Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Chuyên đề: Phòng chống bạo lực học đường

Những cái nhìn không thân thiện giữa học sinh với nhau, những xích mích nhỏ nhặt, những phút tranh luận gay gắt với nhau vì những vấn đề nào đó, như những vụ cãi nhau trên xe bus khi chen lấn, tranh giành chỗ ngồi với nhau, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp. Nguy hiểm hơn là những hành động gây gổ, đánh nhau có hung khí gây tổn hại đến tinh thần và thể xác của người bị hại, v.v. Tất cả đều là biểu hiện của bạo lực học đường.

Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 2526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 6 - Chuyên đề: Phòng chống bạo lực học đường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG . Chuyên đề: “PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Người thực hiện: Đối tượng: Học sinh khối Thời gian: 45 phút Ngày tháng năm 2018               Từ trước đến nay, mục tiêu của giáo dục của Đảng và nhà nước ta luôn là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, thẩm mĩ, sức khỏe và nhân cách, vì thế ngành giáo dục nước ta đang tiến hành cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhưng thời gian qua vấn đề bạo lực trong học đang diễn ra hết sức phức tạp, để lại hậu quả nghiêm trọng. Chuyên đề này sẽ phân tích những tác hại của bạo lực học đường, những hậu quả họ sẽ gây ra như thế nào trong xã hội hiện nay. Trước hết ta phải tìm hiểu xem thế nào là bạo lực học đường? Bạo lực học đường là những hành vi xâm phạm có chủ ý, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường. Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khỏe hoặc danh dự, xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực học đường thể hiện ở nhiều mặt, nhiềukhía cạnh. Ngoài những hành vi bạo lực rõ ràng thì còn có hững hành vi hàng ngày tưởng chừng như là bình thường nhưng nếu ta nhìn nhận nó một cách sâu sắc và khách quan thì nó là biểu hiện của bạo lực học đường, cụ thể là:   - Những ánh mắt không thân thiện, những hành vi, cử chỉ vô lễ với thầy cô.   - Những cái nhìn không thân thiện giữa học sinh với nhau, những xích mích nhỏ nhặt, những phút tranh luận gay gắt với nhau vì những vấn đề nào đó, như những vụ cãi nhau trên xe bus khi chen lấn, tranh giành chỗ ngồi với nhau, bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn ức hiếp. Nguy hiểm hơn là những hành động gây gổ, đánh nhau có hung khí gây tổn hại đến tinh thần và thể xác của người bị hại, v..v.. Tất cả đều là biểu hiện của bạo lực học đường. Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương thời gian gần đây đã bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất trong 1 năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ ngày); Cứ trên khoảng 5200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau. Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội. Bạo lực học đường là tiếng chuông báo hiệu cho sự suy thoái giá trị nhân văn trong nền tảng đạo đức và lối sống của con người. Trong một cuộc nghiên cứu về hành vi bạo lực của học sinh trung học của PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh,ông cùng cộng sự đã tiến hành khảo sát 200 phiếu tại hai trường THPT thuộc Quận Đống Đa (Hà Nội). Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức nào là chủ yếu?”, kết quả thu được cho thấy có từ 41% đến 59,5% “đánh một mình” và 47,7% đến 52% “đánh tập thể”. Điều này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có tính chất lây lan theo nhóm bạn.  Về lý do đánh nhau, đôi khi có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cơ sở để các em đụng tay đụng chân, như thấy ghét thì đánh (chiếm đến 24% kết quả), bạn dám nhìn đểu (16%), trả thù tình (13,3%). Cũng có trường hợpngười khác nhờ đánh (20%) kể cả không có lý do gì cũng đánh (12%). Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất nghiêm trọng. Đáng lưu ý là các vụ việc học sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi đưa lên mạng Internet, coi như một chiến tích để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra ở nhiều địa phương). Bên cạnh đó, còn có những vụ việc học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có vụ việc xảy ra gây tử vong. