1. Khởi động: - Hát tập thể bài: Điểm 10 tặng cô.
2 . HĐ 1: Lớp trưởng tuyên bố lí do: Theo lời Bác dạy, mỗi học sinh phải phấn đấu chăm ngoan, học giỏi. Trong việc học tập của mình, mỗi một học sinh không chỉ tự học, mà còn học ở bạn và giúp đỡ bạn học tập. Thành tích học tập của cá nhân gắn liền với phong trào và kết quả chung của cả lớp. Hôm nay, lớp chúng ta sẽ thông qua chương trình hoạt động chung của lớp và đăng kí thi đua của từng tổ về học tập và rèn luyện.
- Giới thiệu đại biểu: GVCN lớp 6B
- Thành phần tham gia: Toàn thể các bạn học sinh lớp 6B .
- Giới thiệu chương trình hoạt động:
+ Nghe các tham luận.
+ Thảo luận các câu hỏi.
@ Thế nào là một tiết học tốt?
@ Tác dụng của những tiết học tốt?
@ Để có những tiết học tốt, người học sinh cần phải làm gì?
42 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tiết 1 đến tiết 16, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T KINH NGHIỆM :
Tiết 5
Ngày soạn: 17 /11/2015
Ngày dạy: 19 /11/2015
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11 :TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1: LỄ ĐĂNG KÍ “TUẦN HỌC TỐT” VỚI CHỦ ĐỀ:HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ:HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO XÂY DỰNG “TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN HỌC SINH TÍCH CỰC HỌC TẬP”
I. Yêu cầu giáo dục:
1. Giúp học sinh hiểu được công lao và tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh.
2. Có ý chí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt; tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô.
3. Rèn luyện kĩ năng trao đổi ý kiến và các kĩ năng khác trong học tập.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung hoạt động:
- Trao đổi và tìm hiểu về công lao, tình cảm của thầy cô giáo đối với học sinh.
- Phát động và đăng kí thi đua.
- Vui chơi.
2. Hình thức hoạt động:
- Trao đổi, tìm hiểu.
- Lễ đăng kí thi đua.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của các thầy cô.
- Tư liệu, tranh ảnh, truyện kể, về công lao của thầy cô đối với học sinh.
- Aûnh Bác, lọ hoa, khăn bàn.
2. Tổ chức hoạt động:
Đối với giáo viên:
GV cùng cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi để sử dụng trong buổi trao đổi tìm hiểu về công ơn của thầy cô giáo
Đối với học sinh:
Các tổ viết đăng kí thi đua tuần học tốt theo tiêu đề: “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”. Nội dung đăng kí gồm
+ Kỉ luật trật tự trong giờ học.
+ Số điểm tốt đạt được của cả tổ.
* Ban thi đua đề ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua giữa các tổ:
+ Mỗi điểm 9,10 được tính là hai bông hoa.
+ Mỗi điểm 7,8 được tính là một bông hoa.
+ Điểm 5,6 không tính.
+ Mỗi điểm dưới trung bình bị trừ 1 bông hoa.
+ Bạn nào bị thầy cô nhắc trong giờ học sẽ bị trừ 1 bông hoa.
* Kết thúc tuần thi đua sẽ căn cứ vào số bông hoa đạt được của các tổ để xếp loại thi đua.
* Điều khiển buổi lễ phát động: Nguyễn Phương Trinh (Chi đội trưởng).
* Điều khiển phần thảo luận: Vũ Nguyễn Linh Tâm (Chi đội phó).
* Điều khiển phần vui chơi: Trần Khánh Vy (Lớp phó văn thể )
* Thư kí : Phạm Huyền Trâm
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung hoạt động
Phân cơng
Phương tiện
*. Hát tập thể: Hát bài : Những bông hoa, những bài ca. Nhạc và lời của Hoàng Long.
HĐ 1: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu:
HĐ 2: Trao đổi, tìm hiểu về công ơn của các thầy cô giáo:
Câu 1: Bạn có biết, để có một tiết giảng dạy tốt, thầy cô giáo đã phải chuẩn bị như thế nào không?
Câu 2: Thầy cô giáo hi vọng, mong đợi gì ở học sinh chúng ta?
