II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy
- Tiết 5 ngày 12/10/2017
2. Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A4
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- Học sinh lớp 6A4
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy ’’
2. Hình thức hoạt động.
Thi trả lời câu hỏi dưới hai hình thức:
- Thi cá nhân.
- Thi giữa các nhóm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với HS.
- Chuẩn bị câu hỏi và đáp án trả lời .
- Các tổ thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt
- Một số tiết mục văn nghệ.
22 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp năm học 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t về trường lớp thầy cô bạn bè
- Bạn Thảo nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 3 tổ. Nếu các cổ động viên không hát được thì mời bạn giám khảo giải đáp:
Câu 1: Hãy hát bài hát có từ "Mái trường xinh"
Câu 2: Hãy hát bài hát có từ "Cô giáo em"
Câu 3: Hãy hát bài hát có từ chỉ dụng cụ học tập
4. Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động
Tổng kết và trao thưởng cho các bạn có câu trả lời xuất sắc.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Duyệt ngày 7tháng 9 năm 2017
Duyệt
Dương Thị Hạnh
Ngày lập kế hoạch: 2/10/2017
CHỦ ĐỀ THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
TIẾT 3: LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ, CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu ý nghĩa của việc thi đua học tập và rèn luyện giữa các tổ, cá nhân.
- Xây dựng thái độ vươn lên học giỏi, say mê học tập.
- Rèn tư duy nhanh nhạy và kỹ năng phát hiện, trả lời câu hỏi.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy
- Tiết 5 ngày 12/10/2017
2. Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A4
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- Học sinh lớp 6A4
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy ’’
2. Hình thức hoạt động.
Thi trả lời câu hỏi dưới hai hình thức:
- Thi cá nhân.
- Thi giữa các nhóm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với HS.
- Chuẩn bị câu hỏi và đáp án trả lời .
- Các tổ thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiết học tốt
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức
- Lập ban tổ chức gồm 3 người: Lớp phó phụ trách học tập chịu trách nhiệm về nội dung câu hỏi, lớp trưởng dẫn chương trình, lớp phó làm thư ký
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Lớp phó phụ trách văn thể cho hát tập thể bài "Ngày đầu tiên đi học"
- Lớp trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình.
2. Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh các câu hỏi
a) Phần thi dành cho cá nhân.
- Trước hết chúng ta sẽ thi tìm hiểu thư Bác để các bạn đều biết Bác mong muốn chúng ta học tập như thế nào:
Câu 1: Đọc thư Bác có câu “Trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa một nước độc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào?
- Trước đây, cha anh bị thiệt thòi không được học hành chịu cảnh nô lệ.
Ngày nay, chúng ta được học hành đầy đủ, được hưởng một nền giáo dục của một nước đọc lập nên chúng ta tự hào, sung sướng và ra sức học tập để đền đáp công ơn Bác, của cách mạng.
Câu 2: Hãy nêu tác dụng của việc học tập?
- Học tập giúp con người tiếp thu tri thức cần thiết và ứng xử đúng đắn với mọi người. Nhờ học tập ta mới trưởng thành. trở thành người có ích cho xã hội .
Câu 3: Bác dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn điều gì? Để làm được điều Bác dạy học sinh cần phải làm gì?
- Bác dặn cần phải chăm học chăm làm. Để đất nước Việt Nam trở nên tươi đẹp, có thể sánh vai với các nước khác. Học sinh cần phải học tập tốt , trung thực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Câu 4: Trong thư thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? Tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao?
- Bác quan tâm, chăm lo đến việc học tập tu dưỡng học sinh Bác tin tưởng và đề cao việc học tập, rèn luyện trong việc bảo vệ và xây dựng đất nước.
b) Thảo luận về tiết học tốt
- Lớp ta sẽ chia thành 3 tổ. Mỗi tổ sẽ trả lời các câu hỏi ra giấy và cử một bạn đại diện lên trả lời:
Câu 1: Thế nào là một tiết học tốt .
