi miền Tổ Quốc và có ở địa phương chúng ta. Hôm nay, trong buổi sinh hoạt này, chúng ta sẽ ôn lại truyền thống cách mạng quê hương, kể lại cho nhau nghe về những con người cao cả đó qua báo cáo kết quả tìm hiểu của các tổ. c. Giới thiệu đại biểu (nếu có). d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1 : Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương - Người điều khiển mời đại diện các tổ lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình. - Lần lượt đại diện báo cáo kết quả (trong khi trình bày kèm theo tranh ảnh, tư liệu kèm theo để minh hoạ). - Sau mỗi trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi làm rõ những nội dung cần thiết. * Hoạt động 2 : Văn nghệ. - Các tổ lần lượt thực hiện những tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. - Chương trình văn nghệ này có thể hiện được tổ chức thành một hoạt động riêng hoặc xen kẽ trong quá trình thực hiện hoạt động trên. * Hoạt động 3 : Phát biểu của đại diện cựu chiến binh địa phương. - Cán bộ lớp mời ông (bác, chú, ) đại diện cán bộ địa phương phát biểu về truyền thống cách nạng quê hương, về xây dựng, bảo vệ quê hương trong điều kiện ngày nay, về trách nhiệm của học sinh về học tập, rèn luyện để sau này xây dựng quê hương, - Đại diện cán bộ địa phương phát biểu. - Cán bộ lớp tặng hoa cho ông (bác, chú, ) * Hoạt động cuối cùng Ban tổ chức nhận xét chung về kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng của quê hương, về sự chuẩn bị, tham gia của các tổ, - Trao phần thưởng cho những tổ có kết quả tìm hiểu xuất sắc. - Ban cán sự lớp cảm ơn sự giúp đỡ, tham gia của các vị đại biểu. ----------˜˜&™™---------- Ngày soạn: Ngày HĐ: CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Hoạt động thứ ba : GIAO LƯU VỚI CỰU CHIẾN BINH I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Những câu hỏi giao lưu dành cho cựu chiến binh, như : + Kể về một trận đánh mà ông (bác) tham gia ? + Kể về cuộc sống, chiến đấu của bộ đội ta trong chiến tranh ? + Công việc thường ngày, đóng góp của cựu chiến binh trong thời bình ? + Mong muốn, sự nhắn gửi của cựu chiến binh đến học sinh hôm nay ? - Một số tiết mục văn nghệ (bài hát, bài thơ, ) về bộ đội. - Hoa tặng cho cựu chiến binh. 2. Chuẩn bị về tổ chức a. Giáo viên chủ nhiệm: Họp cán bộ lớp, tổ để phổ biến kế hoạch hoạt động: - Nêu nội dung, yêu cầu, hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Giao lưu với cựu chiến binh”: Học sinh tiếp xúc, trò chuyện với cựu chiến binh về cuộc sống, chiến đấu của quân đội ta, về công việc thường ngày của cựu chiến binh, thông qua hình thức giao lưu. - Phổ biến cho học sinh về cuộc gặp gỡ này và đề nghị mỗi em chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi ông (bác) cựu chiến binh về những vấn đề mà minh quan tâm. - Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển, cử bạn tặng hoa cho cựu chiến binh. b. Học sinh : - Giao nhiệm vụ cho tổ trực nhật chuẩn bị những phương tiện cần thiết (có sự phối hợp với một số thành viên khác), trang trí lớp học. - Phân công một số học sinh chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. - Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm mời cụ chiến binh tham dự tiết sinh hoạt. - Giao nhiệm vụ cho một số cá nhân chuẩn bị cho tiết sinh hoạt (trang trí lớp, chuẩn bị phương tiện, văn nghệ, ). - Suy nghĩ về câu hỏi mà mình sẽ hỏi cựu chiến binh. - Một số học sinh thực hiện nhiệm vụ của lớp giao cho (trang