Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Bài: Làm quen với bạn bè, thầy cô giáo

i. Mục tiêu :

- Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của 1 số anh hùng, liệt sĩ nhỏ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước.

- Tự hào kính trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ.

- Tích cực học tập rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi

II. CHUẨN BỊ:

 * Đối với GV :

- Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung hình thức hoạt động.

- Hướng dẫn HS tự tìm hiểu sưu tầm các tư liệu, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi của đất nước, của địa phương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc .

- Chuẩn bị nội dung câu hỏi để hướng dẫn HS thảo luận

- Phân nhóm thảo luận.

- Phân công HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi

*Đối với HS:

- Sưu tầm và tìm hiểu về gương chiến đấu hi sinhcuar các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như : Trần Quốc Toản, Vừ A Dính, Kim Đồng, Dương Văn Nội, Lý Tự Trọng

- Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ theo sự phân công của GV chủ nhiệm

 

doc44 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Bài: Làm quen với bạn bè, thầy cô giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề thầy giáo , cô giáo em 1)Mục tiêu hoạt động: - HS biết kính trọng , biết ơn, yêu quý các thầy cô giáo - Tạo không khí hồ hởi học tập, rèn luyện trong lớp học - Bước đầu hình thành cho HS kĩ năng tự tin , kĩ năng hợp tác trong học tập 2) Quy mô hoạt động : - Tổ chức theo lớp, hoặc khối lớp 3) Tài liệu và phương tiện: - Một số bài hát về thầy giáo cô giáo , về trường, lớp . - Các bài hát về thiếu nhi trong học tập, trong hoạt động Đội và Sao Nhi đồng - Chuẩn bị dàn nhạc, trang thiết bị phục vụ biểu diễn - Chuẩn bị hoa và quà để tặng thầy cô 4) Các bước tiến hành: Bước 1 : chuẩn bị Chuẩn bị ban tổ chức bao gồm: GV chủ nhiệm các lớp đại diện ban PHHS khối lớp , đại diện nhà trường, GV Tổng phụ trách Đội Gv chủ nhiệm lớp phổ biến nội dung, kế hoạch tổ chức hoạt động cho cả lớp trước 1 – 2 tuần Hướng dẫn các lớp xây dựng nội dung chương trình và tổ chức tập luyện các tiết mục văn nghệ với các thể loại : Đọc thơ , múa ,hát , tiểu phẩm , kể chuyện Chuẩn bị nhóm đại diện tặng hoa, quà cho thầy cô Dự kiến khách mời, có thể bao gồm : Lãnh đạo nhà trường, các Gv dạy khối lớp, đại diện ban PHHS khối lớp Bước 2 : Tiến hành Chương trình buổi liên hoan văn nghệ coa thể tiến hành như sau : + Tuyên bố lí do , giới thiệu khách mời. + Trưởng ban tổ chức khai mạc hội diễn. + Đại diện HS lên tặng hao và chúc mừng các thầy cô giáo + Các tiết mục văn nghệ được trình diễn theo kế hoạch. + Kết thúc chương trình, lớp trưởng thay mặt HS cảm ơn các thầy cô giáo Và nhà trường nhân ngày 20 / 11 Bước 3 : Nhận xét - đánh giá Trưởng ban tổ chức nhận xét chung buổi biểu diển văn nghệ. Khen và cảm ơn toàn thể HS tham gia biểu diễn văn nghệ. Tháng 11 GDHĐNGLL Chủ đề : BIẾT ƠN Thầy giáo , cô giáo: hội vui học tập 1. Mục tiêu hoạt động: Giỳp HS: - Góp phần củng cố kiến thức , kĩ năng các môn học - Phát triển tính chủ động , tích cực học tập của HS - Tạo không khí thi đua vui chơi, phấn khởi học trong học tập - Rèn kĩ năng giao tiếp ra quyết định cho HS 2. Quy mô hoạt động : - Tổ chức theo lớp. 3, Tài liệu và phương