Kết luận:
Chất liệu làm khay gieo ươm : bền nhưng đảm bảo được khả năng thoát nước và có thể dễ dàng quan sát được.
Kích thước dụng cụ gieo ươm đảm bảo phù hợp với số lượng hạt nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện không gian gia đình khi bố trí dụng cụ gieo ươm
Hạt giống rau mầm có thể mua ở siêu thị
Bước 2: Tiến hành chế tạo dụng cụ gieo ươm rau mầm
Cả nhóm vẽ bản thiết kế dụng cụ làm giá đỗ.
Bước 3: Học sinh gia công dụng cụ làm giá đỗ theo thiết kế
Phân công công việc. Phân công mỗi thành viên thực hiện một nhiệm vụ
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Vỏ chai nhựa 1500ml hoặc võ hộp sữa tươi 1000ml. Khoét hình chữ nhật giữa thân chai và hộp, phía dưới đục lỗ thoát nước
+ Hộp xốp hoặc khay nhựa thì để chiều cao hộp khoảng 10cm, phần đáy cũng đục lỗ thoát nước.
+ Chuẩn bị dao, kéo để gia công.
- Chuẩn bị hạt để cho nảy mầm (100g).
5 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 3589 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Sinh học 6 chủ đề: Gieo ươm rau mầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO MÔN SINH HỌC 6
CHỦ ĐỀ: Gieo ươm rau mầm
I. Mục tiêu:
Kiến thức:
-Hiểu được quy trình kỹ thuật gieo ươm rau mầm dựa vào các điều kiện cần cho hạt nẩy mầm
Kỹ năng:
- Làm được rau mầm từ hạt các loại hạt như cải, rau muống, rau dền,đỗ xanh (có thể thay bằng hạt đỗ đen, hoặc đỗ tương cho nảy mầm).
- Báo các được sản phẩm dưới dạng một trong các loại hình sau: Poster, tờ rơi, thuyết trình, các video clip về quá trình gieo ươm và sản phẩm.
Thái độ:
Yêu lao động, biết quý sức lao động và quý sản phẩm nông nhiệp
Ý thức được việc học đi đôi với hành, luôn tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo trong lao động.
II.Nội dung và hình thức tổ chức
1. Nội dung:
- Quy trình gieo ươm rau mầm
- Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt.
2. Hình thức:
Tổ chức cho học sinh khối 6 gồm 2 lớp 6A, 6B, các lớp thành lập các nhóm học sinh thực hiện ươm mầm rau mầm các loại
III.Chuẩn bị hoạt động
- Địa điểm: Tại phòng học lớp 6A hoặc phòng thực hành đủ chỗ cho khoảng 100 em học sinh
- Thành phần: học sinh khối 6.
- Cơ sở vật chất:
+ SGK sinh học lớp 6
+ Giấy A0, A4, bút viết.
+ Máy tính, ti vi màn hình lớn
+ Khay nhựa hoặc hộp xốp kích thước 30x50x5cm, có thể thay thế bằng chai nhựa 1,5 lít khoét ô chữ nhật giữa thân chai.
+ Các loại hạt rau mầm
+ Giá thể
+ Nước sạch.
IV.Tiến hành hoạt động
Tiết 1: Bắt đầu hướng dẫn trải nghiệm sáng tạo:
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin
a. Chia mỗi lớp thành 4 nhóm
- Mỗi cá nhân trong nhóm đọc Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm trang 113, SGK Sinh học lớp 6.
- Nhóm trưởng phân công mỗi thành viên lựa chọn các cụm từ khóa “Hạt nảy mầm”; “Cách ươm rau mầm bằng hộp xốp hoặc chai nhựa”;để tìm hiểu thêm về điều kiện nảy mầm của hạt giống rau mầm
Kết luận : Có kiến thức về điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
Chất lượng hạt tốt (yêu cầu hạt đều nhau,không bị sứt sẹo, sâu mọt hoặc nhiễm mấm).
Cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp
Hoạt động 2: Nghiên cứu quy trình gieo ươm rau mầm:
GV: Chiếu một số hình ảnh về quy trình gieo ươm rau mầm lên màn hình ti vi.
