Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10

Chủ đề hoạt động tháng 1

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC

– Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của nền văn hoá dân tộc và quan niệm cho rằng nền văn hoá dân tộc là một bộ phận của nề văn minh nhân loại ; quyền và trách nhiệm của trẻ em trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

– Phát triển kĩ năng thu nhận thông tin, kĩ năng nghiên cứu, biểu đạt và trình bày các vấn đề văn hoá xã hội của gia đình, địa phương và đất nước.

– Có thái độ trân trọng nền văn hoá, lịch sử dân tộc mình; có thái độ tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hoá của họ.

B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

– Tìm hiểu truyền thống văn hoá của địa phương, của đất nước.

- Nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên.

 

doc44 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 803 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp khối 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt nhịp hát bài hát “bốn phương trời” MC dẫn vào bài vài ý về trách nhiệm của học sinh. Cuộc sống thật muôn màu muôn vẻ, cuộc sống với tràn ngập những sự khác biệt,với những điều kì diệu mong manh, với những bí ẩn và bất ngờ,và như thế cuộc sống có sức hấp dẫn đặc biệt.Tuy nhiên,như thế cuộc sống cũng có nghĩa là cạm bẫy nếu ta không định hướng được cho mình một lí tưởng để làm chủ cuộc sống. Nhất là lớp thanh niên thế hệ trẻ ngày nay bởi trong ta có nhiệt huyết tuổi trẻ xong lại thiếu kinh nghiệm thực tế trong nhiều vấn đề và chưa có khả năng làm chủ bản thân.Cùng làm rõ lí tưởng sống và trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay để đi tìm lời giải đáp chúng ta sẽ tham gia vào hoạt đông ngoài giờ lên lớp với chủ đề “THẢO LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN HỌC SINH TRONG VIỆC GÓP PHẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC” Hoạt động 2: Kết nối Vòng 1: Trò chơi âm nhạc Thể lệ: 4 đội nghe nhạc, đội nào biết tên bài hát, trả lời trước, nếu đúng được 10 điểm, nếu sai các đội còn lại tiếp tục trả lời. Vòng 2: Thảo luận, trình bày 1 phát Thể lệ Mỗi đội bốc thăm câu hỏi, có thời gian 5 phút thảo luận, cử đại điện lên trình bày 1 phút MC chốt lại vấn đề: Hơn mọi vật vô tri vô giác, chúng ta thế hệ trẻ ngày nay có thể nhận thức được rằng con người chúng ta có thể khắc phục được những lỗi lầm để trưởng thành, chúng ta có thể nhận ra rằng mình có hai tay ,một để tự giúp mình và một để giúp người khác.Vì vậy khi nói đến quan niệm về lí tưởng sống trước hết phải nói đến:Sống có lí tưởng trước hết là phải sống có ích cho bản thân mình. Điều đó có nghĩa là bạn phải có trách nhiệm với bản thân mình. Với chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường lí tưởng sông không có gì là cao xa mà đơn giản chỉ là việc nổ lực học tập, trau dồi thêm cho mình vốn kiến thức để sau này có thể đứng vững trên đôi chân của mình góp phần xây dựng đất nước chứ không phải là gánh nặng cho ai. Bạn hãy tin rằng bạn sẽ thành công trên đường đời nếu luôn có trách nhiệm với bản thân.Và như thế mọi xã hội sẽ tốt đẹp bởi tôi tin chắc rằng mọi xã hội sẽ tốt đẹp nếu mỗi cá nhân luôn cố gắng hoàn thiện mình. Vòng 3: Ai nhanh hơn Thể lệ Nghe MC đọc hết câu hỏi, ai biết thì trả lời, giơ tay trước được ưu tiên trả lời trước, mỗi câu đúng 10 điểm. Hoạt động 3: Thực hành Là học sinh chúng ta làm gì để bảo vệ quê hương, xây dựng đất nước? - Đối với môi trường học tập - Đối với công tác xã hội - Đối với những tệ nạn xã hội - Đối với nhũng lời xuyên tạc, không lành mạnh. - .. MC đọc một đoạn lời của Bác gởi thanh niên Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là "tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên". Ý nghĩa của nó là: phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bác mong mỗi cháu và toàn thề các cháu nam nữ thanh niên cố gắng làm tròn nhiệm vụ, để xứng đáng với cái huy hiệu tươi đẹp và vẻ vang ấy. Hoạt động 4: Vận dụng Giáo viên nhân xét tiết hoạt động Nhấn mạnh vai trò thanh niên trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai: rèn luyện sức khỏe, tích cực học tập, bảo vệ môi trường, phòng chống tệ nạn, bảo vệ tổ quốc Dặn dò cô việc về nhà: tìm hiểu các vấn đề về tại nạ xã hội VI. TƯ LIỆU: Vòng 1: Trò chơi âm nhạc Các bài hát có nhạc và lời CHIẾC GẬY TRƯỜNG SƠN DẤU CHÂN TÌNH NGUYỆN MÙA HÈ XANH VÌ NHỮNG ƯỚC MƠ XANH THANH NIÊN XUNG PHONG KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ CUỘC ĐỜI VẪN ĐẸP SAO NỐI VÒNG TAY LỚN TUỔI TRẺ THẾ HỆ BÁC HỒ Vòng 2: Thảo luận, trình bày 1 phát 1/ Tại sao chúng ta phải chọn cho bản thân một nghề phù hợp? 2/ Các em hiểu thế nào về câu nói sau: “Tuổi nhỏ thì làm việc nhỏ, tùy theo sức mình mà làm” 3/ Là một học sinh ngoài việc học tập, chúng ta có cần tham gia các hoạt động khác của trường, của xã hội không? Ví dụ về các vấn đề tệ nạn xã hội, những lời xuyên tạc không lành mạnh Tại sao? 4/ Một người hoàn thiện, hữu ích cho đất nước là người thế nào? Vòng 3: Ai nhanh hơn 1/ Người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, tên là gì? Đáp án Phan Đình Dót 2/ Câu thơ sau nói đến ai: “. Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính ..” Đáp án Chị Võ Thị Sáu 3/ Là giáo sư toán học trẻ nhất Việt Nam hiện nay, và nổi tiếng nhất với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields Đáp án Giáo Sư Ngô Bảo Châu(1972) Huy chương Field của giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới 4/ Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông là ai, đọc ngày tháng năm nào, ở đâu? Đáp án Bác Hồ đọc Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Nga và tiếng Anh. Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, ông đã kết hợp chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam 5/ Hãy kể một số nghề mà Bác Hồ đã từng làm Trong quá trình hoạt động cách mạng? Đáp án Quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh, viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá, 6/ Ví không có cảnh đông tàn/ Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân/ Nghĩ mình trong bước gian truân/ Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng. THÂN THẾ BÁC HỒ 1. Bác Hồ sinh ngày tháng năm nào? Tại đâu? Tên khai sinh của Bác? Trả lời: Bác Hồ sinh ngày 19/5/1890 tại làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Chùa), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Tên khai sinh của Bác là Nguyễn Sinh Cung. 2. Người thân của Bác Hồ gồm những ai? Trả lời: Cha của Bác là cụ ông Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929), mẹ của Bác là cụ bà Hoàng Thị Loan (1868 – 1901). Bác có một người chị (bà Nguyễn Thị Thanh), một người anh (ông Nguyễn Sinh Khiêm) và một người em trai (Nguyễn Sinh Xin). 3. Bác Hồ mang tên Nguyễn Tất Thành từ lúc nào? Trả lời: Năm 1901, cụ Nguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng (Khoa thi Hội năm Tân Sửu). Theo phong tục, nhân dân làng Sen (quê nội của Bác) đã xây dựng căn nhà cho tân Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc. Nhân dịp này, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã làm lễ “vào làng” cho hai con trai, Nguyễn Sinh Khiêm được đổi tên là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung được đổi tên là Nguyễn Tất Thành với ước nguyện sự thành đạt sau này của con mình. 4. Bác Hồ đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? Tại đâu? Trả lời: Ngày 5/6/1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng. Người lấy tên là Văn Ba, làm phụ bếp cho tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin. 5. Bác Hồ lấy tên là Nguyễn Ái Quốc từ bao giờ? Trả lời: Ngày 18/6/1919, lần đầu tiên Bác Hồ sử dụng tên gọi Nguyễn Ái Quốc khi kí tên thay mặt “Hội những người Việt Nam yêu nước” tại Pháp gửi đến hội nghị Véc-xai bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam” đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. 6. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm những nghề nào? Trả lời: Trong quá trình hoạt động cách mạng, Bác Hồ từng làm các công việc như: dạy học, phụ bếp, cào tuyết, đốt lò, rửa bát, sơn vẽ giả đồ cổ Trung Quốc, rửa và phóng ảnh, viết báo, viết kịch, đóng kịch, bán báo, bán thuốc lá, 7. Bác Hồ biết những ngoại ngữ nào? Trả lời: Bác Hồ thông thạo 4 ngoại ngữ: Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga. Ngoài ra, Người còn biết thêm các ngoại ngữ khác như Tây Ban Nha, Đức, Ý, Thái Lan, 8. Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh từ lúc nào? Trả lời: Ngày 13/8/1942, Bác Hồ lấy tên mới là Hồ Chí Minh khi lên đường đi Trung Quốc để bắt liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng đồng minh chống phát xít. 9. Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập ở đâu? Trả lời: Bác Hồ viết Tuyên ngôn độc lập tại số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội. 10. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm quê mấy lần? Trả lời: Hai lần. Lần thứ nhất là ngày 14/6/1957 và lần thứ hai từ ngày 8 đến ngày 10/12/1961. 11. Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã trở lại thăm miền Nam mấy lần? Trả lời: Chưa lần nào. 12. Bác Hồ đến thăm Đền Hùng mấy lần? Xuất xứ của câu nói “Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”? Trả lời: Bác Hồ đã từng đến thăm Đền Hùng 2 lần vào các năm 1954 và 1962. Trong buổi nói chuyện với chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trên đường về tiếp quản Thủ đô tại Đền Hùng, Phú Thọ ngày 19/9/1954, Bác hồ đã nói câu nói trên. 13. Bác Hồ viết Di chúc trong khoảng thời gian nào? Trả lời: Bác Hồ viết di chúc trong khoảng thời gian từ ngày 10/5/1965 đến ngày 10/5/1969. 14. Bác Hồ có bao nhiêu tên gọi, bút danh, bí danh? Trả lời: Bác Hồ có 152 tên gọi, bút danh, bí danh. Một số tên của Bác như: Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Vương, Lý Thụy, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, Già Thu, Nguyễn Ái Quốc, XYZ, Nguyễn, T.L., Trần Lực, Wang, N.A.Q., Lincôpxki, 15. Bác Hồ là người khởi xướng 2 tục lệ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Đó là những tục lệ nào? Trả lời: Đó là tục “Đọc thư chúc Tết” và tục “Tết trồng cây”. Tiết 8 Thanh Niên Và Nhiệm Vụ Phòng Chống Tệ Nạn Xã Hội I. MUÏC TIEÂU HOAÏT ÑOÄNG - Học sinh hiểu được các loại tệ nạn xã hội đặc biệt là tệ nạn mại dâm, ma tuý; tác hại của tệ nạn xã hội đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình và sự tiến bộ xã hội. Hiểu được vấn đề an toàn giao thông. - Xác định được trách nhiệm của học sinh trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, có thái độ tích cực lên án, đấu tranh với các biểu hiện sai trái có thể dẫn đến tệ nạn xã hội trong học sinh. - Biết cách từ chối, biết cách tự vệ khi bị lôi kéo tham gia vào các tệ nạn xã hội, biết vận động bạn bè, người thân đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Kỹ năng hợp tác Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng nhận thức III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT: Thảo luận giải quyết vấn đề Động não Giao nhiệm vụ IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Chuẩn