Giáo án hội giảng cấp huyện môn: Vật lý 7 - Chủ đề 6: Đặc điểm của âm - Tiết 1 Bài 10: Nguồn âm

GV: Cho học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm 1. ( các bước trên màn chiếu)

( GV nhắc nhở yêu cầu an toàn trong quá trình tiến hành thí nghiệm – Không giơ cao tầm ngang mặt )

GV: Vị trí cân bằng của vật là vị trí như thế nào? Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí nào?

GV : phân nhóm và cho hs thực hành( hai học sinh /nhóm)

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV.

GV: Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn thấy và nghe được?

HS: Thực hiện các yêu cầu của GV

GV? :Khi dây cao su không rung động ta có nghe thấy âm thanh phát ra không?

Hs: Không

GV: Khi dây cao su rung động ta có nghe thấy âm thanh phát ra không?

Hs:có nghe thấy âm thanh

GV : chốt lại và nhấn mạnh trên màn chiếu

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 635 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án hội giảng cấp huyện môn: Vật lý 7 - Chủ đề 6: Đặc điểm của âm - Tiết 1 Bài 10: Nguồn âm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN Ý YÊN TRƯỜNG THCS YÊN THÀNH GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN MÔN : VẬT LÝ 7 CHỦ ĐỀ 6 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT 1- BÀI 10 : NGUỒN ÂM Giáo viên : Nguyễn Văn Điệp Nơi công tác : Trường THCS Yên Thành Yên Thành, ngày 29 tháng 10 năm 2018 Ngày soạn: 29/10/2018 Ngày dạy 1/11/2018 Chủ đề 6: ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT 11 - BÀI 10:NGUỒN ÂM I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống. 2.Kĩ năng: Quan sát thí nghiệm kiểm chứng để rút ra đặc điểm của nguồn âm. 3.Thái độ: Giúp học sinh yêu thích môn học hơn. 4. Năng lực: - Năng lực giải quyết vấn đề bằng con đường thực nghiệm -Năng lực sáng tạo -Năng lực hợp tác - NL giao tiếp Phẩm chất: trung thực, tự lập, có trách nhiệm II. Phương tiện , thiết bị, học liệu: + GV: Giây chun,lọ thủy tinh nhỏ, 1 âm thoa và búa cao su, trống.. + HS : Mỗi nhóm: 1 sợi dây cao su mảnh,1 tờ giấy và lá chuối khô. III.Phương pháp, kỹ thuật dạy học. * Phương pháp: Nghiên cứu bài học, vấn đáp, trực quan, làm việc nhóm. * Kĩ thuật dạy học: KT động não, KT chia nhóm, KT dùng bản đồ tư duy, KT đặt câu hỏi. IV. Tổ chức hoạt động dạy học Hoạt động trải nghiệm Giới thiệu chương mới : trong các tiết học trước thầy và các em đã ngiên cứu xong nội dung của chương I – Điện học.Hôm nay thầy và các em tiếp tục đi tìm hiểu các nội dung của chương II – Âm học. B. Hoạt động hình thành kiến thức mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Yêu cầu HS đọc thông báo của chương ? Chương âm học nghiên cứu vấn đề gì? Hs: - Các nguồn âm có đặc điểm gì ? - Âm trầm, âm bổng khác nhau ở chỗ nào ? - Âm to, âm nhỏ khác nhau ở chỗ nào ? - Âm truyền qua những môi trường nào ? - Chống ô nhiễm tiếng ồn như thế nào ? GV: Đưa nội dung chương II trên máy chiếu. GV: Hàng ngày chúng ta vẫn thường được nghe tiếng cười nói vui vẻ, tiếng chim hót líu lo, tiếng nhạc du dương,... Chúng ta sống trong thế giới âm thanh. Vậy các em có biết âm thanh( gọi tắt là âm) được tạo ra như thế nào không . HOẠT ĐỘNG 2: Nhận biết nguồn âm GV: Tiến hành thí nghiệm: đánh trống, gảy đàn.. Yêu cầu HS hãy cùng giữ im lặng và lắng tai nghe . ? Nêu những âm mà em nghe được và xem chúng được phát ra từ đâu ? HS: tiếng đàn, tiếng trống...( do dây đàn, mặt trống .. ) GV: Chỉ rõ những vật phát ra âm gọi là nguồn âm . Ví dụ GV? Vậy thế nào là nguồn âm? ? Các em lấy một số ví dụ về nguồn âm? HS: Thực hiên theo yêu cầu của GV. I.Nhận biết nguồn âm: * Vật phát ra âm gọi là nguồn âm C2: Kể tên nguồn âm: Dây đàn đang được gảy,mặt trống đang được gõ HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểm chung của nguồn âm GV: Cho học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm 1. ( các bước trên màn chiếu) ( GV nhắc nhở yêu cầu an toàn trong quá trình tiến hành thí nghiệm – Không giơ cao tầm ngang mặt ) GV: Vị trí cân bằng của vật là vị trí như thế nào? Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí nào? GV : phân nhóm và cho hs thực hành( hai học sinh /nhóm) HS: Thực hiện các yêu cầu của GV. GV: Hãy quan sát dây cao su và lắng nghe, rồi mô tả điều mà em nhìn thấy và nghe được? HS: Thực hiện các yêu cầu của GV GV? :Khi dây cao su không rung động ta có nghe thấy âm thanh phát ra không? Hs: Không GV: Khi dây cao su rung động ta có nghe thấy âm thanh phát ra không? Hs:có nghe thấy âm thanh GV : chốt lại và nhấn mạnh trên màn chiếu GV: Như vậy ta nhìn thấy dây cao su rung động đồng thời tai ta nghe thấy âm thanh. Gv: Thay thí nghiệm 2 bằng trống GV: cho hs lấy dụng cụ đã chuẩn bị( trống và dùi) ? Với hai dụng cụ đó em hãy cho biết làm thế nào để tạo ra âm thanh ? HS : Gõ nhẹ dùi trống vào mặt trống. GV : yêu cầu tiến hành thí nghiệm ? Vật nào phát ra âm thanh ? HS: ? Vật đó có rung động hay không ?Nhận biết bằng cách nào ? HS : Nêu các phương án kiểm tra - giải các mẩu giấy vụn lên mặt trống, sờ tay, ... GV: Như vậy trong thí nghệm thứ 2 khi mặt trống rung động thì ta cũng nghe thấy âm thanh GV: Sự rung động(chuyển động), qua lại vị trí cân bặng được gọi là sự dao động. Như vậy khi mặt trống, dây đàn, dây cao su ... khi dao động đều phát ra âm. GV: Giới thiệu qua về âm thoa : bằng kim loại, hình chữ U. GV:Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm 10.3 (SGK) Dùng búa gõ vào 1 nhánh của âm thoa, lắng nghe, quan sát, trả lời câu hỏi ? Âm thoa có dao động không?. GV: Yêu cầu học sinh các nhóm đưa ra phương án kiểm tra của nhóm HS: Thực hiện nội dung của câu hỏi. Gv: Thầy có quả bóng bàn nêu cách kiểm tra Thông qua các thí nghiệm khi vật phát ra âm thì các vật đó sẽ như thế nào? GV: Có thể liên hệ với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình tiến hành thí nghiệm : Hs giữ mặt trống, cầm vào nhánh của âm thoa Từ đó liên hệ thực tế. Gv: Chốt lại vấn đề: Qua bài này các em cần nắm được điều gì? – Thế nào là nguồn âm. - Đặc điểm chung của nguồn âm. II.Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? 1, Thí nghiệm a.Thí nghiệm 1: -Vị trí cân bằng của dây cao su là vị trí đứng yên, nằm trên đường thẳng. - Quan sát được dây cao su rung động, - Tai nghe được âm thanh b, Thí nghiệm 2 - Mặt trống phát ra âm thanh - Mặt trống rung động c,Thí nghệm 3 - Âm thoa dao động. + Phương án 1: Sờ nhẹ tay vào 1 nhánh của âm thoa thấy nhánh âm thoa dao động. + Phương án 2: Đặt quả bóng cạnh 1 nhánh của âm thoa, quả bóng bị nẩy ra. + Phương án 3: Buộc một que tăm vào 1 nhánh âm thoa, gõ nhẹ, đặt một đầu của tăm xuống nước -> mặt nước dao động. Kết luận: Khi phát ra âm các vật đều dao động. 2, Kết luận Khi phát ra âm, các vật đều dao động. C. Hoạt động thực hành. GV sử dụng màn chiếu Chiếu nội dung các câu C6.C7.C8 GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C6. Gọi một số học sinh trả lời C7 rồi học sinh khác nhận xét. Yêu cầu học sinh tìm phương án kiểm tra sự dao động của cột khí C8 + Đổ nước vào lọ nhỏ( quan sát thấy nước dao động) + dán mảnh giấy nhỏ ( quan sát thấy mảnh giấy bay) III. Vận dụng Học sinh tự đưa ra phương án C7: + Dây đàn ghi ta dao động phát ra tiếng đàn + Cột không khí trong ống sáo dao động phát ra tiếng sáo . D. Hoạt động ứng dụng, bổ sung: 1,Chơi trò chơi GV đưa ra các ô chữ tương ứng với các ô chữ là các câu hỏi để củng cố và khắc sâu kiến thức cho học sinh. 2,- Nếu các bộ phận đó phát ra âm mà muốn dừng thì phải làm như thế nào? - Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? - Con người ta nói được nhờ bộ phận nào phát âm? - Về nhà các em xem lại nội dung bài học. - Thực hiện các câu hỏi ở sách bài tập 10.1 -> 10.5 - Chuẩn bị mỗi nhóm 4 chiếc pin con thỏ cho bài học mới: “ Độ cao của âm” PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN Ý YÊN TRƯỜNG THCS YÊN THÀNH GIÁO ÁN HỘI GIẢNG CẤP HUYỆN MÔN : VẬT LÝ 7 CHỦ ĐỀ 6 : ĐẶC ĐIỂM CỦA ÂM TIẾT 1- BÀI 10 : NGUỒN ÂM Giáo viên : Nguyễn Văn Điệp Nơi công tác : Trường THCS Yên Thành

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 10 Nguon am_12464120.doc
Tài liệu liên quan