Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp năm 2015

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Nâng cao hiểu biết về cuộc đời trong sáng của Bác, về công lao to lớn của Bác đối với dân tộc.

2. Kĩ năng, thái độ:

- Xúc động trước sự cống hiến và những tình cảm to lớn của Bác đối với nhân dân.

- Biết kể chuyện diễn cảm, lôi cuốn được người nghe.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý các thông tin về cuộc đời, sự nghiệp của Bác.

- Kĩ năng trình suy nghĩ về cuộc đời, tấm gương đạo đức của Bác.

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:

- Phương pháp kể chuyện.

- Phương pháp thảo luận.

- Phương pháp biểu đạt sáng tạo.

IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

- SGV hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Các tư liệu về Bác( câu chuyện, bài thơ, bài hát, tranh ảnh về Bác)

- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn.

 

doc37 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 3. Thực hành : - lớp trưởng của lớp sẽ đại diện lớp lên đọc lời chúc mừng của tập thể lớp đến quý thầy, cô nhân ngày kỉ niệm 20-11. Hoạt động 1: -Lớp trưởng của lớp sẽ đại diện lớp lên đọc lời chúc mừng của tập thể lớp đến quý thầy, cô nhân ngày kỉ niệm 20-11. -Đại diện thày cô giáo lên nhận hoa . Hoạt động 2 : Phát biểu của thầy , cô giáo Hoạt động 3: Văn nghệ . Giới thiệu Hs tham gia góp vui văn nghệ 4. Vận dụng: Đại diện lớp cảm ơn đến các thầy, cô đã dành thời gian để đến dự ,chúc sức khỏe và chúc mừng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Chúc các bạn học sinh vui khỏe ,tiếp tục phấn đấu học tập tốt ,rèn luyện tốt để đền đáp công ơn thầy cô giáo. - Cuối cùng là phần đánh giá và dặn dò của GV chủ nhiệm. - Chuẩn bị cho cho chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn với hoạt cần chuẩn bị cho buổi hoạt tới : “Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương.” - Hát tập thể. VI. TƯ LIỆU: - Bài hát ca ngợi về thầy cô-giáo. Ngày so¹n: 01.12.2014 Chủ điểm tháng 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tiết 7: TÌM HIỂU TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng , truyền thống bảo vệ , xây dựng quê hương mình . 2. Kĩ năng: Kĩ năng lựa chọn, tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống cách mạng quê hương. 3. Thái độ: - Có ý thức tự hào về quê hương , đất nước và thêm yêu Tổ quốc . - Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: Kĩ năng xác định/ tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương. Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm nhỏ. - Phương pháp hỏi và trả lời. - Phương pháp biểu đạt, trình bày tích cực. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - SGV hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin : Tài liệu lịch sử địa phương , sách báo , thơ ca , tranh ảnh - Các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề hoạt động V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá: Cả lớp cùng hát bài “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” 2. Kết nối: Để có cuộc sống hòa bình , để HS được học tập dưới bầu trời tự do hôm nay , tòan thể nhân dân, đồng bào ta đã đấu tranh , chiến đấu gian khổ, trường kì và hy sinh cả xương máu để giành được độc lập . Chúng ta có nhiều truyền thống trong công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm để giữ nước và dựng nước. Do đó việc ôn lại truyền thống cách mạng của quê hương cũng là việc làm để chúng ta tự hào và noi gương theo truyền thống đấu tranh bất khuất để bảo vệ quê hương, Tổ quốc và hướng đến đạo nghĩa: “Uống nước nhớ nguồn”. Hôm nay , lớp chúng ta sẽ được nghe báo cáo về truyền thống cách mạng quê hương . . - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm của các tổ về truyền thống cách mạng quê hương.. + Hoạt động 2: Văn nghệ thi đua giữa các tổ cùng hướng về chủ điểm chung. 