Câu 3: Bạn có thể làm những việc gì để giúp thầy cô giáo dạy tốt?
Câu 4: Đối với những bạn học sinh phạm lỗi, thầy cô giáo phải xử phạt. Bạn có đồng tình với việc làm của thầy cô giáo không? Vì sao?
Câu 5: Để đền đáp công ơn dạy dỗ của thầy cô giáo, học sinh cần thực hiện những điều gì?
Sau khi trao đổi xong mỗi câu hỏi, người điều khiển bổ sung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm, về sự tận tâm hết lòng của các thầy cô giáo đối với học sinh.
HĐ 3: Đăng kí thi đua tuần học tốt:
- Cán bộ lớp nêu yêu cầu, mục đích, nội dung thi đua và cách đánh giá thi đua của tuần “Hái hoa điểm tốt dâng thầy cô giáo”.
- Đại diện các tổ lần lượt lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình. Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu đăng kí thi đua của các tổ lên bảng.
-Văn nghệ của các tổ xen kẽ trong phần thảo luận và đăng kí thi đua.
HĐ 5. Kết thúc hoạt động:
- Cán bộ lớp nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và các
tổ
- Mời cô chủ nhiệm nhận xét về buổi hoạt động.
- Kết thúc hoạt động bằng bài hát: Lớp chúng ta kết đoàn.(Nhạc và lời: Mộng Lân)
Trần Khánh Vy
Nguyễn Phương Trinh
Nguyễn Vũ Linh Tâm
Nguyễn Phương Trinh
Trần Khánh Vy
-Chuẩn bị bài hát
-Mời đại biểu
-Chuẩn bị câu hỏi
-Bản đăng ký
VI . ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG:
..
Tiết 6:
Ngày soạn: 17 /11/20115
Ngày dạy: 19/11/2015
Hoạt động 2:
BÌNH BÁO TƯỜNG
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giúp học sinh có hiểu biết về tình nghĩa thầy trò, trách nhiệm của người học sinh.
2. Có thái độ trân trọng, yêu thích những sáng tác về thầy cô giáo.
3. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học và kĩ năng sáng tác.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Bài báo tường của lớp đã được trình bày, trang trí xong từ tuần trước.
- Bình chọn các bài viết : văn, thơ, vè được đăng tải trên báo tường của lớp.
- Chủ đề tờ báo tường: Thầy cô và mái trường.
2. Hình thức hoạt động:
- Treo tờ báo tường của lớp lên bảng, tổ chức đọc, trao đổi, nhận xét, đánh giá về nội dung các bài báo.
- Trao đổi, nhận xét, đánh giá về hình thức của tờ báo tường: cách trình bày, trang trí
- Trao đổi, nhận xét, đánh giá về tên của tờ báo tường.
- Bình chọn các bài báo được ưa thích nhất.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Tờ báo tường của lớp đã làm nhân dịp nhà trường phát động thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
- Mỗi cá nhân cũng tự làm thêm một bài báo chủ đề về ngày 20/11.
- GVCN làm cố vấn phần bình chọn, đánh giá bài báo hay.
2. Tổ chức hoạt động:
- Điều khiển chương trình: Chi đội trưởng(Nguyễn Phương Trinh )
- Học sinh trong lớp đã xem qua tờ báo tường mẫu.
- Trang trí: tổ chức lớp theo hình chữ U, tờ báo tường treo trên bảng.
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ chủ đề về ngày 20/11.
- Thư kí : Nguyễn Thị Vân Ánh
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Nội dung hoạt động
Phân cơng
Phương tiện
HĐ 1. Khởi động:
- Hát tập thể bài: Bụi phấn. Hoặc bài: Những bông hoa, những bài ca.
- Điều khiển chương trình nêu mục đích buổi bình luận và chọn lựa bài báo hay.
HĐ 2: Bình luận và chọn lựa báo tường:
- Điều khiển chương trình xin ý kiến nhận xét của lớp để chọn ra khoảng 5 bài báo hay nhất.
- Khi bình chọn các bài báo, đầu tiên đọc bài báo cho cả lớp nghe. Tiếp theo, mời tác giả bài báo nói về tâm tư, suy nghĩ, ý tứ của mình khi sáng tác. Sau đó là phần phân tích, đánh giá của các bạn và của GVCN.
