- Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.
- Em còn biết những loại cây nào mà ở giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần lượng nước khác nhau ?
- GV cung cấp cho HS thêm ví dụ:
+ Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: lúc mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng nên thời kì này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa lại cần ít nước hơn nên phải tháo nước ra
+ Ngô, mía cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc
+ Vườn rau, vườn hoa cũng cần được tưới đủ nước thường xuyên
4 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3366 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 - Bài 58: Nhu cầu nước của thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
MÔN: KHOA HỌC
BÀI 58: NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT
Ngày dạy: 28/03/2018
Người dạy: Nguyễn Thị Diễm Trinh
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
- Giáo dục kĩ năng sống: Hiểu được mỗi loài thực vật có nhu cầu nước khác nhau để biết cách vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Biết được nhu cầu nước của mỗi loài thực vật để biết cách chăm sóc cây trồng.
- Mỗi giai đoạn phát triển của thực vật biết cách cung cấp nước cho cây hợp lí.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG TRONG BÀI:
- Hỏi – đáp
- Thảo luận nhóm
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Máy chiếu, SGK.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV đưa ra câu hỏi:
Điền vào chỗ chấm:
Thực vật cần có đủ (1)., (2)., không khí và (3)thì mới sống và (4).bình thường.
- GV nhận xét:
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài mới:
Chúng ta đã biết thực vật cần có đủ nước, chất khoáng và không khí để sống và phát triển, thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhu cầu nước của thực vật như thế nào qua bài 58: “Nhu cầu nước của thực vật”.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của các loài thực vật khác nhau.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát ảnh của các loài cây khác nhau và phân loại cây theo 4 nhóm.
+ Cây sống trên cạn chịu được khô hạn
+ Cây sống trên cạn ưa ẩm ướt
+ Cây sống ở dưới nước
+ Cây sống được ở trên cạn và dưới nước
- GV yêu cầu các nhóm làm vào phiếu học tập, 1 nhóm làm bảng phụ trong 5 phút.
PHIẾU HỌC TẬP
Cây sống trên cạn chịu được khô hạn
Cây sống trên cạn ưa ẩm ướt
Cây sống ở dưới nước
Cây sống được ở trên cạn và dưới nước
- GV gọi đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận.
- GV: Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây?
- GV nhận xét, kết luận
Kết luận: Các loài cây khác nhau có nhu cầu nước khác nhau. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn.
- GV gọi HS nhắc lại
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu về nước của một cây về những giai đoạn phát triển khác nhau.
GV yêu cầu HS quan sát các hình trang 117 và trả lời câu hỏi:
- Tranh vẽ gì?
- Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước?
à Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước để sống và phát triển, giai đoạn làm đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.
- Em còn biết những loại cây nào mà ở giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần lượng nước khác nhau ?
- GV cung cấp cho HS thêm ví dụ:
+ Cây lúa cần nhiều nước vào lúc: lúc mới cấy, đẻ nhánh, làm đòng nên thời kì này người ta phải bơm nước vào ruộng. Nhưng đến giai đoạn lúa chín, cây lúa lại cần ít nước hơn nên phải tháo nước ra
+ Ngô, mía cũng cần được tưới đủ nước và đúng lúc
+ Vườn rau, vườn hoa cũng cần được tưới đủ nước thường xuyên
- GV: Em trồng cây hoa, trời mưa em tưới nước nhiều hay ít? Mùa khô thì em tưới nước như thế nào?
- Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận
Kết luận:
Cùng một cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau
Biết nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới và tiêu nước hợp lí cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của một cây mới có thể đạt được năng suất cao.
- GV rút ra ghi nhớ
- GV gọi HS nhắc lại
4. Củng cố, dặn dò:
- Trò chơi “ Ai nhanh hơn”: kể tên các thực vật sống dưới nước, thực vật sống trên cạn.
- Giáo dục kĩ năng sống cho HS trong việc trrồng cây
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò HS về nhà xem bài, chuẩn bị bài tiếp theo “ Nhu cầu chất khoáng của thực vật”.
- HS hát đồng thanh.
- HS trả lời vào bảng phụ.
- HS khác nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát và thảo luận nhóm 4
- HS làm vào phiếu
PHIẾU HỌC TẬP
Cây sống trên cạn chịu được khô hạn
Cây sống trên cạn ưa ẩm ướt
Cây sống ở dưới nước
Cây sống được ở trên cạn và dưới nước
Xương rồng, dứa, phi lao, bàng, phượng
Bèo, rong, lục bình, hoa sen, hoa súng
Khoai môn, rau má, rau cỏ bợ, dương xỉ
Rau muống, dừa cạn, cây trường sinh, rau mác
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe
- Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu nước khác nhau: có cây ưa ẩm, cây chịu được khô hạn, cây sống dưới nước, cây sống được dưới nước và trên cạn.
- HS nhận xét
- 2 HS nhắc lại
- Hình 2 : ruộng lúa vừa mới cấy ,bà con nông dân đang làm cỏ lúa, bề mặt ruộng lúa chứa nhiều nước
- Hình 3 : lúa đã chín vàng , bà con đang gặt lúa, bề mặt ruộng lúa khô
- Cây lúa cần nhiều nước lúc mới cấy và làm đòng
- HS tìm thêm các ví dụ khác
HS lắng nghe
- Em trồng cây hoa mùa mưa em tưới nước ít vì trời mưa làm đất ướt, mùa khô nước bốc hơi nhiều làm mất nước nên tưới nước nhiều.
- Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời nắng nóng thì nhu cầu nước của cây nhiều hơn.
- HS nhận xét, bổ sung
- HS lắng nghe
- 1-2 HS đọc
- HS tham gia chơi trò chơi
- HS lắng nghe
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Trần Thị Thử Nguyễn Thị Diễm Trinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 58 Nhu cau nuoc cua thuc vat_12331196.docx