3. Thực hành : Hoạt động 1:Báo cáo kết quả sưu tầm của các tổ về truyền thống cách mạng quê hương.Sau khi các tổ đã báo cáo xong, người dẫn chương trình có thể tóm tắt, khái quát và mời ban giám khảo nhận xét và cho điểm. - Các tổ có thể trình bày về : tranh ảnh ; đọc bài thơ về quê hương ; câu chuyện về gương chiến đấu hoặc lao động giỏi , bảo vệ quê hương . Chuyển ý : Tiếp theo hoạt động hôm nay không kém phần hấp dẫn đó là những tiết mục văn nghệ đặc sắc thi đua với nhau giữa các tổ. Hoạt động 2 : Văn nghệ thi đua giữa các tổ cùng hướng về chủ điểm chung - Gợi ý : Các tổ thi hát với nhau các bài hát có từ “ quê hương”. Trước tiên xin mời đại diện của tổ có số thăm bóc được là số 1. Các tổ còn lại có thăm vị trí tếp theo trên tinh thần chuẩn bị sẵn sàng để không mất thời gian. - Các bạn vừa đã xem qua các tiết mục văn nghệ và kết quả sưu tầm của các tổ về truyền thống cách mạng quê hương của các đội chơi qua 2 vòng thi đấu. Sau đây là phần hồi hộp và mong đợi nhất của cuộc thi là công bố tổng số điểm của các tổ. Xin mời BGK công bố và thư ký xin mời viết lên bảng. 4. Vận dụng: - GVCN nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị cũng như tham gia và ý thức của học sinh trong quá trình thi đua. Động viên cả lớp phát huy khả năng phong trào văn nghệ của tổ, của lớp, và nhiệt tình khi tham gia, và có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ được phân công. - Chuẩn bi tìm hiểu trước chủ điểm của tháng với hoạt động 3của tháng là: “ Văn nghệ chào mừng ngày 22-12” - Chuẩn bị: + Tìm tư liệu , tranh ảnh về quân đội ta . + Tìm ý nghĩa ngày thành lập QĐNDVN ( mượn ở thư viện ) + Tìm một số bài thơ , bài hát về truyền thống cách mạng + Chuẩn bị một số câu hỏi để hái hoa dân chủ . VI. TƯ LIỆU: Sách báo, thơ ca hoặc câu chuyện ca ngợi về những gương các anh hùng trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và dựng nước. Ngày so¹n: 01.12.2014 Chủ điểm tháng 12 UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Tiết 8: VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG NGÀY 22-12 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng tòan dân (22- 12) trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 2. Kĩ năng:. Rèn kĩ năng trình bày , biết lắng nghe , biết phân tích , tổng hợp và chọn lọc thông tin . 3. Thái độ: Biết ơn , tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực về bài nói chuyện của báo cáo viên. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống quân đội ta và ngày quốc phòng toàn dân. - Kĩ năng tự tin khi tham gia văn nghệ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp hỏi và trả lời. - Phương pháp biểu đạt sáng tạo. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - SGV hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin : Tài liệu lịch sử, sách báo , thơ ca , tranh ảnh về các tấm gương anh hùng của quân đội nhân Việt Nam - Các tiết mục văn nghệ phù hợp với chủ đề hoạt động V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá: Cả lớp cùng hát với tôi bài “Bốn phương trời ” 2. Kết nối: Để có cuộc sống hòa bình , để HS được học tập dưới bầu trời tự do hôm nay, là đã có biết bao sự hy sinh, cống hiến của các anh bộ đội cụ Hồ, của những lực lượng hùng mạnh của quân đội ta. Để tỏ lòng biết ơn và tự hào về những tấm gương cao cả đó. Hôm nay lớp chúng ta tổ chức hoạt động để nhớ về các anh hùng đã hy sinh, cống hiến công lao to lớn cho Tổ Quốc. - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Nghe tóm tắt tiểu sử ngày thành lập QĐNDVN 22-12-1944 + Hoạt động 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi. + Hoạt động 3: Văn nghệ thi đua giữa các tổ cùng