bị tài liệu để cung cấp cho học sinh như : các sổ tay, tờ rơi bằng cách liên hệ với tổ chức: Đoàn thanh niên , Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, trung tâm y tế để có tài liệu. xác định nội dung cần thảo luận và chuẩn bị các kiến thức làm trọng tâm cho học sinh thảo luận. Tìm hiểu các điều 17, 33, 34, 35 trong công ước Lien hợp quốc về quyền trẻ em Cách cư xử với bạn khi bạn đã có biểu hiện nghiện ma tuý hoặc gặp tình huống có nguy cơ bị lạm dụng tình dục Tìm hiểu các tư liệu về tại nạn xã hội ( mời giáo viên dạy giáo dục công dân làm giám khảo) V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Khám phá Mc mời một bạn lên hát một bài hát có nội dung là tệ nạn xã hội MC dẫn vào bài: Theo các bạn những hành vi nào thuộc vào các tệ nạn xã hội? Hoạt động 2: Kết nối Vòng 1: Thi trắc nghiệm Thể lệ: Chia lớp làm 4 đội MC đọc câu hỏi và 4 đáp án , các tổ trả lời bằng cách đưa đáp án A,B,C hoặc D. MC công bố đội trả lời đúng , thư kí ghi điểm, mỗi câu đúng được 10 điểm. Cứ lần lược như thế cho hết 10 câu hỏi. Chọn ra hai đội lớn điểm vào vòng trong. Vòng 2: Giải quyết tình huống Thể lệ: Mỗi đội bóc thăm nhận tình huống về nhóm thảo luận đưa ra cách giải quyết trong vòng 5 phút và cử đại diện lên trình bày, điểm tối đa của phần này là 50 điểm. Chọn ra hai đội lớn điểm nhất vào vòng 3 Vòng 3: Trò chơi trúc xanh Thể lệ: 2 đội lần lượt chọn những cặp hình giống nhau hoặc hoàn thành các câu ca dao tục ngữ. Mỗi lượt đúng được 10 điểm và có câu điểm thưởng. Dựa vào hình nền hãy cho biết câu cao dao. Nói đúng câu ca dao được 30 điểm. Hoạt động 3: Thực hành Chúng ta phải làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội? MC mời vài bạn phát biểu và cho quà. Hoạt động 4: Vận dụng Giáo viên tóm lại vấn đề, nhắc nhở các vấn đề về tệ nạn xã hội, nhấn mạng mối nguy hiểm. Nhận xét tiến trình tham gia tiết học của lớp Dặn công việc về nhà VI. TƯ LIỆU: Câu hỏi trắc nghiệm. Bệnh SIDA có thể lây qua đường nào? a. Mẹ sang con b. qua đường máu c. Quan hệ tình dục không an toàn d. Cả 3 con đường trên Hít thử mấy lần thì có thể nghiện? a. Chỉ 1 lần b. Ba lần trở lên c. Năm lần trở lên d. Phải nhiều lần thì mới có thể nghiện Đáp án đúng là đáp án a: chỉ một lần, do đó các bạn không nên thử dù chỉ một lần. HIV phát triển qua mấy giai đoạn? a. 1 b. 2 c.3 d.4 HIV phát triển qua 2 giai đoạn + Giai đoạn im lặng kéo đà 5 đến 10 năm. ở giai đoạn này người nhiễm HIV khoẻ mạnh như người bình thường. Người ta chỉ phát hiện được HIV khi xét nghiệm máu hoặc nước bọt. Do vẫn mạnh khẻo như bình thường, nê HIV có thể truyền từ người bệnh sang người khác một trong ba con đường đã nói trên mà không ai biết. + Giai đoạn phát triển thành AIDS: giai đoạn này kéo dài khoảng 2 năm. Trong thời gian này, mỗi người có thể mắc và chết vì các bệnh khác nhau như: viêm phổi, ỉa chảy, lao, ung thư.. Có loại thuốc nào để phòng tránh AIDS được không? a. có b. không c. không biết d. b và c Hiện nay chưa có một loại vaccin nào được sử dụng để ngăn ngừa việc lây truyền HIV/AIDS. Các loại thuốc cần được nghiên cứu để loai trừ hoặc ít nhất cũng giảm lượng HIV trong cơ thể. Nếu có được những thuốc như vậy thì việc lây truyền HIV từ người nhiễm có thể giảm hoặc loại trừ. Nhưng tới nay vẫn chưa có loại thuốc như vậy. AIDS do một loại vi rút gây nên, đó là một loại vi khuẩn nhỏ bé. a. đúng b. không c. không biết d. đang tìm hiểu HIV gây nên AIDS. HIV là một loại vi rút vô cùn nhỏ bé nhưng có thể làm mất khả năng miễn dịch ở người. HIV không chỉ có hại mà nó đang giết người. 