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra đối với học sinh cá biệt, mà đôi khi có cả những em học sinh giỏi, có hạnh kiểm tốt, trong đó nam có, nữ cũng có do các em thiếu thốn tình cảm của gia đình, bạn bè nên sống khép mình dẫn đến bất mãn, bất cần đời. Vậy thì bạo lực học đường để lại những hậu quả gì - Ảnh hưởng đến bản thân học sinh: về tinh thần và thể xác, thậm chí là tính mạng..; Nạn nhân cảm thấy tổn thương, cô đơn, suy sụp, bị stress, cảm giác thấp kém trước bạn bè, không tập trung vào việc học, thậm chí không dám đến trường, ảnh hưởng cà hiện tại và tương lai, có nạn nhân nổi loạn.. + Nếu là nạn nhân của bạo lực tình dục thì hậu quả rất khó khắc phục: khủng hoảng tâm lý, suy sụp, tinh thần hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, lệch lạc, ác cảm với tình bạn, tình yêu, muốn trả thù đời, sau này có kết hôn cũng luôn bị ám ảnh, không có hạnh phúc. - Ảnh hưởng đến học sinh chứng kiến: cảm thấy sợ hãi, nếu thấy kẻ đánh bạn không bị trừng trị thì chúng sẽ hùa theo đám đông này, trở thành những kẻ bạo lực tiếp theo. - Ảnh hưởng đến gia đình: dẫn đến mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ với chồng trong nuôi dạy con., gia đình phải mất một khoản tài chính lớn để giải quyết hậu quả, gia đình mất người thân thì không có gì bù đắp được; các phụ huynh khác thì lo lắng cho sự an toàn của con em khi tới trường - Ảnh hưởng đến nhà trường: Môi trường học tập không an toàn, thiếu thân thiện.., danh tiếng của nhà trường, của thày cô bị ảnh hưởng, suy giảm hiệu quả giáo dục. - Ảnh hưởng đến xã hội: gây mất trật tự an ninh xã hội, làm lu mờ các giá trị truyền thống, thể hiện sự suy đồi về đạo đức, sai lệch về hành vi, đáng báo động, xã hội không còn lành mạnh, nếu không có biện pháp thì nó sẽ lan mạnh, ảnh hưởng đến cả văn hóa, xã hội của cả một quốc gia. Những nguyên nhân dẫ đến tình trạng BLHĐ - Do khi người ta thấy chông chênh, yếu đuối trước sự lương thiện và lòng trắc ẩn, khi đó bạo lực phản ánh tâm lý tự vệ của cá nhân - Do ảnh hưởng từ môi trường gia đình (bố mẹ nghiện ngập, bạo lực, lạm dụng con cái, ly hôn, ly thân..) - Phụ huynh không uốn nắn dạy bảo con từ gia đình, phó mặc hoàn toàn cho thày cô, mải mê kiếm tiền.. - Ảnh hưởng từ xã hội: XH bị xuống cấp về mặt đạo đức, nhiều tệ nạn xã hội, công nghệ giải trí phát triển, các trò chơi bạo lực tràn lan ảnh hưởng xấu đến con trẻ - Tuyên truyền pháp luật chưa được quan tâm; Pháp luật can thiệp chưa đủ mạnh, áp dụng pháp luật còn tùy tiện, thiếu nghiêm minh, công bằng, chưa gây được niềm tin cho nhân dân - Chương trình giáo dục nặng lý thuyết, nhẹ thực hành, trẻ thiếu kỹ năng ứng xử. - Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là mạng internet và việc sử dụng mạng xã hội như facebook, zalo - Kích đông lôi kéo của bạn xấu KL: Tóm lại, nguyên nhân của bạo lực học đường có nguyên nhân từ kinh tế, xã hội, gia đình và quản lý nhà nước Vì vậy để tránh tình trạng bạo lực học đường các em cần phải: 1. Trong giao tiếp - Đối với thầy cô:Chúng ta phải hết sức tôn trọng, lễ phép - Đối với bạn bè: Chúng ta phải đoàn kết thương yêu, hòa nhã với bạn, giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, tự chủ. Những vấn đề không giải quyết được sẽ trình bày với  thầy – cô chủ nhiệm, thầy cô giám thị, người thân để tìm cách giải quyết.   - Không kết bạn với kẻ xấu, không chia rẽ, bè phái, không dùng sức mạnh trong quan hệ bạn bè. 2. Nâng cao ý thức:             - Luôn bình tĩnh, tự chủ trong mọi tình huống, trong lời nói, cử chỉ, việc làm. Vượt qua mọi thử thách cám dỗ. - Luôn chú ý giữ gìn danh dự bản thân,danh dự gia đình, danh dự trường. Rèn luyện trở thành học sinh ngoan, công dân tốt. - Mỗi học sinh phải lấy nguyên tắc ứng xử không bạo lực, giải quyết mọi việc bằng sự điềm đạm, lắng nghe, tôn trọng người  khác. - Cần có tinh thần phê bình, biết lên tiếng trước những hành động xấu để bảo vệ bạn cũng như bảo vệ chính mình. -Nên tham gia những giờ học ngoại khóa, các hoạt động vui chơi, giao lưu văn nghệ và học nhóm để tăng cường tình đoàn kết, hiểu nhau hơn để từ đó biết trân trọng và xây dựng những tình bạn đẹp luôn giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống...

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoat dong Ngoai gio len lop 6_12341921.docx
Tài liệu liên quan