tiện: - Chuẩn bị địa điểm, câu hỏi tình huống , bài tập , trò chơi và đáp án - Các tiết mục văn nghệ, phần thưởng 1.4 Các bước tiến hành: Hoạt động 1 : Chuẩn bị GV thông báo cho HS trong lớp về kế hoạch tổ chức hội vui học tập và ghi nội dung thi - Họp ban cán sự lớp phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập - GV chuẩn bị các câu hỏi , bài tập cùng đáp án - Dự kiến khách mời( Lãnh đạo nhà trường , Tổng phụ trách) Hoạt động 2 : Tiến hành Hội vui học tập -Bố trí không gian lớp học: Kê bàn ghế theo hình chữ u, chuẩn bị vị trí cho khách mời , dự kiến đại biểu phát biểu. -Văn nghệ mở màn hội thi. - Tuyên bố lí do , giới thiệu đại biểu và thông báo chương trình, thế thức hội thi - Gv điều khiển hội thi , lần lượt mời các cá nhân ,đội thi ngồi vào vị trí của mình. *Thực hiện cá phần thi: - Phần thi kiến thức( tổ chức hình thức rung chuông vàng ); + Gv lần lượt nêu các câu hỏi + HS suy nghĩ và ghi kết quả vào bảng +HS nào trả lời sai sẽ bị loại ra ngoài và trở thành cổ động viên cho các bạn chơi. - Cứ như vậy cho đến khi chỉ còn 2 – 3 HS ở lại thì sẽ đển phần thầy cô cứu trợ để lấy thêm HS vào vòng thi tiếp theo . *Phần thi đố vui: - GV lần lượt nêu từng câu đố , đội thi nào rung chuông trước, đội đó được quyền trả lời * Phần thi tình huống: - Mỗi đội thi được phát phiếu ghi một tình huống. Sau 10 phút chuẩn bị, mỗi đội phải lên đóng vai thể hiện cách giải quyết tình huống Lưu ý : -Nên tổ chức xen kẽ trò chơi và tiết mục văn nghệ vào giữa các phần thi - Đánh giá cho điểm ngay sau mỗi phần thi. Hoạt động 3 : Tổng kết - đánh giá Công bố kết quả hội thi. Mời đại biểu lên trao phần thưởng cho các ca nhân và đội thi xuất sắc Kết thúc cho hát tập thể một bài Hoạt động ngoài giờ lên lớp Trò chơi : “ bỏ rác vào thùng’’ i. Mục tiêu : - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS. - Hình thành và phát triển cho HS hành vi ứng xử thân thiện với môi trường. - HS biết thực hiện vứt rác đúng nơi quy định. II. CHUẨN BỊ: - Khoảng sân rộng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : chuẩn bị Gv phổ biến cho HS tên trò chơi và cách chơi: Tên trò chơi : “ Bỏ rác vào thùng’’ Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm “ thùng rác’’ và nhóm “ bỏ rác’’ + Nhóm “ bỏ rác’’ xếp thành hình vòng tròn, mỗi HS cầm 1 vật trên tay tượng trưng cho rác . Nhóm “ thùng rác ’’ đứng bên trong vòng tròn. + Khi có lệnh, các HS thuộc nhóm “ bỏ rác’’ phải nhanh chóng “ bỏ rác’’ Vào thùng ,có nghĩa là đưa nhanh vật cầm trên tay cho bạn thuộc nhóm “ thùng rác ’’ mà không được vứt ra ngoài thùng trong khi quy ước mỗi thùng chỉ chứa được số lượng rác là 3( Mỗi HS nhóm “ thùng rác ’’ sẽ chỉ cầm 3 vật trên tay) + Hết thời gian quy định, em nào thuộc nhóm “ bỏ rác’’ còn cầm rác trên tay hoặc vứt rác ra ngoài là phạm lỗi . Thùng rác nào chứa nhiều rác cũng là phạm lỗi. Nhóm nào nhiều người phạm lỗi hnoms đó sẽ thua. + Sau mỗi lần chơi, hai nhóm lại đổi vai trò cho nhau và tiếp tục chơi . SAu 2 lần chơi, nhóm nào thua cả 2 lần thì nhóm đó thua cuộc. - HS nhắc lại cách chơi và luật chơi. Hoạt động 2 : Tiến hành chơi - Tổ chức chơi thử - HS chơi thật Hoạt động 3 : Đánh giá và trao giải Gv nhận xét và trao giải cho nhóm thắng cuộc Hoạt động nối tiếp: GV tổ chức cho HS thảo luận theo các câu hỏi sau: + Nội dung trò chơi nhắc nhở ta điêìu gì? + Vứt rác bừa bải gây ra hậu quả gì ? + Chúng ta cần làm gì để góp phần hạn chế, loại trừ tình trạng vứt rác bừa bải ở trường, lớp và nơi công cộng ? - HS trả lời - Nhận xét Khuyến khích các em trao đổi, bày tỏ thái độ đồng tình với các hành vi bảo về môi trường và không đồng tình với các hành vi gây hại cho môi trường GVKL: Bỏ rác nơi quy góp phần giữ gìn vệ sinh chung , giữ cho môi trường thêm xanh , sạch , đẹp, giảm được các dịch bệnh, giữ sức khỏe cho mọi người và xã hội - GV nhận xột giờ học. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Nghe kể về các anh hùng tuổi thiếu niên như : trần quốc toản, kim đồng i. Mục tiêu : - Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của 1 số anh hùng, liệt sĩ nhỏ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước. - Tự hào kính trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ. - Tích cực học tập rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi II. CHUẨN BỊ: * Đối với GV : Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung hình thức hoạt động. Hướng dẫn HS tự tìm hiểu sưu tầm các tư liệu, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi của đất nước, của địa phương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc . Chuẩn bị nội dung câu hỏi để hướng dẫn HS thảo luận Phân nhóm thảo luận. Phân công HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi *Đối với HS: - Sưu tầm và tìm hiểu về gương chiến đấu hi sinhcuar các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như : Trần Quốc Toản, Vừ A Dính, Kim Đồng, Dương Văn Nội, Lý Tự Trọng - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ theo sự phân công của GV chủ nhiệm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Giới thiệu Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ với chủ đề như : hát về Kim Đồng GV đưa ra 1 số câu hỏi hướng vào nội dung các câu chuyện sẽ kể + Bài hát vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào? + Embiết gì về nhân vật anh hùng đó? Hoạt động 2 : Kể chuyện Gv kể cho HS nghe 1 số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như : Trần Quốc Toản, Vừ A Dính, Kim Đồng, Dương Văn Nội, Lý Tự Trọng Sau mỗi câu chuyện kể GV hỏi + Câu chuyện kể về ai + Chiến công nổi bật của anh hùng đó là gì ? +Người anh hùng đó hi sinh trong hoàn cảnh nào? + Em học được đức tính gì ở người anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi đó? HS thảo luận GV tiểu kết Hoạt động nối tiếp : Tổng kết đánh giá GV nhận xét ý thức , thái độ học tập của HS. Tuyên dương những cá nhân , nhóm thảo luận tích cực. Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Hát về anh bộ đội 1)Mục tiêu : - HS biết sưu tầm và hát được 1 số bài hát ca ngợi anh bộ đội - HS biết hát đúng tiết tấu , giai điệu bài hát - Kính trọng , tự hào biết ơn anh bộ đội II. CHUẨN BỊ: * Đối với GV : Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động. Hướng dẫn HS tự tìm hiểu sưu tầm các tư liệu bài hát, truyện kể , múa ca ngợi anh bộ đội . Chuẩn bị câu hỏi về : tên bài hát, tác giả , ý nghĩa của bài hát - Chuẩn bị tặng phẩm, phần thưởng nhỏ cho những tiết mục biểu diễn - Mời đại biểu tham dự văn nghệ *Đối với HS: - Cá nhân , nhóm Sưu tầm và tìm hiểu các nội dung theo hướng dẫn của GV và tập luyện các tiết mục văn nghệ. - Chọn cử ban giám khảo( 3 – 4 HS đại diện cho các tổ ) - Phân công trang trí kê bàn