trí, văn nghệ, ) II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu a. Hát tập thể một bài hát. b. Tuyên bố lý do (ví dụ một lời tuyên bố lý do sau đây) Trong các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc, đã có hàng triệu thanh niên rời làng quê, phố phường của mình lên đường nhập ngũ để dành độc lập, tự do cho Tổ Quốc. Đánh xong giặc, có khi họ không còn trẻ nữa và lại trở về cuộc sống đời thường và tiếp tục đóng góp công sức của mình cho quê hương, đất nước. Hôm nay, trong tiết sinh hoạt lớp, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, hỏi chuyện với một ông (bác) cựu chiến binh địa phương. Đề nghị các bạn mạnh dạn nêu những câu hỏi mà mình quan tâm dành cho ông (bác). c. Giới thiệu cựu chiến binh. d. Giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1 : - Người điều khiển mời cựu chiến binh tự giới thiệu về mình. - Cựu chiến binh tự giới thiệu về mình: tên, tuổi, những năm tháng tham gia chiến đấu, những huân chương được hưởng, - Học sinh nêu những câu hỏi khác nhau dành cho cựu chiến binh để cựu chiến binh trả lời. - Lời tâm sự, nhắn gửi, nhắc nhở về học tập, rèn luyện của cựu chiến binh dành cho học sinh. - Đại diện lớp nói lời cảm ơn, lời chúc mừng nhân dịp 22-12 và tặng hoa cho cựu chiến binh và hứa thực hiện những lời dặn dò của ông (bác) đối với các cháu. * Hoạt động 2 : Văn nghệ. Một số tiết mục văn nghệ được trình bày để chào mừng ngày 22-12 và dành tặng ông (bác) cựu chiến binh. * Hoạt động cuối cùng Đại diện cán bộ lớp nhận xét về những câu hỏi mà các bạn nêu ra trong cuộc trò chuyện với cựu chiến binh. - Giáo viên chủ nhiệm cảm ơn cựu chiến binh đã tham dự và chúc cựu chiến binh sức khỏe, tiếp tục là người lính Cụ Hồ trong thời bình. ---------˜˜&™™---------- Ngày soạn: Ngày HĐ: CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Hoạt động thứ nhất : THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Các tư liệu liên quan đến các sự kiện lịch sử của Đảng, các bài thơ, bài hát về Đảng. * Một số câu hỏi gợi ý định hướng giúp học sinh thi tìm hiểu về Đảng : - Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nước được thành lập vào thời gian nào ? Ở đâu ? + Đáp án : Tháng 3 năm 1929 tại Hà Nội. - Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam diễn ra trong hoàn cảnh thời gian nào ? Tại đâu ? + Đáp án : Từ nagỳ 3 đến ngày 7- 2- 1930 tại Hương Cảng. - Khi mới thành lập, Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay có tên là gì ? + Đáp án : Đảng Cộng Sản Việt Nam. - Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 1 (tháng 10- 1930) đã quyết định đổi tên là gì ? Ai là tổng bí thư ? + Đáp án : Đảng Cộng Sản Đông Dương, do Đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí Thư. - Đồng chí Trần Phú, Tổng Bí Thư của Đảng hi sinh trong trường hợp nào ? Tại đâu ? + Đáp án : Bi kịch bắt tra tấn và hi sinh tại nhà thương Chợ Quán - Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện ở đâu ? + Đáp án : Khởi nghĩa Nam Kỳ. - Sau một thời gian hoạt động ở nước ngoài, Bác Hồ (lúc đó là Nguyễn Ái Quốc) đã về tổ quốc để trực tiếp lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc. Người về đến biên giới Việt – Trung vào thời gian nào ? + Đáp án : Tháng 12 năm 1940. - Quốc Kì nước ta (cờ đỏ sao vàng) và Quốc Ca (bài Tiến Quân Ca) được quyết định tại đâu ? Thời gian nào ? + Đáp án : Đại hội Quốc Dân (Tân Trào) tháng 8 năm 1945. - Tác giả bài Tiến Quân Ca – Quốc Ca của nước