CHỦ ĐỀ THÁNG 4
“HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”
TIẾT 14: Ý NGHĨA CỦA HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình , ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc . Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như : mơi trường ,đói nghèo , chiến tranh;
- Có kĩ năng phân biệt các sự kiện,các tình huống có liên quan đến hoà bình ; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó;
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết , ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực , tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác .
- Biết thêm được những kiến thức mới trong học tập , trong ôn thi học kì ;
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập .
25 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 9 cả năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười quê hương đất nước.
- Một số câu hỏi, câu đố về truyền thống cách mạng của quân và dân ta.
2. Về tổ chức:
+ Phân công mỗi tổ tìm hiểu truyền thống cá ch mạng thuộc một giai đoạn lựch sử cụ thể trong cách mạng tháng 8; trong kháng chiến chống thực dân pháp; trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay . . ..
+ Xây dựng chương trình hoạt động, phân công trang trí lớp, chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động:
- DCT: Cho lớp hát tập thể bài “Đảng cho em một mùa xuân”.
- Tuyên bố lý do: Dân tộc VN ta xưa và nay đã có ngàn năm truyền thống cách mạng để phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc va các tấm gương của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc. Hôm nay lớp 9/6 thảo luận về chủ đề “Thanh niên phát huy truyền thống cách mạng” Đó là lý do của buổi hoạt động ngày hôm nay.
- Giới thiệu chương trình hoạt động gồm 2 phần chính :
+ Đại diện các tổ giới thiệu về truyền thống cách mạng dân tộc.
+ Thảo luận về thanh niên phát huy truyền thống cách mạng của DT.
2. Hoạt động:
- DCT: Yêu cầu đại diện từng tổ lần lượt lên giới thiệu kết quả tìm hiểu của tổ mình cụ thể :
+ Tổ 1 : Truyền thống cách mạng tháng 8.
+ Tổ 2 : Trong kháng chiến chống thực dân pháp.
+ Tổ 3: Trong k/c chống thực dân Mỹ cứu nước.
- DCT: Tóm tắt kết quả thảo luận: Là HS lớp 9 để phát huy truyền thống cách mạng của cha anh chúng em cần học tập tốt, rèn luyện tư cách đạo đức tốt, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, xây dựng một tập thể vững mạnh.
3. Văn nghệ ca ngợi truyền thống cách mạng:
- DCT: Yêu cầu các nhóm lần lượt biểu diễn tiết mục văn nghệ của nhóm với chủ đề ca ngợi quê hương đất nước , .
- DCT: Yêu cầu 2 nhóm bốc thăm các bài hát va øhát các bài hát có các từ sau: “ Đất nước” ; “ Quê hương” ; “Bác Hồ” ; “ Hoà bình”.
+ Bạn hãy đọc 1 bài thơ trong đó có từ “Hòa bình”.
+ Bạn hãy kể 1 câu chuyện nói về truyền thống CM của DT – VN ta.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Phát biểu cảm nghĩ của 1-2 bạn;
- GVCN nhận xét dặn dò chuẩn bị hoạt động sau: “ thi văn nghệ ca ngợi truyền thống cm của quê hương đất nước” ./.
TiÕt : 6, 7 Chñ ®iÓm th¸ng 11
“TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO”
TIẾT 6: THẢO LUẬN VỀ CHỦ ĐỀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH.
- Hiểu biết về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của Dân tộc VN.
- Trân trọng, tự hào với truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”.
- Kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo phát huy truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG.
1. Nội dung:
- Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong lịch sử của dân tộc Việt nam.
- Những dẫn chứng minh hoạ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” xưa và nay.
2. Hình thức: Trao đổi, thảo luận biểu diễn VN.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG.
1. Phương tiện:
- Những tư liệu sưu tâm về truyền thống “ Tôn sư trọng đạo”của dân tộc Việt Nam.
- Câu hỏi gợi ý để trao đổi thảo luận.
2. Tổ chức:
+ Động viên hs tích cực tham gia.
+ Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
+ Phân công điều khiển chương trình, trang trí.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động: - DCT: Cho cả lớp hát bài “Ơn thầy”.