- Một tiết học được coi là tốt nếu học sinh chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực tham gia phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến thức của mình , giữ trật tự, kỉ luật theo sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
Câu 2: Tác dụng của những tiết học tốt là gì?
- Nó giúp chúng ta chủ động trong học tập nắm bài sâu hơn, không khí học tập sôi nổi ,nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng cao..
Câu 3: Để có những tiết học tốt học sinh cần phải làm gì ?
- Học sinh cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú nghe thầy cô giảng bài, giao nhiệm vụ tích cực tự giác thực hiện nhiệm vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ kết quả bài của mình.
- Tổng kết lại ngắn gọn những nội dung chính về một tiết học tốt
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ
3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Mỗi tổ đọc đăng kí thi đua của tổ mình và treo đăng kí đó lên bảng.
- Đọc bản giao ước thi đua của tổ.
- B¾t nhÞp cho c¶ líp h¸t bµi “Bác Hồ- Người cho em tất cả”.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
....................................................................................................................
Duyệt ngày 3 tháng 10 năm 2017
TỔ PHÓ
Dương Thị Hạnh
Ngày lập kế hoạch: 9/10/2017
CHỦ ĐỀ THÁNG 10: CHĂM NGOAN HỌC GIỎI
TIẾT 4: HỘI VUI HỌC TẬP
I MỤC TIÊU
- Ôn tập củng cố các môn học.
- Xây dựng thái độ vươn lên học giỏi, say mê học tập.
- Rèn tư duy nhanh nhạy và kỹ năng phát hiện, trả lời câu hỏi'.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy
- Tiết 5 ngày 19/10/2017 – Tiến hành hoạt động.
2. Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A4
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- Học sinh lớp 6A4
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Kiến thức của các bộ môn đã học
- Các kiến thức chung về tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ và lứa tuổi.
2. Hình thức hoạt động.
Thi trả lời câu hỏi dưới hai hình thức:
- Thi cá nhân.
- Thi giữa các nhóm.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện
- Cán sự lớp gặp các thầy cô giáo bộ môn để chuẩn bị các câu hỏi, đáp án.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức
- Lập ban tổ chức gồm 3 người: Lớp phó phụ trách học tập chịu trách nhiệm về nội dung câu hỏi, lớp trưởng dẫn chương trình, lớp phó làm thư ký
- Mời thầy cô giáo bộ môn tham gia ban giám khảo.
- Một số phần quà nhỏ.
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Lớp phó phụ trách văn thể cho hát tập thể bài "Ngày đầu tiên đi học"
- Lớp trưởng tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hội vui học tập.
2. Hoạt động 2: Thi trả lời nhanh các câu hỏi
a) Phần thi dành cho nhóm.
- Mỗi tổ cử ba bạn thành một đội, sau khi nghe câu hỏi đội nào gõ trống trước được quyền trả lời. Nếu trả lời sai hoặc chưa đủ, đội khác được quyền bổ xung. Thư kí ghi kết quả từng câu lên bảng.
Câu 1: Việt Nam giáp với những nước nào?
Đáp Án: Lào, trung Quốc, Campuchia
Câu 2: Làm thế nào tính vận tốc khi biết quãng đường và thời gian?
Đáp Án: Lấy quãng đường chia cho thời gian ra vận tốc.
Câu 3: Ai là tác giả của ca dao dân ca Việt Nam? Đáp Án: Nhân dân lao động.
Câu 4: Ngày 22/12/1944 là ngày gì?
Đáp Án: Là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam.
Câu 5: Sợi nào được lấy từ vỏ cây được con người sử dụng cách đây 10 000 năm để dệt vải và làm lưới đánh cá?
Đáp Án: Đó là sợi lanh.
Câu 6: Có mấy loại tam giác, đó là những tam giác nào?
Đáp Án: Có bốn loại tam giác: tam giác thường, tam giác vuông, tam giác cân, tam giác đều.
Câu 7: Căn cứ vào đâu để xác định người đó là công dân của nước cộng hào XHCN Việt Nam.