Yêu cầu các nhóm của mỗi lớp theo dõi, ghi chép và chọn cho nhóm mình một số dụng cụ và hạt giống phù hợp với điều kiện của từng cá nhân để thuận lợi cho việc thực hành gieo trồng ở nhà.
? qua Video clip về các bước gieo ươm rau mầm em hãy cho biết sơ bộ về cách gieo ươm và chăm sóc rau mầm?
Giá trị dinh dưỡng của rau mầm đối với bữa ăn hàng ngày?
? trong điều kiện hiện nay khi vấn đề an toàn thực phẩm đang rất được quan tâm thì tự gieo ươm được rau mầm cho gia đình có lợi ích gì?
HS hoạt động theo nhóm
Theo dõi các hình ảnh và phim
Thảo luận để chọn ra phương án thực hiện
Trả lời các câu hỏi
Báo cáo phương án của nhóm mình.
Kết luận:
Quy trình gieo ươm rau mầm:
-Chọn dụng cụ:
+Khay trồng
+giá thể
+ Bình tưới
- Nguyên liệu:
+ Mùn xơ dừa, giấy vệ sinh hoặc cát
+ Hạt giống rau mầm các loại
Hoạt động 3: Tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
Bước 1:
- HS trong nhóm thống nhất dụng cụ ươm rau mầm
- Trưởng nhóm tổng hợp ý tưởng giống nhau và khác nhau của các thành viên trong nhóm.
- nhóm trưởng báo cáo các hoạt động của nhóm mình, phương án thực hiện của nhóm và cách hoạt động phối hợp giữa các thành viên.
Kết luận:
Chất liệu làm khay gieo ươm : bền nhưng đảm bảo được khả năng thoát nước và có thể dễ dàng quan sát được.
Kích thước dụng cụ gieo ươm đảm bảo phù hợp với số lượng hạt nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện không gian gia đình khi bố trí dụng cụ gieo ươm
Hạt giống rau mầm có thể mua ở siêu thị
Bước 2: Tiến hành chế tạo dụng cụ gieo ươm rau mầm
Cả nhóm vẽ bản thiết kế dụng cụ làm giá đỗ.
Bước 3: Học sinh gia công dụng cụ làm giá đỗ theo thiết kế
Phân công công việc. Phân công mỗi thành viên thực hiện một nhiệm vụ
- Chuẩn bị dụng cụ
+ Vỏ chai nhựa 1500ml hoặc võ hộp sữa tươi 1000ml. Khoét hình chữ nhật giữa thân chai và hộp, phía dưới đục lỗ thoát nước
+ Hộp xốp hoặc khay nhựa thì để chiều cao hộp khoảng 10cm, phần đáy cũng đục lỗ thoát nước.
+ Chuẩn bị dao, kéo để gia công.
- Chuẩn bị hạt để cho nảy mầm (100g).
Hoạt động 3: Các nhóm tiến hành thực hiện gieo ươm rau mầm ở nhà
Bước 1: Làm sạch vỏ dụng cụ gieo ươm, để khô, dùng vật nhọn để tạo lỗ thủng thoát nước.
Bước 2: Ngâm hạt đã rữa sạch trong nước ấm (30 – 40oC) trong khoảng 3-4 giờ,nếu là hạt cải thì ngâm 6-7 giờ, khi nhìn thấy hạt nở đều, vỏ bị nứt ra, lộ phần hạt bên trong thì bỏ nước ngâm đi và xả lại bằng nước lạnh.
Bước 3:
Cho hạt đã ngâm ra rổ sạch để cho thật ráo nước rồi bọc vào bao vải từ 5-7 giờ tùy loại hạt để ủ cho hạt nứt nanh rồi mới đem gieo
Bước 3: Làm giá thể :
Vò tơi giá thể cho vào khay hoặc hộp đã chuẩn bị, dàn phẳng giá thể có độ dày 1,5-2cm. Có thể phủ lên bề mặt giá thể 1 lớp giấy thấm để sau này gieo hạt thì rễ rau mầm không bị dính giá thể.