- Tuyên bố lý do: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng thầy, nửa chữ cũng thầy” những câu danh ngôn xưa mà ngàn đời vẫn còn vang vọng mãi cho chúng ta ngày hôm nay. Vâng đúng vậy công ơn dậy dỗ của các thầy cô vô cùng to lớn đã dìu dắt chúng ta hàng ngày, để tỏ lòng tôn kính đến các thầy cô hôm nay lớp 9 chúng ta thảo luận về truyền thống “tôn sư trọng đạo” của DTVN đó là nội dung của buổi HĐ ngày hôm nay.
- Giới thiệu chương trình gồm 2 phần chính:
Trao đổi về truyền thống tôn sư trọng đạo và văn nghệ.
2. Thảo luận về truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Mới một bạn phát biểu nội dung và ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
- Y/c hai nhóm thảo luận:
+ Câu 1: Bạn cho biết những sự việc, hình ảnh đẹp về truyền thống “Tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
+ Câu 2: Bạn cho biết những phê phán những biểu hiện trái với truyền thống ‘Tôn sư trọng đạo” của dân tộc VN.
Cả lớp thảo luận dựa trên báo cáo thu hoạch của các tổ.
3. Thi văn nghệ: Giành cho 2 đội
- DCT: Nêu chủ đề và thể lệ cuộc thi.
- Chủ đề hôm nay: về truyền thống tôn sư trọng đạo, đạo đức của học sinh trong nhà trường.
- Phần 1 :
+ Thể lệ: Mỗi đội trình bày 2 tiểu phẩm có nội dung đúng chủ đề
+ DCT: Giới thiệu ban G/k cuộc thi gồm: Ban . . . .
- Phần 2:
+ Tìm hiểu bài hát;
+ DCT cho 2 đội bốc thăm trả lời 2 bài hát.
+ Sau khi bốc thăm trả lời đúng yêu cầu bạn hãy hát hế bài hát đó, nếu đội nào không hát được chỉ được 5đ; đội nào trả lời đúng và biểu diễn hay bài hát đó cho 10đ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Ý kiến của 1-2 bạn về buổi hoạt động hôm nay;
- GVCN nhận xét nhắc nhở, dặn dò chuẩn bị cho hoạt động sau “Tổ chức kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11”.
TIẾT 7: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO
VIỆT NAM - 20/11
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Nhận thức sâu sắc ý nghĩa về giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc VN.
- Tích cực tham gia và phát huy tính sáng tạo trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động tập thể.
II. NỘI DUNG
- Một số tác phẩm nghệ thuật viết về người giáo viên.
- Sáng tác tự biên tự diễn của Hs.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Về phương tiện:
- Một số bài hát, bài thơ hoặc tiểu phẩm.
- Các tư liệu học sinh sưu tầm.
2. Về tổ chức:
- Gvcn: Gợi ý các nội dung trong hoạt động (Văn nghệ và triển lãm) giúp Hs định hướng về khối lượng công việc và thời gian phù hợp để tiến hành công việc.
- Học sinh: Các tổ đăng ký tiết mục biểu diễn.
+ Cán bộ lớp sắp xếp các nội dung cụ thể(các tiết mục văn nghệ đa dạng về thể loại, xen kẽ với các tiết mục tự biên tự diễn).
+ Luyện tập văn nghệ.
+ Thu thập các tư liệu, sưu tầm về truyền thống tôn sư trọng đạo các tác phẩm ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động:
- DCT: Cho lớp hát tập thể.
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu thành phần tham dự: GVCN, khách mời (nếu có ) và tập thể lớp.
2. Thi biểu diễn văn nghệ
- Tìm hiểu thế giới âm nhạc.
- Trình bày bài hát, bài thơ ca ngợi về thầy cô giáo.
- DCT: Yêu cầu chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 1 dãy (nửa lớp).
- DCT: Yêu cầu 2 đội lên bốc thăm câu hỏi tìm hiểu về thế giới âm nhạc:
+ C1: Màu mực tím là Nhạc sỹ nào sáng tác trong các Nhạc sỹ sau đây:
a) Phan Huỳnh Điểu b) Trương Quang Lục
c) Hoàng lân d) Nhạc sỹ Hàn Ngọc Bích
Đã sáng tác bài hát nào trong các bài hát sau:
A. Ba điểm 10; B. Tre ngà bên lăng Bác; C. Ngày vui mới.
- DCT: Giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ lên trình diễn.