ta là ai ? + Đáp án : Nhạc sĩ Văn Cao. - Bác Hồ viết Tuyên Ngôn Độc Lập tại đâu ? + Đáp án : Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội. - Nơi diễn ra cuộc mít tinh lớn giành chính quyền tại Hà Nội trong cách mạng tháng tám năm 1945 ? + Đáp án : Quảng Trường Nhà hát lớn. - “Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và thật sự trở thành một nước tự do độc lập”. Câu nói này được Bác Hồ nêu ở đâu ? + Đáp án : Tuyên Ngôn Độc Lập. - Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ tặng đồng bào miền Nam danh hiệu cao quí “Thành đồng tổ quốc” vào thời gian nào ? + Đáp án : Tháng 2 năm 1946. - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (1951) đã quyết định dưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi là gì ? + Đáp án : Đảng Lao Động Việt Nam. - Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào ngày, tháng, năm nào ? + Đáp án : Ngày 16 tháng 5 năm 1954. - Mật trận dân tộc giải phóng Miền Nam Việt Nam được chính thức thành lập vào dịp nào? + Đáp án : Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam vào ngày 20 tháng 12 năm 1960. - Bí thư thứ nhất BCH TW Đảng được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 3 l2 ai ? + Đáp án : Đồng chí Lê Duẩn. - Nước ta chính thức mang tên CHXHCN Việt Nam vào ngày nào ? + Đáp án : Ngày 2 tháng 7 năm 1976. - Đại hội Đảng lần đầu tiên sau ngày thống nhất đất nước là đại hội lần thứ mấy ? Được tổ chức thời gian nào ? Ở đâu ? + Đáp án : Lần thứ 4, tháng 12 năm 1976 tại Hà Nội. - Thứ tự tên gọi của Đảng ta từ ngày thành lập đến nay ? + Đáp án : Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đảng Cộng Sản Đông Dương. Đảng Lao Động Việt Nam. Đảng Cộng Sản Việt Nam. * Một số câu hỏi gợi ý định hướng thi tìm hiểu về Đảng qua thơ ca. - Hãy hát một bài hát mừng sinh nhật Đảng. - Hãy trình bày một bài thơ về Đảng. - Hãy hát một doạn bài hát có từ “Đảng”. - Hãy trình bày một sáng tác của bạn về “Mừng Đảng, Mừng Xuân”. b. Chuông báo giờ của ban giám khảo và các lá cờ nhỏ để làm tín hiệu trả lời. c. Tặng phẩm là phần thưởng cho các đội. d. Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong cuộc thi. 2. Chuẩn bị về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm: - Nêu chủ đề hoạt động và hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu, bài thơ, bài hát về Đảng. - Giúp học sinh lựa chọn các câu hỏi và đáp án cho cuộc thi. - Hội ý với cán bộ lớp để bàn bạc, phân công chuẩn bị cho hoạt động như : + Mỗi tổ cử một đội thi gồm 3 người. + Cử một người dẫn chương trình. + Cử ban giám khảo. + Thống nhất thang điểm 10 và thời gian suy nghĩ cho một câu hỏi từ 5 – 10 giây. + Mời giáo viên dạy bộ môn Lịch sử hoặc môn GDCD làm cố vấn cho cuộc thi. + Phân công mỗi tổ chuẩn bị vài tiết mục văn nghệ. + Phân công trang trí, chuẩn bị quà thưởng. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu Người dẫn chương trình : - Tuyên bố lí do. - Giới thiệu chương trình cuộc thi. - Giới thiệu Ban giám khảo, Ban cố vấn. - Giới thiệu thể lệ và cách thức thi và chấm điểm. - Mời các đội thi lên vị trí. - Các đội thi tự giới thiệu. * Hoạt động 1 : Cuộc thi tìm hiểu viết về Đảng. - Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ đưa ra đáp án của mình. Nếu trả lời sai, quyền trả lời sẽ chuyển sang đội bạn. - Ban giám khảo chấm điểm và ghi công khai điểm lên bảng. Đội trả lời sai sẽ không có điểm (hoặc bị trừ đi 2 điểm, ). - Đối với câu khó, người dẫn chương trình