- Bỏ phiếu bình chọn 5 bài báo hay nhất.
- Văn nghệ của các tổ theo thứ tự bốc thăm xen kẻ vào cuộc bình chọn bài báo hay.
- Điều khiển chương trình mời GVCN công bố kết quả bình chọn.
HĐ 3: Kết thúc hoạt động:
- Hát tập thể.
- Điều khiển chương trình nhận xét giờ hoạt động bình báo tường của lớp.
- Nói lời cảm ơn GVCN và tuyên bố kết thúc hoạt động.
Trần Khánh Vy
Nguyễn Phương Trinh
Nguyễn Phương Trinh
- Chuẩn bị một số bài hát
-Chuẩn bị một số bài báo
V. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG:
____________________________
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 11
Học sinh tự đánh giá xếp lọai:
Câu 1 : Qua các họat động trên đã giúp các em thu họach được những gì ?
Câu 2 : Về tinh thần, thái độ và kết quả tham gia các họat động của chủ điểm, em tự xếp loại ở mức độ nào?
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tổ đánh giá, xếp lọai:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp lọai:
Tốt Khá Trung bình Yếu
* RÚT KINH NGHIỆM :
Tiết :7+8
Ngày soạn: 15/12/2015
Ngày dạy: 17/12/2015
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
HỘI VUI HỌC TẬP
THI VĂN NGHỆ :GIÁO DỤC PHỊNG CHỐNG HIV/AIDS, MA TÚYVÀ CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI
Hoạt động :1+2 ( Thời gian: 90 phút )
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giúp học sinh củng cố, mở rộng kiến thức đã học ở các môn học.
2. Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.
3. Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Những kiến thức của các môn học được giáo viên yêu cầu ôn tập để chuẩn bị thi học kì.
- Những kiến thức được vận dụng trong thực tế cuộc sống.
- Những hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống cần giải thích.
2. Hình thức hoạt động:
- Thi trả lời câu hỏi, giải thích hiện tượng tự nhiên, xã hội.
- Thi tìm ẩn số : Tìm ẩn số của từ.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
Câu hỏi và đáp án trong những phần thi.
* PHẦN 1: AI THÔNG MINH
1. Vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng Long năm nào?
a. Năm 1009. b. Năm 1010. c. Năm 1011. (Đáp án: b)
2. Văn bản “Mẹ tôi” thuộc phương thức biểu đạt nào?
a. Miêu tả. b. Kể chuyện. c. Biểu cảm. (Đáp án: c)
3. Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh?
a. 7. b. 9. c. 11. (Đáp án: )
4. Nước Đại Việt đã ba lần thắng quân xâm lược Mông – Nguyên vào những năm nào?
Lần thứ 1: - Năm 1256 ; - Năm 1257 ; - Năm 1258. (Đáp án : Năm 1258)
Lần thứ 2: - Năm 1285 ; - Năm 1286 ; - Năm 1287. (Đáp án : Năm 1285)
Lần thứ 3: - Năm 1286-1287 ; - Năm 1287-1288 ; - Năm 1288-1289.
(Đáp án: Năm 1287-1288)
5. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ và kết thúc năm nào?
a. Năm 1417-1428. b. Năm 1418-1427. c. Năm 1419-1429. (Đáp án : b)
6. Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai?
a. Lê Hoàn. B. Nguyễn Trãi. c. Lê Lợi. (Đáp án : c)
7. Thế nào là HIV/AIDS ? Căn bệnh này gây tác hại như thế nào?
(HIV Là một loại vi rút gây suy giảm hệ thống miễn dich ở cơ thể người)
(AIDS Là giai đoạn cuối cùng của HIV gây nguy hiểm đến tính mạng , suy giảm về nòi giống, thiệt hại về kinh tế , xã hội không văn minh.)
8. Hiện nay căn bệnh này đã có thuốc chữa chưa?
( Chưa, mới chỉ có thuốc tạm ngưng sự phát triển cua vi rút nhưng phải theo sự chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ.)