- Sau mỗi tiết mục BGK công bố điểm và kèm theo nhận xét (đúng, hay phong cách biểu diễn . . . )
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Phát biểu cảm nghĩ của 1 - 2 bạn.
- GVCN nhận xét, dặn dò chuẩn bị hoạt động sau: Chủ đề” thanh niên phát huy truyền thống các mạng của dân tộc”.
Chñ ®iÓm th¸ng 12
“UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN”
TIẾT 8: HỘI VUI HỌC TẬP
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Hứng thú vượt khó , quyết tâm học tập để đạt kết quả cao.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng khoa học trong tự nhiên và trong xã hội.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HĐ
1. Nội dung: - Kiến thức một số môn học.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
- Giải thích 1 số hiện tượng khoa học trong tự nhiên và xã hội.
2. Hình thức: Thi hỏi – Đáp.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Về phương tiện:
- Một một số câu hỏi, bài tập, câu đố vui. . .của các môn học và đáp án.
- Một số tiết mục VN, phần thưởng.
2. Về tổ chức: - Lớp thảo luận, thống nhất chọn môn các học cần tổ chức hội vui (Toán, văn, sử, NN ,địa, lý, hoá . . .)
- GVCN liên hệ với GV bộ môn đã chọn để nhờ xây dựng những câu hỏi- đáp án.
- Mỗi tổ cử một người dự thi 1 môn.
- Những hs khác cũng ôn tập để dự thi phần cổ động viên ,và tham gia cùng thí sinh khi có cơ hội.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động:
- Cho lớp hát tập thể bài “ Lớp chúng mình”.
- Tuyên bố lí do – Giới thiệu khách mời –GVCN – Tập thể lớp.
- Giới thiệu chương trình gồm 3 phần chính :
1/ Thi hỏi –Đáp giữa đại diện các tổ.
2/ Thi trả lời nhanh.
3/ Văn nghệ.
2. Bắt đầu thi: - Thi hỏi –Đáp giữa đại diện các tổ.
+ Mỗi tổ cử 3- 4 bạn dự thi.
+ Nội dung thi gồm “ Tiếp sức giải toán,ghép từ ,môn học ưa thích” thời gian thảo luận ( 3 phút ). Đội nào có tín hiệu trước được quyền trả lời.
+ Nếu không trả lời được thì tổ khác có quyền trả lời .Nếu không có tổ nào trả lời được thì dành cho khán giả.
+ Quy định câu nào đúng cho 10 điểm , câu sai không cho điểm.
+ Đội nào có tổng số diểm cao thì thắng.
- DCT: Giới thiệu thí sinh dự thi của các tổ.
- Yêu cầu đại diện mỗi tổ bốc thăm câu hỏi theo từng môn:
Câu hỏi: 1/ Tiếp sức giải toán: Tính nhanh : a+ b (với a,b và a b)
Khi chia cho: a) ; b) -; c) +
2/ Thi trả lời nhanh :
a/ Bạn hãy cho biết có mấy vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn ?
b/ Tại sao kim loại Natri có thể chảy trong nước ?
c/ Toán học phát triển sớm nhất trên thế giới là ở nước nào ?
3. Thi VN: Yêu cầu mỗi đội trình bày những bài hát mà đội đã chuẩn bị .
4. Thư ký tổng hợp điểm qua 3 phần thi ,công bố đội thắng thua.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Phát biểu cảm nghĩ của 1-2 bạn;
- GVCN nhận xét dặn dò cho buổi hoạt động sau: “ xây dựng kế hoạch giúp đỡ các gia đình có công với cm”./.
TIẾT 9 : TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG
VÀ NHỮNG NÉT ĐỔI THAY CỦA QUÊ HƯƠNG.
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Hiểu được những nét lớn về truyền thống đấu tranh cách mạng, truyền thống học tập, lao động sản xuất... và những nét đổi thay ở quê hương, địa phương mình do Đảng lãnh đạo.
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương, càng yêu mến làng xóm, trường, lớp của mình.
- Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1) Nội dung:
- Những nét lớn về truyền thống cách mạng ở địa phương.
- Các truyền thống học tập, sản xuất ở địa phương, những gương tốt bảo vệ và xây dựng quê hương giàu đẹp.
- Những nét đổi thay ở quê hương.