sẽ mời giáo viên cố vấn giúp đỡ. * Hoạt động 2 : Thi sáng tác thơ theo chủ đề về Đảng. - Người dẫn chương trình nêu chủ đề (ví dụ : “Ca ngợi công ơn của Đảng”, “Mừng sinh nhật Đảng”, ) và ra thời gian 10 phút mỗi đội phải sáng tác xong một bài thơ ngắn theo chủ đề đó. - Các đội làm việc, bàn bạc tìm ý, tìm lời để sáng tác. - Trong thời gian chờ đợi các đội thi sáng tác, có thể người dẫn nêu một số câu hỏi, câu đố, cho khán giả. Hoặc cho trình diễn một vài tiết mục văn nghệ, * Hoạt động cuối cùng Người dẫn chương trình công bố kết quả thi và mời giáo viên chủ nhiệm lên trao thưởng cho các đội. - Nhận xét kết quả hoạt động. ----------˜˜&™™---------- Ngày soạn: Ngày HĐ: CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Hoạt động thứ hai : THI VIẾT, VẼ CA NGỢI CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Giấy, bút, mực vẽ, bút vẽ. Dùng cho cá nhân và các tổ để sáng tác. b. Sản phẩm sáng tác : Các bài thơ, bài văn, tiểu phẩm, tranh vẽ, ca ngợi công ơn của Đảng và vẽ đẹp quê hương, đất nước. c. Địa điểm để trình bày các tác phẩm dự thi của các tổ và cá nhân. d. Phần thưởng cho các tác phẩm được giải. 2. Chuẩn bị về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi và qui định rõ :: - Bắt buộc mỗi tổ phải có tối thiểu 2 tác phẩm để dự thi trong đó có 1 sáng tác viết : Văn, thơ, tiểu phẩm và một sáng tác vẽ : một bức tranh. Mỗi tác phẩm đều có kèm theo lời bình. - Động viên khuyến khích mỗi cá nhân, nhóm trong các tổ đều có thể gửi các sản phẩm sáng tác của mình. - Quy định thời gian chuẩn bị vật liệu và sáng tác (chẳng hạn 2 – 3 ngày các tổ, nhóm hoặc cá nhân phải hoàn thành sản phẩm của mình để mang đến dự thi). - Cử một ban tổ chức cuộc thi gồm lớp trưởng, chi đội trưởng và lớp phó phụ trách văn thể, giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn cho Ban tổ chức. - Cử một người dẫn chương trình. - Mời các giáo viên Văn, Sử, Mĩ thuật làm giám khảo cuộc thi. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu Người dẫn chương trình nêu lý do, giới thiệu các đội thi, các nhóm, cá nhân có tác phẩm dự thi. Giới thiệu Ban giám khảo. Giới thiệu chương trình cuộc thi. * Hoạt động 1 : Thi trưng bày sản phẩm cuộc thi. - Người dẫn chương trình mời các tổ về vị trí đã được phân công để trưng bày các sản phẩm sáng tác của tổ mình gồm các sản phẩm bắt buộc theo qui định và các sản phẩm của các cá nhân hoặc nhóm trong tổ. Thời gian trưng bày là 5 phút. - Giám khảo chấm điểm trưng bày cho các tổ theo các chỉ tiêu chí : về thời gian trưng bày, số lương tác phẩm bắt buộc theo qui định, số lượng các tác phẩm khác, tính thẩm mĩ, - Giám khảo nhận xét đánh giá kết quả trưng bày của từng tổ và công khai điểm ghi lên bảng. * Hoạt động 2 : Trình bày tác phẩm dự thi. - Người dẫn chương trình giới thiệu từng tổ trình bày tác phẩm dự thi của tổ mình (1 sáng tác viết, 1 sáng tác vẽ). - Đại diện các tổ khi trình bày tác phẩm của mình cần nói rõ chủ đề tư tưởng, nội dung thể hiện, chất liệu, - Các nhóm hoặc cá nhân khi thuyết minh sản phẩm sáng tác của mình cũng phải bám sát chủ đề cuộc thi và ý tưởng thể hiện. - Ban giám khảo chấm điểm cho các tác phẩm theo các tiêu chí : có bám sát chủ đề không, nội dung ý nghĩa của sáng tác, tính nghệ thuật, thẩm mĩ, * Hoạt động cuối cùng Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi. - Người dẫn chương trình mời giáo viên chủ nhiệm lê trao thưởng cho các tổ và cá nhân. - Người dẫn chương trình nhận