PHẦN 2: TIẾP SỨC
1. Tại sao mùa hè nhiệt độ lại cao hơn mùa đông?
(Đáp án : Vì mùa đông ngày ngắn và mặt trời chiếu chếch, còn mùa hè ngày dài và mặy trời chiếu thẳng góc hơn xuống trái đất)
2. Vì sao không nên hút thuốc lá?
(Đáp án : Vì hút thuốc thuốc lá có hại cho sức khoẻ, dễ bị các loại bệnh liên quan đến phổi, đường hô hấp. Ngoài ra còn làm giảm tuổi thọ của con người)
3. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời ngày tháng năm nào? Ở đâu?
(Đáp án : Ngày 22/12/1944 ở cây đa Tân Trào)
4. Tên nước ta từ buổi đầu dựng nước. Có 7 chữ cái. (Đáp án : Văn Lang)
6. Đây là thành luỹ kiên cố thể hiện sự tiến bộ về mặt kĩ thuật quân sự của nhân dân Aâu Lạc. Có 10
chữ cái. (Đáp án : Thành Cổ Loa)
7. Đây là tên một vị tướng đã có công dẹp loạn 12 sứ quân để thống nhất đất nước. Có 10 chữ cái.
(Đáp án : Đinh Bộ Lĩnh)
8. Tên một con sông đã diễn ra trận chiến thắng lớn của quân dân ta chống quân xâm lược Tống. Có
9 chữ cái. (Đáp án : Như Nguyệt)
PHẦN 3: CHIẾN THẮNG.
Điền vào chổ trống bài thơ:
“ Nam quốc .. Nam đế cư
Tiệt nhiên .
Như hà .. xâm phạm
Nhữ khan
(Đáp án : Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.)
2. Tổ chức thực hiện:
a. Đối với giáo viên : GVCN hướng dẫn học sinh chuẩn bị:
- Mỗi tổ cử ba học sinh dự thi. Những học sinh còn lại là cổ động viên của mỗi tổ. Những học sinh tham gia thi do tổ cử ra.
- Điều khiển chương trình :Nguyễn Phương Trinh (Lớp trưởng).
- BGK: GVCN + mỗi tổ một đại diện.
- Thư kí: Phạm Huyền Trâm (lớp phó học tập).
- Trang trí : khăn bàn, bình hoa, kẻ bảng, kê bàn ghế : Tổ trực lớp.
b. Đối với học sinh:
Các tổ trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Nội dung hoạt động
Phân cơng
Phương tiện
HĐ 1. Khởi động:
- Hát tập thể: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên)
HĐ 2: - Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, chương rình hoạt động, BGK, thư kí
- Giới thiệu thành phần dự thi của mỗi tổ.
- BGK nói rõ cách thức thi.
- Trong từng phần thi:
+ Phần 1: Đội nào phất cờ nhanh được quyền trả lời.
+ Phần 2: Mỗi đội trả lời theo thứ tự lần lượt. Nếu trả lời không đúng, đội khác có quyền trả lời.
+ Phần 3: Cả 4 đội cùng làm trong thời gian 2 phút và cùng nộp bài lên BGK.
- Mỗi câu trả lời đúng tối đa 10 điểm. Căn cứ tình hình trả lời để cho điểm.
- BGK cho điểm công khai.
- Xen kẻ vào mỗi lượt thi của các tổ là các tiết mục văn nghệ .
- Kết thúc các phần thi, tổ nào có tổng điểm cao nhất thì thắng.
HĐ 2 : Kết thúc hoạt động:
- BGK công bố kết quả. Điều khiển chương trình mời GVCN trao phần thưởng cho tổ đạt kết quả cao.
- Điều khiển chương trình nhận xét, đánh giá chung về tinh thần, ý thức tham gia của lớp.
- Tuyên bố kết thúc hoạt động, chúc các bạn học tốt, thi học kì đạt kết quả cao.
- Hát tập thể bài : Lớp chúng ta kết đoàn (Mộng Lân)
Trần Khánh Vy
Nguyễn Phương Trinh
GVCN- Tổ trưởng
GVCN- Tổ trưởng
GVCN- Tổ trưởng
Nguyễn Phương Trinh
Trần Khánh Vy
-Chuẩn bị một số bài hát tập thể.
-Chuẩn bị câu hỏi
VI . ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM THÁNG 12
Học sinh tự đánh giá xếp lọai:
Câu 1 : Qua các họat động trên đã giúp các em thu họach được những gì ?
