GVNX,KL: Âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau.
*HĐ 4: Khi nào vật phát ra âm thanh?
GV: Âm thanh có ở khắp mọi nơi, xung quanh các em.
H:Theo các em, âm thanh được tạo thành như thế nào?
GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học .
GV cho HS đính phiếu lên bảng
GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình.
GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1.
Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có thắc mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng ta cùng nêu câu hỏi nào.
GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học.
GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính:
5 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 4703 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Bài 41: Âm thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 41 : ÂM THANH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
HS nhận biết được những âm thanh xung quanh.
- HS biết và thực hiện được các cách khác nhau để lam cho vật phát ra âm thanh.
2. Kỹ năng
- HS nêu được ví dụ hoặc làm thí nghiệm đơn giản chứng minh về sự liên hệ giữa rung động và sự phát ra âm thanh.
3. Thái độ
- Học sinh hứng thú, tích cực học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh.
- Chuẩn bị theo nhóm: ống bơ, thước, vài hòn sỏi, trống nhỏ, một ít vụn giấy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Bài cũ:
+ Nguyên nhân nào làm cho không khí bị ô nhiễm?
+ Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Bài mới:
HĐ1:Giới thiệu bài:
H: Nêu một số âm thanh mà em biết?
Vậy các em có muốn biết âm thanh được tạo thành như thế nào không? Hôm nay cô cùng các em sẽ tìm tòi, khám phá để tìm hiểu điều đó.
HĐ 2: Tìm hiểu âm thanh xung quanh
GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi kể cho nhau nghe những âm thanh mà mình đã nghe được.
GV gọi các nhóm trình bày
GV nhận xét
GV: như vậy là các con đã tìm được rất nhiều âm thanh khác nhau như tiếng còi xe, tiếng chuông,....Bây giờ các cô sẽ chia lớp thành 4 nhóm. Các nhóm hãy sắp xếp những âm thanh mà mình vừa tìm được vào từng nhóm âm thanh mà cô có trên bảng đây.
Nhóm 1: kể tên các âm thanh do con người gây ra
Nhóm 2: kể tên các âm thanh không do con người gây ra
Nhóm 3: kể tên các âm thanh thường nghe thấy vào ban ngày
Nhóm 4: kể tên các âm thanh thường nghe thấy vào ban đêm
GV yêu cầu các nhóm trình bày
GV tổ chức cho HS nhận xét
GVKL: Xung quanh ta có rất nhiều âm thanh thật phong phú và đa dạng. Có âm thanh do con người gây ra, có âm thanh có sẵn tron tự nhiên, nhiều âm thanh ta thường nghe thấy vào ban ngày, còn có những âm thanh ta thường nghe thấy vào ban đêm.
* HĐ 3: Cách làm vật phát ra âm thanh
GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm lấy các vật liệu đã chuẩn bị ở nhà ra, trong 2 phút, từ những vật liệu này hãy tìm cách để tạo ra âm thanh
GV yêu cầu các nhóm trình bày
GV nhận xét
GV hỏi: Vậy khi nào vật lại phát ra âm thanh?
GVNX,KL: Âm thanh được phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau.
*HĐ 4: Khi nào vật phát ra âm thanh?
GV: Âm thanh có ở khắp mọi nơi, xung quanh các em.
H:Theo các em, âm thanh được tạo thành như thế nào?
GV yêu cầu HS ghi lại những hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép khoa học .
GV cho HS đính phiếu lên bảng
GV gọi nhóm 1 nêu kết quả của nhóm mình.
GV yêu cầu các nhóm còn lại nêu những điểm khác biệt của nhóm mình so với nhóm 1.
Gv: Như vậy, qua kết quả này, nhóm nào có thắc mắc gì không? Nếu có thắc mắc thì chúng ta cùng nêu câu hỏi nào.
GV giúp các em đề xuất câu hỏi liên quan đến nội dung kiến thức tìm hiểu bài học.
GV tổng hợp câu hỏi của các nhóm và chốt các câu hỏi chính:
- Âm thanh được tạo thành như thế nào?
GV cho HS thảo luận đề xuất phương án tìm tòi .
GV chốt phương án : Làm thí nghiệm
Để trả lời câu hỏi: * Âm thanh được tạo thành như thế nào?, theo các em chúng ta nên tiến hành làm thí nghiệm như thế nào?
- GV cho HS làm thí nghiệm thứ nhất: Rắc một ít gạo lên mặt trống. Gõ trống và quan sát xem hiện tượng gì xảy ra
+ Khi rắc hạt gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống như thế nào?
+ Khi rắc gạo và gõ lên mặt trống, mặt trống có rung động không? Các hạt gạo chuyển động như thế nào?
+Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động như thế nào?
+Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì có hiện tượng gì?
GV cho học sinh làm thí nghiệm với đàn ghi ta, trả lời câu hỏi:
- khi dùng tay bật dây đàn, hiện tượng gì xảy ra?
-Khi dùng tay đặt lên dây đàn,hiện tượng gì xảy ra?
* GV đưa ra thí nghiệm khác: Hãy đặt tay lên cổ, khi nói tay các em có cảm giác gì?
