Giáo án Khoa học 4, 5 - Tuần 7 đến 9 - Trường Tiểu học Gio Sơn

 Khoa học (Lớp 4B, 4A)

PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:

+ Không chơi đùa gần hồ, ao sông, suối, giếng, chum vại, bể nước phải có nắp đậy

+ Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ

+ Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ .

+ Thực hiện được các quy tắc an toàn, phòng tránh đuối nước.

II. Đồ dùng dạy học:

- Hình 28,29 SGK.;

- Phiếu học tập

III. Các hoạt độn dạy học:

1. Bài cũ:

- Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường ?

- Đối với những người bị bệnh nặng nên cho ăn món đặc hay loãng. Tại sao ?

- Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?

- HS trả lời. Nhận xét, đánh giá.

 

docx19 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4, 5 - Tuần 7 đến 9 - Trường Tiểu học Gio Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Những việc nên làm để phòng bệnh. - HS thảo luận nhóm theo gợi ý: + Nêu những việc nên làm để phòng chống bệnh sốt xuất huyết - Các nhóm trình bày, nhận xét - GV kết luận: Cách phòng bệnh số xuất huyết tốt nhất là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, diệt bọ gậy và tránh để muỗi đốt. Cần có thói quen ngủ màn, kể cả ban ngày . Hoạt động 3: Liên hệ thực tế - GV yêu cầu HS kể những việc gia đình, địa phương làm để diệt muỗi và bọ gậy.( KN tự bảo vệ bản thân và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở) - HS kể, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò. - Trình bày một số nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? - Nhận xét giời học. - Chuẩn bị bài học sau. Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2015 Khoa hoc (Lớp 5A) (Bài đã soạn ở ngày thứ hai) *********************************** Lịch sử (Lớp 5A) ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI I . Mục tiêu : - Biết Đảng CSVN được thành lập ngày 3 – 2 - 1930. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc là người chủ trì hội nghị thành lập Đảng. + Biết lí do tổ chức hội nghị thành lập Đảng: thống nhất 3 tỏ chức cộng sản II. Đồ dùng dạy học : - Ảnh trong SGK và ảnh tư liệu lịch sử . III. Các hoạt động dạy học : 1. Bài cũ : - Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước ngày , tháng , năm nào ? - Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước . 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1 : HS đọc SGK - GV nêu nhiệm vụ học tập cho HS . + Đảng ta được thành lập trong hoàn cảnh nào ? + Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị thành lập Đảng? + Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam ? - HS lần lượt thảo luận trả lời các câu hỏi trên, nhận xét. Hoạt động 2. - HS thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi trên rồi trình bày . - GV kết luận và giải thích thêm . Hoạt động 3. - GV tổ chức cho HS tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng . - HS đọc SGK và trình bày lại theo ý của mình . 3. Củng cố, dặn dò. - Ý nghĩa của việc thành lập Đảng . - Học bài , trả lời câu hỏi SGK . - Chuẩn bị “ Xô Viết Nghệ Tĩnh” ************************************* Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 5B) PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO I. Mục tiêu : - Biết nguyên nhân va cách phòng tránh bệnh viêm não II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh họa trag 30, 31 SGK III. Hoạt động dạy học : 1. Bài cũ. - Trình bày nguyên nhân và cách phòng bệnh sốt xuất huyết ? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 1: HS làm việc theo nhóm. Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền - HS thảo luận nhóm theo gợi ý + Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì? + Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất + Bệnh viêm não lây truyền như thế nào? + Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào? - Các nhóm trình bày, nhận xét. - GV kết luận. * Hoạt động 2: Cách phòng chống bệnh viêm não - HS làm việc theo cặp: Quan sát tranh minh họa trang 30, 31 trả lời câu hỏi: + Người trong hình minh họa làm gì? + Làm như vậy có tác dụng gì? - HS trình bày, nhận xét - GV kết luận: Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở, dọn sạch chuồng trại gia súc và môi trường xung quanh, giải quyết ao tù, nước đọng, diệt muỗi, diệt bọ gậy. Cần có thói quen ngủ màn kể cả ban ngày. Trẻ em dưới 15 tuổi nên đi tiêm phòng bệnh viêm não theo chỉ dẫn của bác sĩ. 3. Củng cố, dặn dò. - Nguyên nhân gây bệnh viêm não là gì ? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ***************************************** Lịch sử (Lớp 5B) (Bài đã soạn ở ngày thứ hai) Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 4A, 4B) PHÒNG MỘT SỐ BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TIÊU HOÁ I. Mục tiêu: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá: Tiêu chảy, tả lị. - Nêu nguyên nhân gây ra một số bênh lây qua đường tiêu hoá: Uống nước lã, ăn uống không hợp vệ sinh, dùng thức ăn ôi thiu. - Nêu cách p.tránh 1 số bệnh lây qua đ.tiêu hoá : + Giữ VS ăn uống , cá nhân ,môi trường. - Thực hiện giữ vệ sinh ăn uống để phòng bệnh II. Đồ dùng dạy học: - Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Nêu nguyên nhân của bệnh béo phì ? - Nêu cách phòng bênh béo phì ? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. + Trong lớp có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy? Khi đó sẽ như thế nào? + Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết? - HS thực hiện trả lời các câu hỏi trên. - Nhận xét. Kết luận: Các bệnh như tiêu, chảy, lị đều có thể gây ra chết người nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Chúng đều lây qua đường ăn uống. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và ĐDCN của bệnh nhân nên rất dễ phát tán lây lan gây ra bệnh dịch làm thiệt hại người và của. Vì vậy cần phải báo cáo cho cơ quan y tế để tiến hành các biện pháp phòng dịch bệnh. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá - Chỉ và nói nội dung của từng hình - Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đễn bị lây bệnh qua đường tiêu hoá ? Tại sao? - Việc làm nào của các bạn trong hình có thể đề phòng được qua đường tiêu hoá ? Tại sao? - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá - H/S quan sát hình /30,31 SGKvà trả lời câu hỏi - Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét. * Kết luận: Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - H/S thảo luận tìm ý cho nội dungtranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá -Vẽ tranh và trình bày 3: Củng cố, dặn dò. - Nêu một số nguyên nhân gây bệnh qua đường tiêu hoá. - Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau. **************************************** Khoa học (Lớp 5A) (Bài đã soạn ở ngày thứ năm) Tuần 8 Thứ hai ngày 19 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 4A, 4B) ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy. Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân người thân bị tiêu chảy. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: I. Bài cũ: - Kể tên một số bệnh em đã mắc. Khi bị bệnh, em cảm thấy thế nào? - Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? tại sao? II. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường + Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường. + Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao? + Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn? - HS thực hiện trả lời, nhận xét. - Đại diện các nhóm trình bày. * Kết luận: SGK Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. - GV yêu cầu HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5/35 SGK + Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống ntn? Gv yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối (đọc hdẫn ghi trên gói và làm theo ) - H/S thực hành - Cả lớp nhận xét. Hoạt động 3: Đóng vai: - GV yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau, Phòng tránh tai nạn đuối nước ************************************** Khoa học (Lớp 5B) PHÒNG BỆNH VIÊM GAN A I. Mục tiêu: - Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A - Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A. - GD KNS: Rèn kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bệnh viêm gan A +Rèn kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trang 32, 33 SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ. - Nêu nguyên nhân bị bệnh sốt xuất huyết ? 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 1: làm việc với SGK Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ : + Đọc lời thoại của các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK và trả lời câu hỏi: + Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A. + Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì ? + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào ? Bước 2: Làm việc theo nhóm - HS làm việc theo hướng dẫn của giáo viên Bước 3: Làm việc cả lớp - Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc. Nhóm khác bổ sung. - GV kết luận. * Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận. Bước 1: GV yêu cầu cả lớp quan sát các hình 2, 3, 4, 5 trang 33SGK và trả lời các câu hỏi: + Chỉ và nói về nội dung của từng hình ? + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A. Bước 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. - Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ? - Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A? GV kết luận: 3. Củng cố, dặn dò: HS đọc mục bạn cần biết SGK Nắm được cách phòng viêm gan A Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh HIV/AIDS ***************************************** Lịch sử (Lớp 4A) ÔN TẬP I. Mục tiêu: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5. - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu. II. Đồ đùng dạy học: - Băng và hình vẽ trục thời gian . - Một số tranh ảnh , bản đồ . III. Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ. 2. Bài mới : a. giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu HS đọc SGK / 24 - GV treo băng thời gian (theo SGK) lên bảng và phát cho mỗi nhóm một bản yêu cầu HS ghi (hoặc gắn) nội dung của mỗi giai đoạn. - HS đọc. - HS các nhóm thảo luận và đại diện lên điền hoặc báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung . + Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu những thời gian của từng giai đoạn. - HS lên chỉ băng thời gian và trả lời. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp. + GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoăc phát PHTcho HS và yêu cầu HS ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: khoảng 700 năm TCN, 179 năm TCN , 938. - GV tổ chức cho các em lên ghi bảng hoặc báo cáo kết quả . - HS nhớ lại các sự kiện lịch sử và lên điền vào bảng . - HS khác nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh. - GV nhận xét và kết luận Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. - GV yêu cầu HS chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu mục 3 trong SGK : Em hãy kể lại bằng lời hoặc bằng bài viết ngắn hay bằng hình vẽ về một trong ba nội dung sau : + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang (sản xuất, ăn mặc, ở, ca hát, lễ hội) + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hồn cảnh nào ? Nêu diễn biến và kết quả của cuộc kn? +Trình bày diễn biến và nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. HS đọc nội dung câu hỏi và trả lời theo yêu cầu . HS1: kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. HS 2: kể về khởi nghĩa Hai Bà trưng. HS 3: kể về chiến thắng Bạch Đằng. - HS lần lượt trình bày kết quả. - HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và kết luận . 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài tiết sau : “Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân”. Thứ ba ngày 20 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 5A) (Bài đã soạn ở ngày thứ hai) **************************************** Lịch sử (Lớp 5A) XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH I. Mục tiêu: - Kể lại được cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. Biết một số biểu hiện về xây dựng cuộc sống mới ở thôn xã. - Rèn kỹ năng tìm hiểu sự kiện Lịch sử. - Giáo dục học sinh biết ơn những thế hệ cha ông đã vì độc lập dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: - Thầy: Hình ảnh phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh trong SGK/16 - Bản đồ Việt Nam III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: + Đảng CSVN ra đời vào thời gian nào? Do ai chủ trì? + Ý nghĩa lịch sử của sự kiện thành lập Đảng CSVN? 2. Bài mới. a. giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 1: Tìm hiểu cuộc biểu tình ngày 12/9/1930. - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc SGK đoạn “Ngày 12-9-1930, ... hàng trăm người bị thương”. + Hãy trình này lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An. - HS thực hiện trả lời. + Giáo viên nhận xét, tuyên dương Ÿ GV. Ngày 12/9/1930, hàng vạn nông dân huyện Hưng Yên (Nghệ An) kéo về thị xã Vinh, vừa đi vừa hô to khẩu hiệu chống đế quốc...Thực dân Pháp cho binh lính đàn áp nhưng không ngăn được nên đã cho máy bay ném bom vào đồn người, làm hàng trăm người bị thương, 200 người chết. Từ đó, ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh. Hoạt động 2: Tìm hiểu những chuyển biến mới trong các thôn xã - Giáo viên tiến hành chia lớp thành 4 nhóm. a. Trong thời kì 1930 - 1931, ở các thôn xã của Nghệ Tĩnh đã diễn ra điều gì mới? b. Sau khi nắm chính quyền, đời sống tinh thần của nhân dân diễn ra như thế nào? c. Bọn phong kiến và đế quốc có thái độ như thế nào? d. Hãy nêu kết quả của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh? - HS trình bày. - Bọn đế quốc, phong kiến hoảng sợ, đàn áp phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh hết sức dã man. Chúng điều thêm lính về đóng đồn bốt, triệt hạ làng xóm. Hàng ngàn Đảng viên cộng sản và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh + Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh có ý nghĩa gì ? - Chứng tỏ tinh thần dũng cảm, khả năng cách mạng của nhân dân lao động. - Cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 3. Củng cố, dặn dò: - Ý nghĩa của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài học sau. ***************************************** Lịch sử (Lớp 4B) (Bài đã soạn ở ngày thứ hai) Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 5B) PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS I. Mục tiêu. - HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh HIV/AIDS - Biết cách phòng tránh HIV/AIDS II. Đồ dùng dạy học. - Hình vẽ trong SGK/35 III. Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ: + Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A, Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? + Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? 