hướng về chủ điểm chung 3. Thực hành : . Hoạt động 1: *HS lắng nghe bài viết về ngày thành lập QĐNDVN . - Năm 1858, Pháp đặt gót chân xâm lược lên nước ta , nhiều phong trào yêu nước nổi dậy nhưng đều thất bại . Năm 1911, Bác Hồ ra nước ngòai tìm đường cứu nước và Bác dã đến với con đường cách mạng vô sản . Ngày 3/ 2/ 1930 Đảng CSVN ra đời . - Ngày 22/ 12/ 1944, tại 1 khu rừng ở Nguyên Bình (Cao Bằng)Đội VN tuyên truyền giải phóng quân được thành lập , lúc đầu chỉ có 34 người, với 34 khẩu súng các loại dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp. Thành lập được 2 ngày, đội đã lập chiến công vang dội : diệt 2 đồn Phay Khắt và nà Ngần, mở đầu truyền thống đánh thắng trận đầu, mưu trí dũng cảm của quân đội ta. - Ngày 15-5-1945, VIệt Nam tuyên truyền giải phóng quân và các trung đội Cứu quốc quân ở Bắc Sơn hợp nhất thành Đội Việt Nam giải phóng quân. - Ngày 16-8-1945 từ cây đa Tân Trào, đơn vị chủ lực Việt nam giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng khởi nghĩa toàn quốc. Tổng khởi nghĩa thắng lợi, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời, quân đội ta mang tên Vệ quốc đoàn. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, quân đội ta mang tên Quân đôi nhân dân Việt Nam. Với chiến thắng điện Biên Phủ lẫy lừng, vĩ đại làm chấn động cả địa cầu quân đội ta bước vào thời kì trưởng thành. - Từ đó đến nay, trên chặng đường dài giải phóng và bảo vệ đất nước, quân đội ta đã lập nên những chiến công hiển hách, được Tổ quốc và nhân dân tin yêu, trìu mến gọi bằng cái tên Bộ đội Cụ Hồ + Hoạt động 2:Thảo luận và trả lời câu hỏi. 1.QĐNDVN thành lập có bao nhiêu người ? Tại đâu ? Do ai chỉ huy ? Có 34 người, tại khu rừng ở Nguyên Bình (Cao bằng), do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy. 2. Tháng 4/1945 Việt nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân được hợp nhất thành : a. Vệ quốc đoàn .b. việt nam cứu quốc quân c. Việt Nam giải phóng quân. D. Quân đội NDVN 2. Cuộc khởi nghĩa thành công dẫn đến sự kiện gì ? Quân đội ta lúc đó mang tên gì ? Ngày 2/9/1945 , tại quãng trường Ba Đình , Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời . Vệ quốc đòan . 3. Ngày 19/12/1946 là ngày gì ? Bác Hồ kêu gọi tòan quốc kháng chiến . 4. Trong kháng chiến chống Pháp quân đội ta mang tên gì ? 1946- 1954 mang tên Quân đội nhân dân Việt Nam . 5. Kết thúc kháng chiến chống Pháp là chiến thắng nào ? ai chỉ huy ? Chiến thắng Điện Biên Phủ ( Tây Bắc ) do đ/c Võ Nguyên Giáp chỉ huy . 6.Tố Hữu có câu thơ gì nói về chiến thắng vĩ đại này ? Chín năm làm một Điện Biên Nên vành hoa đỏ , nên thiên sử vàng . 7.Trong cuộc kháng chiến này có rất nhiều chiến sĩ đã anh dũng hy sinh. Bạn hãycho biết anh hùng nào đã chặt đứt cánh tay tiếp tục chiến đấu ? Ai lấy thân mình lấp lỗ châu mai ? La Văn Cầu , Phan Đình Giót. + Hoạt động 3: Văn nghệ thi đua giữa các tổ cùng hướng về chủ điểm chung - Mời các tổ trình bày các bài thơ , bài hát mà tổ đã chuẩn bị . - Văn nghệ . - Đại diện BCBL đọc lời hứa phấn đấu rèn luyện để tiếp bước cha anh trong công cuộc dựng nước và giữ nước . - Các bạn vừa đã xem qua các tiết mục văn nghệ và kết quả đạt được của các đội chơi sau các câu hỏi vấn đáp qua 2 vòng thi đấu. Sau đây là phần hồi hộp và mong đợi nhất của cuộc thi là công bố tổng số điểm của các tổ. Xin mời BGK công bố và thư ký xin mời viết lên bảng. 4. Vận dụng: - GVCN nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị cũng như tham gia và ý thức của học sinh trong quá trình thi đua. Động viên cả lớp phát huy khả năng phong trào văn nghệ của lớp. - Khen thưởng cho đội có số điểm cao nhất. *Chuẩn bị cho cho chủ điểm tháng 1& 2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN  Với hoạt động 1 : “ NGÀY XUÂN VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG” Sưu tầm một số phong tục vào ngày xuân, ngày Tết ở nước ta. Chú ý tìm hiểu một số phong tục của từng vùng miền, của một số đồng bào dân tộc thiểu số. VI. TƯ LIỆU: Sách báo, thơ ca hoặc câu chuyện ca ngợi về những gương các anh hùng của quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giữ nước và dựng nước. Ngày so¹n: 02.01.2015 Chủ điểm tháng 1&2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN  Tiết 9: NGÀY XUÂN VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS hiểu những phong tục , tập quán , truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương , của dân tộc ngày xuân , ngày Tết . 2. Kĩ năng:. Sưu tầm phong tục Tết quê hương đất nước . 3. Thái độ: - Tự hào về quê hương , về phong tục truyền thống tốt đẹp. - Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống quê hương . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng xác định/ tìm kiếm, lựa chọn về nét đẹp truyền thống ngày xuân, ngày tết. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục, tập quán vui xuân, đón tết. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nết đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp tư duy . - Phương pháp kể chuyện. - Phương pháp hỏi và trả lời. - Phương pháp thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - SGV hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin :Tài liệu về phong tục, văn hóa của các dân tộc trên đất nước Việt Nam, sách báo , tranh ảnh V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá: Cả lớp cùng hát với tôi bài “Niềm vui đến trường ” 2. Kết nối: Văn hóa nước ta rất phong phú và đa dạng . Tiết họat động ngòai giờ lên lớp hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về những phong tục tập quán của dân tộc ta về ngày xuân , ngày Tết để chúng ta có thêm lòng tự hào về đất nước ta. - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Thi trưng bày những kết quả sưu tầm được của các đội về phong tục, truyền thống của người Việt Nam vào ngày xuân, ngày tết. + Hoạt động 2: Thảo luận và trả lời câu hỏi. 3. Thực hành :( Hoạt động 1: Thi trưng bày những kết quả sưu tầm được của các đội về phong tục, truyền thống của người Việt Nam vào ngày xuân, ngày tết. Nội dung sưu tầm có thể là : Phong tục Tết của các dân tộc ở Việt Nam. Các trò chơi ngày Tết trong dân gian . Các lễ hội mùa xuân , ngày Tết Các câu đối Tết Những chuyện lạ về Tết của các dân tộc , của địa phương . Các bài hát, bài thơ ca ngợi mùa xuân , ca ngợi Tết cổ truyền . Ca dao , tục ngữ về mùa xuân , về Tết . - Sau khi các tổ đã hoàn thành, xin mời BGK nhận xét, tổng kết và cho điểm cho hoạt động này. - Để thay đổi bầu không khí và góp vui cho buổi hoạt động hôm nay, xin mời cô chủ nhiệm lớp và các bạn cùng hưởng thức 1 bài hát, do bạn Đinh Thu Hương trình bày. Xin mời bạn. * Tiếp theo là phần bốc thâm trả lời câu hỏi + Hoạt động 2:Thảo luận và trả lời câu hỏi. 1. Bạn hãy trình bày 1 bày hát về mùa xuân hoặc ca ngợi về Đảng Cộng sản Việt Nam ? 2. Bạn hãy cho biết việc treo cây nêu ngày tết có ý nghĩa gì ? 3. Bạn hãy diễn tả 1 trò chơi hoặc mô tả 1 lễ hội diễn ra vào ngày tết của các dân tộc trên đất nước Việt Nam mà bạn biết ? 4. Bạn hãy bổ sung để hoàn chỉnh các câu đối sau : Tràng pháo, mỡ hành, câu đối đỏ Cây nêu, ngày tết, bánh trưng xanh (HS điền) Hoặc : Xuân phát tài, như ý Tết thịnh vượng, an khang. - Các bạn vừa đã xem qua các kết quả đạt được của các đội chơi sau 2 vòng thi đấu. Sau đây là phần hồi hộp và mong đợi nhất của cuộc thi là công bố tổng số điểm của các tổ. Xin mời BGK công bố và thư ký xin mời viết lên bảng. - Các bạn vừa đã xem qua các kết quả đạt được của các đội chơi sau 2 vòng thi đấu. Sau đây là phần hồi hộp và mong đợi nhất của cuộc thi là công bố