Giáo án Khoa học 4 bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt

3. Dạy bài mới ( 32’)

* Giới thiệu bài

* Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 4: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém

- Chuẩn bị thí nghiệm

+ Chia lớp thành các nhóm 4.

+ Mỗi nhóm chuẩn bị:

• 1 cốc thủy tinh

• 1 thìa bằng nhựa

• 1 thìa bằng nhôm ( đồng)

- Dự đoán kết quả thí nghiệm:

+ Hỏi: Khi cho một thìa nhựa và một thìa nhôm vào 1 cốc nước nóng thì thìa nào sẽ nhanh nóng hơn?

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Hướng dẫn HS làm theo các bước:

B1: Cho nước nóng ra cốc ( giáo viên giúp học sinh đổ nước nóng vào cốc)

 

docx4 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Khoa học 4 bài: Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 15/03/2018 GVHD: Thầy Lê Quốc Cường KẾ HOẠCH BÀI DẠY KHOA HỌC: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT LỚP: 4/1 I. Mục tiêu Kiến thức - Biết được có những vật dẫn nhiệt tốt ( kim loại: đồng, nhôm,), và những vật dẫn nhiệt kém ( gỗ, nhựa, len, bông,). - Biết và nêu được ví dụ về việc vận dụng tính cách nhiệt của không khí. Kĩ năng - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến tính dẫn nhiệt của vật liệu - Thực hiện được một số ví dụ trong sách giáo khoa. 3. Thái độ - Rèn luyện tính cẩn thận, quan sát tỉ mỉ II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: - Phích nước nóng, 2 cốc thủy tinh, giấy báo. - Bài giảng điện tử - Phiếu học tập Tên các vật dẫn nhiệt Tên các vật cách nhiệt 1. 2. 2. Học sinh: - Cốc thủy tinh, thìa nhựa, thìa đồng ( nhôm) ( mỗi nhóm 1 bộ) - Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định lớp ( 1’) 2. Khởi động ( 4’) - Hỏi: + Tiết trước chúng ta đã học bài gì? + Nước và các chất lỏng khác như thế nào khi nóng lên và lạnh đi? 3. Dạy bài mới ( 32’) * Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Hoạt động nhóm 4: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém - Chuẩn bị thí nghiệm + Chia lớp thành các nhóm 4. + Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 cốc thủy tinh 1 thìa bằng nhựa 1 thìa bằng nhôm ( đồng) - Dự đoán kết quả thí nghiệm: + Hỏi: Khi cho một thìa nhựa và một thìa nhôm vào 1 cốc nước nóng thì thìa nào sẽ nhanh nóng hơn? - Tiến hành thí nghiệm: + Hướng dẫn HS làm theo các bước: B1: Cho nước nóng ra cốc ( giáo viên giúp học sinh đổ nước nóng vào cốc) B2: Cho đồng thời thìa nhựa và thìa nhôm vào ly B3: Kiểm tra 2 thìa xem thìa nào nóng hơn + Thảo luận nhóm và đưa ra kết luận => Kết luận: các kim loại ( đồng, nhôm, ) dẫn nhiệt tốt còn được gọi đơn giản là vật dẫn nhiệt; gỗ, nhựa, dẫn nhiệt kém còn được gọi là vật cách nhiệt. - Mời 1-2 học sinh nhắc lại kết luận - Cho học sinh quan sát cái nồi - Hỏi: + Quai nồi được làm bằng bật liệu gì? + Thân nồi được làm bằng vật liệu gì? + Vì sao? - Mở rộng: Hỏi: + Tại sao trời rét, khi chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh, còn chạm tay vào ghế gỗ thì không có cảm giác lạnh bằng ghế sắt? + Tuyên dương * Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận:Tìm hiểu về tính cách nhiệt của không khí - Mời 1 HS đọc đoạn đối thoại giữa 2 bạn HS trong sách trang 105 - Vậy: để tìm hiểu xem không khí cách nhiệt như thế nào, chúng ta cùng qua thí nghiệm 2. - Chuẩn bị thí nghiệm: + 2 cốc thủy tinh quấn báo: Cốc 1: vo các tờ báo lại cho có nếp nhăn và quấn lỏng vào ly sao cho có các ô chứ không khí giữa các lớp giấy báo. Cốc 2: để tờ báo phẳng và quấn chặt vào ly. Sau vài lớp quấn có thể buộc dây cho chặt + Nước sôi - Tiến hành thí nghiệm: B1: rót nước vào 2 cốc đã được quấn báo B2: đợi 10-15phút dùng tay áp nhẹ vào thành ly. - Hỏi: Ly nào có thành ly lạnh hơn, ly nào nóng hơn? - Mời học sinh rút ra kết luận về tính dẫn nhiệt của không khí => Kết luận: Không khí dẫn nhiệt kém * Hoạt động 3: Hoạt động nhóm 4: Kể tên và nói về công dụng của các vật cách nhiệt - Hoạt động nhóm 4 - Phát phiếu học tập - Yêu cầu học sinh điền tên các vật cách nhiệt và công dụng của nó trong cuộc sống - Treo kết quả của 2 nhóm lên bảng. - Mời học sinh nhận xét - Nhận xét 4. Củng cố, dặn dò ( 3’) - Mời 2 HS nhắc lại 2 kết luận của bài - Nhận xét tiết học - Tuyên dương, nhắc nhở. - Hát tập thể + Nóng, lạnh và nhiệt độ + Nước và các chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi - Chuẩn bị dụng cụ - Dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng nhanh hơn - Thực hiện thí nghiệm + Thực hiện theo các bước + Kết luận: Thìa nhôm nóng hơn thìa nhựa - Nhắc lại kết luận - Quan sát và trả lời: + Quai nồi được làm bằng cao su + Thân nồi được làm bằng i- nóc + Vì quai nồi là nơi tiếp xúc với tay khi mình bưng nên phải làm bằng cao su để cách nhiệt, tránh nóng tay. Còn thân nồi phải làm bằng inoc để dẫn nhiệt làm chin thức ăn - Vì: khi tay ta cham vào ghế sắt lúc trời lạnh thì sẽ truyền nhiệt cho ghế. Đồng thời, sắt là chất dẫn nhiệt tốt nên sự truyền nhiệt diễn ra nhanh hơn. Mặt khác, gỗ dẫn nhiệt kém nên sự truyền nhiệt diễn ra chậm hơn - Đọc - Lắng nghe - Quan sát - Quan sát - Ly có giấy báo bị vò nhăn lạnh hơn ly có giấy báo không bị vò - Không khí dẫn nhiệt kém - Hoạt động nhóm - Quan sát - Nhận xét - Lắng nghe - Nhắc lại Nội dung - Lắng nghe

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12324732.docx
Tài liệu liên quan