Câu 2 : Về tinh thần, thái độ và kết quả tham gia các họat động của chủ điểm, em tự xếp loại ở mức độ nào?
Tốt Khá Trung bình Yếu
Tổ đánh giá, xếp lọai:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, xếp lọai:
Tốt Khá Trung bình Yếu
* RÚT KINH NGHIỆM :
______________________
Tiết: 9+10
Ngày soạn: 19/01/2016
Ngày dạy: 21/01/2016
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1,2
SINH HOẠT VĂN NGHÊ MỪNG ĐẢNG ,MỪNG XUÂN. GIÁO DỤC MƠI TRƯỜNG. THI VIẾT VẼ CA NGỢI CƠNG ƠN ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG EM
( Thời gian : 90 phút )
Hoạt động:1
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp HS:
Giáo dục cho học sinh lòng biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
Động viên tinh thần học tập, rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
Phát huy tiềm năng văn nghệ, mĩ thuật của lớp.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân.
- Những sáng tác tự biên, tự diễn (thơ ca, tiểu phẩm) của học sinh theo chủ đề hoạt động.
- Thi vẽ về đề tài “ Ca ngợi Đảng hoặc Quê hương em”
2. Hình thức hoạt động:
Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng:
- Thi hát nối chữ.
- Thi hát cùng một chủ đề.
- Thi đố về bài hát: + Hát xong, cho biết tên bài hát, tên nhạc sĩ.
+ Cho biết tên bài hát, tên nhạc sĩ, hãy hát bài hát đó.
Thi vẽ giữa các tổ về đề tài “ Ca ngợi Đảng hoặc Quê hương em”.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Các bài hát chủ đề nói về Đảng, về quê hương đất nước, về mùa xuân.
+ Em là mầm non của Đảng. Nhạc và lời: Mộng Lân.
+ Chim hót đầu xuân. Nhạc và lời: Nguyễn Đình Tấn.
+ Trồng cây mùa xuân. Nhạc và lời: Nguyễn Mạnh Thường.
+ Mùa xuân về. Nhạc và lời: Phan Trần Bảng.
+ Mùa xuân và tuổi hoa. Nhạc và lời: Hàn Ngọc Bích.
+ Mùa xuân tình bạn. Nhạc và lời: Cao Minh Khanh.
+ Cánh én tuổi thơ. Nhạc và lời: Phạm Tuyên
- Ban cán sự lớp chuẩn bị một số câu hỏi đố vui.
- Chuẩn bị giấy A4, bút chì, bút màu, giấy in...để thi vẽ giữa các tổ về đề tài “ Ca ngợi Đảng hoặc Quê hương em”.
2. Tổ chức hoạt động:
Đối với giáo viên :
GVCN làm việc với tập thể lớp, nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành, đề nghị mỗi học sinh trong lớp cùng chuẩn bị và sẵn sàng tham gia.
- Hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu hoặc sáng tác theo chủ đề.
b. Đối với học sinh:
Thành lập 2 đội thi theo 2 dãy bàn. Tất cả cùng tham gia. Mỗi đội cử ra một đội trưởng.
- Dẫn chương trình và trọng tài khi thi đua: Chi đội trưởng.
- Mỗi đội chuẩn bị một nội dung để giao lưu.
- Phân biệt thắng thua bằng những tràng vỗ tay cổ vũ. (Không dùng phiếu điểm)
- Bàn ghế vẫn xếp như phòng học, không cần thay đổi.
- Trang trí: Tổ trực.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Phân cơng
Phương tiện
HĐ1. Khởi động:
- Hát tập thể bài: Mùa xuân và tuổi thơ. Nhạc và lời: Bùi Anh Tú.
Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, nêu nội dung, hình thức giao lưu, giới thiệu hai đội thi đấu và thành phần Ban giám khảo.
Mời hai đội giới thiệu đội trưởng của đội mình.
HĐ 2. Giao lưu:
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các yêu cầu để hai đội thực hiện.
+ Kể tên bài hát và tác giả theo chủ đề. Lần lượt tiếp theo nhau, đội này kể một tên bài đúng chủ đề, đội thứ hai kể tiếp cho đến khi nào có đội không kể được tên bài hát theo chủ đề là thua.