Đáp Án: Căn cứ vào quốc tịch Việt Nam.
b) Phần thi dành cho cá nhân
- Người dẫn chương trình đọc các câu hỏi theo thứ tự để cho các bạn trả lời theo hình thức ai giơ tay nhanh hơn thì có quyền trả lời. Bạn nào trả lời đúng sẽ được nhận một phần quà.
Câu 1: Muốn tìm Nam, Bắc, đông, tây, nhìn mặt tôi sẽ biết ngay hướng nào? (cái gì)
! Cái la bàn.
Câu 2: Một kho gạo có 600 tấn, buổi sáng bán được 12% số gạo. Buổi chiều bán được 8% số gạo. Hỏi cả ngày hôm đó bán được bao nhiêu tấn?
! 20% = 120 tấn gạo.
Câu 3: Vua nào đã bốn nghìn năm vẫn ghi công đức làm dân phụng?
! Vua Hùng.
Câu 4: Ai được mệnh danh là thi sử, thi Thánh của đời đường Trung Quốc?
! Đỗ Phủ
- Một số tiết mục văn nghệ xen kẽ
3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Ban tổ chức nhận xét, đánh giá kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của các tổ, các cá nhân.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
.........................................................................................................................
Duyệt ngày 10 tháng 10 năm 2017
TỔ PHÓ
Nguyễn Thị Mỵ
Ngày lập kế hoạch: 1/11/2017
TIẾT 5+6: TỔ CHỨC LỄ KỈ NIỆM
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 -11
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
* Kỹ năng: Biến hành động làm theo lời dạy của thầy, cô giáo trong hoạt động học tập, sinh hoạt và giao tiếp.
* Thái độ: Có thái độ tôn trọng, quý mến, biết ơn các thầy cô giáo.
sinh hoạt và giao tiếp.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy.
- Tiết 5 ngày 09/11/2017 – Phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hoạt động.
- Tiết 5 ngày 16/11/2017 – Tiến hành hoạt động.
2. Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A6
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- Học sinh lớp 6A6
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Tìm hiểu ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Học sinh, đại biểu hội phụ huynh chúc mừng các thầy, cô giáo.
- Sinh hoạt văn nghệ.
2. Hình thức hoạt động
- Buổi họp mặt giữa học sinh, thầy cô giáo và đại diện phụ huynh để chúc mừng thầy, cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
- Trao đổi tâm tư, nguyện vọng kết hợp liên hoan văn nghệ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện hoạt động
- Lời chúc mừng các thầy, cô giáo.
- Các tiết mục văn nghệ gồm hát, ngâm thơ hoặc đọc thơ, kể chuyện...về công ơn và tình cảm thầy trò.
- Cây hoa cùng các phiếu bắt thăm để chơi trò "Hái hoa".
- Giấy A4 vẽ tranh.
2. Về tổ chức
- Ban tổ chức gồm cán bộ lớp, cán bộ Đội.
- Cử một người dẫn chương trình, cán bộ văn nghệ chuẩn bị trò chơi" Hái hoa" (Mời các thầy cô giáo và đại diện phụ huynh lớp tham dự).
- Trang trí, kê bàn ghế hình chữ U; hoa tặng thầy, cô giáo
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể bài hát về thầy, cô giáo.
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình.
2. Hoạt động 2: Chúc mừng thầy, cô giáo.
- Đại diện học sinh lên phát biểu và tặng hoa chúc mừng các thầy, cô giáo.
- Đại diện phụ huynh phát biểu.
- Các thầy, cô giáo phát biểu vể tâm tư, tình cảm của mình đối với học sinh.
3. Hoạt động 3: Liên hoan văn nghệ
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ; trò chơi "Hái hoa" (người dẫn chương trình mời đại biểu tham dự liên hoan văn nghệ cùng học sinh), thi vẽ tranh.
4. Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động
- Hát tập thể
- Đại diện lớp cảm ơn đại biểu tới dự và một lần nữa hứa với các thầy,cô giáo sẽ làm tốt theo lời của thầy cô.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KẾ HOẠCH
Ngày 2 tháng 11 năm 2017
TỔ PHÓ
Nguyễn Thị Mỵ
Ngày lập kế hoạch: 1/12/2016
Tiết 7 + 8. THI KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức:
- Củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại vua Hùng dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm, có cảm xúc.
* Thái độ: Biết noi gương tổ tiên, cha anh, học tập tốt để xây dựng đất nước giàu mạnh.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy.
- Tiết 5 ngày 14/12/2017 – Tổ chức thi kể chuyện giữa các tổ.
- Tiết 5 ngày 21/12/2017 – Các tổ nhận xét đánh giá, viết bài thu hoạch.
2. Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A6
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp
- Học sinh của lớp 6A6
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Các câu chuyện về lịch sử của nước ta thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê sơ.
- Ý nghĩa của các câu chuyện đó.
2. Hình thức hoạt động
- Các tổ thi kể chuyện.
- Thi giải ô chữ và tìm ẩn số.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện hoạt động
- Các câu chuyện về các anh hùng dân tộc, về sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI): Về Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng; Về "Loạn 12 sứ quân", Về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên; Về anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn .....
- Một số ẩn số, ô chữ.
- Đáp án và biểu điểm.
2. Về tổ chức
- Giáo viên chủ nhiệm nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động và hướng dẫn học sinh tìm hiểu, lựa chọn, chuẩn bị nội dung câu chuyện để dự thi.
- Học sinh thảo luận để thống nhất chương trình và phân công:
+ Người điểu khiển chương trình và thư kí
+ Dự kiến ban giám khảo: Mời giáo viên môn Lịch sử làm cố vấn.
+ Phân công người viết nội dung câu hỏi, câu đố vui đáp án, trang trí lớp...
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể bài "Chú bộ đội với cơn mưa"
2. Hoạt động 2: Thi kể chuyện giữa các tổ
- Các tổ thi kể chuyện theo sự hướng dẫn của người điều khiển.
3. Hoạt động 3: Chơi trò chơi
- Trò chơi dành cho cả lớp: Người điều khiển lần lượt nêu từng ẩn số hoặc ô chữ. Người điều khiển mời ưu tiên bạn xung phong trả lời trước. Nếu không ai trả lời được thì người điều khiển (hoặc giám khảo) công bố đáp án.
4. Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động
- Công bố kết quả thi giữa các tổ.
- Mời giáo viên chủ nhiệm hoặc cố vấn chương trình phát biểu ý kiến.
- Người điều khiển tổng kết hoạt động, cảm ơn cố vấn chương trình và tuyên bố kết thúc cuộc thi
- Các tổ nhận xét, đánh giá tổ bạn.
- Viết bài thu hoạch.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KẾ HOẠCH
Ngày 2 tháng 12 năm 2017 TỔ PHÓ
Nguyễn Thị Mỵ
Ngày lập kế hoạch: 3/01/2017
Tiết 9 + 10. GIAO LƯU VĂN NGHỆ
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN.
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Giáo dục cho học sinh biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
* Kỹ năng: Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường, phát huy tiềm năng văn nghệ.
* Thái độ: Biết trân trọng những giá trị văn hóa, tinh thần mà cha ông ta để lại.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy.
- Tiết 5 ngày 12/01/2017 – Thi văn nghệ giữa các nhóm.
- Tiết 5 ngày 19/01/2017 – Các nhóm nhận xét, đánh giá và viết bài thu hoạch.
2. Địa điểm: Tại phòng học của lớp 7B7
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- / học sinh của lớp 7B7
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ... ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Các sáng tác tự biên tự diễn của học sinh theo chủ đề hoạt động.
2. Hình thức hoạt động
- Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như thi hát, đố vui, hát nối ...
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện hoạt động
- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của học sinh.
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố và các đáp án kèm theo.
- Bản quy định thang điểm dành cho ban giám khảo.
- Một số phần quà.
