Giáo án hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử - Chủ đề: Kể chuyện lịch sử bằng tranh nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kì bắc thuộc và chống bắc thuộc

Bà Triệu (chữ Hán), còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương), Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết:

Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.[1]

Sử nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 cũng đã chép:

Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.[2]

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử - Chủ đề: Kể chuyện lịch sử bằng tranh nhân vật lịch sử tiêu biểu trong thời kì bắc thuộc và chống bắc thuộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32 Ngày soạn:3/4 Tiết 32 Ngày dạy: 6/4 CHỦ ĐỀ KỂ CHUYỆN LỊCH SỬ BẰNG TRANH NHÂN VẬT LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1 . Kiến thức : - Quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai trong hoàn cảnh nào ? Ngô quyền và nhân dân ta đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động . - Đây là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta . Trong trân này , tổ tiên ta đã tận dụng cả ba yếu tố “ thiên thời – địa lợi – nhân hòa ” để tạo nên sức mạnh và chiến thắng . - Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta . - HS biết về các nhân vật lịch sử trong thời kì Bắc thuộc và quá trình dấu tranh chống bắc thuộc. 2 . Tư tưởng : - Giáo dục cho HS về lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc . - Ngô Quyền là anh hùng dân tộc , người có công lao to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc , khẳng định nền độc lập của Tổ quốc . 3 . Kĩ năng : - Kĩ năng đọc bản đồ lịch sử . - Kĩ năng xem tranh lịch sử . II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Bản đồ treo tường “ Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 ” . - Tranh lăng Ngô Quyền , tranh về trận chiến Bạch Đằng . - Tư liệu tham khảo . III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày diễn biến và kết quả, ý nghĩa của cuộc trận chiến Bạch Đàng năm 938 của Ngô Quyền? 3. Bài mới: GV giới thiệu bài: Ngô Quyền (chữ Hán: 897 - 944), còn được biết đến với tên gọi Tiền Ngô Vương  là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Năm 938, ông là người lãnh đạo nhân dân đánh bại quân Nam Hán trongtrận Bạch Đằng nổi tiếng, chính thức kết thúc gần một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra một thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Sau chiến thắng này, ông lên ngôi vua, trị vì từ năm 939 đến năm 944. Ngô Quyền nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc tiêu biểu của Việt Nam, là vị "vua đứng đầu các vua"[1], là vị Tổ trung hưng[2] của Việt Nam. Năm 938, sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ; Ngô Quyền được tin về việc phản nghịch của Công Tiễn và thấy việc Công Tiễn quy phục Nam Hán là nguy hại cho cuộc tự chủ mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ cố gắng xây nền móng bèn phát binh từ Ái châu ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Nam Hán. Sách An Nam chí lược viết rằng: Công Tiễn bị Ngô Quyền vây, sức yếu bị thua mới cầu cứu nhà Nam Hán[7]. Vua Nam Hán là Lưu Cung nhân Giao Chỉ có loạn muốn chiếm lấy. Lưu Cung phong con mình là Vạn Vương Hoằng Tháo làm Giao Vương, đem quân cứu Kiều Công Tiễn. Nhưng khi quân Nam Hán chưa sang, mùa thu năm 938, Ngô Quyền đã giết được Kiều Công Tiễn.[8][9] Lưu Cung tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện. Lưu Cung hỏi kế ở Sùng văn sứ là Tiêu Ích, Tiêu Ích nói:"Nay mưa dầm đã mấy tuần, đường biển thì xa xôi nguy hiểm, Ngô Quyền lại là người kiệt hiệt, không thể khinh suất được. Đại quân phải nên thận trọng chắc chắn, dùng nhiều người hướng đạo rồi sau mới nên tiến. Vua Nam Hán không nghe, sai Hoằng Tháo đem chiến thuyền theo sông Bạch Đằng mà vào, muốn đánh Ngô Quyền; nhưng quân chưa đến, Ngô Quyền đã giết Kiều Công Tiễn rồi.[8] Ngô Quyền nghe tin Hoằng Tháo sắp đến, bảo các tướng tá rằng: Hoằng Tháo là đứa trẻ khờ dại,đem quân từ xa đến, quân lính còn mỏi mệt, lại nghe Công Tiễn đã chết, không có người làm nội ứng, đã mất vía trước rồi. Quân ta lấy sức còn khỏe địch với quân mỏi mệt, tất phá được. Nhưng bọn chúng có lợi ở chiến thuyền, ta không phòng bị trước thì thế được thua chưa biết ra sao. Nếu sai người đem cọc lớn vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào ra thoát.