+ Đội thua hát tập thể một bài, đội thắng nhận tràng vỗ tay cỗ vũ.
+ Các đội lần lượt hát bài hát có từ “quê hương”, “đất nước” hoặc từ “mùa xuân”, nối tiếp nhau và hình thức cũng tương tự như trên. Đội nào không tìm ra được bài hát có các từ trên là thua. Đội thua bị phạt, còn đội thắng nhận tràng pháo tay.
+ Các đội ra câu đố cho nhau. Đội nào không trả lời được hoặc không thực hiện được thì coi như thua. Hình thức khen thưởng đội thắng như trên.
+ Chia lớp làm 3 tổ thi vẽ giữa các tổ về đề tài “ Ca ngợi Đảng hoặc Quê hương em”.
HĐ 3. Kết thúc hoạt động:
- Người dẫn chương trình nhận xét chung về tinh thần giao lưu của các đội và các thành viên trong lớp.
- Mời GVCN nhận xét giờ hoạt động.
- Cho lớp hát tập thể và tuyên bố kết thúc hoạt động.
Dương Thị Thùy Linh
Nguyễn Phương Trinh
Nguyễn Phương Trinh
Nguyễn Phương Trinh
GVCN
-Chuẩn bị một số bài hát
-Chuẩn bị một số câu hỏi đố vui
HOẠT ĐÔNG 2 : GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG .
I. YÊU CẦU GIÁO DỤC:
1. Giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa, nội dung của việc xây dựng môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp đối với sức khoẻ mỗi người, chất lượng học tập và giáo dục của nhà trường, trong đó có bản thân học sinh.
2. Giáo dục học sinh tình cảm gắn bó và càng thêm yêu trường lớp.
3. Hoc sinh có ý thức tích cực tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch, đẹp”.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
- Làm vệ sinh trường, lớp sạch, đẹp.
- Trồng cây xanh ở cổng trường.
- Chăm sóc cây trồng, chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
- Trang trí lớp.
2. Hình thức hoạt động:
Thảo luận, xây dựng nội dung – kế hoạch thực hiện.
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Phương tiện hoạt động:
- Bản dự thảo nội dung và bản dự thảo kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch, đẹp”.
- Các câu hỏi để học sinh thảo luận.
2. Tổ chức hoạt động:
a. Đối với giáo viên :
- GVCN hội ý với Ban cán sự lớp phát hoạ nội dung, kế hoạch thực hiện “Trường xanh, sạch, đẹp”.
* Dự thảo về nội dung:
+ Quét dọn vệ sinh trong lớp, trước và sau lớp.
+ Làm cỏ khu vực sân trường, bồn hoa.
+ Tưới cây, chăm sóc bồn hoa trước lớp và khu vực văn phòng.
+ Trồng cây bóng mát dọc lối đi ở cổng trường.
+ Tổng vệ sinh bàn ghế , cửa kính và rèm cửa của lớp.
+ Trang trí lại các câu khẩu hiệu trong lớp.
b. Đối với học sinh:
* Dự thảo về kế hoạch thực hiện:
+ Các tổ luân phiên làm việc theo tuần các công việc sau: làm vệ sinh, chăm sóc bồn hoa, cây xanh. (khu vực trong, trước và sau lớp học của mình)
+ Trang trí lại các câu khẩu hiệu: nhiệm vụ giao cho những học sinh khéo tay (;;)
+ Tổng vệ sinh bàn ghế, cửa kính, rèm cửa. Phân công học sinh nữ. Dụng cụ mang theo: xô đựng nước, thau, giẻ lau
+ Trồng cây xanh. Phân công học sinh nam. Dụng cụ mang theo:
10 cây xanh ( cây Trứng ca ù, Bàng , Phượng ) gồm các học sinh:
()
5 cái cuốc, xẻng. Phân công: (..).
2 xô đựng nước và 5 Kg phân chuồng: (..).
* Thời gian thực hiện: (Trừ công vịêc làm vệ sinh mà các tổ luân phiên làm việc theo tuần)
* Các câu hỏi thảo luận:
Câu 1: Bạn hiểu thế nào là trường xanh, sạch, đẹp?
g Gợi ý: - Sân trường có nhiều bóng mát.