ghế , phụ trách tặng phẩm III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Khởi động ổn định tổ chức( có thể hát 1 bài hát liên quan đến chủ đề Tuyên bố lí do , giới thiệu đại biểu đến dự Thông qua nội dung chương trình , các phần thi. Hoạt động 2 : Biểu diễn văn nghệ Đại diện đội thi tự giới thiệu về đội mình. Các đội tiến hành biểu diễn văn nghệ, múa hát , đọc thơ , kể chuyện theo nội dung đã đăng kí, lựa chọn và trình tự bốc thăm Ban giám khảo nhận xét đánh giá ssau mỗi tiết mục( tiêu chí chấm điểm. Ban giám khảo cho điểm bằng hình thức giơ thẻ (đỏ ,vàng ,xanh ). Đội nào giành nhiều thẻ đỏ, vàng hơnlà chiến thắng. Hoạt động 3 : Tổng kết đánh giá Trao phần thưởng cho các cá nhân , tổ , nhomscos phần biểu diễn văn nghệ xuất sắc. Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét ý thức , thái độ và sự chuẩn bị của lớp , ca nhân, tổ , nhóm. - Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Nghe kể về các anh hùng tuổi thiếuNiên như : vừ a dính , lí tự trọng, Nguyễn bá ngọc(tiếp theo) 1)Mục tiêu : - Giúp HS biết được tên, tuổi và những chiến công vẻ vang của 1 số anh hùng, liệt sĩ nhỏ tuổi trong lịch sử đấu tranh giữ nước. - Tự hào kính trọng và biết ơn các anh hùng liệt sĩ. - Tích cực học tập rèn luyện phấn đấu theo gương các anh hùng liệt sĩ nhỏ tuổi II. CHUẨN BỊ:* Đối với GV : - Tư liệu về các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi - Một số câu hỏi đàm thoại - các bài hát , bài thơ về anh hùng dân tộc - Thông báo trước cho HS cả lớp về nội dung hình thức hoạt động. Hướng dẫn HS tự tìm hiểu sưu tầm các tư liệu, truyện kể về các anh hùng, liệt sĩ trẻ tuổi của đất nước, của địa phương trong lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc . Chuẩn bị nội dung câu hỏi để hướng dẫn HS thảo luận Phân nhóm thảo luận. Phân công HS chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi *Đối với HS: - Sưu tầm và tìm hiểu về gương chiến đấu hi sinhcuar các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như : Vừ A Dính, Lý Tự Trọng , Nguyễn Bá Ngọc - Chuẩn bị 1 số tiết mục văn nghệ theo sự phân công của GV chủ nhiệm - Chọn cử người dẫn chương trình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Giới thiệu Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ với chủ đề như : hát về Nguyễn Bá Ngọc GV đưa ra 1 số câu hỏi hướng vào nội dung các câu chuyện sẽ kể + Bài hát vừa rồi nói đến nhân vật anh hùng nào? + Embiết gì về nhân vật anh hùng đó? Hoạt động 2: Kể chuyện Gv kể cho HS nghe 1 số câu chuyện về cuộc đời và những chiến công của các anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi như : Vừ A Dính, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bá Ngọc Sau mỗi câu chuyện kể GV hỏi + Câu chuyện kể về ai + Chiến công nổi bật của anh hùng đó là gì ? +Người anh hùng đó hi sinh trong hoàn cảnh nào? + Em học được đức tính gì ở người anh hùng liệt sĩ trẻ tuổi đó? HS thảo luận - GV tiểu kết Hoạt động 2: Tổng kết đánh giá GV nhận xét ý thức , thái độ học tập của HS. Tuyên dương những cá nhân , nhóm thảo luận tích cực. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp TRIỂN LÃM TRANH VỚI CHỦ ĐỀ: “ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ” 1)Mục tiêu : - HS triển lóm những bức tranh vẽ vố chỳ bộ đội mà em yờu thớch. - Qua cuộc triển lóm HS thấy được hỡnh ảnh về cuộc sống và cụng việc của anh bộ đội được thể hiện qua cỏc bức tranh. II. CHUẨN BỊ: * GV: Chuẩn bị cỏc giỏ để tranh và trang trớ địa điểm triển lóm. * HS: Chuẩn bị tranh đó vẽ và nội dung thuyết minh tranh của mỡnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Giới thiệu - Giới thiệu đại biểu tham dự và - GV khai mạc cuộc triển lóm. - Giới thiệu ban giỏm khảo: GVCN + Ban cỏn sự lớp + 3 tổ trưởng. - GV chia địa điểm trưng bày tranh cho cỏc tổ. Hoạt động 2 : Triển lóm tranh - Cỏc tổ trưng bày tranh lờn giỏ. - Ban giỏm khảo chấm cỏc bức tranh. - HS cỏc tổ tham quan tranh của cỏc bạn. Hoạt động 3: Tổng kết đỏnh giỏ - GV nhận xột , đỏnh giỏ về cuộc triển lóm tranh. - Bỡnh chon cỏc bức tranh đẹp. - Cụng bố giải cho cỏc bức tranh. - Trao quà cho HS vẽ đẹp. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp tham quan nghĩa trang LIỆT SĨ CỦA phường 1)Mục tiêu : - Giúp HS biết được ý nghĩa của nghĩa trang - Tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: * GV: Xây dựng kế hoạch buổi tham quan và thông qua Ban giám hiệu nhà trường Thành lập ban tổ chức buổi tham quan: GV Liên hệ trước với ban quản lí di tích phường Chuẩn bị câu hỏi có lien quan đến vị anh hùng dân tộc - Tư liệu về các anh hùng dân tộc - Một số câu hỏi đàm thoại - các bài hát , bài thơ về anh hùng dân tộc * HS: Trang phục III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Tập trung học inh - GV tập trung và kiểm diện HS. - Kiểm tra trang phục. - Dặn dũ việc đi lại đảm bảo an toàn cho HS. Hoạt động 2 : Tiến hành tham quan GV giới thiệu lí do mục đích của buổi tham quan Hướng dẫn Hs đàm thoại theo các câu hỏi ? các em đã được tham quan và nghe kể về ai. ? Vì sao các vị này lại được mọi người kính trọng và xây tượng đài ? lập đền thờ. ? Chúng ta cần làm gì để xứng đáng là con cháu của các vị anh hùng dân tộc. Hoạt động 3 : Tổng kết đánh giá GV nhận xét ý thức , thái độ học tập của HS. Tuyên dương những cá nhân , nhóm thảo luận tích cực. Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp TỔ CHỨC Trò chơi “ mười hai con giáp” I .Mục tiêu : - Giúp HS biết được ý nghĩa của 12 con giáp tượng trương cho tuổi của mỗi người - Ai sinh con giáp nào thì cầm tinh con giáp đó. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh 12 con giáp: chuột , trâu , hổ , mèo , rồng , rắn , ngựa ,dê , khỉ , gà , chó , lợn IV . Các bước tiến hành: Hoạt động 1 : Giới thiệu trũ chơi “ Mười hai con giỏp” GV treo 12 con giáp , giới thiệu cho HS Mỗi người VN sinh vào năm nào thì sẽ cầm tinh con vật của năm đó ( người ta gọi là 12 con giáp ). Một con giáp được tính bắt đầu từ mùng 1 tết, cho đến hết năm âm lịch Hoạt động 2 : Tiến hành chơi GV hướng dẫn cách chơi: HS đứng thành vòng tròn hoặc đứng theo hàng Q.Trò hô : Năm tí tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con chuột và kêu – chít chítchít Q.Trò hô : Năm sửu tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con trâu và nắm 2 tay đưa lên đầu làm sừng Q.Trò hô Năm Dần tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: conHổ và miệng phát tiếng gừ gừ Q.Trò hô : Năm mão tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con mèo và kêu meomeomeo Q.Trò hô : Năm thìn tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con rồng và toàn thân uốn dẻo Q.Trò hô : Năm tị tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con rắn và đưa 1 cánh tay múa lượn trước mặt như con rắn bò Q.Trò hô : Năm ngọ tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con ngựa và chân phải nhảy lên phía trước 1 bước, nhảy bước 1 như ngựa phi Q.Trò hô : Năm mùi tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con dê và kêu bebebe Q.Trò hô : Năm thân tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con khỉ và ngồi xổm . 