Có thể dùng xơ dừa, cát, đất tribas làm giá thể
Cho hạt đã rữa sạch vào chai nhựa/ võ hộp sữa tươi (50g hạt thì cho vào chai 500ml, 100g hạt thì cho vào chai 1000ml, hoặc cho vào khay, hộp xốp
Bước 4: Hàng ngày cho hạt “uống nước” 3 lần (cách nhau khoảng 7h đến 8 h), bằng cách dùng bình phun sương. Để khay hạt ở nơi tối khoảng 3 ngày thì đem ra chỗ sáng hơn nhưng không để ánh nắng mặt tròi chiếu trực tiếp.
Bước 5: Hoàn thành sản phẩm (học sinh làm ở nhà)
- Theo dõi quá trình nảy mầm của hạt và ghi chép vào sổ ghi chép nhóm theo ngày.
- Chụp một số hình ảnh hoặc quay video về quá trình phát triển của rau mầm (sau 24h; sau 48h sau 72h và khi được thu hoạch)
Tiết 2,3,4:
Hoạt động 4: Thiết kế bản trình bày báo cáo sản phẩm sau tiết 44 PPCT sinh học 6
Bước 1: Thống nhất lựa chọn loại hình báo cáo: Trên video clip và thu vào máy tính để trình chiếu trên tivi màn ảnh lớn.
Bước 2: Thống nhất cấu trúc nội dung báo cáo gồm những thông tin sau:
+ Quy trình gieo ươm (minh họa bằng ảnh chụp hoặc video).
+ Các dụng cụ cần dùng.
+ Sản phẩm thu được
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi (nếu có).
Bước 3: Giao lưu, trải nghiệm và học hỏi giữa các nhóm, lớp:
GV:
Chuẩn bị phòng học hoặc hội trường đủ chỗ cho hs trưng bày.
Xếp bàn ghế theo mô hình nghồi từng nhóm, dễ quan sát mẫu vật và quan sát được trên màn hình
Sắp xếp và thông báo tiến trình báo cáo của nhóm.
Quản lý trật tự và chấm điểm cho sản phẩm của mỗi nhóm.
Sau khi hs trình bày sản phẩm của nhóm mình thì cho các nhóm nhận xét và chấm chéo bài thuyết trình rồi cộng vơi điểm sản phẩm lấy điểm cho nhóm.
Sau khi các nhóm trưng bày và thuyết trình quá trình thực hiện, giáo viên nhận xét chung và chọn ra sản phẩm cũng như bài thuyết trình hay nhất để khuyến khích học sinh.
HS:
- Hoạt động theo nhóm và trưng bày sản phẩm của nhóm lên vị trí đã quy định.
- Đại diện nhóm trình bày quá trình trải nghiệm, kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm sau khi thực hiện chủ đề
- Các nhóm khác nghe và nhận xét, cho điểm.
V.Đánh giá- rút kinh nghiệm
* Thảo luận về việc trải nghiệm gieo ươm rau mầm.
- Từng thành viên đưa ra đánh giá, nhận xét về hoạt động và cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa hoạt động đối với bản thân và đối với gia đình. Các ý kiến được nghi vào sổ ghi chép các nhân.
- Đánh giá về hoạt động trong nhóm theo các góc độ:
+ Hạt không nảy mầm;
+ Sản phẩm không đạt yêu cầu;
+ Những điều tâm đắc;
+ Những điều cần điều chỉnh, rút kinh nghiệm (mức độ tập trung của thành viên trong nhóm);
+ Những điều cần thay đổi về cách nhận thức làm việc; ý tưởng mới cho các hoạt động sau.
+ Tốc độ làm việc của các thành viên trong nhóm.
- Trình bày các ys kiến các nhân để thảo luận trước nhóm nhằm rút ra được các kết luận cần thiết về điều kiện nảy mầm của hạt nói chung, hạt rau mầm nói riêng và đưa ra các biện pháp khắc phục với những sản phẩm chưa thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giao an trai nghiem sang tao Chu de Gieo uom rau mam_12301696.doc