6. Tôi có thể bị mắc HIV do bắt tay, hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh với người bị nhiễm HIV/AIDS. a. đúng b. sai c. không biết d. đang tìm hiểu Nhiều người lo lắng rằng bất thình lình họ có thể bị mắc HIV. - Bạn không thể nhiễm HIV trong giao tiếp thông thường như: bắt tay, ôm hôn bình thường, dùng chung bát đũa, bàn ghế, điện thoại, nhà vệ sinh , các phương tiện công cộng, sống chung gia đình: nói chuyện, chung chăn màn, - Bạn không thể nhiễm HIV do muỗi đốt hoặc một loại côn trùng nào đó đốt. - Các loại thức ăn, nước uống không làm bạn bị nhiễm HIV 7. HIV là những chử đầu của cụm từ tiếng Anh-theo tiếng Việt có nghĩa là: a. H5N1 b. vi rút gây chết người c. hội chứng liệt kháng d. vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người Các bạn có biết hội chứng kháng liệt là ở giai đoạn nào không? -à(AIDS) Những người bị nhiễm HIV/AIDS không nên có con a. đúng b. sai c. không biết d. đang tìm hiểu Tại sao? Người ta có thể dễ dàng bị nhiễm HIV, nếu ngủ với gái mại dâm( hoặc với người đàn ông du đãng). Tại sao? a. đúng b. sai c. không biết d. đang tìm hiểu 10. Nếu vợ hoặc chồng bị AIDS thì người còn lại cũng bị nhiễm. Tại sao? a. đúng b. sai c. không biết d. có thể nhiễm hoặc có thể không Câu hỏi tình huống Có người nói: Thuốc phiện là một loại dược liệu quý, mỗi nhà nên dự trữ một ít để sử dụng”. Điều đó đúng hay sai? tại sao? Nếu có người rủ bạn thử hít ma tuý, bạn sẽ nói với người đó thế nào? Khi bạn nhìn thấy một người hàng xóm buôn bán ma tuý, bạn sẽ xử sự thế nào? Có người nói: “ Thấy ma tuý thì phải tránh xa, nên nếu gặp một bạn hít hêrôin phải bỏ đi ngay:. Như vầy đúng hay sai? tại sao? Có người nói:” giáo dục phòng chống mại dâm vị thành niên là việc dành cho các bạn nữ, nam giới không nên biết làm gì? Điều đó đúng hay sai? Tại sao? TỤC NGỮ, CA DAO: - Của phi nghĩa có giàu đâu. - Của phi nghĩa để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. - Bói ra ma quét nhà ra rác. - Cờ bạc là bác thằng bần Cửa nhà bán hết tra chân vào cùm. - Anh ham xóc đĩa cò quay Máu mê cờ bạc, lại hay rượu chè Eo sèo công nợ tứ bề Kẻ lôi người kéo ê chề lắm thay ! Nợ nần, em trả, chàng vay Kiếp em là kiếp kéo cày đứt hơi ! - Đêm nằm nghĩ lại mà coi Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà. - Anh ơi cờ bạc nên chừa, Rượu cho anh uống, rượu mua anh đừng. - Một ngày ba bữa cơm đèn Còn gì má phấn răng đen hỡi chàng ? - Bắc thang lên hỏi ông trời Những tiền cho gái có đòi được không ? - Thôi thôi tôi biết anh rồi Anh hút thuốc phiện cái môi đen sì. -Bạn bè với ả phù dung Thân tàn ma dại, mặt xanh, nanh vàng. - Ma tuý , “ cơm trắng” hại anh Tan nhà nát cửa, bần cùng khổ thân. - Một trâu anh sắm hai sừng Một chàng hai thiếp có ngày oan gia. Chủ đề hoạt động tháng 1 THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC A. MỤC TIÊU GIÁO DỤC – Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của nền văn hoá dân tộc và quan niệm cho rằng nền văn hoá dân tộc là một bộ phận của nề văn minh nhân loại ; quyền và trách nhiệm của trẻ em trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. – Phát triển kĩ năng thu nhận thông tin, kĩ năng nghiên cứu, biểu đạt và trình bày các vấn đề văn hoá xã hội của gia đình, địa phương và đất nước. – Có thái độ trân trọng nền văn hoá, lịch sử dân tộc mình; có thái độ tôn trọng tất cả các dân tộc và các nền văn hoá của họ. B. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG – Tìm hiểu truyền thống văn hoá của địa phương, của đất nước. - Nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên. Tiết 9 TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. MUÏC TIEÂU HOAÏT ÑOÄNG Học sinh hiểu được những đặc điểm, những truyền thống văn hoá của địa phương và đất nứơc; hiểu biết về quyền được thu nhận những thông tin về truyền thống văn hoá của địa phương và của đất nứơc Tự hào, trân trộng những truyền thống văn hoá của địa phương, của dân tộc mình; không đồng tình với những hành vi, biểu hiện đi ngược lại truyền thống đó. Biết cách hành động để gửi gìn, phát huy những truyền thống văn hoá của quê hương, đất nước; biết cách thu thập thông tin về những truyền thống đó. II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin Kỹ năng hợp tác Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng lắng nghe tích cực Kỹ năng nhận thức III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT: Trình bày Động não Giao nhiệm vụ IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Tìm hiểu văn hóa của đất nước, những điều chung và riêng của các dân tộc. - Một vài mẫu truyện nói lên đặt điểm của các loại hình văn hóa - Chuận bị máy cho bài giảng powerpoint V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động 1: Khám phá Văn hóa Việt Nam: Là Văn hóa 54 Dân tộc Việt nam hay nói riêng là văn hóa của dân tộc Kinh đại đa số đã có nguồn gốc tại miền bắc Việt Nam, là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất ở trong khu vực Thái Bình Dương. Mặc dù như vậy, nhưng qua ảnh hưởng lớn của Trung Hoa, văn hóa Việt Nam đã lập ra rất nhiều đặc điểm khá giống với những dân tộc của các nước Đông Á, và khác những nước ở khu Thái Bình Dương (như là Campuchia, Lào và Thái Lan) những nơi vốn đã chịu một phần lớn ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Mặc dù ảnh hưởng Trung Hoa được coi là ảnh hưởng lớn nhất của văn hóa ngoại lai trên nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, dân tộc Kinh vẫn giữ gìn được rất nhiều nét văn hóa riêng của mình, mà cho tới ngày hôm nay những phong tục riêng đó vẫn quan trọng vô cùng trong đời sống của người Việt. MC mời các bạn xem một số hình ảnh về văn hóa lâu đời. Phong trào xây dựng nếp sống văn hoá mới hiện nay, không phải chỉ đơn thuần dựa vào ý nghĩ chủ quan mà phải biết vận dụng thuần phong mỹ tục vào nếp sống, nếp suy nghĩ, hành động, cách đối nhân xử thế, hợp với trào lưu tiến hoá. Có những phong tục cổ truyền xuất xứ từ kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống thời xưa, đến nay không hợp thời nữa, trở thành đồi phong bại tục, ta cũng cần nghiên cứu để biết nguyên do, từ đó mới vận dụng cho thích hợp với hiện tại và tương lai, hoặc tìm những phong tục hay để bổ kết mà loại trừ dần những cái dở. Tất nhiên, bản chất mỗi cá nhân cũng phải sống, giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng xã hội, những kiểu cách rởm, trái với phong tục, bản sắc dân tộc, trái với con mắt của đông đảo quần chúng sẽ tự đào thải và bị loại trừ dần. Để hiểu sâu hơn vấn đề trên, hôm nay chúng ta tham gia vào tiết hoạt động NGLL với chủ đề: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỊA PHƯƠNG Hoạt động 2: Kết nối Vòng 1: Trò chơi trúc xanh Thể lệ: 2 đội lần lượt chọn những cặp hình giống nhau hoặc hoàn thành các câu ca dao tục ngữ. Mỗi lượt đúng được 10 điểm và có câu điểm thưởng. Dựa vào hình nền hãy cho biết câu cao dao. Nói đúng câu ca dao được 30 điểm. Vòng 2: Trình bày Thể lệ: Các đội lần lượt lên trình bày về một loài hình văn hóa (đã được chuẩn bị trước ở nhà) của địa phương hoặc của đất nước Vòng 3: Trả lời câu hỏi Thể lệ: Các đội nghe câu hỏi, sau 15 giây. Các đội giơ cao kết quả, đội nào có đáp án chính xác thì được 10 điểm. Hoạt động 3: Thực hành Hãy cho biết quê hương bạn có truyền thống văn hoá nào hay nhất. cho ví dụ cụ thể. Ngày tháng tổ chức nếu có. Hoạt động 4: Vận dụng Quyền và nghĩa dụ của học sinh đối với dân hóa dân tộc Nhận xét tiến trình tham gia tiết học của lớp Dặn công việc về nhà VI. TƯ LIỆU: Câu hỏi vòng 3 1/ Trẻ em có thể có hành vi hoặc thái độ đi ngược lại truyền thống văn hoá của địa phương . -> không 2/ Điền