[8] Ngô Quyền định kế rồi, bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Ngô Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ quân Nam Hán đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc. Nước triều rút, cọc nhô lên, Ngô Quyền bèn tiếng quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Nam Hán không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nữa. Ngô Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Nam Hán đồn trú ở cửa biển để cứu trợ nhưng không làm gì được; thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về.[8] 2. Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 𠄩婆徵) là tên gọi chung của hai chị em Trưng Trắc (徵側) và Trưng Nhị (徵貳), hai người phụ nữ được đánh giá là anh hùng dân tộc của người Việt. Trong sử sách, hai bà được biết đến như những thủ lĩnh khởi binh chống lại chính quyền đô hộ của Đông Hán, lập ra một quốc gia với kinh đô tại Mê Linh và Trưng Trắc tự phong là Nữ vương. Thời kì của hai bà xen giữa Bắc thuộc lần 1 và Bắc thuộc lần 2 trong lịch sử Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư coi Trưng Trắc là một vị vua trong lịch sử, với tên gọi Trưng Nữ vương. Sau khi cuộc khởi nghĩa này bị quân Đông Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại, tục truyền rằng vì không muốn chịu khuất phục, Hai Bà Trưng đã gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, địa danh Hát Môn - Hát Giang là nơi thánh tích Hai Bà dựng cờ khởi nghĩa chống quân Đông Hán xâm lược và cũng là nơi Hai Bà hóa thân vào cõi bất diệt. Đền Hát Môn thờ Hai Bà Trưng là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ công nhận tại QĐ số 2383/QĐ-TTg ngày 9 tháng 12 năm2013, ngôi đền Hát Môn cổ kính với nhiều hàng cây cổ thụ, khung cảnh trang nghiêm yên tĩnh quanh năm. Ngoài chính sử, cuộc đời và sự nghiệp của Hai Bà Trưng được phản ánh trong rất nhiều ngọc phả và thần phả. Vì sự thiếu thống nhất giữa các nguồn tài liệu, nhiều sử gia đã dùng nguồn thần phả, ngọc phả bổ sung cho cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, nguồn ngọc phả đều mang tính hư cấu rất cao. 3. Bà Triệu (chữ Hán), còn được gọi là Triệu Ẩu, Triệu Trinh Nương), Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam. Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết: Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.[1] Sử nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 cũng đã chép: Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.[2] 4. Lý Nam Đế (chữ Hán: 503–548), húy là Lý Bí hoặc Lý Bôn  (xem mục Tên gọi bên dưới), là vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lý và nướcVạn Xuân. Trong sử cũ viết bằng Hán văn như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục tên thật của Lý Nam Đế được ghi lại là 李賁.[1][2] Trong khi chữ 李 chỉ có âm Hán Việt là "Lý", chữ 賁 lại có thể đọc là "Bí" hoặc "Bôn", mà sử cũ viết bằng Hán văn thì lại không chỉ rõ chữ 賁 phải đọc như thế nào nên có người đọc "李賁" là "Lý Bôn", lại có người đọc là "Lý Bí".[3] Ở thôn Giang xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội có ngôi đình thờ Lý Nam Đế. Theo ông Lộ Khắc Lập (sinh năm 1936, thủ từ đình thôn Giang xá) ngày xưa Lý Nam Đế từng đi qua đây khi dẫn quân sang "xã bên" tập trận, vì vậy mà có câu hát "Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn". Người dân thôn Giang cho rằng Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, do kiêng huý ông họ gọi quả bí xanh, bí đỏ và dây hoa thiên lý là "quả bầu" vì từ "lý" và "bí" trong tên gọi của các loại rau quả đó đồng âm với "lý" và "bí" trong "Lý Bí". 4 . CỦNG CỐ . - Tại sao quân Nam Hán lại xâm lược nước ta lần hai ? - Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ? - Nhà sử học Lê Văn Hưu đã đánh giá công lao của Ngô Quyền như thế nào 5 . HƯỚNG DẪN HỌC TẬP - Học thuộc các phần đã ghi . - Xem lại bài trong SGK . - Xem trước bài 28 : Ôn tập. CHUẨN BỊ BÁO CÁO TUẦN 34 Sưu tầm tranh ảnh các nhân vật lịch sử + Triệu Quang Phục + Mai Thúc Loan +Phùng Hưng +khúc Thừa Dụ + Dương Đình Nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoat dong trai nghiem sang tao lich su 6_12330790.doc
Tài liệu liên quan