tổng số điểm của các tổ. Xin mời BGK công bố và thư ký xin mời viết lên bảng. 4. Vận dụng: - GVCN nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị cũng như tham gia và tinh thần, ý thức của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động. - Tuyên dương đội về nhất và các cá nhân có sự đóng góp tích cực cho buổi hoạt động diễn ra thành công, tốt đẹp. Nhắc nhỡ, phê bình những HS chưa có tinh thần , trách nhiệm cao trong khi tham gia và chưa chuẩn bị tốt. * Chuẩn bị : + Chuẩn bi tìm hiểu trước chủ điểm với hoạt động 2 của tháng là: “THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM” + Mỗi đội tìm hiểu về ý nghĩa của sự thành Đảng CSVN và các chặng đường lịch sử lúc chưa có Đảng CSVN cho đến lúc thành lập Đảng CSVN 3-2-1930 cho đến nay. Biểu tượng của lá cờ Đảng CSVN. + Chuẩn bị ảnh Bác Hồ, trang trí buổi hoạt động. Ngày so¹n: 02.01.2015 Chủ điểm tháng 1&2 MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN  Tiết 10: THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS biết được ngày thành lập Đảng CSVN và ý nghĩa của sự thành lập Đảng CSVN. Vai trò to lớn của Đảng đối với sự thắng lợi của cách mạng Việt Nam, sự phát triển của đất nước cho đến ngày nay. 2. Kĩ năng:. Sưu tầm , tìm hiểu thông tin, kiến thức có chọn lọc về Đảng Cộng Sản Việt Nam. 3. Thái độ: - Biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của những người đảng viên chân chính.Tuân thủ theo đường lối, chủ trương mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đè ra. Đấu tranh chống lại mọi luận điệu xuyên tạc, những âm mưu « diễn biến hòa bình » nhằm nói xấu Đảng ta. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam . III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp tư duy . - Phương pháp kể chuyện. - Phương pháp hỏi và trả lời. - Phương pháp thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - SGV hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin : Sách lịch sử về Đảng Cộng sản Việt Nam V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá: cả lớp cùng hát với tôi bài “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng ” 2. Kết nối: Trước khi Đảng CSVN ra đời ở nước có nhiều tổ chức cộng sản thành lập để chống giặc nhưng các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị dập tắt và thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là không có sự thống nhất về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động làm giảm sức mạnh của phong trào yêu nước.Đặc biệt trong khoảng thời gian nửa năm từ tháng 6-1929 đến tháng 1-1930 đã có 3 tổ chức cộng sản ra đời, đó là Đông Dương Cộng sản Đảng(6-1929), An Nam Cộng sản Đảng(10-1929) và Đông Dương Cộng Sản Liên đoàn(1-1930). Sự kiện đó chứng tỏ việc thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam ở nước ta là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước.Nhưng lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và nguyên tắc tổ chức của một chính đảng Mác – Xít Leenin- không cho phép tồn tại trong 1 nước có 3 tổ chức cộng sản như thế, vì như thế sẽ làm yếu đi sự thống nhất về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động làm giảm sức mạnh của phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Nhận được tin có 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam, Quốc tế cộng sản đã gởi thư kêu gọi các nhóm cộng sản này thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, ủy viên Bộ phương Đông, phụ trách cục phương Nam đã thay mặt quốc tế cộng sản triệu tập cuộc họp để họp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Ngày 3-2-1930, Hội nghị hợp nhất đã họp ở Cửu Long gần Hương Cảng (HK Trung Quốc) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Sau 5 ngày (từ ngày 3->7 tháng 2), hội nghị đã thống nhát tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản , thành lập Đảng Cộng Sản duy nhất ở Việt Nam lấy tên là Đảng Cộng Sản Việt Nam và thông qua chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt do Bác Hồ soạn khảo. Hội nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng và từ ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Việt nam đã thực sự trở thành người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đua nhân dân ta từ vị trí nô lệ, áp bức, từ chỗ nước mất, nhà tan trở thành người được tự do, làm chủ đất nước. Đời sống nhân dân ngày càng được ấm no, hạnh phúc, ai cũng phải có cơm ăn áo mặc, ai cũng có quyền được học hành, mọi người đều được tự do, bình đẳng. Từ khi nước nhà được thống nhất, Đảng và Nhà nước ta đã thật sự chăm lo cho đời sống nhân dân ngày một sung túc hơn, từ chỗ đất nước còn nghèo nàn lạc hậu, thiếu ăn ,thiếu mặc phải viện trợ lương thực từ nước ngoài trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng hàng thứ 2 trên thế giới, nền kinh tế ngày càng được phát triển, đua vị thế nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng lên - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi + Hoạt động 2:.Văn nghệ 3. Thực hành : Hoạt động 1: Thảo luận và trả lời câu hỏi. 1. Bạn hãy cho biết Đảng CSVN được thành lập vào ngày, tháng, năm nào ? Do ai chủ trì hội nghị ? 2. Khi mới thành lập, Đảng CSVN ngày nay có tên là gì ? (Đảng CSVN) 3. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng CSVN được thông qua hội nghị thành lập Đảng bao gồm các văn kiện nào ? Do ai soạn khảo ? (Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt do đ/c Nguyễn Ái Quốc soạn khảo) 3. Bạn hãy cho biết, Đảng CSVN là sự hợp nhất của 3 tổ chức cộng sản nào trong nước ? (Đông Dương Cộng sản Đảng(6-1929), An Nam Cộng sản Đảng(10-1929) và Đông Dương Cộng Sản Liên đoàn(1-1930)) 4. Sự thành lập Đảng CSVN có ý nghĩa lịch sử to lớn như thế nào ? 5. Bạn hãy cho biết Hội nghị BCH trung ương( toàn thể) lần thứ nhất của Đảng họp vào tháng, năm nào ? Tại đâu ? Đồng chí nào được bầu làm tổng bí thư Đảng ?(tháng 10-1930, tại Hương Cảng (TQ), đ/c Trần Phú được bầu làm tổng bí thư Đảng). 6. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất ở Hương Cảng đã quyết định đổi tên Đảng CSVN thành tên gì ?(Đảng Cộng Sản Đông Dương). 7. Người soạn khảo luận cương chính trị tháng 10/1039 là ai ? (đ/c Trần Phú) 8. Bạn hãy cho biết, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng tổ chức tại đâu ? vào thời gian nào ?( Tại Ma cao(TQ), thánh 3-1935) 9.Bạn hãy cho biết, tại Hội nghị Trung ương tháng 3-1938, đồng chí nào được bầu làm tổng bí thư Đảng ?(đ/c Nguyễn Văn Cừ) 10. Bạn hãy cho biết, tại Hội nghị Trung ương tháng 5-1941, đồng chí nào được bầu làm tổng bí thư Đảng ?(đ/c Trường Chinh)) 11. Bạn hãy cho biết, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng tổ chức tại đâu ? vào thời gian nào ?( Tại Tuyên Quang, thánh 2-1951). 12. Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong : a. Khỏi nghĩa Nam kỳ b. Cách Mạng tháng 8/1945 13. Ngày 12/3/1045Trung ương Đảng đã ra chỉ thị lịch sử : a. « sửa soạn khởi nghĩa » b. Kháng Nhật cứu quốc c. Kháng chiến Kiến quốc d. Nhật pháp Bắn nhau và hành động của chúng ta. 14. Tác giả bài hát « Tiến quân ca »- quốc ca của nước ta là ai ?(Văn Cao) 15. Bác Hồ viết tuyên ngôn đọc lập tại : a. Gác 2 nhà số 48 phố Hàng Ngang – Hà Nội bHàng Quạt c..Hàng Buồm d. Hàng Gai 16. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã quyết định đổi tên Đảng CSĐD thành tên gì ? 17. Bạn hãy cho biết, đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng tổ chức tại đâu ? vào thời gian nào ?( Tại thủ đô Hà Nội, thánh 9-1960). 18. Bạn hãy cho biết, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng, đ/c nào được bầu làm tổng bí thư ?