2 HS trả lời Ÿ GV nhận xét, 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. * Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” - GV tiến hành chia nhóm + GV phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to. - GV nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất). - HS thực hiện làm theo nhóm. Ÿ GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng - GV chốt: HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS. - Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: + Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? - GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày. Kết quả như sau: 1 -c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 – a. HS nêu - GV nhận xét, chốt lại: HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh con. Để phòng tránh HIV/AIDS ta không tiêm chích ma túy, không dùng chung các loại dụng cụ có thể dính máu. Để phát hiện một người nhiễm HIV hay không người ta thường xét nghiệm máu. 3. Củng cố, dặn dò. - Làm gì để phóng tránh HIV/AIDS - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị giờ học sau. *************************************** Lịch sử (Lớp 5B) (Bài đã soạn ở ngày thứ ba) Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 4A, 4B) ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH I. Mục tiêu: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy. Pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân người thân bị tiêu chảy. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: - Kể tên một số bệnh em đã mắc. - Khi bị bệnh, em cảm thấy thế nào? 2. Bài mới: a. giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt đông 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường + Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường. + Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao? + Đối với người bị bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn ntn? - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày * Kết luận: SGK Hoạt động 2: Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. - GV yêu cầu HS quan sát và đọc lời thoại trong hình 4,5/35 SGK + Bác sĩ khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống ntn? - Gv yêu cầu các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn hoặc nước cháo muối (đọc hướng dẫn ghi trên gói và làm theo) - Yêu cầu 1hs đọc lời thoại của bà mẹ đưa con đi khám bệnh và 1hs đọc câu trả lời của bác sĩ. - H/S thực hành. Cả lớp nhận xét Hoạt động 3: Đóng vai: - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. - Các bạn phân vai theo tình huống nhóm đã đề ra. - HS thực hiện đóng vai. - Nhận xét đánh giá. 3. Củng cố, dặn dò. - Cần ăn uống thế nào khi bị bệnh ? - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài học sau. ************************************ Khoa học (Lớp 5A) (Bài đã soạn ở ngày thứ năm) ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... TUẦN 9 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 4B, 4A) PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC I. Mục tiêu: - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước: + Không chơi đùa gần hồ, ao sông, suối, giếng, chum vại, bể nước phải có nắp đậy + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ . + Thực hiện được các quy tắc an toàn, phòng tránh đuối nước. II. Đồ dùng dạy học: - Hình 28,29 SGK.; - Phiếu học tập III. Các hoạt độn dạy học: 1. Bài cũ: - Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường ? - Đối với những người bị bệnh nặng nên cho ăn món đặc hay loãng. Tại sao ? - Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ? - HS trả lời. Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước. (Thảo luận nhóm đôi ) + Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hằng ngày. - Các nhóm thảo luận, quan sát hình sgk. - Đại diện các nhóm trình bày Kết luận: Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối. Giếng nước phải được xây thành ao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. - Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ. Tuyệt đối không lội qua suối khi trời mưa lũ, đường bão Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi (Làm việc theo nhóm) + Nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu? - Các nhóm thảo luận, xem hình ảnh. - Đại diện các nhóm trình bày. Kết luận : Chỉ tập bơi hoặc bơi ở những nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ , tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi. Hoạt động 3: Đóng vai hoặc xử lý tình huống. - GV chia lớp thành 3 nhóm giao cho mỗi nhóm một tình huống. Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về. Nam rủ Hùng ra hồ ở gần nhà để tắm. Nếu là Hùng bạn sẽ ứng xử thế nào? Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đánh rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống để lấy . Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì ? Tình huống 3: Trên đường đi học về trời đổ mưa to và nước suối chảy xiết. My và các bạn của My nên làm gì ? - Các nhóm thảo luận tình huống. - Các nhóm hs lên đóng vai hoặc xử lý tình huống. 3. Củng cố, dặn dò: + Làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước? - Nhận xét giờ học. - Cuẩn bị bài học sau. **************************************** Khoa học (Lớp 5B) THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS I. Mục tiêu. - Xác định các hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. - Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ. - Biết cách phòng tránh lây nhiễm HIV. II. Đồ dùng dạy học. - Hình vẽ trong SGK trang 36, 37 III. Các hoạt độn dạy học. 1. Bài cũ: Hãy cho biết HIV là gì? AIDS là gì? Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS? 2 HS nêu. - Nhận xét, đánh giá 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Xác định hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV. - GV chia lớp thành 6 nhóm. Mỗi nhóm có một hộp đựng các tấm phiếu bằng nhau, có cùng nội dung bảng “HIV lây truyền hoặc không lây truyền qua ...”. + GV yêu cầu các nhóm giải thích đối với một số hành vi. + Các hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV. - Dùng chung bơm kim tiêm không khử trùng. - Xăm mình chung dụng cụ không khử trùng. - Dùng chung dao cạo râu (Nguy cơ lây nhiễm thấp) + Các hành vi không có nguy cơ lây nhiễm HIV - Bơi ở hồ bơi công cộng. Bị muỗi đốt. Cầm tay. Ngồi học cùng bàn. Khoác vai. Dùng chung khăn tắm. Mặc chung quần áo. Ngồi cạnh. Nói chuyện an ủi bệnh nhân AIDS. Ôm, Hôn má uống chung li nước. Ăn cơm cùng mâm. Nằm ngủ bên cạnh. Dùng cầu tiêu công công - GV chốt: HIV/AIDS không lây truyền qua giao tiếp thông thường. Hoạt động 2: Đóng vai - GV khuyến khích HS sáng tạo trong các vai diễn của mình. +Các em nghĩ thế nào về từng cách ứng xử? + Các em nghĩ người nhiễm HIV có cảm nhận như thế nào trong mỗi tình huống ? - GV yêu cầu HS quan sát hình 36, 37 SGK và trả lời các câu hỏi: + Hình 1 và 2 nói lên điều gì ? + Nếu em nhỏ ở hình 1 và hai bạn ở hình 2 là những người quen của bạn bạn sẽ đối xử như thế nào? - GV chốt: HIV không lây qua tiếp xúc xã hội thông thường. Những người nhiễm HIV, đặc biệt là trẻ em có quyền và cần được sống, thông cảm và chăm sóc. Không nên xa lánh, phân biệt đối xử. Điều đó đối với những người nhiễm HIV rất quan trọng vì họ đã được nâng đỡ về mặt tinh thần, họ cảm thấy được động viên, an ủi, được chấp nhận. 3. Củng cố, dặn dò - Xem lại bài. - Chuẩn bị: Phòng tránh bị xâm hại. - Nhận xét tiết học. ************************************** Lịch sử (Lớp 4A) ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN I. Mục tiêu: - Nắm được những ý chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh: Đinh Bộ Lĩnh quê ở vùng Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghi, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân. II. Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK phóng to . - PHT của HS . III. Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ. - Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc? 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài. b. Bài học Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV cho HS đọc SGK và trả lời câu hỏi : + Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào ? - HS trả lời: triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng ,đất nước bị chia cắt thành 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, quân thù lăm le bờ cõi). - GV nhận xét kết luận . Hoạt động 2: Làm việc cả lớp + Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ? - GV tổ chức cho HS thảo luận: Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ Đinh Bộ Lĩnh đã tỏ ra có chí lớn . + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ? - GV cho HS thảo luận và thống nhất: Lớn lên gặp buổi loạn lạc, Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lực lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn + Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ? - GV tổ chức cho HS thảo luận: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu Thái Bình. GV giải thích các từ : + Hoàng : là Hoàng đế, ngầm nói vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa. + Đại Cồ Việt : nước Việt lớn . + Thái Bình: yên ổn , không có loạn lạc và chiến tranh . Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm - GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu : Thời gian Các mặt Trước khi thống nhất Sau khi thống nhất - Đất nước - Triều đình - Đời sống của nhân dân - Bị chia thành 12 vùng. - Lục đục. - Làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, dân nghèo khổ, đổ máu vô ích. -Đất nước quy về một mối - Được tổ chức lại quy củ - Đồng ruộng trở lại xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng - GV nhận xét và kết luận . 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc bài học trong SGK . - Hỏi: nếu có dịp được về thăm kinh đô Hoa Lư em sẽ nhớ đến ai ? Vì sao ? - Nhận xét tiết học . Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015 Khoa học (Lớp 5B) PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI I. Mục tiêu. - HS nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại - HS nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại - Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại II. Đồ dùng dạy học. - Hình vẽ trong SGK/38 , 39 - Một số tình huống để đóng vai. III. Các hoạt động dạy học. 1. Bài cũ. - HIV lây truyền qua những đường nào? - Nêu những cách phòng chống lây nhiểm HIV? - GV nhận xét. 2. Bài mới. a. giới thiệu bài. b. Bài học. Hoạt động 1: Xác định các biểu hiện của việc trẻ em bị xâm hại về thân thể, tinh thần. + Yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3/ 38 SGK và trả lời các câu hỏi? + Chỉ và nói nội dung của từng hình theo cách hiểu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 7.docx
Tài liệu liên quan