2. Về tổ chức
- Giáo viên chủ nhiệm làm việc với tập thể lớp: Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp sẵn sàng tham gia;Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu hoặc sáng tác theo chủ đề;Thành lập hai đội để giao lưu, thi đấu. Mỗi đội cử ra một đội trưởng. Đặt tên cho hai đội, Các học sinh còn lại sẽ là cổ động viên cho từng đội.
- Giáo viên hội ý với cán bộ lớp và hai đội trưởng để thống nhất các yêu cầu và phân công chuẩn bị cho hoạt động như: Phân công người dẫn chương trình, xây dựng chương trình điều khiển; Yêu cầu hai đội trưởng chuẩn bị các nội dung để giao lưu; Cử ban giám khảo; Phân công trang trí; Dự kiến đại biểu.
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể
- Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, hai đội thi đấu và thành phần ban giám khảo.
2. Hoạt động 2: Giao lưu
- Người dẫn chương trình nêu các câu hỏi để các đội tiến hành giao lưu. Các đội tiến hành theo yêu cầu của người dẫn chương trình. Đội nào đến lượt mà "bị tắc" - coi như thua. Lúc đó người dẫn chương trình sẽ hỏi các "cổ động viên". Đồng thời ban giám khảo cho điểm các đội. Điểm được công bố và viết ngay trên bảng.
- Trong quá trình tiến hành giao lưu, người dẫn chương trình cần dành thời gian cho hai đội ra câu đố, câu hỏi cho nhau. Ngoài ra cũng dành cho "cổ động viên" những câu hỏi, câu đó riêng tạo không khí sôi nổi, phấn khởi.
3. Hoạt đông 3: Kết thúc hoạt động
- Công bố kết quả của các đội và cá nhân.
- Nhận xét chung, biểu dương tinh thần ý thức tham gia của hai đội và của cả lớp.
- Cám ơn các đại diện đã tham gia hoạt động với lớp.
- Các nhóm đánh giá, nhận xét.
- GVCN nhận xét.
- Viết bài thu hoạch.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KẾ HOẠCH
Ngày 03 tháng 1 năm 2017
TỔ PHÓ
Dương Thị Hạnh
Ngày lập kế hoạch: 1/2/2017
Tiết 11 + 12. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
"TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP"
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẻ mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó bản thân các em.
* Kỹ năng: Tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp”
* Thái độ: Gắn bó và càng thêm yêu trường, lớp.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy.
- Tiết 5 ngày 9/02/2017 – Lập kế hoach thực hiện, phân công dụng cụ, nhiệm vụ.
- Tiết 5 ngày 16/02/2017:Tiến hành hoạt động.
+ Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp, trang trí lớp.
+ Nhổ cỏ, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
+ Chăm sóc cây trồng, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
2. Địa điểm: Tại phòng học của lớp, sân trường, vườn trường.
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- / học sinh của lớp 7B7
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp, trang trí lớp.
- Nhổ cỏ, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Chăm sóc cây trồng, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
2. Hình thức hoạt động
Thảo luận - xây dựng nội dung, kế hoạch và thực hiện.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện hoạt động
- Bản dự thảo nội dung, bản dự thảo kế hoạch
- Các câu hỏi để thảo luận.
2. Về tổ chức
- Nêu vấn đề, yêu cầu cả lớp suy nghĩ và sẵn sàng tham gia bàn bạc, thảo luận để xây dựng nội dung, kế hoạch thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp".
- Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng và các tổ trưởng để phân công chuẩn bị các công việc cụ thể như: Dự thảo nội dung, kế hoạch thực hiện "Trường xanh, sạch, đẹp"; Các câu hỏi thảo luận; Cử người điều khiển hoạt động; Cử người ghi biên bản; Cử người điều khiển chương trình văn nghệ.
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1.Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể bài Mái trường mến yêu (Nhạc và lời: Lê Quốc Thắng).
- Người dẫn chương trình tuyên bố lý do, nêu hình thức hoạt động
2. Hoạt động 2: Thảo luận
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận. Mỗi câu hỏi nêu ra phải được trao đổi, bổ sung ý kiến.