- Vệ sinh trường lớp sạch.
- Cảnh quan đẹp.
Câu 2: Xây dựng trường xanh, sạch, đẹp có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?
g Gợi ý: - Ý nghĩa: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
- Tác dụng: + Không khí trong lành, học sinh hứng thú hơn trong học tập.
+ Sức khoẻ đảm bảo, biết bảo vệ trường lớp.
+ Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân ở lớp, ở gia đình và ngoài xã hội.
Câu 3: Theo bạn, kế hoạch thực hiện ở lớp có khó khăn, thuận lợi gì?
g Gợi ý: - Thuận lợi: + Lòng nhiệt tình.
+ Việc phù hợp
+ Thời gian phù hợp.
- Khó khăn: + Cây xanh khó tìm.
+ Muốn có thì phải mua. (Liên quan đến quỹ lớp)
Câu 4: Thấy một bạn bẻ cây xanh, xả rác sân trường, bạn sẽ làm gì?
g Gợi ý: - Khuyên nhủ bạn.
- Nhặt rác bỏ vào nơi quy định.
* Dự kiến mời đại biểu: Thầy Thanh TPT Đội.
* Phân công trách nhiệm cho buổi hoạt động:
- Điều khiển hoạt động: Lưu Bảo Đại (Lớp phó Lao động.)
- Ghi biên bản: Phạm Huyền Trâm (Thư kí).
- Điều khiển chương trình văn nghệ: Dương Thị Thùy Linh (Lớp phó văn thể.)
* Các tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo chủ đề. Phối kết hợp với giáo viên dạy nhạc cho HS học bài hát : Tổ Quốc Việt Nam xanh ngát.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
Nội dung hoạt động
Phân công
Phương tiện
HĐ 1. Khởi động:
- Hát tập thể bài “Mái trường mến yêu”, nhạc và lời Lê Quốc Thắng.
- Hoặc bài hát : Tổ Quốc Việt Nam xanh ngát.
- Lớp phó lao động nêu lí do:
Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa các thầy cô, thưa toàn thể các bạn.
Được học tập trong một môi trường xanh, sạch, đẹp là một nhu cầu rất cần thiết của mọi học sinh. Và mỗi học sinh phải có trách nhiệm giữ gìn cho trường lớp xanh, sạch, đẹp trong suốt một năm học. Vậy việc xây dựng kế hoạch thực hiện vấn đề đó là vô cùng quan trọng.
Trong buổi sinh hoạt này, chúng em trân trọng được đón tiếp Thầy Lê Hồng Thanh – Tổng phụ trách Đội, cô Ninh– GVCN lớp 8b.
Chương trình của buổi sinh hoạt hôm nay gồm có:
- Thảo luận nội dung và kế hoạch.
- Thảo luận câu hỏi.
- Sinh hoạt văn nghệ.
HĐ 2. Thảo luận:
- Lớp phó lao động thông qua dự thảo về nội dung và dự thảo về kế hoạch thực hiện.
- Sau đó điều hành lớp thảo luận các câu hỏi, thảo luận nội dung và kế hoạch thực hiện.
- Nội dung thảo luận thư kí ghi biên bản.
- Sau khi thảo luận xong, lớp phó lao động tổng kết lại và lấy biểu quyết.
- Sự biểu quyết về phân công công việc và thời gian hoàn thành ghi cụ thể trong biên bản để thực hiện.
HĐ 3. Văn nghệ:
- Mỗi tổ một tiết mục văn nghệ (hát, ngâm thơ, ) theo chủ đề về môi trường.
- Lớp phó văn thể cần linh hoạt, có thể kết hợp trình bày văn nghệ trong thời gian thảo luận. Cũng có thể văn nghệ của các tổ trình bày sau khi đã thảo luận xong.
* Lưu ý: Các tổ bốc thăm thứ tự trình bày văn nghệ của tổ mình.
HĐ4. Kết thúc hoạt động:
- Lớp phó lao động nhận xét kết quả hoạt động của lớp.
- GVCN phát biểu ý kiến.
- Hát tập thể bài “Trồng cây mùa xuân”. Nhạc và lời Nguyễn Văn Thường. Sau đó lớp phó lao động tuyê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an HDNGLL K8 20182019_12429893.doc