xét đánh giá kết quả hoạt động. ----------˜˜&™™---------- CHỦ ĐIỂM THÁNG 1, 2 Ngày soạn: Ngày HĐ: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN Hoạt động thứ ba : BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ “MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Lựa chọn các bài hát, bài thơ, liên quan đến chủ đề “Mừng Đảng, Mừng Xuân”. Gợi ý một số bài hát liên quan : - Lá cờ Việt Nam (Lý Trọng – Đỗ Mạnh Thường) - Em là mầm non của Đảng (Mộng Lân) - Mùa xuân về (Hoàng Vân) - Mùa xuân và tuổi hoa (Hàn Ngọc Bích) - Khăn quàng thắm mãi vai em (Ngô Ngọc Báu) - Em là bông hồng nhỏ (Trịnh Công Sơn) b. Một vài nhạc cụ đơn giản :Đàn, trống, sáo, c. Trang phục biểu diễn (nếu có). 2. Chuẩn bị về tổ chức - Giáo viên chủ nhiệm giao cho lực lượng cốt cán trong lớp tổ chức hoạt động biểu diễn văn nghệ “Mừng Đảng, Mừng Xuân”. - Cán bộ lớp, cán bộ chi đội và các tổ trưởng hội ý bàn bạc cách thức tổ chức hoạt động với các công việc cụ thể như : + Thành lập Ban tổ chức và điều hành hoạt động gồm lớp trưởng, chi đội trưởng, lớp phó văn thể và cán sự văn nghệ của lớp. Cử một người làm trưởng ban. + Yêu cầu các tổ và đội văn nghệ của lớp lựa chọn nội dung, tiết mục và lên kế hoạch tập luyện. Đăng kí các tiết mục với ban tổ chức. + Cử một người dẫn chương trình. + Dự kiến chương trình biểu diễn. + Chuẩn bị hoa tặng. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu Người dẫn chương trình tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình hoạt động. * Hoạt động 1 : Biểu diễn văn nghệ của các tổ. - Người dẫ lần lượt giới thiệu các tiết mục của của các tổ đã đăng kí lên trình diễn. - Mỗi tiết mục của các tổ, người dẫn chương trình giới thiệu tên tiết mục, tác giả, người thể hiện hoặc nhóm thể hiện. - Sau mỗi tiết mục biểu diễn, có tặng hoa và cổ vũ. * Hoạt động 2 : Biểu diễn các tiết mục lựa chọn của đội văn nghệ lớp. - Lần lượt các tiết mục lên trình diễn. - Hoặc đội văn nghệ lớp tổ chức thêm các trò chơi văn nghệ (như hát liên khúc, ). * Hoạt động cuối cùng Có thể là một hoạt cảnh kết thúc hoạt động (có múa minh hoạ), đồng thời người dẫn chương trình đọc lời động viên, cổ vũ, cám ơn và hứa hẹn một Hội diễn văn nghệ lạc quan vào dịp sau. Ngày soạn: Ngày HĐ: CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN Hoạt động thứ nhất : TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động a. Tư liệu về tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây là những tư liệu giúp cho học sinh hiểu được mục đích, lý tưởng của Đoàn và nhiệm vụ của đoàn viên thanh niên. Đó là những tư liệu giúp các em định hướng phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đoàn. Gợi ý các tư liệu mà học sinh cần tìm hiểu : - Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3 (trong sách Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 6, 7) - Các gương sáng đoàn viên (trong sách báo và trong cuộc sống xung quanh). - Tổ chức Đoàn trường hoặc chi đoàn của lớp. b. Một vài câu hỏi gợi ý thảo luận trong diễn đàn. Câu 1 : Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 – 3 – 1931 ? Ø Gợi ý đáp án : Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng tổ quuốc, Đoàn thanh niên đã có những cống hiến xuất sắc và trưởng thành vượt bậc, xây dựng nên một truyền thống lịch sử vẻ vang. Với ý nghĩa đó, Đảng CSVN đã ra Nghị quyết lấy ngày 26 – 3 – 1931 là ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lập nhóm thanh niên bí mật nồng cốt đầu