- Gọi 1 HS trả lời.
- GV giải thích thêm: Khi nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động. Rung động này tạo ra âm thanh.
GV cho HS đính phiếu kết quả sau quá trình làm thí nghiệm.
GV: Như vậy âm thanh do các vật rung động phát ra. Đa số trường hợp sự rung động này rất nhỏ và ta không thể nhìn thấy trực tiếp.
- GV dán nội dung.
* Trò chơi: Đoán tên âm thanh
- GV gọi học sinh lắng nghe các âm thanh qua slide và đoán tên âm thanh đó
- GV nhận xét và tuyên dương học sinh thực hiện tốt.
C. Tổng kết :
H: Âm thanh được tạo ra khi nào?
GV nhận xét tiết học
GV dặn dò học sinh về nhà học bài và chuẩn bị trước bài ở tiết sau.
- HS trả lời:
+ Khai thác rừng bừa bãi, đốt rừng, xả khí thải độc hại từ xí nghiệp ra môi trường...
+ Không vứt rác bừa bãi, tiểu tiện đúng nơi quy định, trồng rừng và bảo vệ rừng
- HS lần lượt nêu.
HS theo dõi .
HS thảo luận nhóm đôi
HS trình bày: con nghe thấy tiếng cười, tiếng nói, tiếng chim hót, tiếng thầy cô giảng bài,...
HS lắng nghe
Các nhóm trình bày
Âm thanh do con người gây ra: tiếng hát, tiếng cười, tiếng nói, tiếng khóc, tiếng còi xe, tiếng đàn,...
Âm thanh không do con người gây ra: Tiếng sấm sét, tiếng gió thổi, tiền suối chảy, tiếng sóng vỗ, tiếng mèo kêu,...
Âm thanh thường nghe vào ban ngày: tiếng gà gáy, tiếng xe cộ, tiếng chim hót, tiếng nói chuyện, tiếng cười đùa,...
Âm thanh thường nghe vào ban đêm: tiếng ếch nhái, tiếng côn trùng, tiếng dế kêu, tiếng gió thổi,...
HS lắng nghe
HS làm việc theo nhóm
HS trình bày: con cho sỏi vào trong cái chai xong con lắc lên và nó phát ra âm thanh, con dùng 2 thanh tre gõ vào nhau và nó phát ra âm thanh, con dùng 2 tay vỗ vào nhau và nó phát ra âm thanh, con cho cái bút vào trong chiếc hộp rồi lắc và nó phát ra âm thanh, các bạn có nghe thấy không?
HS trả lời: Vật phát ra âm thanh khi con người tác động vào chúng hoặc khi chúng có sự va chạm
HS lắng nghe
HS ghi chép hiểu biết ban đầu của mình vào vở ghi chép :
Chẳng hạn:- Âm thanh do không khí tạo ra.
- Âm thanh do các vật chạm vào nhau tạo ra.
- Âm thanh do các vật phát ra.
- Âm thanh do các vật có tiếng động phát ra.
HS thảo luận nhóm thống nhất ý kiến ghi chép vào phiếu.
- HS so sánh sự khác nhau của các ý kiến ban đầu
HS nêu câu hỏi:
Chẳng hạn: - Không khí có tạo nên âm thanh không?
- Có phải âm thanh do các vật chạm vào nhau tạo ra không?
- Bạn có chắc âm thanh do các vật phát ra không?
- Vì sao các bạn cho rằng âm thanh do các vật phát ra tiếng động?
-Chẳng hạn: HS đề xuất các phương án
+ Làm thí nghiệm ; Quan sát thực tế.
+ Hỏi người lớn; Tra cứu trên mạng v.v..
-Một số HS nêu cách thí nghiệm, nếu chưa khoa học hay không thực hiện được GV có thể điều chỉnh:
- HS tiến hành làm thí nhiệm, HS thống nhất trong nhóm tự rút ra kết luận, ghi chép vào phiếu.
- Một HS lên thực hiện lại thí nghiệm- Cả lớp quan sát.
*HS trả lời.
-Khi rắc gạo lên mặt trống mà không gõ thì mặt trống không rung, các hạt gạo không chuyển động.
-Khi rắc gạo lên mặt trống và gõ lên mặt trống, ta thấy mặt trống rung lên, các hạt gạo chuyển động nảy lên và rơi xuống vị trí khác và trống kêu.
-Khi gõ mạnh hơn thì các hạt gạo chuyển động mạnh hơn, trống kêu to hơn.
-Khi đặt tay lên mặt trống đang rung thì mặt trống không rung và trống không kêu nữa.
HS trả lời:
-Dây đàn rung và phát ra âm thanh.
-Dây đàn không rung nữa và âm thanh cũng mất.
- HS thực hành theo nhóm và rút ra kết luận.
+ Khi nói tay em thấy rung.
- HS lắng nghe.
HS đính phiếu – nêu kết quả làm việc
HS so sánh kết quả với dự đoán ban đầu.
HS đọc lại kết luận.
- lớp chơi.
HS nêu lại bài học.
HS trả lời
HS lắng nghe
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 41 Am thanh_12380444.doc