vào chỗ chống : “Cái nết đáng chết ..” -> Cái nết đáng chết cái đẹp 3/ Người dân tộc có quyền giữ các phong tục riêng của họ. -> đúng 4/ Bài thơ sau nói đến trò chơi dân gian nào? -> Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột 5/ Xem ảnh sau, hãy cho biết nói đến phong tục, tập tục gì? Câu hỏi chuẩn bị 1. Làm thế nào để bạn có thể thu nhận những thông tin về truyền thống văn hoá của địa phương , của đất nứơc? Bạn có thể đưa ra ý kiến của mình để lớp cùng trao đổi. 2. Nếu có hành vi hoặc thái độ đi ngược lại truyền thống văn hoá của địa phương thì bạn sẽ làm gì? 3. Hãy nói rõ quyền của học sinh trong việc tiếp nhận được những thông tin và đánh giá về truyền thống văn hoá của địa phương, của đất nước. 4. Hãy cho biết quê hương bạn có truyền thống văn hoá nào hay nhất. cho ví dụ cụ thể. * Ca dao tục ngữ Miếng trầu đầu câu chuyện Cái nết đáng chết cái đẹp Ăn trông nồi ngồi trông hướng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Cá không ăn muối cá ươn Con cãi cha mẹ trăm đường con hư Rồng thiêng uống nước ao tù Người khôn nói với người ngu bực mình * Thơ trò chơi mèo đuổi chuột Mèo đuổi chuột Mời bạn ra đây Tay nắm chặt tay Đứng thành vòng rộng Chuột luồn lỗ hổng Mèo chạy đằng sau Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột * Khái niêm bản sắc văn hoá: Là những giá trị tinh hoa cốt yếu cùng sác thái đặc thù bề vững của dân tộc, tổ hoà gắn kết lại với nhau trong nền văn hoá làm nên bản sắc văn hoá hay cũng gọi là bản sắc văn hoá dân tộc. - Mỗi địa phương, mỗi vùng miền có bản sắc văn hoá riêng, có truyền thống văn hoá đặc thù của quê hương mình. Khi tìm hiểu, học sinh cần chú ý đến những giá trị văn hoá riêng ấy. Đó chính là rtrí tuệ, là sáng tạo của biết bao thế hệ cha anh làm nên. Nó được chắt lọc từ cuộc sống, từ sự đấu tranh sinh tồn để bảo vệ giống nòi, bảo vệ và giữ gìn nét đẹp bao đời trở thành quen thuộc của quê hương. Đó là những nét đặc thù trong lễ hội, tập quá, trong hương ước làng xã, trong nội dung nếp sống mới ở từng khu phố, là những nét đẹp của những bộ trang phục truyền thống của dân tộc * Những phong tục tập quán của địa phương, của dân tộc - Phong tục, tập quán là những tục lê., thói quen đã thành nét ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận, tuân theo. - Mỗi địa phương, mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán khác nhau, phản ánh sắc thái của riêng mình. Có những phong tục , tập quán tốt cần được phát huy và duy trì. Song cũng có những phong tục, tập quán đã bị lạc hậu so với sự tiến bộ của xã hội cần phải phê phán và loại bỏ. - Dân tộc Việt Nam có nhiều phong tục hay và mang đậm bản sắc của người phương đông. Có thể kể ra rất nhiều phong tục, tập quán của ngày tết cổ truyền, của ngày Giỗ tổ Hùng Vương * Một số điều trong công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em. Nội dung một số điều như Điều 30, 31, 13 cần được khai thác trong quá trình học sinh thi tìm hiểu truyền thống văn hoá của địa phương, của đất nứơc. Tiết 10 Nét Đẹp Văn Hoá Tuổi Thanh Niên I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG Học sinh hiểu rõ nội dung của nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên mà trong đó lứa tuổi vị thành niên có nét đẹp văn hoá riêng của mình; hiểu được các em có quyền phát biểu quan điểm và thể hiện nét đẹp văn hoá đó. Rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá trong đời sống hằng ngày ở nhà trường, trong gia đình và cộng đồng. Có kĩ năng phân tích, đánh giá nét đẹp văn hoá tuổi thanh niên. Có thái độ tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp, trong học tập và hoạt động tập thể; không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12531240.doc
Tài liệu liên quan