tiên làm ngày thành lập Đoàn TNCS. Từ đó, ngày 26/3 hàng năm trở thành ngày kỉ niệm thành lập Đoàn. Câu 2 : Vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hiện nay ? Ø Gợi ý đáp án : Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam. Đoàn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức xã hội, của tập thể lao động và gia đình chăn lo, giáo dục, đào tạo và bảo vệ thanh thiếu niên, tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội. Đoàn có vai trò tiên phong trong học tập, lao động, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Câu 3 : Nhiệm vụ của doàn viên hiện nay là gì ? Ø Gợi ý đáp án : Đoàn viên có 3 nhiệm vụ (được ghi rõ trong diều lệ Đoàn). Câu 4 : Mục đích lý tưởng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì ? Ø Gợi ý đáp án : Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu ký tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Câu 5 : Tính chất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là gì ? Ø Gợi ý đáp án : Điều lệ Đoàn chỉ rõ 3 tính chất là tính chính trị, tính tiên tiến tính quần chúng. b. Các bản tham luận trong diễn đàn. Mỗi học sinh sưu tầm và đọc các tài liệu, có thể chọn một vấn đề viết thành bản tham luận (ngắn gọn) để tham gia hoạt động diễn đàn “Tiến lên đoàn viên”. c. Các tiết mục văn nghệ : Một số bài hát, bài thơ, về Đoàn. 2. Chuẩn bị về tổ chức Giáo viên chủ nhiệm: - Thông báo cho cả lớp về nội dung, yêu cầu của hoạt động. Hướng dẫn học sinh tìm đọc các tài liệu cần thiết tìm hiểu về Đoàn. - Hội ý với cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội trong lớp thống nhất chương trình, kế hoạch và phân công chuẩn bị : + Chuẩn bị nội dung diễn đàn. + Yêu cầu mỗi học sinh chuẩn bị tham luận để tham gia diễn đàn, hoặc chuẩn bị theo tổ, nhóm, + Phân công người điều khiển hoạt động. + Phân công người điều khiển chương trình văn nghệ. + Mời đại biểu : Mỗi cố vấn đoàn trường hoặc Tổng phụ trách Đội. + Phân công trang trí. II. HƯỚNG DẪN TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG * Hoạt động mở đầu Cả lớp hát bài Tiến lên đoàn viên (Nhạc và lời : Phong Nhã). Người điều khiển : - Tuyên bố lí do hoạt động. - Giới thiệu đại biểu. - Giới thiệu chương trình hoạt động và cách thức tiến hành hoạt động. * Hoạt động 1 : Diễn đàn và thảo luận. - Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề hoặc câu hỏi. - Học sinh xung phong hoặc được chỉ định lên phát biểu tham luận của mình. - Người điều khiển gợi mở để động viên cả lớp trao đổi, thảo luận vấn đề tham luận của bạn nhằm bổ sung thêm để cùng làm sáng tỏ vấn đề. Sau đó người điều khiển tổng kết tóm tắt lại những ý chính. * Hoạt động 2 : Chương trình văn nghệ. Do cán bộ văn nghệ điều khiển. * Hoạt động cuối cùng Người dẫn chương trình : Mời một học sinh đại diện lên phát biểu cảm tưởng, những điều nhận thức được về Đoàn sau khi tham gia hoạt động diễn đàn. - Mời đại biểu phát biểu ý kiến. - Nhận xét kết quả hoạt động. Ngày soạn: Ngày HĐ: CHỦ ĐIỂM THÁNG 3 TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN Hoạt động thứ hai : TỔ CHỨC VĂN NGHỆ MỪNG “NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN” I. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG 1. Chuẩn bị về phương tiện hoạt động - Các tiết mục văn nghệ của các tổ và của đội văn nghệ lớp với các thể loại như : Hát, múa, tiểu phẩm, thơ, biểu diễn nhạc cụ,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an HDNG L8_12304783.doc