2) Hình thức hoạt động:
- Tổ chức kể chuyện, trao đổi, thảo luận về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương, về những tấm gương sáng, những nét đổi thay ở quê hương; đồng thời, có xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1) Về phương tiện hoạt động;
- Các tư liệu: tranh ảnh, bài viết, thơ ca về truyền thống cách mạng ở địa phương; các tấm gương tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất xây dựng bảo vệ quê hương; các thành tựu và di sản văn hoá ở địa phương.
- Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động.
2) Về tổ chức:
Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu chủ đề hoạt động, nêu nội dung và hình thức tiến hành cho cả lớp.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan tới chủ đề hoạt động.
- Hội ý với cán bộ và lực lượng cốt cán trong lớp để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động:
+ Xây dựng chương trình hoạt động.
+ Cử người phối hợp điều khiển trao đổi thảo luận.
+ Cử người phụ trách chương trình văn nghệ xen kẽ trong quá trình toạ đàm.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1) Khởi động:
- Hát tập thể bài “Em là mầm non của Đảng” (Nhạc và lời: Mộng Lân).
- Người điều khiển tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động.
2) Toạ đàm:
- Người điều khiển lần lượt nêu các vấn đề hoặc câu hỏi. Ví dụ: Bạn hãy kể tên những anh hùng liệt sĩ ở quê hương (địa phương) mà bạn được nghe kể chuyện hoặc sưu tầm được. Bạn hãy kể một câu chuyện về gương sáng đảng viên ở quê hương. Truyền thống cách mạng tiêu biểu ở quê hương bạn là gì? Quê hương bạn có những đổi mới gì?
- Trong quá trình toạ đàm, có thể mời đại biểu lão thành cách mạng ở địa phương giúp đỡ và bổ sung các ý kiến làm sáng tỏ vấn đề.
- Trong quá trình hoạt động, nên xen kẽ các tiết mục văn nghệ.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Người điều khiển:
- Mời đại biểu lão thành phát biểu (Nếu có)
- Nhận xét kết quả hoạt động.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ “Mừng Đảng, Mừng Xuân” cho chương trình tuần sau.
TiÕt : 10, 11 Chñ ®iÓm th¸ng 1, 2
“MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN”
TIẾT 10 : SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
- Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung:
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên tự diễn (thơ ca, tiểu phẩm) của học sinh theo chủ đề hoạt động.
b) Hình thức hoạt động:
- Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như thi, đố, hát nối...
3. Chuẩn bị hoạt động;
a) Về phương tiện hoạt động:
- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh (bài thơ, bài hát, câu chuyện về mùa xuân, về Đảng, về quê hương, đất nước...).
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố và các đáp án kèm theo.
- Bản quy định thang điểm dùng cho giám khảo.
b) Về tổ chức:
* Giáo viên chủ nhiệm làm việc với tập thể lớp:
- Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu hoặc sáng tác theo chủ đề.
- Thành lập hai đội (mỗi đội gồm 10 học sinh) để giao lưu, thi đấu. Mỗi đội cử ra một đội trưởng. Đặt tên cho hai đội. Các học sinh còn lại sẽ là cổ động viên cho từng đội.
* Giáo viên hội ý với lực lượng cốt cán trong lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị cho hoạt động như:
- Phân công người dẫn chương trình. xây dựng chương trình điều khiển.
- Yêu cầu hai đội trưởng cũng chuẩn bị các nội dung để giao lưu (ví dụ: một câu hát, một câu thơ và hỏi tên bài, tên tác giả; đề nghị đội bạn hát nối tiếp một câu hát, đọc nối tiếp một câu thơ hoặc đề nghị điền vào chỗ trống một câu thơ, một câu hát...). Hai đội trưởng cùng bàn bạc với đội mình để chuẩn bị.
- Phân công trang trí.
4. Tiến hành hoạt động:
a) Khởi động:
- Hát tập thể bài Mùa xuân và tuổi thơ (Nhạc và lời: Bùi Anh Tú).
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần ban giám khảo. Mời hai đội lên vị trí của mình.
b) Giao lưu:
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố để các đội tiến hành giao lưu (ví dụ: yêu cầu các đội lần lượt kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề "ca ngợi Đảng", "mùa xuân", "quê hương"..., các đội lần lượt hát một câu (hoặc một đoạn) có từ "quê hương", từ đất nước", từ "Đảng", từ "mùa xuân"...).
- Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà "bị tắc" - coi như thua. Lúc đó người dẫn chương trình sẽ hỏi các "cổ động viên".