- Kết quả thảo luận là nội dung, kế hoạch thực hiện " Trường xanh, sạch, đẹp" mà lớp đã xây dựng nên, được biểu quyết nhất trí.
3. Hoạt động 3: Văn nghệ
Người điều khiển chương trình văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp (đơn ca, song ca, tốp ca, ngâm thơ...).
4. Hoạt đông 4:
- Thực hiện chăm sóc cây trồng, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Nhận xét kết quả hoạt động
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KẾ HOẠCH
Ngày 4 tháng 2 năm 2017
TỔ PHÓ
Dương Thi Hạnh
Ngày lập kế hoạch: 1/3/2017
Tiết 13 + 14. THI LÀM THƠ VỀ BÀ, MẸ VÀ CÔ GIÁO
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức: Hiểu ý nghĩa của ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
* Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm thơ.
* Thái độ: Thêm kính trọng, yêu quý bà, mẹ và cô giáo.
- Hứng thú với hoạt động Hội trại.
- Tích cực thảo luận, bàn bạc chuẩn bị Hội trại.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy.
- Tiết 5 ngày 9/3/2017 – Thi làm thơ về bà, mẹ và cô giáo giữa các nhóm.
- Tiết 5 ngày 16/3/2017 – Đánh giá, nhận xét giữa các nhóm.
2. Địa điểm: Tại phòng học của lớp.
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- / học sinh của lớp 7B7
- Tên HS vắng:
III. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung
- Các bài thơ mà các nhóm đã chuẩn bị.
2. Hình thức hoạt động
- Thi giữa các nhóm.
- Phân công thực hiện.
IV. CHUẨN BỊ
1. Về phương tiện hoạt động
- Tham khảo ý kiến của người thân, thầy cô giáo về chủ đề làm thơ.
2. Về tổ chức
Giáo viên chủ nhiệm:
- Nêu chủ đề để cho cả lớp thảo luận.
- Giao cho cán bộ lớp chuẩn bị điều khiển lớp trong khi thi.
- Giao cho cán bộ văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
- Cử thư kí lớp ghi biên bản.
V. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Hát tập thể bài Ước mơ ngày mai (Nhạc: Trần Đức, Lời: Phong Thu).
- Nêu lí do và giới thiệu chương trình thi của lớp
2. Hoạt động 2: Tiến hành thi giữa các nhóm.
- Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm thứ tự thể hiện bài thơ của nhóm đã chuẩn bị.
- Các nhóm thể hiện bài thơ theo thứ tự đã bốc thăm
- Thư kí lớp ghi biên bản.
3. Hoạt động 3:
- Các nhóm nhận xét, đánh giá.
- Viết bài thu hoạch
5. Hoạt động 4: Kết thúc hoạt động
- Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
- Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
VI. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
DUYỆT KẾ HOẠCH
Ngày 4 tháng 3 năm 2017
TỔ PHÓ
Dương Thi Hạnh
Ngày lập kế hoạch: 3/4/2017
Tiết 15 + 16. TRÒ CHƠI THI GIẢI Ô CHỮ
I MỤC TIÊU
* Kiến thức: Ôn luyện những kiến thức của các môn học, chuẩn bị tốt cho kì thi cuối năm học, đồng thời là dịp để các em cùng nhau trao đổi kinh nghiệm học tập tốt.
* Kỹ năng: Rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể của cá nhân .
* Thái độ: Có thái độ tích cực và hứng thú với các hoạt động của thi giải trò chơi ô chữ.
II. THỜI GIAN – ĐỊA ĐIỂM – THÀNH PHẦN
1. Thời gian và phân bố thời lượng tiết dạy.
- Tiết 5 ngày 13/4/2017 – Tổ chức trò chơi thi giải ô chữ.
- Tiết 5 ngày 20/4/2017 – Nhận xét, đánh giá và viết bài thu hoạch.
2. Địa điểm: Tại phòng học của lớp 7B7
3. Thành phần tham dự
- GVCN lớp.
- / 32 học sinh của lớp 7B7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an ca nam_12400243.doc