(đ/c Lê Duẩn) 19. Bạn hãy cho biết tại đại hội Đảng lần thứ mấy, đã đánh mốc sự đổi thay, cải cách phát triển của nền kinh tế nước ta. Đồng chí nào được bầu làm tổng bí thư ở đại hội này ?( Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12-1986), đ/c Nguyễn Văn Linh được bầu làm tổng bí thư Đảng) 20. Bạn Hãy cho biết, tổng bí thư nước ta hiện nay là ai ? 21. Bạn hãy trình bày 1 bày hát ca ngợi về Đảng Cộng sản Việt Nam ? + Hoạt động 2 Văn nghệ. Mỗi đội sẽ lên trình bày 1 tiết mục văn nghệ. - Các bạn vừa đã xem qua các kết quả đạt được của các đội chơi sau 2 vòng thi đấu. Sau đây là phần hồi hộp và mong đợi nhất của cuộc thi là công bố tổng số điểm của các tổ. Xin mời BGK công bố và thư ký xin mời viết lên bảng. 4. Vận dụng: - GVCN nhận xét, đánh giá về sự chuẩn bị cũng như tham gia và tinh thần, ý thức của học sinh trong quá trình tham gia hoạt động. - Chuẩn bị cho h.động sau: “ CHÚNG EM CA HÁT MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN .” Mỗi tổ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ, các trò chơi dân gian về ngày Tết cổ truyền Ngµy so¹n :01.02.2015 Chủ điểm tháng 1&2: MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN  Tiết 11: “ CHÚNG EM CA HÁT MỪNG ĐẢNG , MỪNG XUÂN ” I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Củng cố cho HS thêm niềm tin yêu Đảng , niềm tự hào về quê hương đất nước , về mùa xuân của dân tộc . 2. Kĩ năng: Phát huy khả năng văn nghệ của lớp 3. Thái độ: HS phấn khởi , lạc quan , học tập tốt , rèn luyện tốt . II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG: - Kĩ năng tự tin khi tham gia văn nghệ. - Kĩ năng hợp tác với người khác trong hoạt động thi văn nghệ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG: - Phương pháp biểu đạt sáng tạo. - Trò chơi giáo dục. - Phương pháp hỏi và trả lời. - Phương pháp thảo luận. IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - SGV hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. - Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin : Sách lịch sử về Đảng Cộng sản Việt Nam V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Khá phá:Cả lớp cùng hát bài “ Em là mầm non của Đảng ” 2. Kết nối: Mùa xuân như vẫn còn với chúng ta : làn gió xuân nhè nhẹ , mơn man đâu đó những cách hoa sắc hương , hòa vào không khí rộn ràng chào mừng kỉ niệm 85 năm sinh nhật Đảng Cộng Sản Việt nam. Trong niềm vui đó , lớp chúng ta sẽ thi đua hát mừng xuân , mừng Đảng. -Giíi thiÖu thµnh phÇn : - Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính: + Hoạt động 1: Thi bốc thâm trả lời câu hỏi. + Hoạt động 2:.Thi văn nghệ giữa các đội chơi 3. Thực hành : -Ban giám khảo thông qua thể lệ cuộc thi. Các tổ lần lượt lên bốc thâm câu hỏi. Nếu bốc thâm câu hỏi trả lời không được sẽ bị trừ 1 điểm hoặc trả lời sai cũng bị trừ 1 điểm, đúng thì được 5 điểm. Cổ động viên bổ sung đúng được cộng thêm 1 điểm. Những bài hát thực hiện đúng nội dung, chủ đề, và tùy thuộc vào cách trình bày trôi chảythì ban giám khảo thống nhất cho điểm, thang điểm tối đa là 10 điểm. - Mời đại diện các tổ lần lượt lên bốc thăm trả lời câu hỏi. Hoạt động 1:Thi bốc thâm trả lời câu hỏi. 1/ Một năm khởi đầu từ mùa xuân Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết các câu trên trong dịp nào? (X) Thư gửi cho thiếu niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp tết đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (20/6/1946). Thư gửi học sinh toàn quốc nhân ngày khai trường năm học mới (2/9/1945) Thư gửi cho Ủy ban nhân các kỳ, tỉnh, huyện và làng(17/10/1945) Thư gửi cho các chiến sĩ cảm tử quân thủ đô(27/1/1947) 2/ “

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an ca nam_12429224.doc
Tài liệu liên quan