- Đồng thời giám khảo sẽ cho điểm các đội. Điểm được công bố và viết ngay trên bảng.
- Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian yêu cầu hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau và cũng được giám khảo chấm điểm. Ngoài ra cũng cần dành cho "cổ động viên" những câu đố, câu hỏi riêng, tạo không khí sôi nổi, phấn khởi cho cuộc chơi.
5. Kết thúc hoạt động: Người dẫn chương trình:
- Công bố kết quả của các đội và cá nhân.
- Nhận xét chung, biểu dương tinh thần ý thức tham gia của hai đội và của cả lớp.
- Cám ơn các đại biểu đã tham gia hoạt động với lớp.
TiÕt : 12,13 Chñ ®iÓm th¸ng 3
“TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN”
TIẾT 12: TOẠ ĐÀM VỀ VAI TRÒ CỦA ĐOÀN
VÀ LÝ TƯỞNG CỦA THANH NIÊN HIỆN NAY
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
- Nhận thức được vai trò và nhiệm vụ của Đoàn TNCSHCM và lý tưởng của thanh niên trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay.
- Tin tưởng và tự hào về tổ chức Đoàn TNCSHCM.
- Biểu đạt ý kiến của mình về vai trò của Đoàn, về lý tưởng của thanh niên, học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn viên.
-Cảm phục, tôn trọng và yêu mến Đoàn viên ưu tú.
- Học tập và rèn luyện theo gương Đoàn viên ưu tú.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung: Vài trò của tổ chức Đoàn, nhiệm vụ của Đoàn viên thanh niên hiện nay, lý tưởng của thanh niên.
2. Hình thức: Toạ đàm, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ
1. Phương tiện: -Những tài liệu liên quan nói về vai trò, nhiệm vụ của Đoàn và lý tưởng của thanh niên.
- Một số câu hỏi thảo luận.
2. Tổ chức
a) GVCN:
- Nêu mục đích , kế hoạch hoạt động.
- Hướng dẫn hs sưu tầm, tìm đọc các tài liệu.
- Hướng dẫn cho BCS lớp và DCt thực hiện.
b) Công việc cụ thể.
- Thống nhất câu hỏi và đáp án.
- Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động:
- Hát tập thể bài “Thanh niên làm theo lời Bác” ( Của nhạc sĩ H-Hà);
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Giới thiệu chương trình gồm 3 phần chính:
+ Thảo luận, tọa đàm.
+ Tìm hiểu công ước QTE.
+ Văn nghệ.
2. Giao lưu
- DCT: Mời lớp trưởng lên báo cáo thành tích của lớp và giới thiệu một số gương mặt tiêu biểu trong lớp ( tích cực tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện).
- Tiếp tục là phần tự giới thiệu của Đoàn viên ưu tú ở địa phương, thông qua tình hình hoạt động của bản thân, thành tích nổi bật, các hoạt động phong trào đoàn ở địa phương.
- Giao lưu trực tiếp giữa Đoàn viên ưu tú và các bạn hs bằng hình thức có thể đặt cậu hỏi trực tiếp hoặc câu hỏi bằng giấy sau đó thông qua người dẫn chương trình đọc lên cho tất cả nghe.
3. Thảo luận:
a) DCT nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
- Câu 1: Đoàn thanh niên là gì? ( là tổ chức chính trị –xã hội của TNVN).
- Câu 2: ĐTNCSHCM do ai sáng lập? (Đảng CSVN và Chủ tịch HCM sáng lập).
- Câu 3: Hãy cho biết ý nghĩa của huy hiệu Đoàn? (biểu thị sức mạnh của TNVN, tính sung kích của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc).
- Câu 4: Mục đích lý tưởng của ĐTNCSHCM là gì? (gồm những TNTTiến, phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh.)
- Câu 5: Tính chất của ĐTNCSHCM? (tính ctrị, tính tiên tiến, tính quần chúng).
- Câu 6: Chức năng của ĐTNCSHCM là gì? (là đội dự bị tin cây của Đảng, là trường học XHCN của TN, là người đại diện chăm lo và bảo vệ hợp pháp của tuổi trẻ). Sau mỗi câu trả lời DCT chốt lại những vấn đề chính.