2 tay bó ngối Q.Trò hô : Năm dậu tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con gà và kêu òóo Q.Trò hô : Năm tuất tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con chó và kêu gâugâugâu Q.Trò hô : Năm hợi tuổi gì? + Cả lớp đồng thanh: con lợn và kêu ủn ỉnủnỉn - Luật chơi: Người chơi phải thực hiện đúng thao tác, nếu sai phải nhảy lò cò. Cả lớp chơi thử Chơi thật Hoạt động 3 : Nhận xét - Đánh giá GV nhận xét ý thức , thái độ học tập của HS. Tuyên dương những cá nhân , chơi tích cực. Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp nói lời chúc mừng năm mới 1)Mục tiêu : - HS hiểu: Tết nguyên đán là tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của DT - HS biết nói lời chúc mừng tốt đẹp trong ngày Tết nguyên đán. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh về tết nguyên đán III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Tìm hiểu về tết nguyên đán GV giới thiệu 1 số hoạt động của Tết nguyên đán qua hình ảnh: + Tết nguyên đán( còn gọi là Tết ta, Tết Âm lịch) là ngày tết cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất của DT ta + Những ngày giáp Tết , khắp mọi miền, nhà nhà đều tấp nập đi sắm Tết + Hoa vàng , hoa đào là loài hoa truyền thống, tượng trưng cho ngày Tết + Trong ngày Tết , hoa xuân muôn sắc tưng bừng, rực rỡ Hoạt động 2 : Nói lời chúc mừng năm mới GV : Trong không khí rộn ràng của ngày Tết, mọi người trong gia đình dù ở xa đến đâu vẫn cố gắng thu xếp trở về đoàn tụ gia đình, họ mong muốn được gặp mặt và cầu chúc cho nhau những lời tốt đẹp nhất GV hướng dẫn cả lớp hoạt động theo nhóm đôi, sắm vai chúc Tết người thân, bạn bè cô giáo Các nhóm HS lên sắm vai chúc Tết trước lớp. Các nhóm sắm vai theo nhiều đối tượng khác nhau Hoạt động 3 : Nhận xét - Đánh giá GV khen ngợi HS đã có những lời chúc thể hiện sự lễ phép, quan tâm đến người thân, bạn bè qua hoạt động sắm vai Nhắc nhở HS: Các em hãy dành những lời chúc tốt đẹp này tới người thân , bạn bè mình nhân dịp năm mới Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Tháng 1 Tuần 19: xé dán cành hoa 1)Mục tiêu hoạt động: - Qua quan sát bức tranh xé dán, HS biết thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật của tài hoa các nghệ nhân. - Biết xé dán 1 cành hoa đơn giản. 2) Quy mô hoạt động : - Tổ chức theo lớp 3) Tài liệu và phương tiện: - Hình ảnh về 1 số bức tranh ảnh xé dán 4) Các bước tiến hành: Bước 1 : chuẩn bị - GV phổ biến cho HS chuẩn bị : giấy màu để xé dán hoa, giấy màu , kéo Bước 2 : HS quan sát những bức tranh xé dán GV: giới thiệu cho HS + Chủ đề : Hoa ( quan sát các bức tranh số 28 , 29 ) + Chủ đề : Phong cảnh ( quan sát bức tranh số 30 , 31) Bước 3: HS tập xé dán cành hoa * GV hướng dẫn HS xé cành hoa , nhị hoa: - HS tùy ý chọn màu hoa, chọn hoa có mấy cánh GV xé mẫu 1 số cánh hoa : loại 4 cánh , 5 cánh , 8 cánh dính lên bảng. Xé mẫu nhị hoa. HS ngồi theo nhóm, giúp nhau xé cánh hoa , nhị hoa. * GV hướng dẫn HS xé cành , lá. - GV hướng dẫn HS cách xé , xé mẫu dính lên bảng - HS hoàn thành xé cành và lá * Dán cành hoa: GV lưu ý hướng dẫn HS cách bôi hồ , giúp đỡ HS Khuyến khích HS tự do sáng tạo trong cách trình bày. HS hoàn thành tác phẩm của mình Bước 4: Nhận xét - Đánh giá GV khen ngợi HS có tác phẩm đẹp để dính lên bảng - Khen ngợi HS có tinh thần làm việc Hoạt động ngoài giờ lên lớp tiểu phẩm “ cây lộc ” 1)Mục tiêU: - HS hiểu háI lộc đêm giao thừalà 1 phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam. Họ hái trồi non cành non để cầu may mắn cho 1 năm - HS biết : Ngày nay, để bảo vệ môI trường, bảo vệ cây cối, nhiều người không hái lộc cây , họ mua cây đem về làm cây lộc II. CHUẨN BỊ: - Kịch bản “ Cây lộc “ - Băng nhạc có bài hát :’ Mùa xuân và tuổi hoa “ của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích( nếu có điều kiện ) - Trước tuần 1 , GV giới thiệu: Đêm 30 Tết, hái lộc là 1 phong tục có từ lâu đời của người Việt Nam Sau đêm 30 Tết , nhiều cây cối đang đẹp bị bẻ xơ xác. Nhiều người đã sáng kiến , thay vì bẻ lộc , họ đã chọn cáI cây để thay thế, hãy lắng nghe cô đọc tiểu phẩm Cây lộc Nhân vật: Ông bà Thu Thảo Người dẫn chuyện: Tối 30 tết , thu thảo đichơi cùng Ông bà. Ông: Sắp giao thừa rồi bà, mình đI kiếm cáI cây nào đẹp bẻ 1 cành non lấy lộc. Thu Thảo: Ông ơi ! Tại sao lại bẻ cành cây lấy lộc hả ông? Ông: à! Theo tục lệ ông bà , sắp đầu giờ giao thừa người ta thường bẻ 1 cành cây đem về lấy lộc gọi là “ cây lộc “ Thu Thảo : Vậy , hả ông ? Nhưng nếu ai cũng thò tay bẻ cây thì cái cây đau lắm . Cháu đọc truyện, thấy cái cây còn biết cười , biết khóc ông đừng làm nó đau. Ông: Chẳng lẽ ông chấu mình về mà không có cây lộc? Bà : Cháu nó nói đúng đấy. Ai cũng bẻ cây, mà lại chọn toàn cây non để mong có nhiều lộc thì cây cối chết hết. Cây cối đem lại màu xanh cho con người. Ông : Thì bà tính sao? Bà : Đúng rồi mình mua cây mía làm “cây lộc”. Góc kia có người đI bán mía , mình ra mua đi Thu Thảo : Bà ơi! Bà cho cháu vác “cây lộc” về, bà nhé. Bà : Cháu ngoan . Nào ,chọn đi. Cháu thích cây nào ? ( thảo vác “cây lộc” , nhún nhảy và ca hát ) GV chọn 3 HS giỏi để tập đóng tiểu phẩm GV chọ 1 số HS tập làm người điều kiển chương trình III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Trình diễn tiểu phẩm MC tuyên bố lí do , giới thiệu chương trình Mời nhóm kịch lên trình diễn Gv lên hướng dẫn thảo luận nội dung tiểu phẩm 1 ) Cây lộc là loại cây dùng để làm gì? a) Làm cảnh b) Làm thức ăn c) Làm lộc cầu may mắn cho năm tới 2) Bạn thảo nói với ông “ Cây cũng biết đau” vì bạn đã nghĩ như thế nào? a) Cây cũng biết nói ? b) Cây cũng biết cười biết khóc? c) Cây cũng biết đi? 3) Bà bạn Thảo đã chọn cây gì làm “ Cây lộc” ? a) Cây rau. b) Cây mía . c) Cây ăn quả. 4) Chúng ta có đồng tình với bà bạn Thảo, mua cây mía thay cho bẻ cành làm lộc không? - GV khen ngợi cả lớp . Hoạt động 2 : Trò chơi “ Trồng cây” * GV : Hướng dẫn HS làm động tác theo thứ tự: - HS đứng theo hàng - Gv hô : “ Cuốc đất” - HS: Nắm 2 bàn tay vung lên, bổ xuống như thao tác cuốc đất - GV hô : “ Gieo hạt” – HS: 1 bàn tay nắm lại , giả bộ rắc rắc hạt ra phía trước . - GV hô : “ Xới đất” – HS :Nắm 2 bàn tay, hướng tay ra phía trước xới xới nhẹ. - GV hô : “Nhổ cỏ” – HS :, hơi cúi người tay nhổ cỏ - GV hô :Cây ra 1 lá : - HS : giơ 1 tay cao quá đầu , bàn tay vẫy vẫy. - GV hô : Cây ra 2 lá : - HS : giơ 2 tay cao quá đầu , bàn tay vẫy vẫy. - GV hô : Cây đâm nụ : - HS : 2 bàn tay khúm khúm úp vào nhau , giơ cao quá đầu. - GV hô : Cây nở hoa : - HS : 2 cổ tay chụm vào nhau , bàn tay xoè rộng. - GV hô : Gió lay : - HS : 2 bàn tay úp vào nhau, giơ cao quá đầu , nghiêng nhẹ sang trái , áng phải - GV hô : Bảo tố – HS : 2 bàn tay, giơ cao quá đầu khua mạnh , nghiêng người theo tay khua * GV cùng HS tập lần 2 - HS chơi thật Hoạt động 3 : Nhận xét - Đánh giá - Khen ngợi HS có tinh thần làm việc Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp nghe kể chuyện về truyền thống quê hương I. Mục tiêU: - HS biết được truyền thống quê hương như : đánh giặc ngoại xâm, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái - Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó . Ra sức rèn luyện học tập, để góp phần xây dựng quê hương - Trân trọng tự hào và giữ gìn truyền thống tốt đẹp đó. II. CHUẨN BỊ: Đối với Gv: Thông báo trước cho HS về nội dung, hình thức của hoạt động Hướng dẫn HS tự tìm hiểu về truyền thống của quê hương mình - Sưu tầm các tư liệu , truyện kể về truyền thốnh quê hương ; những tấm gương tiêu biểu trong lĩnh vực học tập . văn hoá văn nghệ Chuẩn bị câu hỏi , hướng dẫn HS thảo luận Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian Hình ảnh về truyền thống quê hương Đối với HS : Sưu tầm và tìm hiểu trước về truyền thống của quê hương Chuẩn bị tiết mục văn nghệ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Khởi động Đội văn nghệ của lớp biểu diễn 1 tiết mục văn nghệ hướng vào chủ đề về Quê hương Hoạt động 2 : Kể chuyện Gv kể cho HS nghe những câu chuyện nói lên những truyền thống tiêu biểu của quê hương như : Truyền thống hiếu học , truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, truyền thống cần cù lao động Sau mỗi câu chuyện kể , Hs thảo luận câu hỏi ? Truyền thống nào của quê hương được nhắc đến trong câu chuyện trên. ? Để giữ gìn và phát huy truyền thống đó của quê hương , em sẽ làm gì . HS thảo luận - đại diện nhóm trả lời GV kết luận về truyền thống tốt đẹp của quê hương được phản ánh qua câu chuyện Lưu ý : Xen kẻ giữa phần kể các câu chuyện GV tổ chức cho HS đọc thơ , hát về quê hương ( hoặc chơi các trò chơi dân gian ) Hoạt động 3 : Nhận xét - Đánh giá GV khen ngợi HS có ý thức học - Chuẩn bị cho buổi sinh hoat sau Hoạt động nối tiếp : Dặn dò nội dung cần chuẩn bị cho buổi học sau. Hoạt động ngoài giờ lên lớp hát về muà xuân I.Mục tiêu : - HS biết sưu tầm và hát được những bài hát, bài thơ tiểu phẩm , về chủ đề mùa xuân. - Biết hát đúng tiết tấu, giai điệu của bài hát , kết hợp máu phụ hoạ. II. CHUẨN BỊ: Đối với Gv: Thông báo trước cho HS về nội dung, hình thức của hoạt động Hướng dẫn HS Sưu tầm các bài hát , thơ tranh ảnh về mùa xuân Chuẩn bị câu hỏi , hướng dẫn HS thảo luận về : tên bài hát, tác giả , ý nghĩa bài hát Chuẩn bị 1 số phần thưởng Đối với HS : Sưu tầm và tìm hiểu các bài hát , thơ tranh ảnh về mùa xuân theo phân công của Gv Phân công trang trí kê bàn ghế Trình bày tranh ảnh sưu tầm theo khu vực được phân công - Sưu tầm 1 số bài hát, bài thơ ,điệu múa về chủ đề mùa xuân, Đảng , Bác Hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1 : Triển lãm tranh ảnh về mùa xuân ổn định tổ chức ( có thể hát t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12428774.doc