- Câu 7: Vai trò, vị trí và mối quan hệ của Đoàn trong XH ntn? ( là thành viên trong hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật của nước CHXHCNVM).
a) Tìm hiểu về điều 12, 13, 15 công ước về quốc tế;
b) Văn nghệ: Giới thiệu một số bài hát về Đoàn và mời đại diện các Tổ lên tr bày.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời đại biểu phát biểu ý kiến.
- DCT cảm ơn khách mời đã tham dự hoạt động.
- Gvcn dăng dò, nhắc nhở hoạt động sau. Chuẩn bị v nghệ chào mừng ngày 26/3
- Tuyên bố kết thúc hoạt động.
TIẾT 13: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY TLĐ 26-3
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HỌC SINH
- Phát huy khả năng VN của lớp,khai thác,tìm hiểu thêm nhiều bài hát về Đoàn.
- Khắc sâu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26- 3 .
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung: - Các bài hát về Đoàn.
- Tên một số bài hát,tên các tác giả bài hát về Đoàn.
2 . Hình thức: Thi văn nghệ
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG
1. Phương tiện:
- Tập hợp các bài hát về Đoàn.
- Phân công người điều khiển chương trình.
- Trang trí lớp ,phần thưởng.
- BGK – Thang điểm.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1 . Khởi động:
- Hát bài “Tiến lên Đoàn viên”;
- Tuyên bố lí do . . . ;
- Giới thiệu thiệu thành phần tham dự : GVCN – Tập thể lớp.
- Giới thiệu chương trình gồm 2 phần chính :
+ Trò chơi.
+ Văn nghệ
2. Trò chơi văn nghệ: chia 2 đội A và B .
- Trò chơi 1 :
+ DCT : Mời mỗi đội lên ghi tên bài hát về Đoàn – Đội
+ Nếu đội nào ghi được nhiều bài ,chính xác thì đội đó thắng .
- Trò trơi 2 :
+ Mỗi đội hãy trình bày những bài hát vừa ghi được ở trên.
+ Yêu cầu hát hay hát đúng , có phong cách biểu diễn tốt. (Cho 10 điểm )
+ BGK công bố của 2 đội sau 2 trò chơi – phát thưởng cho đội giải nhất .
3. Văn nghệ: Mời đại diện mỗi tổ trình bày tiết mục văn nghệ mà tổ mình đã chuẩn bị
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời một bạn phát biệu cảm nghĩ ;
- Mời GVCN nhận xét – Dặn dò hoạt động sau:
- Tuyên bố kết thúc hoạt động ./.
CHỦ ĐỀ THÁNG 4
“HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”
TIẾT 14: Ý NGHĨA CỦA HÒA BÌNH HỮU NGHỊ
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Nâng cao hiểu biết về vấn đề hoà bình , ý nghĩa của hoà bình đối với sự phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc . Khắc sâu kiến thức về một số vấn đề mà nhân loại quan tâm như : mơi trường ,đói nghèo , chiến tranh;
- Có kĩ năng phân biệt các sự kiện,các tình huống có liên quan đến hoà bình ; biết bày tỏ quan điểm của mình một cách tự nhiên về một vấn đề toàn cầu nào đó;
- Biết hợp tác trên tinh thần đoàn kết , ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau để hướng tới một cuộc sống tích cực , tôn trọng các giá trị dân tộc mình và các dân tộc khác .
- Biết thêm được những kiến thức mới trong học tập , trong ôn thi học kì ;
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm học tập .
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung:
- Kiến thức của một số môn học mà kết quả đạt được chưa cao, hoặc kiến thức của những môn học do lớp quyết định chọn để đưa vào hoạt động học tập .
- Một số ND cơ bản trong công ước LHQ về QTE;
- Hoà bình và sự cần thiết phải bảo vệ và gìn giữ hoà bình trong bối cảnh hiện nay . Trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần gìn giữ hoà bình;
2. Hình thức:
- Diễn đàn: Trình bày những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân, của nhóm;
- Thi giải câu đố , thi giải nhanh bài tập , tình huống ứng xử, sự kiện lịch sử của dân tộc;
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ .
CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG.
1. Về phương tiện:
- Bản trình bày ý kiến của cá nhân, của nhóm về chủ đề hòa bình và hữu nghị , công ước LHQ về QTE;
- Một số điều trong 4 nhóm QTE;
- Một số bài hát , tiểu phẩm , trò chơi . . . .
2. Về tổ chức:
- Phân công mỗi cá nhân chuẩn bị ý kiến của mình;
- Mỗi tổ nhóm định hướng trả lời câu hỏi và cự người trình bày ý kiến;
- Chuẩn bị một số tiết mục VN xen kẽ giữa các câu hỏi;
- Xây dựng chương trình buổi diễn đàn;
- Phân công người DCT – Trang trí lớp .
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Khởi động:
- Cho lớp hát tập thể bài “ Nối vòng tay lớn” ;
- Tuyên bố lí do – Giới thiệu thành phần tham dự ;
1. Toạ đàm về “ hoà bình và hữu nghị”
- DCT: Giới thiệu lần lượt đại diện từng tổ lên trình bày ý kiến của mình:
+ Tổ 1: Nêu suy nghĩ về ý nghĩa của hoà bình đối với sự ổn định và phát triển của xã hội;
+ Tổ 2: Trìng bày trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần gìn giữ hoà bình của xã hội (phải thể hiện ở mọi lúc,mọi nợi tinh thần hoà bình trong các mối quan hệ và giao tiếp hàng ngày giữa con người );
+ Tổ 3 : Trình bày công ước LHQ về QTE . Cụ thể giới thiệu về 4 nhóm quyền của trẻ em (Quyền sống còn,quyền được bảo vệ,quyền được pt , quyền được tham gia);
+ Tổ 4 : Trình bày trách nhiệm của thanh niên hs trong việc góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Phần trình bày của đại diện các tổ xong;
- DCT mời một số bạn trong lớp bổ sung thêm ý kiến;
- Sau mỗi tổ trình bày DCT giới thiệu 1 số tiết mục văn nghệ xen kẽ .
2.Thi trả lời đúng:
- DCT mời 2 nhóm thi vào vị trí thi và phát lệnh thi;
- Đại diện mỗi nhóm lên hái hoa , đọc to câu hỏi . Nhóm trao đổi trong 1 phút . Nhóm nào có tín hiệu trước được quyền trả lời . Nếu không trả lời thì không ghi điểm . Quyền trả lời thuộc nhóm tiếp theo điểm số tính cho nhóm trả lời đúng .
- Bắt đầu thi :
+ Câu1: Đối với bạn , môn học nào là khó khăn hơn cả ? Bạn có thể cho lớp biết dự định của mình về kế hoạch phấn đấu cho môm học đó .
+ Câu 2 : Có ý kiến cho rằng “ Gần đến ngày thi học cũng kịp , lo gì” theo bạn ý kiến đó đúng hay sai ? Hãy cho biết quan điểm của bạn .
Thi đố vui:
- DCT nêu các câu đố vui học tập, yêu cầu 2 đội cử đại diện bốc thăm trả lời.
+ Câu 1 :
Cậu em một tuổi đi đầu
Ba anh lên chín theo sau thẳng hàng
Riêng anh chín cuối rất “ngang”
Trồng cây chuối ngược cho làng “ biết tay”
( Là số nào ? ) ( 1996)
+ Câu 2 :
Để nguyên – ai cũng lặc lè
Bỏ nặng , thêm sắc – ngày hè chói trang .
( Là chữ gì? ) ( Chữ nặng )
+ Câu 3 :
Vua nào đại thắng quân thanh
Đống đa lưu dấu – sử xanh muôn đời ?
( Là vua nào ? ) ( Vua Quang Trung )
3. Văn nghệ: Giới thiệu 1 số bài hát về hoà bình – Hữu nghị .
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
- Mời 1 – 2 bạn phát biểu cảm nghĩ ;
- Mời GVCN nhận xét , dặn dò chuẩn bị cho HĐ 2 “ Tổ chức hội vui học tập” ;
- Tuyên bố kết thúc hoạt động./.
TIẾT 15: CHÀO MỪNG NGÀY GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM,
THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 30 - 4
YÊU CẦU GIÁO DỤC GIÚP HS
- Tự hào về ngày lịch sử của Dân Tộc , từ đó xác định rõ trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng quê hương đất nước bằng việc học tập tốt;
- Rèn luyện kĩ năng tham gia và những tổ chức hoạt động văn nghệ của lớp .
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
Nội dung :
Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn MN , thống nhất đất nư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoat dong ngoai gio len lop 9 nam 2016-2017.doc
- KHGD NGLL 9E.doc